|
Phạm Ngọc Lũy(20.11.1919 - 21.12.2022) | Quách Tấn(4.1.1910 - 21.12.1992) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà văn Phạm Duy Tốn
Tiến vào tiểu thuyết hơn, sử dụng một nghệ thuật kết cấu và kề truyện cao hơn cách ký sự, là những nhà viết đoản thiên hay truyện ngắn. Thật ra ở giai đoạn này chúng ta chưa có những cây bút chuyên môn cũng chưa có những thành công rõ rệt. Một hai tác phẩm thời ấy nay không để lại vết tích gì ngoài 'vài hàng quảng cáo trên báo (như tập đoản thiên vì nghĩa quên tình của Nguyễn Mạnh Bổng có quảng cáo trên báo Hữu Thanh năm 1922) và giá trị có lẽ cũng không hơn gì những truyện ngắn lại cảo tạp nhạp mà nay mở chồng báo cũ thời ấy thỉnh thoảng ta còn được đọc. Những tác phẩm ấy chỉ là những bài tập trong một thời kỳ mà tất cả còn là tập sự, là mở lối. Tuy nhiên có hại nhà văn thời này mở lối cho loại đoản thiên đã đề lại những thành tích đáng giá, đó là Nguyễn Bá Học và Phạm Duy Tốn. Những đoản thiên của hai ông có một bản sắc rõ rệt về tư tưởng, về nghệ thuật, lại còn lưu lại nhiều trên tạp chí Nam Phong nên có thể đem ra phê bình qua.
1. Tác phẩm của Phạm Duy Tốn (1883 – 1924)
Ông cùng với các ông Quỷnh, Vĩnh, Tố, là lớp người tốt nghiệp Tây học ban đầu ở Hà Nội rồi cũng ra hoạt động văn hóa, báo chí, giúp ích nhiều cho phong trào văn quốc ngữ dấy lên. Phạm Duy Tốn viết cho Lục tỉnh tân văn, Đại Việt tân báo ở Nan Kỳ, rồi Đông Dương, Nam Phong ngoài Bắc. Ngày nay ta còn được đọc nhiều bài của ông trên Đông Dương và Nam Phong. Khởi đầu ông dịch Pháp văn, viét những bài luận thuyết quốc ngữ ngắn (như Gốc tích tư tưởng loài người – Đ.D. số 27). Sau dưới mục Hài đàm hoặc Nhàn đàm, thường kể những câu truyện vui có tính cách thời sự, áp dụng triệt để lối văn đối thoại, vì vậy như bài Thề cá trê chui ống của ông (Đ.D. số 71) có thể coi là một cảnh hài kịch đầu tiên được viết bằng quốc ngữ theo lối thoại kịch Tây phương. Ta thấy cái khuynh hướng tả chân hài hước cũng như sự sở trường về văn đối thoại đã tỏ rõ trong các bài báo ở Đông Dương ấy. Tuy nhiên những bài này đều rất ngắn rất sơ lược, tác giả như còn thử bút, viết chơi. Chỉ sang Nam Phong ta mới thấy những sáng tác đứng đắn, thật sự. Nay ta còn thấy trẻn Nam Phong 4 đoản thiên của ông: Truyện Sống chết mặc bay (N.P. số 18) tả một ông quan bất nhân trong lúc dân khổ sở vật lộn để giữ đê thì quan ung dung đánh tổ tôm trong đình. Truyện Con người sở khanh (N.P. số 20) thuật thủ đoạn của một tên sở khanh mượn danh thầy thông về tỉnh nhỏ cưới một cô gái quê nhà giàu, rồi đưa vợ đi Hà Nội, gạt vợ lấy sạch cả tiền bạc, tư trang, bỏ vợ bơ vơ giữa Hà Nội khuya khoắt.
Truyện Nước đời lắm nỗi là câu chuyện tự thuật của một người con mà cha làm thông phán tòa sứ, ăn chơi đàng điếm, mê một "me tây" rồi một đêm (cái đêm rùng rợn mà người con nhỏ phải chứng kiến) đánh vợ khảo của làm cho vợ phải băng huyết và chết, đến nỗi người con từ đó tâm thần tán lạc, tuyệt vọng về cuộc đời, chỉ còn biết vùi mình trong một tiệm thuốc phiện ở Sài Gòn. Câu chuyện thương tâm là câu truyện một ông lão kéo xe ở Hà nội, tàn tật mà còn phải đem thân làm con ngựa người, cố công cùng sức kéo riết cái xe tay mà không sao nhích được, trong khi trên xe chồng chất bồ bị, một mụ ngồi vắt vẻo nặng lời mia mai si vå.
5. Vài nhận xét về những đoàn thiên của Phạm duy Tốn.
Qua mấy đoàn thiện trên ta thấy Phạm Duy Tốn cũng như Nguyễn Bá Học có khuynh hướng nhìn ra xã hội, cúi xuống những cảnh thương tâm của thời đại. Nhưng lập trường tư tưởng của hai tác giả hơi khác nhau. Nguyễn Bá Học là một nhà giáo dục có bụng với thế đạo. Ông tin vào con người. Ông chỉ phanh phui ghét bỏ cái thị dục. Nhân vật của ông đều chịu lẽ phải và dù có bị thị đục quyến rũ song rút cục đều hối hận, tỉnh ngộ. Phạm Duy Tốn, nhìn đời một cách lạnh lùng và hơi tàn nhẫn nữa. Ông trình bày những con người ác và không hề tỏ ý muốn cải hối họ chút nào. Truyện thường chấm dứt để lại cái cảm tưởng chua chát của tội ác nhởn nhơ (như Sống chết mặc bay, Con người sở khanh.) hoặc đau khổ, vô vọng (như Nước đời lắm nỗi, Câu chuyện thương tâm). Truyện của ông tuy cũng có luân lý, nhưng luân lý ấy để mặc người đọc suy diễn. Người ta có thể lên án ông quan bất nhân, người chồng sở khanh, song người ta cũng có thể chép miệng, kết luận lửng lơ: đời là thế đó! Ngoài ra Nguyễn Bá Học là một nhà nho duy tân lớp trước và nuôi những lý tưởng xây dựng sốt sắng về đạo đức về quốc gia dân tộc. Ông bênh vực nền nếp gia đình xưa, lên án văn minh vật chất, đả đảo sự tranh thương và bóc lột của ngoại nhân. Phạm Duy Tốn là nhà Tày học mới. Ông không thể khước từ tư tưởng và trật tự mới. Cái nhìn bất bình của ông trong những bài như Sống chết mặc bay, Câu truyện thương tâm có tính cách khác, tính cách giai cấp xã hội.
Về nghệ thuật ta cũng thấy trong hai lối đoản thiên những chỗ khác nhau. Nguyễn Bá Học chăm chỉ giảng giải, ân cần dặn trước nhắc sau bài học luản lý đem cả bài học ấy vào những lời đối thoại văn hoa dài giòng của nhân vật. Phạm Huy Tốn chỉ chú ý mô tả những cảnh đời và để mặc người đọc nhận định. Ông thường mô tả ra hai cái cảnh trái ngược nhau như cốt để đập vào óc nhận xét của người đọc: cảnh dân chúng chống lụt khổ sở lo hãi trên bờ đê và cảnh quan phụ mẫu ngồi sập cao, ăn yến, hút thuốc, chơi tổ tôm trong dinh; cảnh người ngồi vắt vẻo trên xe và người ỳ ạch đổ mồ hôi dưới xe. Nguyễn Bá Học còn chịu ảnh hưởng của lối truyện Tầu, để ý đến câu truyện, đến việc kể truyện của mình. Phạm duy Tốn là nhà Tây học, chịu ảnh hưởng của văn Tây nhất là văn tả chân Pháp. Ông chỉ để ý miêu tả bằng dáng điệu bằng ngôn ngữ nhân vật, Những nét tả chân của ông thật ra đôi khi không khỏi bị phóng đại (làm ta nghĩ đến Nguyễn Công Hoan sau này) song vẫn đầy vẻ linh hoạt tự nhiên. Như cái chân dung của «quan phụ mẫu» trong "Sống chết mặc bay» của ông thật là bất hủ.
Văn ông viết tuy đổi chỗ còn cái sáo biền ngẫu nhịp nhàng của thời đại, song thưởng sở trường về cách vắn tắt, đặt câu ngắn, chọn đúng những tiếng những lối nói để miêu tả một cách mạnh mẽ. Có thể nói tác giả sử dụng một cách hoạt bát cả hai lối mà dùng lối nào dường như cũng có chủ ý cả. Như bài "Con người sở khanh» mở đầu bằng một đoạn thật là cổ:
Thầy Thông Ất làm việc ở sở... tỉnh... mới kết duyên với cô Giáp là lịnh ái Bá Hộ Đinh. Hai bên lấy nhau cũng là xứng đôi phải lứa. Thiên hạ chẳng ai chê cười điều gì. Thầy Ất đẹp trai, mặt mày nhẵn nhụi, chàng vừa trạc tuổi thanh xuân, hình dung chải chuốt áo quần bảnh bao. Cô Giáp người mũm mĩm trông cũng xinh xinh, nàng đương xuân chỉ nhị đào, rượu nồng dê béo ai nào chẳng ưa..."
Ta thấy trong cái điệu chung châm biếm hài hước của câu truyện, những lời nhịp nhàng thánh thót trên tác giả viết ra như để mà chơi mà riễu. Và liền đó tác giả chuyền xnóng một đoạn thật là mới:
«Cách ít lâu một hôm chồng bảo nợ rằng:
– Mình ơi, mình với tôi, ta lên Hà Nội chơi một phen cho phỉ chí. Tôi sẽ đưa mình đi coi hát tuồng, đi ăn cao lâu, lên xem Quan Thánh, trại hàng hoa, xuống chơi vườn Bôn Be, hồ Hoàn Kiếm. Thuê xe cao su dạo khắp mọi nơi cho thỏa thích. Mình có ưng không?
Vợ hớn hở vui mừng hỏi:
- Thể thì hôm nào đi ?
- Để yên em, hôm nay thứ mấy ?... thứ tư có phải không ?.. này thì mai tôi xin phép, đến thứ bày ta đi.
- Thật chứ ?
- Thật.
– Ừ thế thì nhất định thứ bảy đi nhé?
- Nhất định.
Ta thấy văn đối thoại tả chân mà viết như trên thì đèn ngày nay có lẽ cũng không thể nào viết mới hơn được.
- Tiểu thuyết Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Nguyễn Hữu Tiến Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Nguyễn Đôn Phúc Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Những Đoản Thiên Của Phạm Duy Tốn Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Những Đoản Thiên Của Nguyễn Bá Học Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Đoàn Như Khuê Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Phan Kế Bính: Việt Hán Văn Khảo Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Phan Kế Bính: Việt Nam Phong Tục Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Phan Kế Bính: Cuộc Đời và Văn Nghiệp Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Tương Phố Phạm Thế Ngũ Khảo luận
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |