1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Văn chương miền Nam: Phùng Thăng (Nhị Linh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      22-02-2016 | VĂN HỌC

      Văn chương miền Nam: Phùng Thăng

        NHỊ LINH
      Share File.php Share File
          

       

      Tôi từng nhắc đến một quãng miền Nam tranh luận về dịch thuật, tập trung vào tờ phụ trương của tạp chí Văn, chủ yếu có thể gọi là "nhị Trần chiến nhị Phùng" (xem thêm ở đây).


      Ai muốn đọc bài Trần Phong Giao mắng Phùng Khánh (liên quan đến Salinger), Trần Thiện Đạo mắng Phùng Thăng (liên quan đến Jean-Paul Sartre) thì có thể liên hệ với tôi.


      Thế nhưng, lại một lần nữa, đúng như theo mô hình của Hoài Thanh trong mối quan hệ với các nhà thơ của mình:


      Trong lĩnh vực dịch thuật (và không chỉ có vậy), Trần Phong Giao không đến mắt cá chân Phùng Khánh, và Trần Thiện Đạo kém Phùng Thăng quá, quá xa, đến mức không thể so sánh được.


      Trần Thiện Đạo rành tiếng Pháp, nhưng là một thứ tiếng Pháp máy móc, không có gì đặc biệt, và nhất là, Trần Thiện Đạo có một thứ tiếng Việt của trẻ con học đòi làm người lớn. Khi dịch Le Petit Prince, Trần Thiện Đạo chính là người nhầm Đại Tây Dương thành Thái Bình Dương, không những thế còn tạo ra một cụm từ theo tôi là đỉnh cao của lịch sử dịch thuật lẫn lịch sử dùng từ của Việt Nam: "tể tướng bộ tư pháp". Ngoài đó ra, ở các bản dịch khác, Trần Thiện Đạo cũng thế. Nhưng mấy điều này, theo tôi chẳng quan trọng mấy, quan trọng nhất là, Trần Thiện Đạo tạo ra một mẫu hình tuyệt vời cho sự nhất thiết phải tránh ở dịch thuật: không biết tiếng Việt nhưng lại rất to mồm. Và Trần Thiện Đạo cũng là điển hình cho một nhóm: trí thức của các diaspora Việt Nam ở nước ngoài. Đặc biệt về "nhóm Paris", tả hay hữu, tôi có nhiều điều để nói lắm, nhiều lắm lắm.


      Còn Phùng Thăng chính là người dịch một cách tuyệt vời cuốn sách này:

      (gồm những bức thư Simone Weil gửi père Perrin và vài bài viết khác về tôn giáo)


      Sống ở Paris rất lâu năm nhưng Trần Thiện Đạo đâu có hiểu gì về con đường đi của trí tuệ và văn chương Pháp thời ấy, mà chỉ chăm chăm xem tivi ở nhà, xem Sartre nói gì, Foucault nói gì rồi viết bài tường thuật gửi về cho tờ Văn, chắc là theo đơn đặt hàng của ông bạn Trần Phong Giao.


      Trong khi đó, triết học Pháp nếu quả thật có gì xuất chúng, thì nó nằm ở Simone Weil; Cioran từng nói hai điều rất đặc biệt về Weil: thứ nhất, trong toàn bộ truyền thống "triết Pháp" kiểu Bataille-Sartre, ông chỉ quan tâm đến độc có Weil và thứ hai, điều mà ông yêu quý ở Weil là lúc nào bà cũng tự so mình với các vị thánh lớn nhất (Weil cho biết, mình phạm tội ganh tị những khi nào xem cảnh Jesus chịu nạn đóng đinh câu rút). Cioran từ chối coi Weil là một nữ thánh, nhưng thật ra thì đúng là thế.


      Albert Camus rất may mắn vì khi bắt đầu phụ trách collection "Espoir" cho nhà Gallimard thì cũng vừa lúc ông bà Weil quay trở về sống ở Paris, sau cuộc chịu nạn tập thể của người Do Thái châu Âu, và bắt đầu sắp xếp di cảo của con gái, thành ra cuốn sách đầu tiên xuất hiện trong tủ "Espoir" chính là L'Enracinement của Simone Weil, năm 1949 (công việc san định bản thảo sau này chủ yếu do người anh trai phụ trách; ở Việt Nam, người ta biết đến nhà toán học André Weil hơn nhiều so với biết về Simone Weil, và Phùng Thăng chính là một trong những người rất ít ỏi hiểu ngay từ sớm tầm vóc của Weil: bản dịch trong ảnh được ấn hành năm 1973).


      L'Enracinement, khi Weil bàn cực kỳ độc đáo về vấn đề "obligation" tức là bổn phận, ngay lập tức làm ta nghĩ đến Les Déracinés của Maurice Barrès, về sự mất gốc, sự vong bản; Barrès là một người quốc gia chủ nghĩa hạng nặng (xem thêm ở đây).


      Rất đáng tiếc, Camus chẳng học được mấy từ Weil, nên về sau đã tạo ra một thứ triết học và văn chương quáng gà cộng thong manh dập dờn ánh nắng Địa Trung Hải, được một số trí thức Việt Nam vô cùng hưởng ứng, đặc biệt là Trần Thiện Đạo.


      Trí thức Việt Nam ở Paris, đó là gì? Là, rất nhiều, những nhà nghiên cứu tuột xích (trong nghiên cứu cũng có khái niệm "tuột xích" giống trong ngành công an ư? có chứ, nhiều là khác), là những con người ôm mộng chính trị, có chân này chân kia trong một nội các này hay một nội các nọ, nhưng thất bại ráo, và cuối đời bỗng trở nên khát khao truyền bá tri thức nhân loại cho người dân Việt Nam lầm than. Trí thức Việt Nam nói chung có hai lộ trình rất nổi bật: 1) làm chính trị thất bại quay sang làm nhiên kíu và 2) làm nghiên cứu thất bại quay sang làm nhà bất đồng chính kiến. Gió chiều nào cũng xoay được hết, rất tài năng.


      Trí thức Việt Nam ở Paris cũng rất nhiều phe nhóm; tôi từng bị tất cả các phe tìm cách chiêu hồi, tất nhiên là tôi hiểu rất nhiều thứ chứ, nhưng thôi, các vị đừng có lo, tôi không phải người thích ăn thua đủ, những gì là ân tình thì vẫn cứ là ân tình, nhưng một số chuyện quá đáng quá thì cứ liệu đấy, ảnh hưởng tồi tệ đến nhiều người quá thì tôi cũng không bỏ qua được đâu.


      Trí thức Việt Nam ở Paris còn là một điều nữa. Tôi đã có thời gian đi ngắm nghía xem chuyện gì đang xảy ra ở hai địa hạt: trong cái gọi là "Việt Nam học" (Paris và Pháp chỉ là một địa điểm thôi, tất nhiên, và tôi cũng nhìn rộng hơn Paris) và trong dịch thuật văn chương Việt Nam ra tiếng Pháp.


      Việt Nam học thì phải nói là rất vui. Theo tôi, sau Lê Thành Khôi và Trịnh Văn Thảo, mọi thứ bết bát lắm. Và trong dịch thuật: sau giai đoạn tuyệt đẹp do một tay Phan Huy Đường tạo ra (Phan Huy Đường với tôi thì cũng chẳng mặn nồng gì đâu, nhưng tôi có thể xác định rất chính xác vị trí của ông ấy, giá trị của ông ấy, và đối với tôi, Phan Huy Đường có một điều thiếu vắng ở hầu hết trí thức Việt Nam, đó là một sự ngưỡng mộ chân thành dành cho một số nhân vật, ví dụ Dương Thu Hương, mà một khi, trong cuộc làm người, có được sự ngưỡng mộ chân thành, thì ta sẽ tự nhiên mà thoát được bao nhiêu thứ dẩm dít nhọ nồi), giờ đây mọi thứ đã khác.


      Giờ đây, không có văn chương, mà chỉ có lợi ích cá nhân. Tôi là một người đọc, tôi không chỉ đọc chữ, tôi đọc được đằng sau mỗi cuốn sách Việt Nam dịch sang tiếng Pháp những năm gần đây một thứ lợi ích cá nhân, thứ lợi ích mà với riêng tôi, quá nhỏ, tại sao lại có thể bán rẻ linh hồn cho nó mà làm gì. Tất nhiên, với tôi là nhỏ, nhưng với những người khác có thể lại rất lớn. Nhất là với bọn mắt trố.


      Gần Tết rồi, chúc các bạn ăn Tết vui vẻ nhé. Có thể một ngày nào đó chúng ta sẽ lại nói chuyện tiếp. Cứ đợi đi, cái gì cũng có thời điểm của nó thôi.


      Feb 5, 2016

      Nhị Linh

      (Nguồn: nhilinhblog.blogspot.com)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Văn chương miền Nam: Phùng Thăng Nhị Linh Nhận định

      - Văn học miền Nam: Mặc Đỗ Nhị Linh Nhận định

    3. Bài viết về nhà văn Phùng Khánh và Phùng Thăng (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Phùng Khánh và Phùng Thăng

       

      Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết

      (Trần Hoài Thư)

      Trần Thiện Đạo: Khi nghĩa tử không là nghĩa tận... (Trần Hoài Thư)

      Văn chương miền Nam: Phùng Thăng (Nhị Linh)

      Nhớ Phùng Thăng (Thái Kim Lan)

      Dịch Giả Thích Nữ Trí Hải (Viên Linh)

      Hai Câu Chuyện Một Tâm Tình (Đào Anh Dũng)

      Ảnh Hưởng Những Dịch Phẩm Của Phùng Thăng... (Trần Hoài Thư)

      Viết Về Phùng Thăng (Trần Hoài Thư)

      - "Câu chuyện dòng sông" và câu chuyện của NXB Hội Nhà Văn (Việt Lang)

      - "Câu chuyện dòng sông" và nữ dịch giả Phùng Khánh (talawas.org)

      - Từ Trần Hoài Thư Đến Phùng-Thăng-Tưởng-Niệm (dutule.com)

       

      Tác phẩm của Phùng Khánh và Phùng Thăng

       

      - Câu Chuyện Dòng Sông (phapamgiaithoat.com/)

      - Bắt Trẻ Đồng Xanh (da.tailieuhoctap.vn)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)