|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Phùng Khánh (Sư bà Trí Hải)
(1938 - 2003)
1- Những dịch phẩm do Phùng Thăng dịch hay dịch chung với Phùng Khánh, hay Chơn Hạnh có những tác động nào đối với nền văn học miền nam trước 1975, thông qua các ấn phẩm (sách, báo) lưu hành trong các thập niên từ 1950-1970?
- Nguyễn Vy Khanh: Với văn-học miền nam thời 1954-1975 cũng như đối với văn-học nói chung, dịch thuật đã và luôn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phổ biến, tiếp nhận các khuynh hướng văn-chương của nước ngoài cũng như sáng-tạo văn-học nghệ-thuật; bộ phận dịch thuật và văn-học nước ngoài phát triển thì các ngành văn học cũng phát triển, cập nhật theo. Nền văn-học chữ quốc-ngữ ở nước ta từ thời khai mở cho đến sau này đã trải qua nhiều giai đoạn sáng-tác, sử-dụng kỹ thuật Tây phương, phóng tác, v.v... mà ảnh-hưởng văn-học nước ngoài đã giữ một vai trò đáng kể. Có thể nói nếu không có tác-phẩm văn học dịch thuật (cùng nguyên tác), và sách phê-bình, lý luận văn-học Âu Mỹ thì đã không có những Võ Phiến, Duy Lam, Thanh Tâm Tuyền, Chu Tử, Trùng Dương, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Đình Toàn, Huỳnh Phan Anh, Hoàng Ngọc Biên, Thế Nguyên, Diễm Châu, v.v... Ảnh-hưởng của các trường phái, khuynh hướng thuộc giai đoạn này có thể nói đến hiện sinh, phân tâm, hoài nghi (Kierkegaard), chủ nghĩa siêu nhân và vô thần (Nietzsche), tiểu thuyết mới (Nouveau Roman), xã- hội Thiên Chúa Giáo (nhân vị trước 1964, cách-mạng dấn thân sau l964), Phật Giáo (nhóm quanh Nhất Hạnh và đại học Vạn Hạnh), v.v... đã được các giáo-sư, học giả và văn-nghệ sĩ như Nguyễn Nam Châu, Trần Thái Đỉnh, Nguyễn Văn Trung, Nguyên Sa, Phạm Công Thiện, Tam Ích, Vũwww.hoc Đình Lưu, Bùi Giáng, v.v... giới thiệu với độc giả Việt- Nam cũng như giảng dạy ở các phân khoa đại học. Dĩ nhiên vai trò của các dịch giả cũng quan-trọng không kém, vì họ đã đưa các tác-phẩm nước ngoài vào sinh hoạt chữ nghĩa, văn-nghệ miền Nam thời này.
Phùng Thăng (1943 - 1975)
qua nét vẽ Đinh Cường
Hai chị em dịch giả Phùng Khánh (Thích Nữ Trí Hải, giáo-sư Anh văn và thư viện trưởng Đại Học Vạn Hạnh) và Phùng Thăng (giáo-sư Anh văn) đã góp phần với các dịch phẩm văn-học chung Câu Chuyện Của Dòng Sông (Siddhartha của Hermann Hesse, Lá Bối, 1965), Bắt Trẻ Đồng Xanh (The Catcher in The Rye của Jerome David Salinger, 1964); hoặc riêng Phùng Thăng với Buồn Nôn (La Nausée của Jean-Paul Sartre, An Tiêm, 1967), Nhũng Ruồi (Les Mouches của Jean-Paul Sartre, NXB Thanh Hiên, 1967) và Sói Đồng Hoang (chung với Chơn Hạnh, của Hermann Hesse, NXB Ca Dao, 1969). Phùng Khánh còn là dịch giả và tác-giả nhiều tác-phẩm triết lý và Phật học khác.
Phần đóng góp của hai dịch giả dù không nhiều về số lượng như các dịch giả khác, nhưng thật sự đáng kể trong cuộc vận động văn-nghệ và văn-hóa sau năm 1964. Cả hai đều là giáo-sư Anh văn, riêng Phùng Khánh từng du học ở Hoa-Kỳ và có thể cảm nhận được lối sống của tuổi trẻ và người Mỹ, do đó bản dịch Bắt Trẻ Đồng Xanh đến với giới thưởng ngoạn văn-học nghệ-thuật miền Nam như một làn gió mới, có thể giúp hình thành một nhân sinh quan khác trước. Câu Chuyện Của Dòng Sông của nhà văn Đức Hermann Hesse lại là một chấn động lớn cho học sinh, sinh viên và trí thức cũng như độc giả nói chung, xuất-bản vào thời mà Phật học được giảng dạy ở các đại học văn khoa, thời văn-hóa Phật giáo bùng lên trong giới học sinh sinh viên và trí thức, thời các tạp-chí Giữ Thơm Quê Mẹ (1965), Vạn Hạnh (1965), Tư Tưởng (1967), v. v... thu hút được nhiều độc giả và tác-giả sáng-tác. Phật giáo như một luồng tư tưởng và cảm hứng mới, khác, dưới ánh sáng giáo dục và tư tưởng thời triết lý Hiện tượng học của Husserl và nhất là Martin Heidegger.
Sói Đồng Hoang cũng của Hermann Hesse thì như muốn trả lời những thao thức của con người hiện-đại đi tìm lại mình và phải trải qua các khủng hoảng tâm lý, tinh thần cũng như vật chất.
Còn các dịch phẩm truyện và kịch của Jean-Paul Sartre là những đóng góp thêm vào những bản dịch khác đã có cùng thời, tiếc là chúng tôi không có văn bản để có thể tìm hiểu nét đặc thù và đánh giá. Cũng như ảnh hưởng của các dịch phẩm đó thật sự và thế nào, với nhà văn, cây bút nào, muốn có nhận định đúng đắn và cụ thể, cần phải tham bảo các ấn phẩm và báo-chí thòi đó cũng như sau này.
Vì thực chất có thể khác với hiện-tượng, nhưng hiện-tượng từng xảy ra và đã kéo dài nhiều năm, đó là các dịch phẩm của hai bà từng được độc giả yêu thích, xem như sách gối đầu giường, cùng với sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, v.v... Hoàng Ngọc Tuấn trong truyện ngắn Buổi Chiều Hạ Lan đăng trên tuần báo Tuổi Ngọc vào khoảng cuối năm 1969 - cách sống, hành xử và tâm tư của nhân vật trong truyện mang phong cách thời đại bấy giờ. Đặc biệt cuối câu truyện tình, nhân-vật Tôi cho biết: "... Chẳng mấy chốc mà tôi sẽ được ôm hôn nàng trong vòng tay, và làm những chuyện mà cái thằng Caulfield đáng yêu nó gọi là 'các thứ'" - "Cái thằng Caulfield đáng yêu", đúng vậy, thời Hoàng Ngọc Tuấn lên đại học và viết văn, cũng là thời tuổi trẻ Việt-Nam yêu thích bản dịch Bắt Trẻ Đồng Xanh.
2- Những gì mà hai dịch giả Phùng Khánh và Phùng Thăng để lại là những tác phẩm văn học nước ngoài rất giá trị đối với độc giả trước năm 1975. Nói giá trị bởi không phải độc giả nào cũng có trình độ tiếng Anh, tiếng Đức đủ để đọc nguyên bản, và nhờ đó, họ có thể hiểu được nội dung tác phẩm qua phần chuyển ngữ tài hoa của người dịch. Anh chị nghĩ gì về hai nữ dịch giả này?
- Khuất Đẩu: Một cặp đôi toàn tài của văn chương Việt Nam là Phùng Khánh và Phùng Thăng. Một cặp đôi còn chói sáng hơn cả Hoài Thanh và Hoài Chân.
Có ai đó đã nói rằng dịch là phản, có nghĩa rằng chuyển thể một tác phẩm văn học từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác là cực kỳ khó, nếu không muốn nói là gần như không thể, tức là chẳng những chuyển phần xác mà còn phải chuyển cả phần hồn... Điều không thể là cái phân hồn ấy. Tuy nhiên, không thể không có nghĩa là không có ai làm nổi.
Như Đoàn Thị Điểm dịch Chinh Phụ ngâm của Nguyễn Gia Thiều. Phan Huy Vịnh dịch Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị. Như Nhượng Tống dịch Tây Sương ký của Vương Thực Phủ. Như Bùi Giáng dịch Hoàng Tử bé của Saint Exupéry.
Và như Phùng Khánh - Phùng Thăng dịch Câu Chuyện Dòng Sông của H. Hesse. Nhất là Bắt Trẻ Đồng Xanh của J. D. Salinger.
Đó là những bản dịch toàn bích.
Tôi muốn nói ít nhiều về bản dịch lạ lùng Bắt Trẻ Đồng Xanh ấy. Lạ lùng vì cái ngôn ngữ xấc láo, bất cần đời rất mất dạy của Holden, một cậu trai 17 tuổi vừa bị đuổi học. Cái ngôn ngữ du côn du kề, văng tục chửi thề bạt mạng lại được hai nữ quận chúa lá ngọc cành vàng chuyển sang ngôn ngữ Việt một cách rất đỗi tài tình. Tài tình vì đọc bản dịch ta quên mất Holden là một thằng nói tiếng Mẽo, mà cứ tưởng là một thằng ông mãnh nào đó ở Sài Gòn lục tỉnh.
Tranh bìa: Phùng Thăng & Tiểu Phượng (tranh Đinh Cường)
Tôi cứ băn khoăn mãi, hai nữ dịch giả lúc ấy vừa bước qua tuổi 20, sao lại có thể thâm nhập được ngôn ngữ chợ búa rất xa lạ với dòng tộc quý phái và dũng cảm đưa vào bản dịch của mình mà không sợ bị phê phán, nói theo kiểu bây giờ là bị ném đá. Lại dành tặng Mẹ nữa. Như thế là biết ơn Mẹ đấy. Bởi vì Mẹ chẳng những không mắng mà còn khen. Mẹ khen vì hai cô con gái ngoan biết rằng Mẹ cũng sẽ rất yêu cái thằng Holdcn "mất dạy" đó như chinh mình. Đúng là yêu cái ngông nghênh của tuổi mới lớn đó. Cũng như ta yêu cái ngông nghênh sôi nổi của Nguyên Tất Nhiên.
Tôi cho rằng bản dịch Bắt Trẻ Đồng Xanh là một bản dịch ngộ nghĩnh và thú vị nhất mà nền văn học của miền Nam có được.
Giữa lúc mà tình tình trạng "loạn dịch" ở Việt Nam tràn ngập những thứ ôn dịch như "cha tôi chết vì ung thư buồng trứng" ta lại càng biết ơn hai nữ dịch giả mà số phận đau đớn thay lại không được vẹn toàn như những tác phẩm dịch của họ.
Hỏi rằng, với những tác phẩm ấy có để lại cho đời chút ảnh hưởng nào chăng, tôi tin là có.
Một tác phẩm như Bắt Trẻ Đồng Xanh với sự sáng tạo của người Việt và ngôn ngữ Việt sẽ ra đời để kể lại cái thời dịch hạch mà chúng ta đang sống này chẳng hạn. Một ngôn ngữ đường phố, bạo dạn, mãnh liệt như ngôn ngữ mà hai nữ tác giả đã vận dụng một cách sáng tạo. Có thể là 10 năm, có thể hơn thế nữa. Nhưng tôi tin là có. Bà Đoàn Thị Điểm đâu có ngờ hằng nhờ bản dịch Chinh Phụ ngâm của mình mà nhạc sĩ Lê Thương dã sáng tác Hòn Vọng Phu bất tử.
Thực tình thì tôi không xứng đáng ca ngợi hai bà. Phải là một người cùng thời, một người mà tài dịch "giải nhất chi nhường cho ai", một người mà "Sài Gòn Chợ Lớn đôi nơi / đi lên đi xuống đã đời du côn" như Bùi Giáng mà phải gọi hai bà là "mẫu thân" thì mới đích thực là ngợi ca. Gọi "mẫu thân" vì phục tài đấy thôi, chứ không phải ỡm ờ.
3- Anh chị có những ấn tượng gì về ngôn ngữ, nhân vật hay nội dung tác phẩm sau khi đọc các bản dịch của Phùng Khánh & Phùng Thăng?
- Diệu Hoa: Sách dịch tôi có đọc, nhưng tương đối kể cả trước và sau năm 1975. Tôi không hiểu gì về dịch thuật và cũng do hạn chế về ngoại ngữ nên chỉ đọc bản tiếng Việt và cảm nhận như chính các dịch giả là người sáng tạo ra vậy. Chẳng hạn hồi trung học, tôi đọc bản dịch Les grands coeurs của E.D. Amicis do thầy Hà Mai Anh dịch, có tựa tiếng Việt là Tâm Hồn Cao Thượng, rồi cách đây hơn 10 năm tôi vào hiệu sách Sài Gòn mua lại quyển này nhưng dịch là Nhũng Tấm Lòng Cao Cả (Hoàng Thiên Sơn dịch, nxb VHTT 201O). Về đọc, tôi hoàn toàn thất vọng, bởi cách dịch có vẻ như kiểu chuyển từ, từ tiếng nước này sang tiếng nước khác; văn phong khô khan, sậm sựt... không có hồn cốt, không như bản dịch của Hà Mai Anh mà tôi đã đọc hồi nhỏ:
"Enricô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là dường nào! Cha chắc chỉ trong vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Còn ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mù, trẻ câm, chúng cũng đều học cả...".
Nói như vậy để, thứ nhất, vấn đề dịch không chỉ đòi hỏi phải có trình độ ngoại ngữ mà còn có khả năng hiểu được bản chất, tức chiều sâu ý nghĩa của ngôn ngữ giữa nước này và nước khác. Chuyển ngữ là công việc rất khó. Chuyển ngữ thế nào để vừa không đánh mất cái gốc của bản chính vừa để độc giả cảm nhận được cái hay cái đẹp của bản dịch mà không xa cách với bản chính lại là điều càng khó khăn hơn nhiều. Tôi nói trình độ là ở khía cạnh này.
Riêng với Phùng Khánh & Phùng Thăng là hai chị em "con nhà trâm anh thế phiệt" và khi dịch thì họ lại là một cặp hoàn hảo, thường là cùng dịch chung một tác phẩm. Tôi có đọc hai bản dịch của họ là Câu Chuyện Dòng Sông và Bắt Trẻ Đồng Xanh. Bản dịch trước là hành trình tiếp cận chân lý của Tất-Đạt-Đa từ một quý tộc giàu sang chìm đắm trong sắc dục cho tới khi giác ngộ. Tôi đọc quyển này như đọc một quyến thơ xuôi. Ở chương Người Lái Đò, có đoạn tôi thuộc lòng:
"Chàng thương mến nhìn dòng nước chảy, nhìn màu xanh trong suốt, nhũng đường pha lê vẽ nên bức tranh thần tình trong lòng nước. Chàng trông thấy những viên ngọc ngời sáng nổi lên từ đáy sâu, những bọt nước bơi lội trên tấm gương... Chàng yêu dòng sông này biết bao, nó thật quyến rũ và chàng đầy cảm ơn đối với nó. Chàng nghe trong tim tiếng nói của thức tỉnh nói với chàng: "Hãy yêu dòng sông này, ở bên nó và học với nó. Phải, chàng muốn học nơi nó, chàng muốn lắng nghe nó. Chàng thấy dường như bất cứ ai hiểu được dòng sông và những huyền bí của nó sẽ hiểu được nhiều điều hơn nữa, nhiều diều huyền bí, tất cả mọi huyền bí".
Đoạn dịch này như một đoạn thơ.
Và, ở Bắt Trẻ Đồng Xanh có một đoạn ông thấy Antolini vừa ngồi uống rượu vừa thuyết giảng bằng ngôn ngữ "chợ đời" với thằng Holden trốn học, lêu lổng rồi bị đuổi học mà tôi cho là họ đã dịch rất hay qua ngôn ngữ Việt, hẳn nhiên tư tưởng là của J.D. Salinger:
"Tôi không cốt nói với chú rằng chỉ có những người có giáo dục và học thức rộng mới có thể đóng góp một cái gì có giá trị cho thế giới. Không phải thế. Nhưng tôi phải nói rằng những người có giáo dục và học thức rộng, nếu họ thông minh và có óc sáng tạo - điều này, rủi thay lại rất hiếm - thì họ dễ để lại nhiều vô số những thành tích cho đời hơn là nhữnh người chỉ thông minh và có óc sáng tạo... Một nền giáo dục học đường còn có lợi cho chú về một phương diện khác. Nếu chú chịu khó theo đuổi một thời gian kha khá, chú sẽ có thể có một ý niệm về tầm vóc của trí não chú ra sao. Nó sẽ thích họp với cái gì. Sau một thời gian, chú sẽ có một ý niệm về tầm vóc trí não đó nên mang lấy những tư tưởng gì. Một điều có lợi cho chú là chú khỏi tốn nhiều thời giờ cho những ý niệm không thích hợp với chú. Chú sẽ biết tầm vóc thật sự của chú một cách rõ ràng hơn và tùy theo đó để trang bị cho trí thức chú."
Và ở cuốn Sói Đồng Hoang, dịch chung với Chơn Hạnh (Trần Xuân Kiêm), khi đọc có cảm giác ngán ngẩm hơn, bởi phải theo dõi từng cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của tên điên rồ mộng tưởng Harry Haller qua từng trang sách. Có lẽ câu chữ từ bản gốc đến bản dịch, cả tác giả và dịch giả phải chọn lựa ngôn ngữ phù hợp để giải mã thật chính xác những ảo giác, mộng mị mê cuồng của nhân vật, nên khi mới đọc lần đầu thấy có gì đó vương vướng (có lẽ do tôi không mấy hiểu về triết học), nhưng chịu khó đọc lại lần hai, lần ba chúng ta sẽ nhận ra tại sao Harry Haller đã buông trôi theo đời sống thác loạn, khốn đốn trong phần đời tiếp sau, khi hắn được tự do hoàn toàn...
4- Anh chị có thể đưa ra vài nhận đinh, so sánh về công việc dịch sách văn học trước và sau năm 1975?
- Nguyễn Lệ Uyên: So sánh là điều không thể, nhưng tựu trung sách dịch trước 1975 ở miền Bắc thuần túy là sách tuyên truyền, hô hào như Thép Đã Tôi Thế Đấy của N.A. Ostrovsky... trong khi đó, ở miền Nam lại chú trọng đến những tác phẩm có giá trị văn chương đích thực, những trào lưu văn học thế giới thấm đậm tính nhân bản không phân biệt cộng sản "bán khai" hay tư bản "hút máu", nhưng nhất định không có tác phẩm dịch nào dây dưa tới chuyện tuyên truyền cho chế độ. Đó là tính nhân văn, tự do tuyệt đối
Và, để đánh giá cái hay cái dở trong việc chuyển ngữ một tác phẩm văn học thì chưa một nhà phê bình nào dám khẳng định. Chỉ có điều khi chuyển ngữ, họ có hiểu cặn kẽ từ ngữ gốc từ "lời" đến "ý" hay thuộc loại "mot à mot" mà mọi người gọi là dịch ẩu, chưa kể chuyện đạo văn bản dịch của người khác!
Hiện nay, trong nước đang có tình trạng loạn dịch khiến độc giả như lâm vào trận đồ bát quái. Nhưng tệ hại nhất từ ngữ nguyên gốc một nơi mà dịch giả lại hiểu sang một nghĩa khác rồi dịch khác đi.
Mới đây thôi, một nhà thơ "lớn" của Việt Cộng, ông Thái Bá Tân đã dịch thơ Haiku, dày 600 trang do nhà sách Đông Tây và nxb Lao Động phát hành tháng 11/2013 có tựa Thơ Haiku Nhật Bản. Sách vừa phát hành, độc giả có người đã mua đọc, có người chưa; nhưng từ phía độc giả, họ chưa phát hiện ra điều gì. Duy có nhà văn Nhật Chiêu lập tức lên tiếng, chỉ ra những lỗi dịch sai rất nghiêm trọng mà ông gọi là "lỗi sai dày đặc" bởi đơn giản Thái Bá Tân không hiểu về ngữ nghĩa, ẩn dụ trong những bài thơ nguyên bản, mà còn thay đổi thậm chí dịch ngược ý với nguyên gốc: Nữ thi sĩ Chiyo có bài thơ về hoa asagao, nguyên gốc: Asagao ni / Tsurube torarete / Moraimizu. Thái Bá Tân dịch là: Từ rạng sáng / Tôi cầm chiếc xô như cầm con tin, / Xin nước. Cũng bài thơ trên, nhà văn Nhật Chiêu dịch: A hoa triêu nhan / dây gầu vương hoa bên giếng / đành xin nước nhà bên. Bản dịch sang tiếng Anh: Morning glory! / The well bucket-entangled, / I ask for water. Nhà văn Nhật Chiêu nói: "có lẽ nhà thơ, dịch giả Thái Bá Tân đã không biết về loài hoa triêu nhan (asagao) của Nhật Bản". Tên tiếng Anh của loài hoa này là "morning glory". Lỗi sai dịch từ "asagao" (hoa triêu nhan) thành "rạng sáng" của dịch giả Thái Bá Tân cũng giống như dịch "canh gà" trong "canh gà Thọ Xương" thành "chicken soup".
Tương tự như vậy, bản dịch Trại Súc Vật (Animal Farm - George Orwell) của ông Phạm Ngọc Minh từ rất lâu, đài BBC đọc hàng đêm trên sóng, khoảng những năm 1978 - 1980 và được đăng tải trên các trang mạng, được xem là bản dịch rất hoàn chỉnh về từ ngữ lẫn ý. Nhưng mới đây, quý I năm 2013, nxb Hội Nhà Văn và công ty Nhã Nam tung ra bản dịch của An Lý có tựa Chuyện Ở Nông Trại. So với bản của Phạm Ngọc Minh, tôi cứ ngờ ngợ như người dịch không hòa nhập được vào dòng chảy văn chương trong nguyên bản của G. Orwell. Bởi từng câu từng dòng đọc qua như thể cỡi xe đạp trên đường đá gồ ghề.
Bây giờ, sách dịch trong nước tràn lan, nhưng để có một bản dịch chỉn chu thì quả là hiếm!
Còn trước năm 1975, không phải là hoàn hảo, nhung cách chọn lựa sách để dịch hầu như dịch giả đó "cảm" được đời sống của nội dung lẫn nhân vật cùng bối cảnh thời đại mà sách đề cập đến. Tôi cũng thuộc loại lập dập về ngoại ngữ, nhưng đọc các bản dịch của Nguyễn Hiến Lê về bộ Chiến Tranh và Hòa Bình; Tâm Nguyên, Cô Liêu về các tiểu thuyết của E.M. Remarque, hay Trần Phong Giao với Con Chim Trốn Tuyết của P. Gallico... tôi thấy có sự cẩn trọng, từ cách chọn lựa tác phẩm đến chọn từ ngũ vừa tương xứng vừa giữ được cốt cách ngôn ngữ Việt khi dịch.
Và nhờ có những Lê Huy Oanh, Đỗ Khánh Hoan, Nguyễn Tường Minh, Bùi Giáng... mà chúng ta mới tiếp cận với nền văn học thế giới, từ Gunter Grass, Kahlil Gibran, đến Kawabata, Yukio Mishima, Tagore, Arthur Koestler, A. Camus, J. Steinbeck... Phần nào có ảnh hưởng nhất định đến sự sáng tạo của các nhà văn trong nước.
Cũng nói thêm rằng, có lẽ do giá trị nội dung, tư tưởng trong tác phẩm mà tác giả đã đưa ra, rồi do cách dịch "tài hoa" của dịch giả, cộng với hình thái phát triển xã hội, nên tôi thấy bản dịch Câu Chuyện Dòng Sông là một trong số hiếm hoi sách được tái bản nhiều lần: Sau lần in thứ nhất (Lá Bối 1965) rồi Lá Bối và An Tiêm tái bản liên tiếp 5 lần cả thảy; đến 2002 nxb Đà Nẵng, 2009 Rừng Phong tái bản, và lần thứ 8 là nxb Văn Hóa SG cùng năm 2009. Nếu như quyển trên mà dịch dở thì hẳn không nxb nào chịu bỏ tiền ra để tái bản? Như vậy, rõ ràng tác phẩm này có giá trị ở cả hai phía: tác phẩm gốc và bản dịch.
5- Sau khi chiếm miền Nam, tất cả sách báo bị tịch thu và bị gán cho mấy từ "gớm ghiếc", ngay cả những tác phẩm văn học, triết học nước ngoài, có giá trị, được giải Nobel cũng bị gọi là nô dịch, đồi trụy, phản động. Anh chị nghĩ thế nào?
- Cung Tích Biền: Tôi thấy không nên đặt ra câu hỏi này.
1- Là vô tình chúng ta thừa nhận cách lập luận ngụy trá và sai lầm về văn chương miền Nam của Cộng sản.
2- Ngoài một ít những bản dịch vớ vẩn không đáng gọi là văn học, phần lớn dịch giả miền Nam trước kia rất cẩn thận khi dịch. Chọn những tác phẩm cùng những tác giả đã được khẳng định tầm vóc và giá trị tác phẩm.
- Nguyễn Lệ Uyên: Nói thêm, trong suốt quá trình cai trị, CSVN rất chú trọng đến tuyên truyền. Đây là loại vũ khí rất lợi hại, nó bắt buộc mọi ngươi phải tin theo, kế cả những anh trí thức khoa bảng. Có người nhận ra thì cũng không dám lên tiếng, phản ứng; mà có phản ứng thì Hỏa Lò vẫn rộng chỗ. Vụ Cải cách ruộng đất, đến Nhân văn giai phẩm... sau này là đánh tư sản mại bản, rồi thuyền nhân... bằng cách này hay cách khác, họ buộc người dân phải tin theo, rằng đó là chính nghĩa. Với văn hóa văn nghệ cũng vậy thôi. Những gì ở miền Nam cũng đều thối tha, đồi trụy, phản động, nô dịch cả. Vậy nhưng, chính những người lớn tiếng thóa mạ văn chương miền Nam, sau 1975 khi sà vào các vỉa hè bày bán sách báo cũ, tận mắt nhìn những ấn phẩm (sáng tác và dịch) đã phải kinh ngạc thốt lên: "Họ bỏ xa miền Bắc một chặng đường dài". Những tiết lộ trong các buổi trà dư tửu hậu của Lưu Trọng Lư, Tô Hoài, Nguyễn Khải, Chế Lan Viên... rằng: văn chương miền Nam đa chiều, dung nạp được tinh hoa ở bên ngoài nhưng vẫn giữ được bản sắc, cái hồn Việt Nam. Họ ngấu nghiến đọc cái đồi trụy, phản động... để, một mình chỗ riêng tư thì thán phục, nhưng trước công chúng lại lên gân phê phán. Đó là giọng điệu muôn thuở của họ.
Sau năm 1993, tôi có dịp quen với nhà văn miền Bắc có truyện ngắn bị cấm (Linh Nghiệm), bị treo bút 3 năm; ngồi quán cóc trên đường Hồ Xuân Hương uống rượu đặc sản làng Vân với lạc rang, nói chuyện văn nghệ. Rượu hơi thấm, anh ta văng tục: "Tiên sư bố chúng nó, chỉ giỏi công kênh nhau, chứ thằng N.Q.Th. làm thơ tự do sao hay bằng TTT, TTY? Tập SMNCL là sự nhặt lại những rơi vãi từ ST, từ TTT cả".
Không nói đâu xa, thời nào trên đất nước này, trí thức luôn là những kẻ hèn nhát tiên phong! Trí thức luôn bị những tên ngu đần chính trị giảo hoạt điều khiển. Có giỏi lắm thì cũng như nhân vật Nguyễn trong tiểu thuyết Đĩ Thúi của Nguyễn Viện là cùng! Nên chúng ta đừng lấy làm lạ, bực bội vì những lời lẽ xấc xược kia!
TQBT chân thành cảm ơn và trân trọng nhũng ý kiến của các anh chị.
- Lữ Quỳnh, Bạn Tôi Trần Hoài Thư Nhận định
- Bức Tranh Quyên Sinh Trần Hoài Thư Tản mạn
- Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết Trần Hoài Thư Tản mạn
- Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ Trần Hoài Thư Nhận định
- Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng Trần Hoài Thư Hồi ức
- Hành trình tạp chí Chỉ Đạo Trần Hoài Thư Giới thiệu
- Sự Mầu Nhiệm của Nghệ Thuật Trần Hoài Thư Tản mạn
- Hành trình của ký giả Lô Răng Trần Hoài Thư Nhận định
- Thăm vợ vào ngày giáng sinh Trần Hoài Thư Thơ
- Quà Giáng Sinh 2021 của Blog THT: Thêm 72 số báo Văn của năm 1969, 1970, 1971... Trần Hoài Thư Giới thiệu
• Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết
(Trần Hoài Thư)
• Trần Thiện Đạo: Khi nghĩa tử không là nghĩa tận... (Trần Hoài Thư)
• Văn chương miền Nam: Phùng Thăng (Nhị Linh)
• Nhớ Phùng Thăng (Thái Kim Lan)
• Dịch Giả Thích Nữ Trí Hải (Viên Linh)
• Hai Câu Chuyện Một Tâm Tình (Đào Anh Dũng)
• Ảnh Hưởng Những Dịch Phẩm Của Phùng Thăng... (Trần Hoài Thư)
• Viết Về Phùng Thăng (Trần Hoài Thư)
- "Câu chuyện dòng sông" và câu chuyện của NXB Hội Nhà Văn (Việt Lang)
- "Câu chuyện dòng sông" và nữ dịch giả Phùng Khánh (talawas.org)
- Từ Trần Hoài Thư Đến Phùng-Thăng-Tưởng-Niệm (dutule.com)
- Câu Chuyện Dòng Sông (phapamgiaithoat.com/)
- Bắt Trẻ Đồng Xanh (da.tailieuhoctap.vn)
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |