1. Head_

    Nhật Ngân

    (24.11.1942 - 21.1.2012)

    Phan Nhự Thức

    (4.2.1942 - 21.1.1996)

    Trương Đình Quế

    (.0.1939 - 21.1.2016)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Đọc Đan Tâm của Phạm Ngọc Lư (Khuất Đẩu) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      20-04-2013 | VĂN HỌC

      Đọc Đan Tâm của Phạm Ngọc Lư

          KHUẤT ĐẨU
      Share File.php Share File
          

       

      Sinh năm 1946 tại Thừa Thiên. Cựu sinh viên Viện Hán Học và Đại Học Văn khoa Huế. Bước vào con đường văn chương trong những năm sống và dạy tại Tuy Hòa trước 1975. Hiện cư ngụ tại Đà Nẵng. Thi phẩm xuất bản: - Đan Tâm (Thư Ấn Quán, Hoa Kỳ, năm 2006) - Mây nổi (tác giả tự xuất bản, in rất giới hạn)

      Nhỏ Nhoi Hạt Bụi



         Nhà thơ Phạm Ngọc Lư

      Tôi mượn bốn chữ rất dễ thương nọ để làm tiêu đề cho bài viết này. Không phải vì bài viết dễ thương mà vì tập thơ Đan Tâm dễ thương như con gái một tuổi của anh.


      Nằm im giữa trái tim ta

      Nhỏ nhoi hạt bụi… xưa là Các Khuê.


      Tôi chưa hề gặp anh, nhưng có lẽ anh cũng nhỏ nhoi cả trong dáng hình và lời ăn tiếng nói. Có nhiều người làm thơ khóc con, nhưng hoặc là bi lụy quá hoặc sáo ngữ quá, nên tiếng khóc chỉ làm ta giật mình chứ không xúc động.


      Nằm chơi dưới một hàng cây

      Lao xao lá, lá thơ ngây chuyện trò

      Nằm thanh thản một nấm mồ

      Hồn nhiên cỏ, cỏ thơm tho hơi người

      Hồn nhiên bao tiếng khóc cười

      Tan vào lòng đất thắm tươi linh hồn

      Hoà vào màu cỏ xanh non

      Bay vào mây khói chiều hôm quê nhà


      Cùng năm sinh cùng năm mất. Ngắn ngủi quá, mong manh quá. Nhưng qua những câu thơ trong trẻo ta thấy bé vẫn còn sống mãi giữa hoa cỏ đất trời, sống mãi trong tim người cha cũng như trước kia đã từng sống trong lòng mẹ.


      Nhưng khóc cho một mối tình thì lại khác, chẳng phải khác vì người dưng mà vì đời nông tình cạn/ ta bơi qua sông/ mới hay đời nặng.


      Chảy đi chảy đi

      Hỡi sông buồn lắm

      Nước thôi chờ chi

      Thuyền xưa đã đắm

      Người đi người đi

      Trăm năm bến vắng

      . . . . .

      Chảy mau chảy mau

      Đời: con nước siết

      Tình: vực nước sâu

      Em: dòng ly biệt

      Ta chiếc lá chìm.


      Rất nhẹ nhàng, rất kín đáo nhưng cũng rất sâu xa thắm thiết.


      Một người rất mực thanh nhã tế nhị như thế khi vào đời lại bị quăng vào một nơi:


      Bốn phía rừng xanh màu nước độc

      Đông tây nam bắc núi chận đường

      Một lũng đất bằng khu chén nhỏ

      Trói chân ta vào chân Trường sơn


      Nơi đó là Củng Sơn, nơi chưa hết thanh xuân đã cùng đường, nơi đêm nằm mộng lớn nuốt mộng con. Một nơi đất trích nhưng không phải là Tầm Dương của Tư Mã Giang Châu, để ít ra bên trời lận đận cũng còn gặp được một người khiến lệ phải chứa chan. Nhưng, chính nơi sơn cùng thuỷ tận ấy, lại là nơi mà tôi tin, đã giúp anh thai nghén một bài hành thốn tâm thiên cổ. Bài Biên Cương hành.


      Biên cương biên cương chào biên cương

      Chào núi cao rừng thẳm nhiễu nhương

      . . . . .

      Đây biên cương ghê thay biên cương!

      Tử khí bốc lên dày như sương

      . . . . .

      Cô hồn một lũ nơi quan tái

      Có khi hoá thành thú muông.

      Cô hồn một lũ nơi đất trích

      Vỗ đá mà ca ngông hát cuồng.


      Những âm ươnguông lập đi lập lại đến mấy mươi lần nghe như những hồi chuông báo tử. Còn hơn cả hồi chuông báo tử trong Vì ai chuông báo tử của Hemingway. Có lúc như cọp gầm núi Lá. Có lúc như con thú bị thương. Có lúc như oan hồn kêu khóc ở Quỷ môn quan.


      Vì đâu một chàng thư sinh lại phải rú lên thống thiết như thế? Đó là vì có một Trường Sơn với đường 9 Nam Lào, với Khe Sanh, Đắc Tô, với đỏ lửa mùa hè Quảng Trị. Rồi từ những cái chết của người thân, bè bạn và của chính mình một ngày không xa.


      Gớm, gió Lào tanh mùi đất chết

      Thổi lấp rừng già bạt núi non

      . . . .

      Chiến trường ném binh như vãi đậu

      Đoàn quân ma bay khắp bốn phương.


      Không có những trận giao tranh ác liệt. Không có bom rơi đạn nổ ngút trời. Nhưng cái mùi đất chết đó đã chứng thực máu đã nuôi rừng xanh xanh ngắt, núi chập chùng như dãy mồ chôn. Và bao nhiêu người của cả hai bên mới làm nên kỳ tích không mong đợi ấy? Một vạn hay chục vạn hay trăm vạn? Không ai biết được vì trên thì giấu che dưới thì tịt mù. Nhưng khu chiến ngày tràn lan lửa dậy/ đá Vọng Phu mọc khắp biên cương. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đã bày ra lầy nhầy cảnh nồi da xáo thịt ói tanh trên hai mươi năm. Hai mươi năm nội chiến từng ngày nên nơi nào cũng là biên cương, nơi nào cũng đá mang dáng dấp hình chinh phụ/ trơ vơ chóp núi đứng bồng con.


      Nhưng thân trai thì hề chi buổi chinh chiến tang thương/ sá chi hạt cát giữa sa trường. Biết là “nhất khứ bất phục phản” nhưng vẫn cứ phải ra biên cương vì cả hai bên đều ném binh như vãi đậu. Đó mới chính là thân phận bi tráng của những người lính hai miền. Tuy thế, cái chết hay những tháng ngày đợi chết không còn làm ai kinh sợ nữa. Chính cái cô đơn giữa trời hoang mây rậm mới làm họ phát cuồng.


      Đầu tiên là nỗi nhớ trông núi có khi lầm bóng vợ/ ôm đá mà mơ chuyện yêu đương. Nhưng đá thì làm sao mà yêu đương được, chỉ có thể vỗ đá mà ca ngông hát cuồng. Rồi thì chém cây cho đỡ thèm giết chóc/ đỡ thèm môi mắt gái buôn hương. Sau cùng thì nói như hờn dỗi, như trăn trối:


      Thôi em, yêu chi ta thêm tội

      Vô duyên xui rơi lược vỡ gương

      . . . . .

      Thôi em chớ liều thân cô phụ

      Chiến trường nay lắm nỗi đoạn trường

      . . . . .

      Thôi em còn chi ta mà đợi

      Ngày về thôi cạn máu khô xương.


      Chưa có thanh niên thời nào mà tương lai lại tối ám như thế. Chưa có cuộc tình nào mà ngày trở về lại là tang lễ thay cho hôn lễ. Cuộc chiến quá dài khiến cho những hy sinh mất mát trở thành những tiếng kêu vô vọng. Đâu còn cái hào khí đầy lãng mạn:


      Tây tiến đoàn quân không mọc tóc

      Quân xanh màu lá dữ oai hùm

      Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

      Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

      (Quang Dũng)


      Ở giữa nơi mà người ta ném binh như vãi đậu thì những chữ tổ quốc tự do dù được thét gào rống rú suốt ngày đêm phía sau chiến tuyến cũng không còn làm ai xúc động. Tất cả đã biến thành những con-vật-người. Cho nên dù có bắc tay làm loa gọi, thì tiếng gọi giữa sơn cùng thuỷ tận cũng chỉ là tiếng hú của con thú bị thương mà thôi.


      Hành là một thể thơ xưa chứa chan tâm sự. Bài Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị trên một ngàn năm mà lệ áo xanh vẫn chưa khô. Bài hành Tống Biệt của Thâm Tâm đến tận hôm nay vẫn dậy sóng trong lòng. Bài hành Phương Nam của Nguyễn Bính vẫn láng lai châu thổ. Bài hành Biên Cương của Phạm Ngọc Lư xé ruột xé gan cả một thế hệ đầu thai lầm thế kỷ.


      Cần gì đọc lịch sử hàng chục vạn trang, chỉ cần đọc hơn sáu mươi câu thơ của một người họ Phạm là thấy được, cảm nhận được, sống lại được một cách trung thực như lột truồng cả cái cuộc chiến phi nhân xuẩn ngốc chẳng khác gì một cuộc tự sát tập thể. Với bao nhiêu tội ác như thế, người ta bảo hãy để lịch sử phán xét. Thì đây, bài Biên Cương hành là cái phán xét ngắn gọn nhất, đau đớn nhất mà một công dân nhỏ nhoi như hạt bụi có thể có quyền và có bổn phận góp một tiếng nói vào sử lịch.


      Rồi đến lúc: bom có ngừng rơi, đạn có ngừng nổ nhưng cái biên cương ấy vẫn còn mọc lên nhức nhối giữa những con người đã cạn máu khô xương. Những con người lại một lần nữa bị ném ra ngoài cuộc đời như vãi đậu. Rời Củng Sơn trở về làng cũ, lại một bài hành nữa làm ta buồn muốn khóc. Bài Cố lý hành khác với Biên cương hành, không thét gào cuồng nộ mà nhẫn nhục thầm thì như chịu tội với quê hương:


      Thôn ổ tiêu sơ gầy khói bếp

      Đồng không mốc thếch lạnh tro tàn

      . . . . .

      Sao phên giậu nghiêng đầu câm nín

      Rơm rạ làm thinh chẳng hỏi han

      . . . . .

      Ngõ vắng bàn chân như hụt đất

      Tre già đang kể chuyện chôn măng

      Nương rẫy đang phơi lòng dâu bể

      Nói làm sao hết nỗi bàng hoàng.

      Khóc làm sao vừa lòng cố lý?

      Phải đây là cố lý ta chăng?

      Đâu bóng mẹ già sau khung cửa

      Và những người em mặt trái xoan

      Đâu bóng chị hiền như hoa cỏ

      Bên luống cà xanh liếp cải vàng


      Muốn ở lại làng cũ làm một anh dân cày cũng không làm được, anh đành theo bước chân của những người thua cuộc, làm một chuyến hành phương nam. Bài Trở về Phá Tam Giang theo tôi cũng là một trong những bài hành thiên cổ lụy.


      Nhớ buổi ra đi thân tình đưa tiễn

      Vợ xếp câu thơ chị gói khúc đàn

      . . . . .

      Mẹ tóc trắng nhìn theo lặng lẽ

      Con tóc xanh hai đứa dùng dằng

      . . . . .

      Bước xuống thuyền nhìn trời cao dõng dạc

      Gõ mạn thuyền ngâm khúc hành phương nam


      Nhưng:


      Mưa miền Nam, nắng miền Nam

      Trông mây thấp thỏm nghe gió bàng hoàng

      Mười mấy mùa trôi qua không nhớ

      Quá đỗi mưa đau

      Quá nhiều nắng khổ

      . . . . .

      Chén rượu quê người sao mà bạc

      Ân tình đất khách lắm đa đoan.


      Không thể so sánh với bài Binh xa hành của Đỗ Phủ, nhưng theo tôi các bài hành của Phạm Ngọc Lư cũng là những tiếng kêu đứt ruột, ngập tràn nỗi đau phận người trong từng câu từng chữ.


      Từ một thư sinh rồi thầy giáo, giờ anh ma xui quỷ khiến ra ngồi chợ/ bán gió rao trăng một núi dừa. Bài thơ hóm hỉnh cười nhạo chính mình nhưng nghe ra thật đúng là cười ra nước mắt.


      Cô gái Bến Tre vừa quen mối

      Đếm dừa mà đôi mắt đong đưa

      Người đẹp thương ta hay chơi đẹp

      Bạc tiền không nài ép hơn thua

      Khổ mấy lần áo khô áo ướt

      Sợ lòng em chợt nắng chợt mưa

      Thôi để ta yên bên chén rượu

      Uống say…thành bại cũng bằng thừa

      Uống say…ném áo lên nóc quán

      Hết nợ hết duyên vĩnh biệt dừa!


      Hết xứ dừa Bến Tre anh lại lạc vào đất đỏ Long Khánh. Trong bài thơ Bụi đỏ gửi các con, anh đã viết những câu thơ như lời giải tội.


      Trời sinh chi đôi vai thêm khổ

      Gánh gian nan như gánh tội đồ

      Sinh chi kẻ sĩ đem đày đoạ

      Chôn vùi nơi nắng bẩn mưa dơ


      Đi giữa rừng cao su trùng điệp

      Lòng đau như vết cạo còn tươi

      Mủ cứ chảy bám dày tâm sự

      Tâm sự đùn cao như gò mối chôn người


      Đi giữa hoang sơ ruộng bàu khe suối

      Gai hổ ngươi cào nát đôi chân

      Nghĩ về quê cũ lòng thêm thẹn

      Một ra đi là một lỡ lầm

      . . . . .

      Cứ hỏi mình: chưa chán? chán chưa?

      Nhìn núi Chứa Chan mắt buồn chan chứa!


      Mười mấy năm lưu lạc ô nhục đắng cay có khác chi Kiều. Chỉ khác có rất nhiều Thúc Sinh mà không có Từ Hải. Chút lòng trinh bạch mà Kiều gìn giữ trong tâm hồn để trao cho Kim Trọng thì Phạm Ngọc Lư xin trao về Nàng Thơ.


      Xưa ta cầm tuổi hai mươi

      Vay em nhan sắc về nuôi tâm hồn

      Nuôi bao mộng mị vàng son

      Một đêm trắng mộng chỉ còn đan tâm!


      Chính vì thương ngày xưa không tuổi/ ôm mối tình không tên, nhờ mối tình với Nàng Thơ ấy mà anh đã sống sót qua những năm tháng ở Củng Sơn, ở phương Nam nắng khổ mưa đau. Nàng Thơ không còn lửng thửng giữa thành cũ rêu phong, không phơi tấm thân ngà ngọc trên sông Hương mà cùng anh mươi lít gạo trộn vài cân muối/ nấu với tình em ăn vẫn ngon. Nàng cùng anh xé toạc đất tanh mùi máu mà kêu thét lên ở biên cương, rồi cùng anh xuôi Nam lại lộn về cố lý, qua phá Tam Giang rồi dừng lại trên bến nước thứ mười ba là sông Hàn. Nhờ có nàng mà mộng con mộng lớn dẫu tan tành thì cũng hãy còn bút mực đan thanh tươi màu.

      Bút mực ấy chấm vào tấm lòng son nên dù mai sau thơ anh có nằm chết trần truồng thì tôi vẫn tin, trong trái tim của bạn bè vẫn còn nhỏ nhoi hạt bụi tên là Đan Tâm.

      Khuất Đẩu

      tháng 1 – 2010

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Dương Nghiễm Mậu và Tủ Đựng Sách Rỗng Không Khuất Đẩu Tùy bút

      - Viết Như Kinh Kha Buồn Khuất Đẩu Nhận định

      - Nhà Văn Gai Góc Của Xứ Xương Rồng Khuất Đẩu Nhận định

      - Diễn từ nhận giải Đặc biệt của Khuất Đẩu Khuất Đẩu Diễn từ

      - Những Hồi Ức Buồn: Đọc Thơ Lữ Quỳnh Khuất Đẩu Nhận định

      - Đọc Lại Cõi Đá Vàng của Nguyễn Thị Thanh Sâm Khuất Đẩu Giới thiệu

      - Khúc Bi Tráng Khuất Đẩu Truyện ngắn

      - Đọc Đan Tâm của Phạm Ngọc Lư Khuất Đẩu Tạp luận

      - Tiếng Sáo Người Em Út Khuất Đẩu Khảo luận

    3. Bài viết về nhà thơ Phạm Ngọc Lư (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Phạm Ngọc Lư

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nhớ Phạm Ngọc Lư (Nguyễn Lệ Uyên)

      Vài suy nghĩ Về Tập Truyện Sợi Khói Bay Vòng Của Phạm Ngọc Lư (Đỗ Trường)

      Vài cảm nghĩ về thơ và truyện Phạm Ngọc Lư (Nguyễn Vy Khanh)

      Lưu Biệt và tính phổ quát trong thơ Phạm Ngọc Lư (Trần Hoài Thư)

      Phạm Ngọc Lư, người vẫn giữ lửa cho nền văn học miền Nam (Đỗ Trường)

      Đọc Đan Tâm của Phạm Ngọc Lư (Khuất Đẩu)

      Thơ Như Một Định Mệnh Oan Nghiệt (Nguyễn Lệ Uyên)

      Phạm Ngọc Lư (Học Xá)

      Vĩnh biệt Phạm Ngọc Lư (Trần Hoài Thư)

      Từ thơ thể loại “Hành,” tới thi ca một thời của Phạm Ngọc Lư (Du Tử Lê)

      “Biên cương hành”, địa-chấn-thi-ca Phạm Ngọc Lư (Kỳ 02) (Du Tử Lê)

      “‘Hành biên cương’, ‘đàn tràng chiêu hồn tử sĩ’, thời đại mới? (Du Tử Lê)

      Phạm Ngọc Lư (Luân Hoán)

      Đọc Đề thơ trước mộ thanh xuân (Trần Kiêm Đoàn)

      Nghĩ Về Nhà Thơ Phạm Ngọc Lư (Cung Tích Biền)

      Đọc Biên Cương Hành của tác giả Phạm Ngọc Lư (Huỳnh Xuân Sơn)

      Đọc Cố Lý Hành của tác giả Phạm Ngọc Lư (Huỳnh Xuân Sơn)

      Gặp Lư Ở Tuy Hòa (Huyền Chiêu)

      Đi Thăm Nhà Thơ Phạm Ngọc Lư (Nguyễn Quang Chơn)

       
      Thư Quán Bản Thảo số 70, chủ đề Phạm Ngọc Lư: (Bìa trước, bìa sau và 2 trang Mục lục)

       

       

      Bản .pdf

       

      Tác phẩm của Phạm Ngọc Lư

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Xuân Thao, Thơ và Người (Phạm Ngọc Lư)

      Biên Cương Hành (Phạm Ngọc Lư)

      Trang Thơ Phạm Ngọc Lư (Phạm Ngọc Lư)

      Hoài Khanh và Thân Phận (Phạm Ngọc Lư)

      Nén Nhang Cho Người Bạc Mệnh (Phạm Ngọc Lư)

      Đan Tâm

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)