1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Mục Tạp Ghi và ký giả Lô Răng (Viên Linh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      17-5-2016 | VĂN HỌC

      Mục Tạp Ghi và ký giả Lô Răng

        VIÊN LINH
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà văn Phan Lạc Phúc
        (1928 - 28.4.2016)
      Người khai sinh ra mục Tạp Ghi, ký tên ký giả Lô Răng. (Hình: Huy Phương cung cấp)

      Cuốn Sổ Sinh Tử của tôi khoảng hai tuần trước có ghi: “Phan Lạc Phúc, bút hiệu Thiên Khải, Ký giả Lô Răng, người khai sinh mục Tạp Ghi trên nhật báo Tiền Tuyến, sinh 1928 Sơn Tây, khóa 2 Sĩ quan Trừ bị, mất 28.4.2016.”


      1- Với cuốn sổ ghi chép hàng ngày, tôi căn cứ vào đó như dấu mốc đi đường, con đường thời gian dẫn người ta ngược xuôi lên xuống kinh thành quá khứ, nơi trùng phùng tái ngộ của riêng người viết này với thế giới những vong hồn, lịch sử các triều đại, với các vương tôn công tử giai nhân mặc khách của quê hương, vào đúng ngày hẹn của họ với định mệnh. Quê hương của riêng tôi là ở đó, còn giải non sông gấm vóc nào nữa khi mà kẻ lãng tử chỉ thấy nơi xa xăm ngút ngàn kia ở ven biển Thái Bình, bập bềnh mặt nước là ngư dân chết đuối, từ chồn giải tới con tôm cái tép; đắp nền cắm cọc dưới biển sâu là thủy mộ quan, đầu lâu xương cốt của hàng nửa triệu người gửi lại trên đường thoát mị, lánh Tần, chạy giặc (người chết thành ma, ma chết thành mị) vì nhà xưa phố cũ đã là nơi chiếm ngụ hôi thối nồng nặc bốc lên từ những hoàng thân quý thích của tân triều, nghe nói lại là giòng dõi của những phù thủy nơi đầm lầy hẻm độc, những Kẽm Trống chôn một lúc hàng trăm thương-khách gần Phá Tam Giang, những Quỉ môn quan dìm sâu hàng triệu kẻ thất-thổ lênh đênh qua đó, không để làm gì ngoài việc chiếm đoạt vài đồng kẽm trong túi thư sinh, nửa chỉ vàng trên ngón tay người nữ lưu khăn thắm áo hồng. Chúng giết người chỉ vì những cái chúng không có, chúng còn có cái gì để làm của, ngoài chính của cải của người khác? Thiên đường của thế giới đại đồng, quảng trường của xã hội không giai cấp đó.



        Phóng ảnh hai đoạn thư Phan Lạc Phúc (ký giả Lô Răng) gửi Viên Linh trong thế kỷ trước, nói về mục Tạp Ghi ông khai sinh ra trên nhật báo Tiền Tuyến. (Hình: Viên Linh cung cấp)

      Có phải đó là thơ? Có phải đó là tản văn? Có phải đó là hồi tưởng? Hay đó chỉ là mấy chữ xuôi dòng nhân một ánh sáng lóe lên trong tâm tưởng? Vâng đúng thế. Cái tên Phan Lạc Phúc làm tôi cùng một lúc nhớ đến những cái tên khác, của những người đã cùng tôi ngồi chung một phòng, trong sáu năm, tại tòa soạn Nhật Báo Tiền Tuyến của Quân Đội. Nhật báo Tiền Tuyến tuy là do các quân nhân làm nhưng để phục vụ đại chúng, không chỉ phục vụ người lính. Báo nổi tiếng trong thị trường nhật báo miền Nam trong nhiều năm, với các nhà văn nhà báo cơ hữu, làm việc ăn lương quân nhân: Hà Thượng Nhân, Phan Lạc Phúc, Huy Vân, Viên Linh, Tri Vũ Phan Ngọc Khuê, Thanh Tâm Tuyền, Hoài Điệp Tử, Nguyễn Khắc Nhân, Hải Bằng, Nhất Giang,...nhiều người đã ra người thiên cổ: gần nhất là Phan Lạc Phúc, chủ bút, Hà Thượng Nhân, chủ nhiệm, Thanh Tâm Tuyền, phụ trách trang Văn học, Hoài Điệp Tử, phụ tá TKTS, Thảo Trường, Mai Thảo, hai nhà văn viết truyện dài từng kỳ trên Tiền Tuyến và Vũ Quang, Cao Tiêu, hai vị đại tá Cục Trưởng Cục Tâm Lý Chiến nơi đặt tòa soạn tờ báo... Nhiều người đã ra đi, hầu hết đã ở các trại tù Cộng Sản trừ hai vị cục trưởng, còn nhà văn Hoài Điệp Tử và một số ra khỏi nước trước ngày 30 Tháng Tư và Mai Thảo đã không ra trình diện và thoát vây an toàn. Hoài bị thiêu sống trong tòa soạn tuần báo Mai cách đây hơn 20 năm tại Westminster. Còn lại đâu đó tại hải ngoại các nhân viên của tờ báo, các anh Nguyễn Khắc Nhân, Đinh Hiển, Hải Bằng, Chu Sơn, Nhất Giang, và anh Tri Vũ Phan Ngọc Khuê biên tập viên dịch Pháp văn, dịch tin bài mỗi ngày, ...


      2- Ký giả Lô Răng. Đó là tên ký dưới mục Tạp Ghi của tờ Tiến Tuyến, một trong mấy bút hiệu của cố trung tá Phan Lạc Phúc.


      Mục Tạp Ghi xuất hiện lần đầu trong làng báo là trên tờ Tiền Tuyến, nơi trang 2, chạy 2 cột báo (column) sắp chữ nghiêng (Italique) từ trên xuống dưới. Nó xuất hiện mỗi ngày, người khai sinh ra nó là chủ bút Phan Lạc Phúc. Thời gian ở Việt Nam ông không bao giờ nhận mình là nhà văn, chỉ tự gọi mình là ký-mục-gia (columnist), chữ này phát sinh ra từ cột báo mà ông phụ trách. Tạp Ghi Lô Răng chỉ Lô Răng viết được. Nó ăn khách đến nỗi nhiều độc giả gọi điện thoại vào sau mỗi ngày báo ra. Người ta bàn tán với nhau sau mỗi bài, và người ta chờ đọc mục ấy ngày hôm sau. Ngồi bàn bên cạnh bàn ông, tôi thấy rõ ông viết như thế nào. Ông viết trước hết như một nhà văn, một mục chỉ hai cột báo, ông viết từ khoảng gần trưa, viết qua bữa ăn trưa, thường là khi sang cũng chỉ có cái croissant, ly cà phê sữa, hay trà sữa, những thức ăn gọn nhẹ, cầm lên tay được. Những cái croissant này có lẽ được mua từ nhà hàng Pagode mang vào. Thường gọi là Quán Cái Chùa. Đó là tiệm cà phê giới nhà văn ngồi mỗi sáng, gọi là cà phê nhưng món trà sữa ở tiệm này lại rất đắt khách. Đây là sữa tươi, không phải thứ sữa đặc có đường của cà phê sữa. Thời đó ở Sài Gòn, sữa tươi là của hiếm. Lô Răng không ngồi ngay ngắn sau bàn mà ngồi ngả lưng trong chiếc ghế có lưng dựa, vừa viết vừa thỉnh thoảng lơ đãng ngó ra khoảng sân nắng, tay nhấc chiếc kính gọng vàng ra, khi lau khi không, đeo vào, rồi lại viết. Anh ít khi viết viết xóa xóa, mà khi đặt bút, là viết cả câu văn. Tôi thường nghe anh đọc thơ xuôi, đọc rất hay, có cung bậc nhất định từ đầu đến cuối bài, tôi nghĩ câu văn anh viết, anh đã đọc nhẩm trong miệng, trong đầu, câu văn tạp ghi có một thứ âm điệu mềm mại, đọc không trúc trắc bao giờ. Có lẽ anh đã đọc thử xong rồi mới viết nó xuống. Trong một âm điệu kiến trúc riêng.


      Nhà văn Phan Lạc Phúc (1928-25.4.2016) người khai sinh ra mục Tạp Ghi, ký tên ký giả Lô Răng. (Hình: Huy Phương cung cấp)


      Một bài Tạp Ghi Lô Răng thường có 4 hay 5 đoạn, giữa hai đoạn phải bỏ trắng khoảng hai hàng chữ. Mỗi đoạn như thế là chuyển ý, ở trước chữ đầu tiên của mỗi đoạn phải có một chấm vuông lớn, nếu tôi nhớ không lầm. Tiền Tuyến mỗi ngày ra 8 trang, anh Huy Vân trình bày 4 trang 1-8, 4 và 1 trang quảng cáo, tôi trình bày 4 trang, 2-3,5, và trang kia quảng cáo. Trang 2 có mục Tạp Ghi và một bài tham luận chính, trang 5 là tiểu thuyết, truyện dài từng kỳ. Nhuận bút một bài Tạp Ghi Lô Răng là 500 đồng Việt Nam Cộng Hòa. Mục này ăn khách như đã nói, Khởi Hành cũng có Tạp Ghi của Lô Răng, riêng nhuận bút tại Khởi Hành lại trả gấp 3 lần Tiền Tuyến, thành 1.500 đồng một kỳ.


      Khi ra hải ngoại, nhà văn Phan Lạc Phúc viết thư trao đổi với tôi, tiếp tục mục Tạp Ghi trên Khởi Hành hải ngoại, trong hai ba lá thư anh viết rằng trên các mục gọi là Tạp Ghi của báo chí hải ngoại, người ta viết linh tinh, kể cả chửi nhau, lại chửi nhau kịch liệt. Nghĩa là thất truyền, nghĩa là không phải thế. Sau đây và vài đoạn thư trao đổi về Tạp Ghi trong thư Phan Lạc Phúc viết cho Viên Linh:

      Sydney ngày ...


      Ông Viên Linh thân


      Cảm ơn ông vừa gửi cho Khởi Hành. Và cũng nhận được mấy lời “nhắn gửi” của ông.


      Tôi chợt nhớ những ngày trước (hồi đầu thập niên 70) khi chúng ta còn ngồi chung 1 tòa soạn, ông Anh Việt Trần Văn Trọng có bữa mời đến nhà ăn cơm (đầu đường Trần Quốc Toản). Sau đó thì ông với tính cách tổng thư ký Khởi Hành có đề nghị tôi viết Tạp Ghi cho Khởi Hành. Đặc biệt ông còn trả nhuận bút (gấp 3) cho tôi.


      Bây giờ nghĩ lại chuyện xưa, tôi xin gửi theo đây mấy bài...Bài “Chiêu niệm Hoàng Phạm Trân” hy vọng sẽ được vào mục Chiêu Niệm Văn Chương. Còn 3 bài Ngày Giỗ - Hoàn toàn là sự thật - và Chuyến tàu định mệnh thì tùy nghi.


      Sydney ngày ...


      Ô. Viên Linh thân


      ...Như ông đã biết, tôi là người khai sinh ra cái mục Tạp Ghi lẩm cẩm này trên báo hàng ngày. Người ta cứ có thói quen (kiểu Pháp) là viết phiếm như vậy gọi là “phim” (film du jour) hay là potin. Nhưng tôi nghĩ không phải vậy. Tạp Ghi theo tôi là một Column - như báo chí kiểu Mỹ thường làm - mà tôi cũng không biết ta dịch chữ Columnist là gì nữa. Thày Khóa Tư (cử nhân Việt Hán) thì bảo rằng tạm dịch Columnist là Ký mục gia.


      Sau khi đi tù về và đầu thập niên 90 ra được nước ngoài, có sang Mỹ (1992) tôi thấy báo chí hải ngoại thường có mục Tạp Ghi - nhưng ở đó viết đủ loại, đủ chuyện - như bút ký, như chuyện ngắn, như bút chiến (chửi nhau kịch liệt). Tôi cũng không ngờ cái mục lẩm cẩm hồi xưa (một anh hề phụ nằm ở trang trong khiêm nhượng) bây giờ nó lại hoa lá cành như thế.


      Thân


      Phan Lạc Phúc

      3- Nhiều người thắc mắc sao Phan Lạc Phúc lại lấy bút hiệu Lô Răng? Hay ông ấy có tên Tây là Laurent như một nhà thiết kế thời trang ở Pháp? Tôi nghe nói ngay từ thập niên 60, 70 là không phải thế, có kẻ nói ông ấy tự đùa mình, thấy hàm răng có hơi nhô ra, rồi từ nhô răng theo lối biến âm lời nói ra nhời nói, và ngược lại, từ nhô răng thành Lô Răng. Ấy, cái lối đùa vui trong chốn chữ nghĩa nhiều khi hơi nhảm, hàm răng ông bình thường, cười tươi, vừng trán rộng, cái nhìn sắc, nói chuyện ý nhị và hát rất hay, đúng ký âm và giữ cung rất vững. Đi đâu ông cũng mang theo một xấp báo trên tay, thường là L'Express, Nouvel Observateur, và cuốn sách của tác giả ông thích, hay nói đến: Raymond Aaron, nếu tôi nhớ không lầm.


      Viên Linh

      Nguồn: nguoi-viet.com/

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh Viên Linh Nhận định

      - Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ

      - Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định

      - Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký

      - Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký

      - Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại

      - Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký

      - Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký

    3. Bài viết về nhà văn Phan Lạc Phúc (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Phan Lạc Phúc

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Hành trình của ký giả Lô Răng (Trần Hoài Thư)

      Phan Lạc Phúc (Học Xá)

      Mục Tạp Ghi và ký giả Lô Răng (Viên Linh)

      Nhật báo Tiền Tuyến và, ký giả Lô Răng / Phan Lạc Phúc (Du Tử Lê)

      Tưởng Niệm Nhà Văn Phan Lạc Phúc Tức Ký Giả Lô-Răng (1928-2016) (Phan Anh Dũng)

      Nhà văn Phan Lạc Phúc và tác phẩm “Tuyển Tập Tạp Ghi” (RFA)

      Nhớ Phan Lạc Phúc và những chuyện xưa (Văn Quang)

       

      Tác phẩm của Phan Lạc Phúc

       

      Đàn Anh Đinh Hùng... (Ký giả Lô Răng)

      "Nhà Báo Nói" Huyền Vũ (Ký Giả Lô Răng)

      Nhớ Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh

      (Ký giả Lô Răng)

      Kỷ Niệm 'Tao Đàn' (Phan Lạc Phúc)

      Chia Tay 'Tao Đàn' (Phan Lạc Phúc)

      Vòng Hoa Cho Thi Sĩ (Ký Giả Lô Răng)

      Dấu ấn "Cung Tiến" (Ký giả Lô Răng)

      Con đường bè bạn (Phan Lạc Phúc)

      Văn Cao: Giấc mơ một đời người (Phan Lạc Phúc)

      Nhớ Phạm Đình Chương (Phan Lạc Phúc)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)