|
Nhật Ngân(24.11.1942 - 21.1.2012) | Phan Nhự Thức(4.2.1942 - 21.1.1996) | Trương Đình Quế(.0.1939 - 21.1.2016) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
VỀ MỘT SỰ THAY ĐỔI
THƯ TỪ NGƯỜI CHỦ TRƯƠNG TẠP CHÍ TOBT
Bắt đầu từ số này có một sự thay đổi. Tạp chí TQBT thành Giai Phẩm TQBT. Với sự thay đổi này giúp chúng tôi dễ dàng trong việc thực hiện phần hành in ấn, trị sự và tòa soạn, cũng như gởi báo đến các thân hữu được dễ dàng hơn...
Và để bù lại, chúng tôi cố gắng thực hiện để mỗi số báo là một văn liệu giá trị hiếm quí.
Khởi đầu là số báo này – với chuyên đề dành cho việc giới thiệu Tạp ghi văn nghệ của ký giả Lô Răng trước 1975.
Tưởng cần nhắc lại năm 2002, nhà văn Phan Lạc Phúc (tức ký giả Lô Răng) có xuất bản một tuyển tập tạp ghi. Nhưng nội dung là những bài được ông viết sau khi định cư ở Úc, đặc biệt là những hồi ức về thời gian tù tội cải tạo.
Trái lại, số báo này là một tập hợp gồm những bài tập ghi văn nghệ đăng trên tuần báo Khởi Hành và nhật báo Tiền Tuyến trước 1975 được chọn trong số hàng trăm bài, mà phần lớn có tính cách thời sự.
Như chủ trương từ trước tới nay, báo không bán, chỉ phổ biến đến thân hữu như thường lệ.
Xin quí bạn xem đây là món quà văn nghệ mùa xuân của chúng tôi.
Trân trọng,
Trần Hoài Thư
Ký giả Lô Răng tên thật là Phan Lạc Phúc sinh năm 1928 mất năm 2016 thọ 88 tuổi. Ông tự cho mình là Ký Giả nhưng thật sự ông không phải là ký giả chút nào. Ký giả là người viết tin. Còn ông thì khác.
Không biết tại sao ông chọn lối viết tạp ghi. Lối viết này đòi hỏi một nội lực thâm hậu. Qua hàng trăm bài mà tôi được đọc, tôi nhận ra ông là một học giả, một phê bình gia, một người quân nhân giàu kinh nghiệm, một người phân tích thời sự, chính trị, thể thao, kịch ảnh có trình độ cao.
Hành trình của ông bắt đầu vào năm 1965, khi ông giữ chức chủ bút nhật báo Tiền Tuyến. Hầu như trung bình hai ngày một bài tạp ghi của ông xuất hiện. Ngòi viết của ông tuôn chảy trên trang 2, rộng hai cột báo. Ông viết về đủ đề tài. Nhưng phần nhiều là thời sự, nhất là vào năm 1972, khi hòa đàm Ba Lê trên bàn hội nghị cùng lúc những trận đánh ác liệt một mất một còn ở khắp bốn quân khu.
Mục Tạp Ghi này giống như một tặng phẩm kỳ diệu, nói cách khác, như một hòn đảo vàng quyến rủ người đọc tìm đến nhật báo Tiền Tuyến. Nếu không có mục này, có lẽ báo cho chẳng ai muốn đọc vì nặng phần tuyên truyền, chiến tranh chính trị.
Tại sao độc giả lại tìm đến mục tạp ghi của ký giả Lô Răng?
Thứ nhất là ông viết thật, rất thật về lính VNCH.
Hình ảnh chàng tráng sĩ của Chinh Phụ Ngâm “Áo chàng đỏ tựa ráng pha/ Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in” hay việc mang Kinh Kha ra mà ví von, tất cả là bất nhẩn. “Kinh Kha thời nay" được ông quay 180 độ, như sau:
Kinh Kha thời xưa được đãi ngộ quá trời quá đất có chết cũng chưa đủ đền đáp sự đãi ngộ ấy. Còn Kinh Kha thời nay, lúc đi ra chiến trận, bước vào tử địa trong túi chỉ còn 300 đồng, đủ ăn 3 bát phở, hoặc 5 tô mì, 2 dĩa cơm sườn hoặc 6 tách cà phê... (Hết Xài)...
Nhưng người lính Miền Nam không lấy thế mà phẫn uất để mà đòi hỏi quyền lợi đãi ngộ. Trái lại vẫn chấp nhận. Chấp nhận như người lính Dù, mặc dù bị thương băng bó đầy mặt, vẫn cương quyết không chịu tản thương:
“tụi bay về đi, tao ở lại đánh cho tới chợ...”.
Ông đã nêu lên sự mâu thuẩn này:
“Người ta thường gọi văn chương là chúng tích của thời đại. Xét qua văn chương của ta thấy rất nhiều giọt lệ, rất nhiều ai oán. Nhưng trong thực tế, những người lính khóc khi chia tay, những người ngậm ngùi khi lên đường ra biên ải lại là những người làm nên lịch sử, là những người đã bảo vệ đất nước, mở mang bờ cỏi từ Nam Quan đến Cà Mau, là những người đã giữ vững Miền Nam trong những cơn lửa đỏ. Tại sao lại có sự mâu thuẫn ấy giữa tâm hồn người, giữa thực tế và văn học. Xin đợi chờ cao kiến.” (Tại sao)
Có lẽ người mà ai cũng “ngán” trong sinh hoạt văn học nghệ thuật thời chiến là nhà văn Duyên Anh. Bởi vì nhà văn này có báo riêng Con Ong, lấy “chích” làm chủ trương. Và chính ông cũng là một tay chửi hữu hạng:
“Ai cũng biết Duyên Anh, ngoài một người viết tiểu thuyết, còn là một nhà báo châm biếm hữu hạng. Anh viết mạnh, bạo, ngỗ ngáo, phăng phăng.” (1)
-----
(1) Xem bài Đọc Ngựa Chứng Trong Sân Trường
Vậy mà Ký Giả Lô Răng lại dạy DA hãy “Thư Lập Ngôn”, sống như đạo sĩ khi phê bình cuốn “Ngựa Chứng Trong Sân Trường” bởi vì DA chửi quá:
“Những cuốn sách như “Ngựa Chứng Trong Sân Trường” cần thiết cho xã hội VN phân hóa hiện nay nhưng cùng một lúc, tôi lại lấy làm lo lắng cho tác giả. Vì người viết văn, trên một khía cạnh nào đó được coi như người thầy cho cả một thế hệ. Cho nên bổn phận của nhà văn, cũng như người thầy giáo, rất nặng nề. “Nhà văn cũng như mọi người có nhiệm vụ thư lập ngôn, đều phải sống như đạo sĩ...”.
Ông biết DA sẽ tức vì câu dạy này nên trước khi phán, ông vuốt DA lên tận mây xanh:
“Duyên Anh là một người viết trẻ, nhưng anh không chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết mới (hiểu theo nghĩa của A. G. Grillet). Cái chủ quan của tác giả tràn đầy trong trang sách, cũng như tiểu thuyết của Duyên Anh bao giờ cũng có một cốt truyện thật rõ ràng, đầy đủ nhiều lúc ly kỳ. Đó cũng là lý do giải thích tại sao sách DA bán chạy vì độc giả trước tiên được theo rõi những khuôn mẫu rõ ràng quen thuộc. Trong khi đó những người viết cùng thời với anh như Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Đình Toàn viết văn là để đặt vấn đề với độc giả, viết văn là vứt nguyên khối một cảnh đời nào đó, một nơi chốn nào đó mà không cần giải thích vì sao. Sự hỗn độn, âm u, mờ tối của các nhà văn này khác hẳn với cái trong sáng của tác giả “Ngựa chứng trong sân trường”.
(Đọc Ngựa Chứng Trong Sân Trường của Duyên Anh, Tiên Tuyến 21-7-72)
Một ví dụ thứ hai là gái Huế. Thư ký tòa soạn Văn, Trần Phong Giao viết về gái Huế như sau: “Gái Huế, ái tình lăng nhăng thì được, còn cái mục xây dựng thì đừng, ấy là dựa theo kinh nghiệm bản thân cũng là đúc kết của một vài anh em có vợ Huế khác...”. (3)
-----
(3) Mời đọc TOBT 86 chuyên đề TPG và những cây bút trẻ.
-----
Nhận định có vẽ đùa cợt này đã gây một trận bão phẫn nộ về phía phái nữ mà đại diện là Nhã Ca và Túy Hồng. Họ làm rùm beng, thề sẽ thôi cộng tác với Văn khiến Trần Phong Giao phải hai lần giải thích và xin lỗi vì lời phát biểu của mình bị hiểu lầm.
Vậy mà khi ký giả Lô Răng viết về nhận định của ông về gái Huế, ông nhận định:
“Huế thành phố trử tình, bảo thủ lại là quê hương của những người nữ viết văn phá phách nhất hiện nay. Người "đàng ngoài” y như tôi, không thể nào hiểu được Huế. Huế là những cực đoan. Huế vừa hiền lành vừa dữ tợn vừa mơ màng vừa thức tỉnh – vừa dịu dàng vừa cấu xé...”
“Dữ tợn”, “phá phách”, “cấu xé" còn tiếng nào hơn thế nữa để nói về bản tính của loài thú dữ. Những bài viết chẳng gây một phản ứng gì từ những nhà văn nữ gốc Huế.
Vì sao? Hãy đọc những giòng sau đây, để biết tài vuốt của ông:
“Những thiếu nữ Huế khi chưa lấy chồng, phần đông đều dễ thương như thế, đều trữ tình, lững lơ, khêu gợi như thế. Nhưng khi mà chúng ta đã dấn thân, đã mời nàng về làm mẹ lũ trẻ, thì tiếng kể lể eo sèo về thóc cao, gạo kém cũng không phải là không da diết. Khi trở thành vợ thành mẹ, người thiếu nữ Huế đã thực sự làm một cuộc hóa thân. Từ lãng mạn đến thực tiễn - từ mơ mộng đến tính toán, căn cơ. Giáng Tiên bỏ lại đôi cánh không trở về tiên giới tình nguyện ở lại cõi đời tục lụy.”
Qua hầu hết những bài tạp ghi trên Tiền Tuyến và Khởi Hành chúng ta nhận thấy ông là người viết tạp ghi đầy bản lảnh. Ông múa kiếm, vung gươm nhưng chẳng làm mất lòng cá nhân nào. Ngoài ra ông có một tầm hiểu biết rất là sâu rộng. Từ thể thao, đến kịch ảnh, từ văn đến thơ, từ quân sự đến chính trị. Phải có một tầm hiểu biết vượt bực như vậy, ông mới cho ra đời vài ngày một tạp ghi và được đón nhận nồng nhiệt. Không ai theo ông nổi. Vì thế, khi ông đi phép, mục tạp ghi giao lại cho ký giả Ba Tê (tức nhà thơ Thanh Tâm Tuyền), thì Ký giả Ba Tể viết bài trách xa trách gần ký giả Lô Răng nói Lô Răng chơi Ba Tê. Đó là chưa kể quang cảnh hổn loạn, lo âu của tòa soạn Tiền Tuyến (Xin đọc TQBT số 96 chủ đề Tạp Ghi Tiền Tuyến để biết rõ hơn).
Hành trình tạp ghi của ông phải kể là lâu dài và bền bỉ nhất. Ông viết hàng trăm bài, mỗi bài một ý, mỗi bài có tác động riêng, nhất là vào những năm 68, 69, 70, 71, 72.
Sau 1972 là ông ngưng hẳn.
Ông ngưng nhưng những đứa con của ông vẫn còn sống, vẫn thở, được chúng tôi đào bới kiếm tìm. Đây là cách chúng tôi trả ơn ông. Người viết tạp ghi số một của Miền Nam nói riêng và cả nước nói chung.
Ký giả Lô Răng Phan Lạc Phúc
Sinh năm 1928, mất năm 2016 vì đột quỵ tại Sydney (NSW) Australia.
- Tốt nghiệp Khóa 2 Thủ Đức.
- Năm 1965, Phan Lạc Phúc là Chủ bút của tờ nhật báo Tiền Tuyến và mở mục Tạp Ghi dưới tên Ký Giả Lô Răng.
Sau biến cố tháng Tư, 1975, Trung Tá Phan Lạc Phúc đã qua các trại tập trung Long Giao, Suối Máu, ra Bắc ở Liên trại 2 Sơn La, Phù Yên, Thanh Phong, Tân Kỳ (Nghệ Tĩnh), Hà Nam Ninh, sau cùng là Xuân Lộc Z.30D.
Ra tù năm 1985, năm 1991, vợ chồng ông đến định cư tại Sydney, Úc theo diện đoàn tụ.
Ông cầm bút trở lại, và cũng với thể loại tạp ghi xuất hiện trên nhiều tờ báo khác tại Úc Châu như Chiêu Dương, Văn Nghệ, Việt Luận, Dân Việt và Ngày Nay (Mỹ), Quê Mẹ (Pháp), Thời Báo (Canada).
Những tác phẩm của nhà văn Phan Lạc Phúc (sau 1975) là: Bạn Bè Gần Xa (2000,) Tuyển Tập Tạp Ghi (2002).
- Lữ Quỳnh, Bạn Tôi Trần Hoài Thư Nhận định
- Bức Tranh Quyên Sinh Trần Hoài Thư Tản mạn
- Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết Trần Hoài Thư Tản mạn
- Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ Trần Hoài Thư Nhận định
- Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng Trần Hoài Thư Hồi ức
- Hành trình tạp chí Chỉ Đạo Trần Hoài Thư Giới thiệu
- Sự Mầu Nhiệm của Nghệ Thuật Trần Hoài Thư Tản mạn
- Hành trình của ký giả Lô Răng Trần Hoài Thư Nhận định
- Thăm vợ vào ngày giáng sinh Trần Hoài Thư Thơ
- Quà Giáng Sinh 2021 của Blog THT: Thêm 72 số báo Văn của năm 1969, 1970, 1971... Trần Hoài Thư Giới thiệu
• Hành trình của ký giả Lô Răng (Trần Hoài Thư)
• Phan Lạc Phúc (Học Xá)
• Mục Tạp Ghi và ký giả Lô Răng (Viên Linh)
• Nhật báo Tiền Tuyến và, ký giả Lô Răng / Phan Lạc Phúc (Du Tử Lê)
Tưởng Niệm Nhà Văn Phan Lạc Phúc Tức Ký Giả Lô-Răng (1928-2016) (Phan Anh Dũng)
Nhà văn Phan Lạc Phúc và tác phẩm “Tuyển Tập Tạp Ghi” (RFA)
Nhớ Phan Lạc Phúc và những chuyện xưa (Văn Quang)
• Đàn Anh Đinh Hùng... (Ký giả Lô Răng)
• "Nhà Báo Nói" Huyền Vũ (Ký Giả Lô Răng)
• Nhớ Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh
(Ký giả Lô Răng)
• Kỷ Niệm 'Tao Đàn' (Phan Lạc Phúc)
• Chia Tay 'Tao Đàn' (Phan Lạc Phúc)
• Vòng Hoa Cho Thi Sĩ (Ký Giả Lô Răng)
• Dấu ấn "Cung Tiến" (Ký giả Lô Răng)
• Con đường bè bạn (Phan Lạc Phúc)
• Văn Cao: Giấc mơ một đời người (Phan Lạc Phúc)
• Nhớ Phạm Đình Chương (Phan Lạc Phúc)
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |