1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nhật báo Tiền Tuyến và, ký giả Lô Răng / Phan Lạc Phúc (Du Tử Lê) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      16-5-2016 | VĂN HỌC

      Nhật báo Tiền Tuyến và, ký giả Lô Răng / Phan Lạc Phúc

        DU TỬ LÊ
      Share File.php Share File
          

       


         Nhà văn Phan Lạc Phúc
        (1928-2016)

      Đầu thiên niên kỷ 2000, nhiều độc giả người Việt ở hải ngoại đã tỏ ra thích thú với cuốn bút ký nhan đề “Bạn bè gần xa” của nhà báo Phan lạc Phúc, do nhà xuất bản Văn Nghệ ở miền nam Califonira, ấn hành. Ba năm sau, những người yêu lối viết nhẹ nhàng, dí dỏm, và chân tình của tác giả này, lại được nhà Văn Nghệ gửi cuốn thứ hai vào tủ sách gia đình của họ, đó là cuốn “Tuyển tập tạp ghi”.


      Sự thực tất cả những bài viết của hai tác phẩm vừa kể, đều là những bài đã được nhà báo Phan Lạc Phúc cho đăng tải từng kỳ trên bán nguyệt san Ngày Nay, ở Houston, Texas; và một số tuần báo xuất bản ở thành phố Sydney, Úc Châu. Nhiều người lần đầu tiên bước vào thế giới văn chương của họ Phan, đã bị hấp lực của những bài “tạp ghi” Phan Lạc Phúc thu hút một cách mạnh mẽ.


      Đối với giới làm văn nghệ trước tháng 4-1975 ở quê nhà, ký giả Lô Răng / Phan Lạc Phúc là một nhà báo khá đặc biệt. Tên tuổi của ông gắn liền với nhật báo Tiền Tuyến.


      Nếu hành trình của một ký giả nhật báo, thường phải đi qua từng giai đoạn; như từ một phóng viên, người làm tin, hay dịch tin, đi lần tới vai trò thư ký tòa soạn “trang trong”, rồi phụ trách “trang ngoài” trước khi có thể trở thành tổng thư ký rồi, chủ bút, chủ nhiệm… Nhà báo Phan Lạc Phúc khi được mời về cộng tác với nhật báo Tiền Tuyến, nếu tôi nhớ không lầm thì ông không phải đi qua “đoạn đường chiến binh” mà một ký giả thường phải trải qua, như đã lược ghi ở trên.


      Ngày xưa, thời VNCH nhiều chục năm trước đây, với giới làm nhật báo thì, danh từ “trang trong” là tiếng chỉ những người trách nhiệm sắp xếp, dàn dựng phần bài vở không bị chi phối bởi yếu tố thời gian. Nó có thể vẫn là tin tức, nhưng nhiều phần là ký sự, phóng sự, sưu tầm; hoặc những sáng tác như truyện ngắn, truyện dài…tuỳ theo quan niệm thiết kế nội dung của chủ nhiệm hay chủ bút mỗi nhật báo.


      Người ta cũng dùng thuật ngữ “bài nằm”, để chỉ những bài được sắp chữ sớm, làm đầy những trang trong đó.


      Nói “trang trong” một nhật báo, đương nhiên mọi người hiểu tương phản với nó là “trang ngoài”.


      “Trang ngoài” là trang được hoàn tất sau cùng, với phần tin tức chính trị, thời sự, xã hội quan trọng nhất, nóng bỏng nhất. Hoặc là những điều tra phóng sự mà chỉ riêng tờ báo đó có. Người phụ trách trang ngoài, cũng được gọi chung là thư ký tòa soạn “trang ngoài”. Nó là gương mặt, “thể diện” của tờ báo, nên việc phụ trách “trang ngoài” thường được giao cho một Tổng thư ký tòa soạn.


      Ký giả này phải làm việc trực tiếp với chủ bút hay chủ nhiệm, gần như từng giờ, cho tới khi tờ báo đuợc chuyển qua giai đoạn ấn loát.


      Thời trước tháng 4-1975, ở Saigòn, giới làm báo cũng như xuất bản còn phải sắp chữ bài vở bằng tay, do nhóm thợ sắp chữ bốc từng mẫu tự để ráp thành 1 chữ. Cho nên một bài báo được xé thành nhiều miếng, chia cho từng người thợ. Nếu không sắp chữ sớm, tới phút chót sẽ không đủ thợ lo cho việc sắp chữ những trang còn lại, tức trang ngoài…


      Một nhật báo ở miền nam Việt Nam xưa, trung bình có 8 trang (cũng có tờ chỉ có 4 trang,) nên thường được chia đôi, đồng đều cho trong và ngoài.


      Vì sự nghiệp báo chí của nhà báo Phan Lạc Phúc gắn liền với tờ Tiền Tuyến, nên xin bạn đọc cho phép tôi được ghi lại một cách vắn tắt sự hình thành của tờ báo này; trước khi chúng ta trở lại với ký giả Lô Răng, bút hiệu chính của nhà báo Phan Lạc Phúc, một nhà báo mà theo tôi, là một trong những nhà báo thuộc loại…“ngoại khổ”.


      Theo ghi nhận của một nhân vật có thẩm quyền về những biến cố lớn của cả hai nền đệ nhất và đệ nhị Cộng Hòa miền nam Việt Nam thì, ngày 19 tháng 6 năm 1965, Quân Đội VNCH chính thức đứng ra nhận lãnh trách nhiệm lịch sử, điều hành đất nước, thay thế chính phủ dân sự, khi đó đang gặp nhiều khó khăn.


      Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu được bầu vào vai trò Chủ tịch Uỷ ban Lãnh đạo Quốc Gia, tương đương chức vụ Tổng Thống. Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ là Chủ tịch Uỷ ban Hành pháp Trung ương, tương đương chức vụ Thủ tướng.


      Năm ngày sau khi thành lập chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ mở cuộc họp báo, công bố quyết định tạm thời đình bản 36 nhật báo, để tân chính quyền duyệt xét lại quy chế báo chí hầu thích ứng với tình hình mới của đất nước.


      Trong thời gian không có báo cho dân chúng đọc, chính phủ của Tướng Kỳ cho xuất bản khẩn cấp 2 tờ nhật báo. Tờ thứ nhất tên là “Hậu Phương,” do bộ Thông Tin phụ trách. Tờ thứ hai tên là “Tiền Tuyến,” do Cục Tâm lý chiến đảm nhiệm.


      Tòa soạn nhật báo Tiền Tuyến được đặt trong vòng rào doanh trại cục Tâm lý chiến ở đầu đường Hồng Thập Tự, gần cầu Thị Nghè, Saigòn.


      Vì tính chất giai đoạn, cấp thời, lại do cục Tâm Lý Chiến đảm trách, nên nhật báo Tiền Tuyến những ngày đầu do Trung tá ông Vũ Quang (hiện cư ngụ tại thành phố Minnesota,) Cục trưởng Cục Tâm Lý Chiến, kiêm Giám đốc Nha Tác động Tâm lý chiến thời đó, là người trách nhiệm việc điều hành.


      Một tuần sau cuộc họp báo vừa kể, khi các nhật báo được ra lại, tờ Hậu Phương của Bộ Thông Tin, chấm dứt nhiệm vụ. Tờ Tiền Tuyến được duy trì. Trở thành nhật báo chuyên nghiệp của tập thể quân đội.


      Sau khi tờ Tiền Tuyến trở thành chính thức, Đại uý Phan Lạc Phúc, khi đó đang phục vụ tại trường Huấn luyện Căn bản Chiến tranh chính trị ở đường Lê Thánh Tôn, Saigon, được điều về làm Tiền Tuyến, trong vai trò Tổng thư ký toà soạn với chủ nhiệm là Thiếu tá Lê Đình Thạch, tức Thạch Lê, chủ bút là Thiếu tá Phạm Xuân Ninh, tức nhà thơ Hà Thượng Nhân và, Thư ký toà soạn là nhà thơ Hoàng Anh Tuấn.


      Năm 1967, khi Thiếu tá Lê Đình Thạch (1) được cử đi học lớp Chỉ huy tham mưu ở trường Đại học quân sự Đà Lạt (sau cải danh thành Trường Chỉ huy Tham mưu,) cũng là lúc nhật báo Tiền Tuyến có nhu cầu sắp xếp lại nhân sự, để thích ứng với sự phát triển của tờ báo, thì nhà thơ Hà Thượng Nhân (2) giữ vai trò Chủ nhiệm, nhà báo Phan Lạc Phúc, Chủ bút, nhà văn Huy Vân (từ phòng Thông tin Báo chí đưa qua,) giữ vai trò Thư ký toà soạn thay thế nhà thơ Hoàng Anh Tuấn. Lý do, họ Hoàng được bổ nhiệm làm Quản đốc đài phát thanh Đà Lạt. (3)


      Vẫn theo ghi nhận của nhân vật thẩm quyền kể trên thì, năm 1969, toà soạn nhật báo Tiền Tuyến lại trải qua một giai đoạn khác. Tờ báo không còn thuộc cục Tâm lý chiến nữa; mà nó được đặt trực thuộc Tổng cục Chiến tranh chính trị; tuy toà soạn vẫn nằm trong hàng rào danh trại của cục TLC.


      Cũng kể từ thay đổi vừa kể mà, năm 1974 khi Trung tá Phạm Xuân Ninh (tức nhà thơ Hà Thượng Nhân) về hưu, vai trò chủ nhiệm của ông, được chuyển giao cho Đại tá Nguyễn Huy Hùng, Phụ tá Tổng cục trưởng Tổng cục Chiến tranh chính trị.


      Với hơn chín năm liên tục trực tiếp trách nhiệm nội dung nhật báo Tiền Tuyến, từ vai trò Tổng thư ký Toà soạn, tới Chủ bút, nhà báo Phan Lạc Phúc được coi là người có công đầu trong nỗ lực đưa tờ báo vốn bị nhìn là báo của… quân đội lên ngang tầm với những nhật báo dân sự chuyên nghiệp khác.


      Bằng vào uy tín của mình, họ Phan đã thuyết phục được thượng cấp của ông, cho phép ông được vượt ra ngoài “hàng rào kẽm gai”, để đi tới những chân trời khác, hầu có thể cạnh tranh với những cao thủ đồng nghiệp ngoài dân sự.


      “Ấn chứng võ công” đầu tiên cho sự nghiệp cuộc đời ký giả của họ Phan là mục “Tạp ghi” xuất hiện lần đầu tiên trên Tiền Tuyến, gần như cùng lúc với sự có mặt của ông, ở tờ báo này.


      Mục “Tạp Ghi” Ký giả Lô Răng, bút hiệu của nhà báo Phan Lạc Phúc, theo tôi một dạng tản văn tổng hợp nhiều thể loại văn xuôi khác nhau.


      Nó có thể là dạng tùy bút mà không quá nặng văn chương. Nó có thể là dạng ký sự mà không quá nhiều dữ kiện. Nó cũng có thể được viết dưới dạng kể chuyện, hồi ký. Thậm chí nhận định hay phê bình từ lãnh vực văn chương qua tới chính trị, xã hội,...


      Trong một bài tạp ghi, tác giả cũng có thể sử dụng nhiều dạng văn chương cùng một lúc mà, không phải bận tâm về kỹ thuật hoặc trầm trọng hơn, vấn đề tu từ pháp. Ðiều này tạo sự dễ dàng, thoải mái cho người viết...


      Một bài tạp ghi của ký giả Lô Răng/Phan Lạc Phúc, thời nhật báo Tiền Tuyến, theo ghi nhận của tôi, trung bình chứa từ 700 tới 1,000 chữ.


      Nó không quá dài để trở thành một bài nghị luận. Nhưng nó cũng không quá ngắn để trở thành một đoản văn. Và, sau cùng, cốt lõi của một bài “Tạp Ghi” bao giờ cũng chứa đựng một chủ điểm hay một thông điệp nào đó mà, tác giả muốn gửi tới người đọc.


      Một người bạn kể với tôi rằng, tới hôm nay, anh vẫn còn cảm thích thích thú với nội dung một tạp ghi của ký giả Lô Răng. Ðó là bài viết về ông Ðại Sứ Mỹ Bunker (?) ở Saigon, một buổi chiều mưa ra phi trường Tân Sơn Nhất, đón vợ, cũng là một đại sứ Mỹ ở một quốc gia vùng Ðông Nam Á. Ông đại sứ che dù, kiên nhẫn đợi vợ trong nhiều giờ vì máy bay tới trễ do thời tiết xấu.


      Từ hình ảnh này, ký giả Lô Răng đã dẫn người đọc trở lại với ca khúc “Em Ðến Thăm Anh Một Chiều Mưa” của Tô Vũ, một nhạc sĩ nổi tiếng thời tiền chiến.


      Và tác giả kết luận bài tạp ghi của mình rằng, về phương diện tình cảm, nếu đó là một tình yêu chân thành thì dù Ðông hay Tây, người ta đều có những cảm thức và hành vi lãng mạn giống nhau, dù ở tuổi nào.


      Mục Tạp Ghi của ký giả Lô Răng cũng được rất nhiều độc giả yêu thích qua những bài viết của ông về những trận túc cầu lớn, diễn ra ở miền Nam hay một nơi nào đó, trên thế giới.


      Sự kiện này cho thấy, ký giả Lô Răng không chỉ là một nhà báo có công lực thâm hậu về phương diện văn học, nghệ thuật mà ông còn được đánh giá cao về bộ môn túc cầu Một bộ môn thể thao mà ông từng thú nhận rằng ông đã hâm mộ từ khi còn trẻ.


      Bởi vì mục tạp ghi của họ Phan, giống như một sân chơi chung hay, “vùng oanh kích tự do” nên nó đã có được sự tham gia của rất nhiều cây bút. Từ chuyên nghiệp tới... xuân thu nhị kỳ. Từ nhà văn tới ký giả. Từ nhà thơ tới những học giả, trí thức, độc giả, lâu lâu cao hứng, đóng góp một vài cảm nhận bất chợt của họ...


      Vẫn theo ghi nhận của tôi, những năm trông nom nhật báo Tiền Tuyến và phụ trách mục Tạp Ghi, người đóng góp nhiều “Tạp Ghi” nhất, cho ký giả Lô Răng, là nhà văn Thanh Tâm Tuyền. Ông là một trong những người bạn văn chương thân thiết của Phan Lạc Phúc. Người thứ hai, cũng thuộc loại sốt sắng góp tạp ghi cho họ Phan, là nhà văn Thảo Trường.


      Ðặc biệt, một người bạn văn chương cũng thân thiết với họ Phan không kém, là nhà văn Mai Thảo, thì dường như ông không có một “tạp ghi” nào cho bạn. (Hay có mà tôi không được đọc?)


      Ở mặt khác, vẫn ghi nhận của tôi thì, người nhỏ tuổi nhất, nhưng lại được ký giả Lô Răng thường xuyên “nhường đất” của ông cho anh, chính là nhà báo Nguyễn Chí Khả.


      Như tôi biết, chỉ với tác giả Nguyễn Chí Khả (nhiều lắm, thêm là một hai cây bút khác), ngay khi bài tạp ghi của họ được in ra, thay vì phải làm phiếu, đợi giữa hoặc cuối tháng lãnh tiền nhuận bút từ quản lý của ty trị sự thì, Chủ bút Phan lạc Phúc ưu ái dùng tiền túi của mình, ứng trước nhuận bút cho họ Nguyễn. Phần ông phải đợi tới cuối tháng mới lấy lại được tiền từ quản lý của tờ báo.


      Nhuận bút tạp ghi thống nhất, đồng đều cho mọi tác giả, khi ấy là 300$. Số tiền này tương đương với 6 bữa ăn trưa đủ “chất lượng” cho một người, ở Saigon thời đó.


      Nguyễn Chí Khả cũng là ký giả trẻ tuổi nhất được nghe họ Phan đọc, phân tích về thơ của những tác giả nổi tiếng từ thời tiền chiến hoặc trong kháng chiến, như Vũ Hoàng Chương, Xuân Diệu, Hồ Dzếnh, Huy Cận, Hoàng Cầm, Hữu Loan,...


      Nhưng theo nhà báo Nguyễn Chí Khả thì ký giả Lô Răng tỏ ra xúc động hơn cả là, những lúc ông đọc thơ Quang Dũng, người cùng quê Sơn Tây với ông.


      Nguyễn Chí Khả nói, “Tôi có cảm tưởng như những lúc đọc thơ Quang Dũng, ông được sống lại, đắm mình trong không gian Sơn tây của ông. Hay, những lời thơ kia đã mang ông trở lại quê nhà chỉ còn trong ký ức...”


      Vẫn theo nhà báo Nguyễn Chí Khả thì, họ Phan thường đọc thơ vào những lúc rảnh rỗi, hoặc cần nghỉ xả hơi sau nhiều giờ làm việc căng thẳng, “Nhưng, nếu lúc ông đọc thơ mà bên ngoài trời đang mưa thì theo tôi, không còn một khung cảnh nào hợp hơn, thích thú hơn đối với người nghe. Những lúc đó chỉ còn ông với bài thơ. Không còn người nghe. Không còn điều gì khác...”


      Tôi không biết sau khi Nguyễn Chí Khả tình nguyện ra Sư Ðoàn 2, đóng ở Ðà Nẵng để được gần gia đình, anh có còn thì giờ viết “tạp ghi” cho họ Phan nữa hay không? Tôi chỉ nhớ, anh có một thời gian khá dài là quân số của Cục Tâm Lý Chiến.


      Thoạt đầu, Nguyễn Chí Khả phục vụ tại phòng Ðiện Ảnh và Truyền Hình Quân Ðội, trong vai trò tương đương với một đạo diễn quân đội. Tới khi xin thuyên chuyển qua phòng Thông Tin Báo Chí (gọi tắt là phòng Báo Chí,) anh trở thành một phóng viên chiến trường thuộc loại “mũi nhọn.” Hiểu theo nghĩa anh rất xông xáo và nhạy bén.


      Vì phóng viên chạy ngoài của nhật báo Tiền Tuyến rất ít, chỉ đủ cho những sự kiện quan trọng trong phạm vi đô thành Saigon. Nên phần tin tức, phóng sự thuộc 4 vùng chiến thuật, báo Tiền Tuyến trông cậy vào lực lượng phóng viên chiến trường, của phòng Báo Chí.


      Trước khi có nhật báo Tiền Tuyến, các phóng viên chiến trường đi công tác về, phải viết bài cho một trong hai tờ báo của quân dội là bán nguyệt san Chiến Sĩ Cộng Hòa, hoặc nguyệt san Tiền Phong. Nhưng từ khi có Tiền Tuyến, họ được lệnh nộp bài báo Tiền Tuyến trước nhất vì yếu tố thời gian tính.


      Thoạt đầu những phóng sự, bút ký hoặc những tiết mục liên quan tới quân đội gói gọn trong một phụ trang, gọi là “Trang Quân Ðội” xuất hiện hàng ngày, trên Tiền Tuyến. Sau đó, do cái nhìn hay do nhu cầu đổi mới (?) của chủ bút Phan Lạc Phúc (hoặc do lệnh từ đâu, tôi không biết), “Trang Quân Ðội” được hủy bỏ. Phóng sự, ký sự của các phóng viên chiến trường thuộc phòngBáo Chí, cùng tất cả những tin tức liên quan tới chiến sự được “hòa lẫn” cùng những bài vở khác của tờ Tiền Tuyến. Nó không còn là những ốc đảo giữ biển Tiền Tuyến nữa.


      Tùy theo mức độ quan trọng hay “ăn khách” mà phóng sự, ký sự chiến trường được “đi” trang nhất hay vào trang 3.


      Và, Nguyễn Chí Khả cũng lại là người có nhiều phóng sự chiến trường được ký giả Lô Răng chọn đưa ra trang ngoài, hơn bất cứ một phóng viên nào khác.


      Tuy không có nhiều cơ hội tiếp xúc với đồng nghiệp, những người làm nhật báo cùng thời với mình, nhưng họ Phan được nhiều đồng nghiệp với ông, nể trọng.


      Họ nể trọng họ Phan xuyên qua những chuyến công du nước ngoài. Ðó là những lần ông có chân trong phái đoàn báo chí, đại diện làng báo miền Nam Việt Nam, viếng thăm hay, tham dự những buổi họp báo chung, sau những cuộc họp thượng đỉnh đây đó.


      Trong những sinh hoạt như thế, họ Phan luôn là người nêu những câu hỏi sâu sắc, chứng tỏ sự hiểu biết thấu đáo về những sự kiện lớn của chính trường.


      Một nhà báo từng đi chung với ký giả Lô Răng/Phan Lạc Phúc trong những chuyến xuất ngoại cho rằng, sở dĩ họ Phan có được những câu hỏi khiến người được hỏi phải ngạc nhiên, phải cân nhắc trước khi trả lời, vì căn bản ông có một kiến thức sâu rộng, tích lũy từ những năm tháng đọc và nghiên cứu sách vở ở nhiều lãnh vực khác nhaụ Ông cũng lại là người có khả năng ngoại ngữ vững vàng, nên cập nhật được một cách nhanh chóng và chính xác những diễn biến vừa mới xảy ra, thông qua hai nguồn tài liệu Anh và Pháp ngữ.


      Vẫn theo nhân vật vừa kể thì, Lô Răng/Phan Lạc Phúc (4) là một trong những nhà báo đáng trân trọng của sinh hoạt làng báo miền Nam Việt Nam, 20 năm.


      Riêng tôi, tôi không biết nhật báo Tiền Tuyến nên cám ơn phần đóng góp đáng kể của họ Phan? Hay, họ Phan nên cám ơn báo Tiền Tuyến?


      Vì, nhờ nhật báo này, mà ông có cơ hội “lừng lững” bước vào nghề báọ Ðể bây giờ, nhìn lại, như một kỷ niệm. Một kỷ niệm thân yêu và cũng buồn bã, theo tôi.


      (23 tháng 2, 2010)

      Du Tử Lê

      Nguồn: dutule.com/

      Chú thích:


      1.Theo tổ chức thời đó, cục Tâm lý chiến (thuộc Tổng cục Chiến tranh chính trị,) có nhiều khối. Trong số đó, có Khối Kỹ Thuật. Khối Kỹ Thuật gồm nhiều phòng. Như phòng Thông tin báo chí, phòng Điện ảnh và Truyền hình Quân đội, Đài phát Quân đội, và Nhật báo Tiền Tuyến… Khi ấy, Thiếu tá Lê Đình Thạch, bút hiệu Thạch Lê, là Trưởng khối Kỹ thuật. Vì thế, ông được giao trách nhiệm làm chủ nhiệm đầu tiên của báo này.

      2. Nhà thơ Hà Thượng Nhân sinh năm 1920 tại làng Hà Thượng, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Vì lòng yêu nơi chốn ra đời nên ông đã chọn cho mình bút hiệu Hà Thượng Nhân. Ngoài bút hiệu này, ông còn bút hiệu thứ hai, Hoàng Trinh, dùng cho những bài thơ tình. Trước khi bị động viên vào quân đội, ông từng là giáo sư của một số trường trung học tại Saigòn. Ông cũng có thời gian giữ chức vụ Giám đốc đài phát thanh Quốc Gia. Sau biến cố 30 tháng 4-1975, ông bị tù cải tạo tới năm 1979 mới được thả. Sau đó, ông cùng gia đình định cư tại Mỹ. Nhà thơ Hà Thượng Nhân hiện cư ngụ tại thành phố San Jose, miền bắc tiểu bang Ca Li.

      3. Nhà thơ Hoàng Anh Tuấn sinh ngày 7 tháng 5 năm 1932, du học ngành điện ảnh tại Pháp. Khởi viết từ những năm đầu thập niên 1950. Ngoài thơ, họ Hoàng còn cộng tác với nhiều nhật báo, tuần báo ở Saigòn trong nhiều vai trò khác nhau. Về lãnh vực điện ảnh, trước tháng 4-1975, Hoàng Anh Tuấn đạo diễn khá nhiều phim. Trong số này, cuốn phim “Xa lộ không đèn” được nhiều người biết đến nhất. Sau thời gian đi tù vì bị khép tội hoạt động chính trị chống nhà nước CSVN, ông cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ năm 1981. Đầu năm 2006, một số thân hữu đã xuất bản thi phẩm “Yêu em Hà Nội và những bài thơ khác” của ông. Nhà thơ Hoàng Anh Tuấn từ trần ngày 1 tháng 9 năm 2006, tại San Jose. Được biết, nhà văn Thu Thuyền, là ái nữ của ông.

      4. Theo tiểu sử được ghi nhận bởi trang mạng bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì nhà báo Phan lạc Phúc sinh năm 1928 tại làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây. Cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Bị tù cải tạo cộng sản từ 1975 đến 1985, ông định cư tại Sydney, Australia từ năm 1991. Ngoài bút hiệu Lô Răng, ông còn các bút hiệu khác như: Thiên Khải, Tường Huân, Huy Quân, Thiên Chương,...


      Ông có hai tác phẩm được xuất bản trong vòng 10 năm qua là: “Bạn Bè Gần Xa”, bút ký, Văn Nghệ, Hoa Kỳ, Xb năm 2000. (Tái bản tại Úc Châu năm 2001.) Và “Tuyển Tập Tạp Ghi”, Văn Nghệ, Hoa Kỳ (Xb năm 2003).


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Những nẻo đường văn chương, hội họa... quyết liệt của Võ Công Liêm Du Tử Lê Nhận định

      - Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng Du Tử Lê Nhận định

      - Trần Hoài Thư, Ngọn Cờ Đầu: Nổ Lực Xiển Dương 20 Năm Văn Chương Miền Nam Du Tử Lê Nhận định

      - Nhà văn Tuấn Huy Du Tử Lê Nhận định

      - Phỏng Vấn Nhà Văn Nguyễn Tường Thiết Du Tử Lê Phỏng vấn

      - Họa Sĩ Phạm Tăng Du Tử Lê Nhận định

      - Những Mảng Tối Cuối Đời nhạc Sĩ Tài Hoa Thanh Bình! Du Tử Lê Nhận định

      - Lộ trình thơ, nhạc Trần Duy Đức Du Tử Lê Nhận định

      - Nhà văn Nguyễn Viện, sống, như một mũi tên Du Tử Lê Nhận định

      - Lê Lạc Giao - Tính điềm tĩnh trong cõi-giới truyện ngắn Du Tử Lê Nhận định

    3. Bài viết về nhà văn Phan Lạc Phúc (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Phan Lạc Phúc

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Hành trình của ký giả Lô Răng (Trần Hoài Thư)

      Phan Lạc Phúc (Học Xá)

      Mục Tạp Ghi và ký giả Lô Răng (Viên Linh)

      Nhật báo Tiền Tuyến và, ký giả Lô Răng / Phan Lạc Phúc (Du Tử Lê)

      Tưởng Niệm Nhà Văn Phan Lạc Phúc Tức Ký Giả Lô-Răng (1928-2016) (Phan Anh Dũng)

      Nhà văn Phan Lạc Phúc và tác phẩm “Tuyển Tập Tạp Ghi” (RFA)

      Nhớ Phan Lạc Phúc và những chuyện xưa (Văn Quang)

       

      Tác phẩm của Phan Lạc Phúc

       

      Đàn Anh Đinh Hùng... (Ký giả Lô Răng)

      "Nhà Báo Nói" Huyền Vũ (Ký Giả Lô Răng)

      Nhớ Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh

      (Ký giả Lô Răng)

      Kỷ Niệm 'Tao Đàn' (Phan Lạc Phúc)

      Chia Tay 'Tao Đàn' (Phan Lạc Phúc)

      Vòng Hoa Cho Thi Sĩ (Ký Giả Lô Răng)

      Dấu ấn "Cung Tiến" (Ký giả Lô Răng)

      Con đường bè bạn (Phan Lạc Phúc)

      Văn Cao: Giấc mơ một đời người (Phan Lạc Phúc)

      Nhớ Phạm Đình Chương (Phan Lạc Phúc)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)