|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà văn Nhượng Tống
(1905 - 8.11.1949)
Ngoài việc dịch gần hết “lục tài tử” của văn học Trung Hoa, ngoài cuốn tiểu thuyết tình cảm thời mới lớn Lan Hữu, Nhượng Tống còn là người thành lập Nam Đồng Thư Xã chủ trương giáo dục thanh niên ý thức trách nhiệm đối với đất nước – một đất nước còn đang dưới ách đô hộ của ngoại bang - cho nên ảnh hưởng của ông lan rộng, sâu bền, khác hẳn ảnh hưởng giai đoạn của chính trị. Việc bắn chết ông là một án mạng văn hóa. Nạn nhân không chỉ là một người, nạn nhân ít ra là của một thế hệ càng ngày càng kém văn hóa vì bạo lực đã giết hại biết bao nhân tài văn hóa trong thế kỷ XX?
Vũ trụ tan trong mắt lệ mờ!
Lao đao ngồi tựa gốc cây xưa,
Như trong mây khói, như trong mộng,
Anh ngã, mình sa giữa lưới ngờ!
*Nhượng Tống, Xuân Biệt, Hà Nội Tân Văn, 26.3.1940.
- ”1949, Nhượng Tống đã bị ám sát tại phố Chợ Hôm, Hà Nội. Quốc gia mất đi một chiến sĩ cách mạng chân chính, một văn thi sĩ lỗi lạc tài ba.” (Hoàng Văn Ðào (1957) Từ Yên Bái Đến Các Ngục Thất Hỏa Lò, Côn Nôn, Guyan," Sống Mới, Sài Gòn.)
- ”Nhượng Tống Hoàng Phạm Trân là sáng lập viên của Việt Nam Quốc Dân Ðảng,… bị thanh toán bằng một viên đạn súng Colt ở Chợ Hôm, Hà Nội năm 1949.” (Phan Lạc Phúc (1968) Chiêu Niệm Nhượng Tống, Tiền Tuyến, Sài Gòn.)
- ”Ông là một nhà văn tài hoa, lãng mạn và rất sở trường về dịch thuật… Ông dịch rất tài tình.” (Vũ Ngọc Phan (1940) Nhà Văn Hiện Ðại, V, trang 1193)
Lịch sử văn học Việt Nam luôn luôn chồng chéo với các biến động của lịch sử dân tộc. Nhà văn nhà thơ một thời cũng là những sĩ phu, hay đúng ra, từ suốt ngàn năm thuộc Tàu và non trăm năm thuộc Pháp, lúc nào ta cũng có những cây bút hào kiệt, những nhà thơ chính khí; mặc dầu bên dòng sông cuồn cuộn của nhân sinh, giới cầm bút cũng thiếu gì những eo xèo của thế sự, những tầm tầm của ái ố tróc phọc? Từ Ðông Kinh Nghĩa Thục tới trước Thế Chiến Thứ Hai, giữa ảnh hưởng của thuyết Tam Dân và các phong trào Bài Thực, bên cạnh các chủ nghĩa lãng mạn, tả thực, Thơ Việt vẫn rực sáng với những Chiêu Hồn Nước của Phạm Tất Ðắc, Hai Chữ Nước Nhà của Trần Tuấn Khải, Thề Non Nước của Tản Ðà hay Cảm Ðề Lịch Sử của Nhượng Tống:
Ba xứ non sông một giải liền,
Máu đào xương trắng điểm tô nên.
Cơ trời dù đổi trò tang hải,
Mặt đất chưa tàn nghiệp tổ tiên.
Có nước có dân đừng rẻ rúng;
Muốn còn muốn sống phải đua chen.
Giựt mình nhớ chuyện nghìn năm cũ;
Chiêm, Lạp xưa kia vốn chẳng hèn.
(Khóc Nguyễn Thái Học)
Nhục mấy trùng cao, ách mấy trùng.
Thương đời không lẽ đứng mà trông.
Quyết quăng nghiên bút xoay gươm súng,
Ðâu chịu râu mày thẹn núi sông.
Người dẫu chết đi, lòng vẫn sống,
Việc dù hỏng nữa, tội là công.
Nhớ anh nhớ lúc khi lâm biệt;
Cười khóc canh khuya chén rượu nồng.
(Nhượng Tống)
Thi sĩ Nhượng Tống tên thật là Hoàng Phạm Trân (1897-1949), sinh tại làng Phú Khê, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Ðịnh, xuất thân từ một gia đình Nho giáo, tinh thông Hán học, là dịch giả nổi tiếng các tác phẩm văn học Trung Quốc: Tây Sương Ký (1942), Ly Tao (1943), Thơ Ðỗ Phủ (1944), Nam Hoa Kinh, Ðạo Ðức Kinh, Hồng Lâu Mộng, Sử Ký Tư Mã Thiên (1945)… Ông viết cho nhiều báo: Khai Hóa (1921) và các báo tranh đấu trong thời gian 1929-1930 như: Nam Thành, Hà Nội Tân Văn, Thực Nghiệp Dân Báo…
Năm 1925 cùng nhà giáo Phạm Tuấn Tài thành lập Nam Ðồng Thư Xã dịch nhiều sách của Lương Khải Siêu, Tôn Văn, (Hồn Cách Mạng, Tam Dân Chủ Nghĩa), hai năm sau, ngày 25 tháng 12, 1927, cùng sinh viên Sư Phạm Nguyễn Thái Học (1907-1930), Phó Ðức Chính (1907-1930), Ðoàn Trần Nghiệp (tức Ký Con) (1908-1930)… thành lập Việt Nam Quốc Dân Ðảng. Chương trình hoạt động là công khai ủng hộ thợ thuyền trong các cuộc biểu tình và tổ chức các lớp dạy Quốc ngữ, liên kết với giới tư sản, sinh viên học sinh, và cả nông dân trong vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã; chẳng bao lâu thanh thế lên như sóng triều, nên bị thực dân Pháp và tay sai chú trọng diệt trừ.
Năm 1929, Nhượng Tống vào Huế gặp cụ Phan Bội Châu, khi trở ra Hà Nội bị thực dân Pháp bắt, đày đi Côn Ðảo 6 năm. Ra tù, bị quản thúc tại quê nhà, ông làm nghề thăm bệnh, bốc thuốc và người ta lại thấy tên ông xuất hiện trên làng văn làng báo. Năm 1940, ông xuất bản tiểu thuyết Lan Hữu, Nguyễn Thái Học (Hồi Ký 1945). Từ năm 1947, Nhượng Tống trở lại chính trường tại Hà Nội, nhưng sau đó vào năm 1949 lại sống lặng lẽ với cửa hàng thuốc Bắc. Sinh thời ông được xem là một thi sĩ tài hoa, một dịch giả có tài, (trong Lục Tài Tử của nền văn hóa Trung Quốc, ông đã dịch hết 5), mà thi sĩ Lưu Trọng Lư đã viết, “Lời tựa của Lý Trác Ngô có lẽ không nên có, cả lời phê Thánh Thán có lẽ cũng thừa. Duy có lời dịch của Nhượng Tống thực là nên có. (Ðọc Mái Tây).”
Tháng 11, 1949, tin Nhượng Tống bị ám sát chết khiến dư luận rúng động.
Nhà văn Nguyễn Thạch Kiên, một đảng viên Quốc Dân Ðảng, từng là tổng bí thư Quốc Dân Đảng Nam Cali, viết thuật lại như sau trong cuốn “Về Những Kỷ Niệm Quê Hương”:
“Nhượng Tống vẫn sống bằng nghề thầy lang và có cửa hiệu thuốc Bắc tại số 128 phố Chợ Hôm, Hà Nội. Ngày định mệnh xảy ra khi khoảng 8 giờ sáng, Nhượng Tống vừa chơi tổ tôm về, đã định đi nghỉ thì có một đứa trẻ đến xin đi thăm bệnh cho người bố. Ông cùng đứa trẻ đi bộ chỉ mới cách nhà hơn 300 thước thì có một người cỡi xe đạp lại gần, bắn qua gáy chết.
Cũng Nguyễn Thạch Kiên viết thì các đảng viên Quốc Dân Đảng sẽ bị tử hình nếu cộng tác với Pháp, hay tay sai của Pháp, mà Nhượng Tống lại đã cộng tác với tổng trấn Bắc Hà là ông Nghiêm Xuân Thiện, và do đó đã bị khai trừ khỏi đảng trong một phiên họp tại nhà ông Ngô Thúc Ðịch, bí thư trưởng, có mặt các đảng viên trong Thị Bộ Hà Nội. Từ đó, nội bộ Quốc Dân Ðảng trở nên mâu thuẫn, phân cực.
Vẫn theo Nguyễn Thạch Kiên, mộ nhà thơ Nhượng Tống ở phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, vì ông là con nuôi một nhà họ Bùi ở phủ này.” (Nguyễn Tà Cúc (1996), Nhượng Tống, Khởi Hành số 1.)
Riêng tác giả Hoàng Văn Ðào, người gia nhập Quốc Dân Ðảng từ năm 1927, sáng lập chi bộ Thanh Hóa từ đó, và là tác giả cuốn “Việt Nam Quốc Dân Đảng – Lịch Sử Ðấu Tranh Cận Đại,” thì thủ phạm hạ sát nhà thơ Nhượng Tống tên là Nguyễn Văn Kính, một tay sai của kẻ thù. Kính cùng Bùi Tiến Mai, Ðội Dương, Thị Nhu, Thị Uyển, tay sai của Pháp và Cộng Sản, được gài vào đảng để phá hoại. Kính lấy bí mật trong đảng cho mật thám Pháp, Mai đánh cắp danh sách các cấp lãnh đạo, Ðội Dương dắt mật thám về bao vây làng Võng La khi các đảng viên cao cấp Quốc Dân Đảng đang họp, Thị Nhu, Thị Uyển theo dõi bá cáo tông tích của đảng trưởng Nguyễn Thái Học. Kính đã đền tội khi Ký Con, trưởng Ban Đặc Vụ đã cho thi hành lệnh tổng bộ, bắn y chết tại Sở Thú Hà Nội.
Hơn 60 năm đã trôi qua, vụ ám sát tác giả bài thơ “Cảm Ðề Lịch Sử” vẫn còn là nghi án. Lịch sử ta có rất nhiều vụ ám sát thủ tiêu tương tự. Lạ thay đất nước đã gọi là hòa bình mà công lý thì chưa thấy làm sáng tỏ một vụ nào. Và cũng lạ thay, trong bài “Xuân Biệt,” Nhượng Tống đã làm một câu thơ tả người bị bắn ngã, (chỉ bằng mũi tên ẩn dụ của ái tình) mà giống như tình trạng cái chết của chính ông: “Anh ngã, mình sa giữa lưới ngờ!”
Trong một bài viết ngắn, tác giả bài này không thể bàn tới văn chương của Nhượng Tống, đồ sộ về dịch thuật, tài hoa trong phong cách, tuy nhiên cũng xin đề cập thoáng qua cuốn tiểu thuyết danh tiếng của ông: Lan Hữu, do Nam Cường xuất bản năm 1940.
Lan và Hữu là hai thiếu nữ, hai nhân vật trong mối tình trong sáng thuở thiếu niên của ba người, người thứ ba là Ngọc, 16 tuổi, anh con cô con cậu với Hữu, mới đâu 13, 14 tuổi. Vai chính là Ngọc, người kể lại mối tình ngây thơ trong một khung cảnh thiên nhiên xanh bóng cây, thơm mùi cỏ hoa, trăng trong gió mát. Ngọc yêu thơ văn từ nhỏ, tính tình như cậu tự kể, hồn nhiên lãng mạn nhưng rất sắc xảo lại ở một nơi gia phong nền nếp khiến độc giả có thể nghĩ không sai lầm rằng Ngọc chính là Trân, tên thật của Nhượng Tống.
Truyện mở đầu bằng mối tình của Ngọc đối với cô em họ, Hữu. Ngay khi cảm thấy mình vừa yêu Hữu, giật mình vì một mùi hương - mùi nước hoa thoảng bay từ mái tóc đen, khuôn mặt sáng - Ngọc đã sợ hãi tự hỏi: tình yêu ấy có tội lỗi không, dù chưa có sự động chạm nào giữa hai anh em. Rồi Lan xuất hiện. Rồi Ngọc tới một lúc biết rằng mình yêu cả hai người, ... Rồi những đối đáp bóng gió xảy ra giữa bộ ba, quanh những ván bài tam cúc, những sinh hoạt của tuổi thiếu niên.
Truyện Lan Hữu là một truyện khó viết, nhiều nhà văn có thể không viết được, vì không phải ai cũng viết được truyện tình của lứa đôi 13, 16. Thế mà Lan Hữu ngay từ năm 1940 đã chiếm một chỗ đứng cao trong phong trào văn chương lãng mạn ở Việt Nam. Và Nhượng Tống đã nghiễm nhiên là một nhà thơ, nhà văn tài ba, nhà dịch thuật trước tác thâm hậu, xuất sắc theo dư luận từ đó đến nay. Ông là một cây bút không những ý thức về ngòi bút của mình, còn ý thức về thời đại mình sống, rõ nhất là tham gia việc nước bằng văn hóa văn chương ngay khi mới hai mươi (viết báo rất sớm).
Ngoài việc dịch gần hết “lục tài tử” của văn học Trung Hoa, ngoài cuốn tiểu thuyết tình cảm thời mới lớn Lan Hữu, Nhượng Tống còn là người thành lập Nam Đồng Thư Xã chủ trương giáo dục thanh niên ý thức trách nhiệm đối với đất nước - một đất nước còn đang dưới ách đô hộ của ngoại bang - cho nên ảnh hưởng của ông lan rộng, sâu bền, khác hẳn ảnh hưởng giai đoạn của chính trị. Việc bắn chết ông là một án mạng văn hóa. Nạn nhân không chỉ là một người, nạn nhân ít ra là của một thế hệ càng ngày càng kém văn hóa vì bạo lực đã giết hại biết bao nhân tài văn hóa trong thế kỷ XX?
Mấy trang sau đây ông viết về nhân vật Thánh Thán, nhà phê bình cổ quái thế kỷ XVII:
Nước Tàu xưa có một nhà văn học phê bình... Nhà ấy là Thánh Thái, Thánh Thán sinh vào thế kỷ mười bảy hồi cuối Minh sang Thanh.
Cứ kể nguyên về cái tên con người ấy đã tác quái rồi: Tên Ông là Vị, họ Dư, Thánh Thán là tự. Rồi vì cái tự ấy, ông đổi tên là Nhân-Thụy và đổi luôn cả họ theo họ Kim.
Về văn học ông còn tác quái hơn: Hồi ấy, ở nước Tàu lối văn chuong cổ điển, quý tộc vẫn giữ bá quyền.
Vậy mà ông dám nói:
"Kể văn chương xưa nay, chỉ có sáu người viết đáng gọi là tài tử: Một là Trang Chu, viết Nam Hoa Kinh; hai là Khuất Nguyên, viết Ly Tao; ba là Tư Mã Thiên, viết Sử Ký; bốn là Đỗ Phủ, viết các bài thơ luật; năm là Vương Thực Phủ, viết Tây Sương Ký; sáu là Thi Nại Am viết Thủy Hử!”
Khen văn thơ của Trang, của Khuất, của Tư Mã Thiên, của Đỗ, cái đó khác nào khen “Phò mã tốt áo”... Thế nhưng dám kéo Vương Thực Phủ với Thi Nại Am lên ngồi cùng một chiếu với bốn ông trên thì thực là một anh chàng gan nuốt búa mà mắt tẩy rổ!...
Bởi vì Tây Sương là một vở tuồng mà Thủy Hử chỉ là một bộ truyện. Tuồng với truyện người thời ấy cho là những thứ văn nhảm, kẻ đứng đắn không thèm viết!
Chẳng những thế, viết hai môn văn nhảm ấy, tác giả lại dùng một thứ chữ nhảm: chữ bạch thoại! Thứ tiếng nói thông thường của đàn bà con trẻ ấy, các nhà văn nói hàng ngày cũng ít khi nói đến, đừng kể chi là dùng vào văn chương!
Vậy, đem hai tập văn nhảm viết bằng một thứ chữ nhảm ấy mà khen rầm trời, tức là “nói cho thiên hạ và miệng chơi,” lời cụ Đào Nguyên Phổ nhà ta dã dậy!
Tuy nhiên, cái con người có gan để cho kẻ đồng thời và miệng đó, đã lược ngàn sau thán phục là có con mắt tinh đời! Tây Sương và Thủy Hử chính là hai bộ sách có giá trị nhất của nền văn học bình dân nước Tầu khi mới phôi thai. Mà thứ chữ bạch thoại thì ngày nay ở trường học cũng như ở đàn-văn đã nghiễm nhiên thay chân cho thứ chữ văn ngôn bị loại làm một môn đồ cổ!
Nói cho thực thì Thánh Thán là một tay cách mạng trong văn học giới.
Nhưng văn học giới đã không đủ chỗ để chứa cái tâm hồn to tát ấy!
Thấy việc nước nát bét vì bọn quan lại tham tàn, ông liền theo phái Thanh Nghị đem ba tấc lưỡi nói chuyện văn chương mà nói chuyện Triều Đình! Và vẫn một tinh thần cứng cáp và tinh ranh, ông phê văn nghiệt ngã chừng nào thì ông chửi đời cũng chua cay chừng ấy! Rồi, sau bao năm lăn lóc, một khi thấy việc đời chửi cũng không thể chuyển được như là cuời hoặc khóc: một khi thấy cây bút trong tay mình là bất lực, ông liền quăng nó đi mà cầm lấy cây gươm! Chuyện đó có thực, hay do phe địch bịa đặt ra? Cái án ấy cũng ngờ như cái án Cao Bá Quát nước ta. Và cũng như ông Quát, đầu Thánh Thán đã rơi dưới cái tội danh phản đối triều đình! Nhà văn học cách mạng đã chết trong một việc chính trị cách mạng!
Chúng tôi tưởng cần phải giới thiệu câu chuyện đó ra đây sau khi đã trình với các bạn ba bản dịch “Tây Sương”, “Ly Tao”, và “Thơ Đỗ Phủ." Nhất là dưới đây chúng tôi lại tạm dịch hầu các bạn những đoạn văn mà người xưa cho là hay nhất trong bộ Sử-Ký của Tư Mã Thiên.
Chúng tôi mong trong một ngày rất gần đây sẽ có thể cho ra mắt các bạn bản dịch toàn bích bộ cổ-sử có giá trị ấy.
(Tổng hợp tài liệu từ: Hoàng Văn Đào (1957): “Từ Yên Bái đến cái ngục thất Hỏa Lò, Côn Nôn, Guyan;” Phạm Thanh (1959): “Thi Nhân Việt Nam Hiện Đại,” Trần Tuấn Kiệt (1967): “Thi Ca Việt Nam Hiện Đại, 1880-1965", Khai Trí Sài gòn 1967, “Từ Điển Văn Học Việt Nam, bộ mới," Hà Nội 2000. Nguyễn Tà Cúc (Khởi Hành, 1996) "Ai giết Nhượng Tống?" Và Nguyễn Thạch Kiên: "“Hoa Cành Nam,” “Những kỷ niệm quê hương.” Ảnh: Thi sĩ Nhượng Tống, ảnh của Hoàng Văn Đào.
* Có nơi viết Hoàng Phạm Trân sinh 1905, có nơi viết 1906, vì ông sinh năm Ất Tỵ, gồm hai năm 1905 và 24 ngày chót thuộc năm 1906. Chưa có đông nhất nói rõ ngày ông bị ám sát, Từ Điển Văn Học Việt Nam xuất bản năm 2000, Hà Nội, ghi: 8 tháng 9.1949. Nhưng theo Phan Lạc Phúc, đó là ngày 8 tháng 11.1949.
- Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh Viên Linh Nhận định
- Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ
- Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định
- Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký
- Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký
- Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại
- Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký
- Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |