1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Như Phong Lê Văn Tiến, nhà báo của các nhà báo (Đỗ Quý Toàn) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      27-10-2020 | VĂN HỌC

      Như Phong Lê Văn Tiến, nhà báo của các nhà báo

         ĐỖ QUÝ TOÀN
      Share File.php Share File
          

       


            Như Phong Lê Văn Tiến
           (1923 - 18.12.2001)

      Ngay sau khi có tin Tiêu Dao Bảo Cự bị bắt ở Đà Lạt, nhà báo Như Phong nhận được một cú điện thoại, do một nhân viên của Asia Watch gọi. Đó là một tổ chức tranh đấu cho nhân quyền, trụ sở ở New York. Người gọi muốn biết tin tức về vụ bắt bớ này, về tiểu sử của Bảo Cự, lý do tại sao nhà văn này bị bắt, v.v... Như Phong Lê Văn Tiến cung cấp cho họ tất cả những tin tức mà ông biết về vụ bắt Bảo Cự. Ông nhắc lại, chính tổ chức Human Rights Watch, phân bộ Á Châu, đã tặng ông một giải thưởng về Tự Do Phát Biểu (Free Expression Award) năm 1993, khi ông còn ở Việt Nam. Ông tự coi mình có bổn phận giúp các tổ chức tranh đấu cho quyền làm người, nhất là tranh đấu cho quyền của con người Việt Nam. Sau khi trả lời nhân viên của Asia Watch, Như Phong quay lại nói: “Sáng nay tôi mới gọi cho Hoàng Minh Chính, báo tin Bảo Cự bị bắt. Anh ấy cám ơn quá, vì ở Hà Nội họ chưa biết gì về tin đó cả.” Một vụ bắt bớ xảy ra ở Đà Lạt vào ngày thứ hai, đến ngày thứ tư ở Hà Nội mới biết nhờ một người ở California! Như Phong làm các công việc thông tin đó, tự nhiên như thở khí trời. Mà nếu không được thở như vậy thì chắc ông khó sống. Không tiếp tục tranh đấu cho quyền làm người của dân tộc Việt Nam thì chắc ông cũng không thấy còn lý do để sống.


      Nhưng Lê Văn Tiến không phải chỉ là nguồn tài liệu tranh đấu cho nhân quyền. Ông cũng là kho tài liệu sống của bao nhiêu người hoạt động trong các lãnh vực báo chí, truyền thông khác. Khi các đài phát thanh BBC, RFA, VNCR ... hay tạp chí The Far Eastern Economic Review muốn tham khảo về một tin tức mới từ Việt Nam loan đi, họ thường gọi và phỏng vấn Như Phong. Sau khi Đảng Cộng Sản Việt Nam kết thúc Đại hội 8, nhật báo Người Việt muốn tổ chức một buổi thuyết trình để tìm hiểu nội tình đảng Cộng Sản và tình hình trong nước sau kỳ họp đó, người được mời thuyết trình là nhà báo Như Phong.


      Sau khi đến tạm trú ở Mỹ từ năm 1994, Như Phong đã giúp đỡ, cộng tác với các báo Việt ngữ bằng ý kiến, tài liệu, các bài thuyết trình, và các bài viết. Nếu có tên một nhân vật nào đó trong đảng Cộng Sản vừa xuất hiện trong bản tin Reuter chẳng hạn, người ta có thể gọi tới Như Phong hỏi thêm. Ông sẽ suy nghĩ giây lát, rồi rút từ “bộ nhớ" trong óc ông một hồ sơ để tham khảo. “Cái anh này, nó có Trung ương khoá Sáu, khóa Bẩy. Đến khoá Tám thì nó rớt... Còn anh này, hồi xưa nó đi với cánh Mai Chí Thọ, sau nó về với phe...” Đối với lớp người làm báo tương đối trẻ, Như Phong là một bậc đàn anh, một “anh lớn” nhưng một đàn anh rất hoạt động, vui tính, thân mật, coi mọi đồng nghiệp là ngang vai bằng lứa, và đôi khi ông còn rất tếu! Ông tếu hơn nhiều người trẻ tuổi lớp sau.


      “Tôi là người luôn luôn lạc quan!” Như Phong nói khi được hỏi ông nghĩ thế nào về tình hình tương lai Việt Nam. Có người trẻ tuổi đã phê bình rằng Như Phong lạc quan quá đáng. Ông tin rằng Việt Nam sẽ thoát nạn Cộng Sản, và sớm chứ không muộn. Ông tin ở lẽ phải: “Lời nói phải củ cải cũng nghe.” Ông nhắc lại câu tục ngữ và không quên nhấn mạnh: “... nếu khi nói, mình không vụ danh, không vụ lợi.”


      Không danh lợi, đó cũng là nếp sống tự nhiên của Như Phong Lê Văn Tiến. Không vợ con, không giữ một chức vụ nào trong chính quyền, dù có khi ông được mô tả là người đề nghị tên của hàng chục vị Tổng trưởng, Bộ trưởng trong một chính phủ thời Việt Nam Cộng Hòa. Ông chỉ góp ý kiến cho vị Thủ tướng thời đó về một danh sách chính phủ với điều kiện chính ông không tham dự, để bảo đảm việc đề cử của ông là cốt vì công ích, không phải vì tình riêng. Nhà báo Phan Lạc Phúc viết: “Ngoài nghề viết báo anh còn là một yếu nhân trong hậu trường chính trị. Anh có dáng vẻ một quân sự cỡ lớn. Nhiều chính khách thuộc Đệ Nhị Cộng Hòa chạy một chân Bộ trưởng hoặc Tổng giám đốc thường lui lới căn gác treo đầy phong lan của nhà báo Như Phong... Ông giống như một con rồng lẩn khuất trên mây... không rõ hình dung thật sự thế nào.”


      Cuộc đời làm báo của Như Phong bắt đầu năm 1945, khi ông 22 tuổi, làm phóng viên cho tờ Việt Nam Thời Báo. Cũng trong năm đó, ông làm việc với báo Ngày Nay, do Khái Hưng làm chủ nhiệm, một cơ quan ngôn luận của Quốc Dân Đảng. Nhưng Như Phong không tham gia sinh hoạt chính trị của một đảng phái nào. Năm 1954, ông cùng nhiều nhà văn miền Bắc di cư lập ra nhật báo Tự Do. Ông làm Tổng Thư ký nhật báo này cho đến năm 1963. Cũng trong thời gian đó, trong năm 1957 ông là một hội viên sáng lập Trung Tâm Pen Club Việt nam thuộc PEN quốc tế. Sau khi nhật báo Tự Do bị đình bản, ông trở thành một ký giả độc lập, cộng tác với các tổ chức báo chí quốc tế như The Forum World Features hay tạp chí The China Quarterly. Từ khi tới Hoa Kỳ năm 1994, ông cộng tác với các báo The Asian Wall Street JournalThe Far Eastern Economic Review. Trong thời gian ở tù dưới chế độ Cộng Sản, Như Phong được mời làm hội viên danh dự của nhiều trung tâm PEN quốc tế ở Âu Châu và Bắc Mỹ. Nhưng cuộc đời ông đã biết mùi tù đầy từ năm 20 tuổi.


      Năm 1943, Như Phong đã bị Pháp bắt bỏ tù. Sau đó đến lượt Nhật, rồi Việt Minh bắt giam ông. Thời Đệ Nhất Cộng Hòa, ông cũng từng bị bắt giam. Nhưng thời gian bị từ lâu nhất của ông là thời Cộng Sản sau 1975. Ông bị giam hai lần, từ 1976 đến 1988, rồi từ 1990 đến 1992. Khí phách của ông được tất cả các bạn tù kính nể. Những người đã thoát trước ông như Trần Dạ Từ, Đinh Quang Anh Thái ... đều nói đến tư cách hào hùng, cương nghị của Như Phong, Doãn Quốc Sỹ... với niềm thán phục. Nhưng sức dẻo dai của ông còn làm cho người không ở tù cũng phải kinh ngạc.


      Ngay sau khi rời Việt Nam ông đã làm việc ngay với PEN quốc tế để tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận ở nước nhà. Nhà báo Dinah Lee Kung kể trong bản tin của PEN trong tháng Mười Một, 1994: “Trong vụ bị bắt giam gần đây nhất ở Sài Gòn, ông bị giam cùng một phòng với 35 người trí thức khác, mỗi người được 75 cm không gian. Tù nhân không bao giờ được rời khỏi phòng giam... Mặc dù sau nửa thế kỷ bị tù đầy nhiều lần, lòng thiết tha của ông đối với nghề báo vẫn không giảm đi chút nào...”.


      Năm 1975, Như Phong đã quyết định ở lại Việt Nam. Một người bạn của ông, giáo sư Patrick J. Honey, viết cho một người Việt ở Mỹ ngày 7 tháng 7 năm 1975, than thở chuyện Như Phong quyết định không đi: “I could never get him to leave his beloved Việt Nam – Tôi chẳng thể nào kéo ông ta rời khỏi được nước Việt Nam yêu dấu của ông.”


      Hai mươi năm sau, cũng chính giáo sư Honey đã viết cho Như Phong sau khi ông sang đến Mỹ:

      “Tôi đọc, rồi đọc lại thư anh... với sự kinh ngạc lớn lao và niềm cảm phục vô bờ bến trước sự chịu đựng những nỗi cực khổ về vật chất cũng như tinh thần của anh. Tôi biết rằng trong thư anh không viết gì về tất cả những nỗi cực khổ trong đời sống tù đày đó... Làm cách nào con người có thể sống sót sau khi tuyệt thực bảy tuần lễ, nhất là sau khi đã chịu đựng cảnh khốn khổ tù đầy, thật ngoài sức tưởng tượng của tôi!... Làm cách nào anh còn giữ được sự tỉnh táo, chưa nói đến quan tâm về trí thức, sau bao nhiêu năm sống trong cảnh đó, thật là đáng kinh ngạc!... Tôi không thể tưởng tượng có một người thứ hai nào trên trái đất này còn muốn bắt đầu xuất bản một tờ báo vào cái tuổi 71 của anh, mà coi đó chỉ là một bước đầu để xây dựng..."

      Không những thế, ngay trong cảnh tù đầy, Như Phong vẫn không bỏ thói quen theo dõi tin tức tình hình thế giới. Khi đế quốc Nga Sô sụp đố, chính các cán bộ công an Cộng Sản Sài Gòn đã tìm gặp Như Phong để hỏi han, nhờ phân tích tình hình.


      Nhà báo Phan Lạc Phúc viết về Như Phong: “Những huyền thoại trong tù của Như Phong cũng như của Hà Thượng Nhân đã khiến cho nhiều bạn tù cảm kích. Các anh là những tù nhân lương tâm. Là người thất trận, sa cơ, nhưng các anh là đại diện chân chính cho làng báo miền Nam, không cúi đầu trước uy vũ bao giờ.” Có lẽ đó là vinh dự cao nhất tặng cho một nhà báo, khi một đồng nghiệp ngợi khen. Lòng kính trọng của đồng nghiệp, niềm tin tưởng của lớp đàn em đi sau, là những điều mà nhà báo Như Phong có thể hãnh diện, dù ông là người sống rất đơn sơ và khiêm tốn chân thành. Những người theo đuổi nghề làm báo sau ông có thể thấy nơi ông một tấm gương sáng. Ông mang tặng cho chúng tôi niềm tin vào nghề nghiệp của mình, là biết dùng lời nói của mình, lời nói phải, và nói sự thật. “Lời nói phải củ cải cũng nghe.” Ước mong những người làm báo Việt Nam, ở trong cũng như ngoài nước, cùng lấy câu tục ngữ này làm châm ngôn, để giữ phẩm giá và danh dự nghề nghiệp của mình.


      (Khai triển và cập nhật hóa bài viết trên Nhật báo Người Việt ngày 16 tháng 11 năm 1996)


      Đỗ Quý Toàn

      Tạp chí Thế Kỷ 21 năm thứ 14, số 164, Dec 2002
      Tưởng Niệm Như Phong Lê Văn Tiến

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Như Phong Lê Văn Tiến, nhà báo của các nhà báo Đỗ Quý Toàn Nhận định

      - Sách Hồng, Một chủ trương “Xây Dựng” của Tự Lực Văn Đoàn Đỗ Quý Toàn Tham luận

      - Phong trào Nhà Ánh Sáng của Tự Lực Văn Đoàn Đỗ Quý Toàn Tham luận

      - Pho Tượng Mẹ Việt Nam Của Lê Thành Nhơn Đỗ Quý Toàn Nhận định

      - Hai Bài Học Từ Nguyễn Mạnh Côn Đỗ Quý Toàn Tạp bút

    3. Bài viết về nhà báo Như Phong Lê Văn Tiến (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Như Phong Lê Văn Tiến

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Như Phong Lê Văn Tiến, nhà báo của các nhà báo (Đỗ Quý Toàn)

      Gió Không Thể Tắt (Hà Thượng Nhân)

      Nhà báo Như Phong Lê Văn Tiến

       (Từ Mai Trần Huy Bích)

      Cậu Tôi  (Từ Dung)

      Các bài viết về Như Phong (Nhiều Tác giả)

      Sách "Tưởng Niệm Nhà Báo Như Phong Lê Văn Tiến"  (46 Tác giả)

       

      Tác phẩm của Như Phong

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)