|
Dương Kiền(28.12.1939 - 17.11.2015) | Khái Hưng(.0.1896 - 17.11.1947) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà văn Nguyễn Trọng Thuật
(1883 - 1940)
Cùng năm Tố Tâm ra đời (1925) hội Khai trí Tiến đức lần đầu phát giải thưởng đã tặng giải tản văn cho một cuốn tiểu thuyết nhan đề là Quả dưa đỏ. Tác giả Nguyễn trọng Thuật, biệt hiệu Đồ Nam, là một cây bút thuộc phái cựu học của bảo Nam Phong. Ngay từ buổi đầu ông đã thỉnh thoảng có văn lại cảo. Song chỉ từ khi năm 1923, ông đem sự nghiệp và văn chương của Hải Thượng Lãn Ông giới thiệu trên Nam Phong, mới được độc giả chủ ý, và trở thành một cây bút biên tập. Ông hay viết những bài biên khảo, linh tinh đủ loại, về học thuật Trung Hoa như Khảo về sách Xuân thu Tả truyện (N.P. từ số 127), về lịch sử địa phương như Danh nhân Hải Dương (N.P. từ số 155), Một quyền gia phả có giá trị (N.P. từ số 101), về học thuật nước nhà như Điều đình cái án quốc học (N,P. số 167), Việt văn tinh nghĩa (cuốn này ông đăng trên Nam Phong rồi xuất bản năm 1928). Ông lại sở trường cả về thơ, làm nhiều thơ ngụ ngôn (N.P. từ số 123). Tuy nhiên công việc biên viết của ông linh tinh rời rạc, nên kém giá trị và ngày nay người ta thường chỉ còn nhớ nhà văn đã lần đầu được hội Khai trí tặng thưởng, tác giả một cuốn tiểu thuyết mở đường cho tiểu thuyết Việt Nam.
Quả dưa đỏ cốt truyện sơ lược như sau:
Mai Yên hiệu An Tiêm, con nuôi vua Hùng Vương thứ 17, bị gian thần hãm hại, phải đày cùng vợ (nàng Ba) và hai con (Mai Lâm và Quế Vương) ra một đảo hoang vu ngoài Nam Hải. Chàng tin ở thuyết tiền thân và thượng đế, nên không lo buồn, gắng sức tìm kiếm lấy cái ăn cái mặc ở nơi cô tịch. Sau chàng tìm được một giống dua, dưa đỏ (cũng gọi là dưa hấu, chữ Hán là Tây qua), đem trồng, rồi nhờ có sản vật này chàng trao đổi được các thực phẩm vật dụng với các thuyền buôn ngoại quốc, và trong 3, 4 năm trời, chàng khai khẩn được cả một khu đảo, rủ thêm được nhiều người đến ở, làm cho hòn đảo hoang trở thành một nơi dân cư trù mật, đến ngày cơ mưu kẻ gian thần bại lộ, Hùng Vương nhớ con nuôi, cho triệu An Tiêm và cho phục chức cũ. Từ khi biết được sự mở mang ở đảo của chàng, vua mới tin ở thuyết tiền thân và tin chàng là người thành thật.
Tác giả đã phỏng theo một câu truyện dã sử, một cổ tích nước ta được thuật trong sách Lĩnh Nam Chich Quái đời Lê (coi Tập I về Hán văn lịch triều). Tuy nhiên câu truyện Lĩnh Nam chỉ tóm vào một hay trang giấy, tác giả đem viết thành một cuốn sách hơn 200 trang, tất nhiên ông đã thêm ra nhiều chi tiết. lại thay đổi cả một vài dữ kiện trong truyện xưa, tất cả là nhằm chứng minh những ý nghĩa đặc biệt trong tư tưởng của mình.
Tư tưởng của tác giả.
Chủ ý tác giả là trước hết chuyển một cổ tích có tình cảnh thần dị hoang đường ra một truyện có ý nghĩa triết lý. Cứ trong Lĩnh Nam chép thì An Tiêm được vua dùng, được phủ quỷ, sinh ra kiêu mạn, thường nói «cái gì cũng là vật của tiền thân tôi cả», không nghĩ gì đến ơn vua, vua mới giận đày ra ngoài biển để xem «mi còn có của tiền thân nữa không". Nguyễn trọng Thuật bàn: Trong vũ trụ này có cái lẽ vỏ kê (tức là cái lẽ tiền thân) như thế bao giờ. Ấn Tiêm là người hiểu biết sự vật, tức là người bác học, có lẽ nào lại tin cái lời hoang đàn mà nói ra ý vong ơn bội nghĩa như vậy. Song câu ấy cũng không phải là không có hẳn, câu ấy chắc là về cái thuyết thiên với mệnh, thiện với ác, của nhà nho Trung Quốc hay về cái thuyết Tam thể nhân duyên của nhà Phật Ấn Độ, mà hai xứ ấy cùng mới đề xướng lên lại cùng mới truyền bá vào nước ta khi ấy. Cho nên người ta lấy làm lạ. An Tiêm vốn hên mà đắc sủng thì người ta đố kỵ, nay thấy bỗng tin một cái tư tưởng mới ở ngoài đem vào, cũng như những thuyết tự do thiên diễn ở đời bây giờ, nên họ thêu dệt vào mà vu hãm cho thành tội». Cái lẽ tiền thân là cái lẽ cột trụ, cái luận đề của câu truyện. Sau khi đã giải thích cải lẽ tiền thản vu vơ ấy ra một triết lý có sở cứ, tác giả làm việc để hướng cả câu truyện, nhân vật, hành động, tư tưởng, về mục đích thể hiện và biểu dương cái lẽ triết lý đóủ.
Cải lẽ triết lý đó, tuy tác giả có đặt câu truyện vào thời điểm lịch sử mà giả thiết nguồn gốc và tính cách như trên, song đem phố vào tiểu thuyết, dưới ngòi bút tác giả, hiện ra phức tạp tân thời hơn nhiều. An Tiêm trở thành Nguyễn trọng Thuật và chủ trương một triết thuyết dồi dào trong đó bên cạnh tư tưởng căn bản của nho gia còn thêm vào nhiều kiến thức sách vở mới.
Cái lẽ tiền thân của An Tiêm trước hết biến thành cải Thiên mệnh của nho gia. «Tử sinh hữu mệnh, phú quý do thiên». An Tiêm cho rằng kẻ gian tà không làm hại nổi mình cũng như Khổng Tử cho rằng : «Trời sinh đức cho ta, ngươi Hoàn Đòi có làm gì được ta". Rộng ra nữa : Nhất ẩm nhất trác giai do tiền định". An Tiêm nghĩ : “Bởi vì mình đã tin có cái tiền thân thì đắc táng vinh khô, há không bởi tiền định, mình cứ vui lòng mà vâng lời thượng đế, chứ không oán hờn chi ai». Chính là cái chử trương "bất oán thiên bất vưu nhân, tri thiên thuận mệnh" của nho gia vậy. Tuy nhiên cái lẽ thiên mệnh ở đây thường chuẩn xác hóa thành một quan niệm về thượng đế, danh từ mà tác giả nhắc đi nhắc lại trong mỗi hồi. An Tiêm tin vào tiền thân, ấy là tin vào thượng đế. Thượng đế đây có thể hiểu như thiên trong nho kinh hoặc trời trong ngôn ngữ bình dân, tức là một đấng toàn năng thưởng thiện phạt ác, có lòng với người hiền, giúp hội cho kẻ có tài có trí. Song cũng mở rộng nhiều sang những khái niệm Tây triết về Dieu.
Ta thấy qua những lời thuyết lý của tác giả hoặc của An Tiêm, Thượng đế (hoặc cũng gọi là tạo hóa, tạo vật), trong Quả dưa đỏ cũng phảng phất cái Dieu néc essaire của Descartes của Spinoza "Tạo hóa tuy lập ra vũ trụ nhưng việc gì cũng phải theo luật lý tự nhiên mà toàn chuyển, chớ có việc nào vô lý vô luật, thốt nhiên ngang nhiên bao giờ". Hoặc một Dieu artiste của Chateaubriand: «Tạo hóa đem bàn tay khéo mà điểm xuyết nên lắm vẽ mỹ miều ở khắp non sông cây cô. Chỗ nào còn có mưa có nắng còn có con chim ngửa cổ lên trời mà hót tiếng véo von, bông hoa nhoẻn miệng lên trời mà cười chiều hớn hở, thì chỗ ấy tiện thị có bao nhiêu sinh ý, bao nhiêu ơn huệ của tạo vật đó". An Tiêm lại nói : "Nghe cái tiếng sóng dạt dào có tiết tấu hay lắm. tưởng cũng là khúc hải nhạc của các hải thần cứ đêm thanh cổ vũ để ca tụng công đức của đấng tạo hóa». Ta tưởng như lời nói của tác giả sách Génie du Christianisme. Hoặc nữa cái Dieu personnel của Thiên Chúa giáo, vị Noster Paster đầy tình thương đối với con cái là nhân loại, người ta có thề yêu kinh ca tụng và cầu khẩn những khi gặp phải tai nạn. Như nàng Ba chắp tay cầu khẩn giữa đêm phong ba: «xin Thượng Đế đề cho mẹ con tôi được qua cái đêm nay....". Hoặc thường hay thấy hơn cả là cái Dieu providence của một triết phải lạc quan, của Rousseau, Bernadin de Saint Pierre: "Tạo hóa lập nên vũ trụ sinh ra vạn vật chỗ nào lúc nào cũng đã tiềm tàng kỷ trú đủ cả những cái đề mà từ sinh". Chính nhờ có Thượng để lo liệu cho trước nên An Tiêm đày ra một hoang đảo tưởng phải chết đói chết rét mà rồi tìm ra được thức ăn nước uống, chỗ trú ẩn cách sinh nhai.
Bên cạnh cái Thượng Đế quan ấy (théodicée), ta còn thấy một cái văn minh sử quan rõ ràng. An Tiêm bị đày ra hải đảo không phải đề chiêm nghiệm một triết lý về trời mà còn đề diễn lại một quá trình văn minh nhân loại. An Tiêm cùng vợ bước ra hoang đảo, tất cả như thề nhân loại bắt đầu một cuộc sinh hoạt lịch sử. Ở đây những kiến thức nho kinh được dùng làm nòng- cốt. An Tiêm đêm đầu ở đảo nằm đất gối cây, uống nước trời mưa, chỉ dùng có thổ, mộc, thủy, sau tìm ra lưỡi gươm, cục đá lửa (Cao phu nhân đã lén dấu cho) mới có đủ ngũ hành để khai thác thiên nhiên. Rồi tìm vào hang trú, sàn lấy cua tôm cá, hái lấy rau trái, tìm ra vị thuốc, rồi chế ra nguyệt lịch, chế ra quần- áo. « Thế là cái cõi đời mới của 4 người ở đây mới độ 3, 4 tháng mà đã qua được đời Hỗn độn sang đời Toại nhân, lại qua đời Toại nhân sang đời Hoàng đế ».
Rồi văn minh tiến đến có «lễ văn chế độ» (nhan đề chương 16), chế ra giấy bằng lá cây, bút bằng que nhựa, để dạy hai con học, sau khi làm lễ Thánh sư cần thận. "Một cái cõi đời mà đã biết học thì là cái đời phong khi mở mang, nhân sự thành lập rồi đó, ngày mai ta phải lên núi Vọng mà cảm tạ Thượng đế, Thần minh, kỳ đảo cho chóng tới ngày trù thịnh». Để cho xã hội trù thịnh phải lo cho dân số tăng gia. «Thượng đế giảng phúc cho năm ba lần cát mộng nữa thì độ hai ba đời về sau, ta không phải là ông bà Bàn cổ di truyền cái giống người Bách Việt ra giữa cõi đất treo leo nay dư." Thế là hai vợ chồng cùng "tính về sau» (nhan đề chương 19) và kết quả là một đứa con thứ ba sắp sửa ra đời. «Ta thêm được đất, thêm được giống dưa quý hóa này, nay mai lại thêm được người, thế là Thượng đế lo liệu cho ta cái kế tràng viễn ở đây rồi đó». Rồi gặp được thuyền nước Tề đến định ước thông thương, ấy là xã hội đã mở cửa ngoài tiến vào đường giao thương. Rồi thêm nhiều người nữa trong lục địa ra khai thác đảo, tự đặt dưới quyền An Tiêm, tạo ra một xã hội phân hóa, có đủ nghề, nông phố, chài lưới, buôn bán, kỹ nghệ, có tĩnh xá cho ông giả, học xá cho con nít. Đến đó là lúc nền văn minh «cáo thành» vậy.
Bên cạnh cái thượng đế quan và văn minh sử quan ấy, còn thấy một nhân sinh quan liên hệ. Con người sinh ra trên muôn loài chính là đứa con trưởng, con cưng của thượng đế, được nhiều quyền có phúc trạch, song đối lại cũng có nhiệm vụ với ngài: phải làm việc, phải lo xây dựng xã hội, thúc đẩy văn minh «Tạo hóa kỳ trú cho đủ những cái đề mà tư sinh, nhưng cái kho vô tận ấy đề vào nơi kín đáo, người ta phải cố công tim tòi bới móc, ra tay kinh doanh để tăng phần hạnh phúc cho nhân sinh », chớ nếu lười biếng thì sẽ đi đến diệt chủng và diệt thân, và khi đó sẽ là đứa con bất hiếu không xứng với thiên chức. Trời vốn hiểu sinh; vũ trụ chỉ là một cái vườn xuân của thượng đế đề vạn vật sinh sôi, cho nên người phải lấy công việc gây dựng nòi giống làm trọng... Việc sinh nuôi dạy bảo con cái tức là một cách thờ trời đó. Phải có nhiệm vụ với gia đình, với tổ quốc. «Người ta sống ở đời vốn bẩm tự mệnh trời, nhưng một mình không thể sống được, phải sống bằng dây ân tỉnh vì thế mới có thân gia, bang quốc». Làm như ông già họ Thạch (chương 24) chán đời, dứt gia đình, bỏ tổ quốc, đi cầu tiên ở đâu đâu, là không hợp lý.
Đó là cái đạo chung cho nhân loại, còn riêng với An Tiêm ở đây thì cái nhân sinh quan của chàng lại vượt lên một bực cao siêu nữa. An Tiên là một người thượng đế sinh ra đề đội mệnh thượng đế đi «khai tịch thế gian». Cho nên chàng không có gì không am hiểu, không có gì phải lo sợ, lúc nào cũng sừng sững tự tín tự cường, đặt mục đích cuộc đời ở chỗ hoàn thành cải sứ mạng «khai vật thành vụ », sáng tạo văn minh cho xã hội và «tham tán công cuộc hóa dục của thượng để». Tuy nhiên An Tiêm không phải như thứ người hùng, thứ siêu nhân của Tây phương. Chàng là một hình ảnh bực thánh nhân Đông phương, vừa say mè hành động, vừa có tâm hồn của một triết nhân và một thi nhân.
Sau hết ngoài cái tư tưởng triết lý trên, Quả dưa đỏ còn nói lên một tư tưởng khác nữa của tác giả, là cái tư tưởng về quốc gia. Có những điều ông nói rõ trong bài tựa: tại sao người mình lại cứ ham coi tiểu thuyết Tàu rồi đi tôn sùng những ông thần ông thánh bên tàu, trong khi mình cũng có những câu truyện kỳ thú như Tây Qua, những nhân vật thần thánh như An Tiêm mà mình không biết đề ham mê để sùng bái. Tác giả khai thác một cổ tích nước nhà, đưa một vĩ nhân dân tộc vào tiểu thuyết, để may nhờ hình thức tiểu thuyết mà vĩ nhân ấy, câu truyện ấy, chiếm được một chỗ ngồi trong lòng quốc dân, bồi bổ được ý thức quốc gia chăng. Song cũng còn những điều tác giả không nói ra mà cải thâm ý chiếu rõ ra trong bao nhiêu trang sách. Có những đoạn tác giả mượn người trong truyện ca ngợi nước tổ Văn Lang, vua tổ Hùng Vương, mối tình với quê hương với đồng loại. Có những câu thơ trong truyện chứa đầy ngụ ý thời thế như «Nhớ con chim quốc đêm hè, non sông hiu quạnh ai nghe mà gào»:
Nhất là cái sự nghiệp phi thường của An Tiêm thật là một bài học bóng gió đầy ý nghĩa cho người trong nước, trong hoàn cảnh bấy giờ. Tại sao mà An Tiêm thành công? Vì có tài có chí. Và nhất là vì cái lòng tin di sơn điền hải. Tác giả viết ở trang kết: «Sự biết tin là cái cốt làm việc ở đời. Có biết tin thì lấp bể cũng không lâu. Không biết tin thì qua cầu cùng không lọt. An Tiêm vì có biết tin nên vững lòng mà thành sự». Công cuộc phục hưng đất nước giải phóng quê hương, nhìn ra lúc ấy thật là thiên nan vạn nan, song chúng ta phải lấy cái lòng tự tin của ông tổ An Tiêm mà tự lệ tự cường. Hẳn cũng thông cảm cái chủ ý bóng giò ấy cho nên Sở Cuồng Lê Dư bình Quả dưa đỏ đã khen tác giả là một kẻ sĩ có chí và kết luận: «Ôi! ông An Tiêm gặp phải cái cảnh ngộ như thế mà còn tự lập cho đến thành công được, nửa là kẻ có cái cảnh ngộ không đến gian nan như ông An Tiêm thì có khó gì mà không phấn phát làm việc, hẹn cho thành tựu công nghiệp của mình được chứ».
Nghệ thuật và văn
Xem vậy tác phẩm mang một chủ ý thật cao xa, một tư tưởng thật phong phú, nhưng tác giả chưa nắm vững được phương tiện của mình. Tiểu thuyết Quả dưa đỏ mắc phải những khuyết điểm mà vài nhà phê bình trước đây như Thiếu Sơn, Vũ Ngọc Phan đã nói đến nhiều. Trước hết động tác chậm chạp, nhân vật ít hoạt động, chỉ bàn bạc thuyết lý với nhau. Người ta công kích nhất là cái chữ “phiêu lưu tiểu thuyết» mà ông trương ra làm một cái tiểu tựa của tác phẩm. «Hai chữ phiêu lưu có nghĩa là bị gió dập sóng dồi, nay đây mai đó, như Gulliver hay Robinson Crusoë, hết trôi dạt vào nơi này đến bị trôi dạt vào nơi nọ, rồi những hành động của họ là những chuyện ở một vài nơi chính mà họ ở lâu hơn cả. Đằng này trong Quả dưa đỏ, An Tiêm bị vua cách chức sai quan quân đưa xuống thuyền đến thẳng cái đảo hoang vu mà viên quan kia đã biết ở bể Nam, như vậy còn có tính cách trôi nổi gì nữa." (V. Ngọc Phan). Một đặc tính nữa của truyện phiêu lưu là nhân vật chính phải trải qua nhiều bước gian hiểm nhiều nỗi éo le, nhưng “từ đầu đến cuối Quả dưa đỏ, chúng ta chưa thấy An Tiêm bị đói khát khổ sở quá bao giờ, hết bánh chàng tìm ngay được tôm cá, áo rách chàng tìm được cỏi, khát chàng tìm ngay được suối ngọt, theo ý tác giả đó là những của tiền thân của chàng, nhưng nếu thế không còn gì gọi là phiêu lưu được nữa". (V. Ngọc Phan).
Tác giả muốn dựng lại một câu truyện quá khứ. Chính trong bài tựa ông đã quan niệm rõ tính cách lịch sử ấy và đặt cho mình một nghiêm lệ là «phàm những điều tư tưởng, những sự hành động của người trong truyện, cho đến những danh từ dùng để chứng thực bởi thấn cũng đều lấy ở cuối đời triều Hùng nước ta và đời chiến quốc bên Tàu về trước cả". Song người đọc truyện không khỏi nhận thấy những chi tiết sai lầm hoặc đáng hoài nghi về phương diện sự thật lịch sử. Từ ở khung cảnh chung, cái triều đình, cái xã hội đời vua Hùng, cho đến nhất là cái tâm lý cái ngôn ngữ của nhân vật. Truyện xảy ra vào đời Hùng Vương thứ 17, nghĩa là vào khoảng năm 500, 400 chi đỏ trước Tây lịch, nghĩa là 700 năm trước khi người Hán sang truyền bá chữ Hán cho dân Giao chỉ. Vậy mà nước Văn Lang - cái nước Văn Lang của những người sơn răng vẽ mình - đã nghiễm nhiên có một triều đình lễ mạo y quan, có một xã hội thấm nhuần Khổng giáo, có những con người trung hiếu cực đoan như vợ chồng An Tiêm. Ông Vũ Ngọc Phan nhận xét: «Trừ nước Tàu, Hy lạp, La mã và vài nước nữa không kể, hầu hết các nước trong hoàn cầu bấy giờ đều mọi rợ hay dù không muốn cho là mọi rợ đi nữa thi tính tình cũng phác thực, họa chăng được như người Mọi người Mường ở xứ ta bây giờ là cùng. Vậy mà An Tiêm và nàng Ba trong cuộc phiêu lưu đều thi đua ngâm vịnh, miệng thốt ra những lời văn hoa tình tứ, tâm hồn luôn luôn dạt dào thi cảm, thật không thẻ nào tưởng tượng được đó lại là những người thượng cổ.» Điều kỳ dị hơn nữa là tác giả lại đặt vào miệng họ những câu thơ lục bát kỹ thuật rất già dặn, cả những câu tập Kiều hoặc những câu dịch văn thơ Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thành ra tóm lại nếu nói đến sự thật lịch sử ở đây thì thật là quá lạm. Tác giả đã tự cho phép những ước lệ, những giả tả, với mục đích cốt yếu nói lên qua câu truyện và nhân vật, cái tư tưởng triết lý của mình. Ông Thiếu Sơn đã nhận xét đúng: «An Tiêm không phải là một người mà chỉ là một cái lý tưởng của một tín đồ nho giáo. Tác giả bắt cái lý tưởng đỏ phải hành động phải phiêu lưu, phải cảm giác sự vật, phải tạo lập cơ đồ, để diễn chứng ra cho người đời cải tinh thần giáo hóa của đạo học thánh hiền». An Tiêm quả vậy không phải là một người, ngay cái tâm lý con người bình thường cũng thiếu ở nhân vật ấy. Đọc truyện An Tiêm lắm chỗ ta phải giận, phải tức cho cải tính cách của chàng. thật không giống ta chút nào cả. Chỗ ta đáng khóc thì chàng cười, cảnh ta nên buồn thì chàng vui, không lúc nào chàng có cái yếu hèn của thường tục, giọt nước mắt thế nhân, chàng không phải là tiên là thánh thì chàng cũng đã mất cái nhân tình đi rồi» (Phê bình và Cảo luận).
Như vậy phải chăng là vì tác giả đã vì quá chú trọng đến tư tưởng mà coi nhẹ nghệ thuật, hay là vì tác giả chưa sảnh với lề lối tiểu thuyết Tây phương. Hai lẽ này có lẽ đều nên kể cả. Nguyễn Trọng Thuật là một nhà văn lớp cựu nho với nhiều phong thái cũ. Ông chỉ để ý diễn tả cái chủ quan của mình chứ không đứng từ địa vị khách quan mà sáng tạo. Ông. lại viết tiểu thuyết với một cây bút nghị luận, đôi khi một cây bút thơ nữa. Ông nhắc ta nghĩ đến Tản Đà trong những thiên mộng ký. Tuy nhiên ở Tản Đà triết lý thấp thoáng, ẩn ước, văn thanh thoát, tài tử. Ở Trọng Thuật triết lý dàn ra thành cột dài lý luận, văn ở chỗ thuật sự cũng như chỗ đối thoại trải ra câu « đại cà sa», nặng những hình ảnh cổ kinh, những lối nói văn hoa trang trọng. Ta hãy đọc một câu tác giả tả mặt trời ở biển lúc bình minh:
«Thuyền chạy vùn vụt, gió thổi vù vù, sóng vỗ chòng chành. Người ấy (tức là An Tiêm) cứ đứng sừng sững không hề nhúc nhích chút nào, chợt đâu vừng thái dương ở dưới gầm thương hải kéo lên đỏ lừng lững, trong hàm củi sắc kim quang lóng lánh, không lấy vật đỏ nào của thế gian mà tỷ nghị được, bấy giờ ảnh triều dương chiếu ra, máy khỏi sóng nước đều đổi vẻ hồng hồng cả, rồi càng lên thế gian càng rạng dần ra mà nhản quang của người càng chiếu rộng xa mãi ra được, sóng mông mênh bát ngát tit tắp mù khơi không biết đâu là bờ, cơn mây bốn chân trời kéo lên tới tấp khoảnh khắc biến thiên, vô số hình sắc, mà ngảnh lại phía tây chốn non sông tổ quốc thì mây ám sương sa không rõ gì cả, người ấy lại ngậm ngùi vô hạn" (Chương 5).
Hoặc một câu An Tiêm nói với vợ lúc ra đi:
«Tôi thấy lời cảo mệnh đọc cho tôi nghe ở trước sân rồng tuy nói đầy ra đó đề giáo hóa thổ dân nhưng lại nói chỉ cấp cho ba tháng lương và nói đề xem cái phú quý tiền thân thể nào, thì tôi đoàn có lẽ đem vợ chồng con cái nhà ta mà bỏ lên cái gò bể không có người nào đây. Một mình tôi đã vậy còn mẹ con nàng sẽ tương như chi hà. Dữ kỳ ngồi mà đợi chết, hạt nhược liệu trước mà tránh nàn» (Chương 2).
Ấy là chưa kể những đoạn nghị luận chính thức, ngân ngạ những chữ Hán, thành ngữ Hán Việt, giai cú cổ kim, có chỗ tác giả phải dừng lại đề chú thích một hai từ ngữ quá mắc. Văn ấy ở thời đại ông, đọc có thể thú vị, nhưng nay không khỏi làm nản những người bây giờ đã rời xa nếp hán học xưa.
Kết luận.
Những nhà chấm giải thưởng, các cụ nhà nho hội Khai tri hẳn đã thẩm giá nhiều cái văn ấy nhất là cái khuynh hướng lành mạnh của tác giả khéo gói ghém cái chủ nghĩa quốc gia và cái thâm ý giáo dục vào một câu chuyện ly kỳ. Đối với chúng ta ngày nay Quả dưa đỏ - cũng như Tổ Tâm - chỉ biểu tượng cho một giai đoạn mở đầu và thi nghiệm của tiểu thuyết Việt Nam. Tố Tâm là tác phẩm của một nhà tân học, Quả dưa đỏ là tác phẩm của một nhà cựu học. Tố Tâm được đón rước bởi thế hệ trẻ và giáo đầu cho một trào lưu tư tưởng mới. Quả dưa đỏ vi nghệ thuật kém, vì tư tưởng không thích hợp nên sau đó ít được nhắc đến. Như vậy phải chăng người nghiên cứu phải đặt Quả dưa đỏ vào thời gian trước Tố Tâm cho thuận với trào lưu hơn.
Thật ra không phải. Tổ Tâm được viết từ 1922. Quả Dưa Đỏ ra sau có thể coi như một phản ứng ý thức của lớp cựu nho chống lại phong thượng lãng mạn sướt mướt bấy giờ, đem lại cho công chúng một thức đọc lành mạnh. Nó cũng tỏ sự cố gắng của lớp cựu nho này trong cơn chìm đắm của học thuật cũ, vươn lên để mở một con đường cho tư tưởng, đem lại một chủ nghĩa cho quốc dân, cho đàn em. Song tư tưởng ấy với quan niệm của tác giả về thượng đế, về xã hội về nhân sinh, sau đó không còn được bọn đàn em đoái hoài đến nữa. Tác phẩm chìm vào quên lãng. Dù sao có điều đặc sắc không nên quên là lần đầu tác giả làm một công việc mà trước đó chưa hề có, mà sau này nữa ở giai đoạn thịnh đạt của tiểu thuyết cũng không ai dám bắt chước ông, là viết một cuốn tiểu thuyết luận đề triết lý đề phổ biến một triết học siêu hình.
- Tiểu thuyết Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Nguyễn Hữu Tiến Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Nguyễn Đôn Phúc Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Những Đoản Thiên Của Phạm Duy Tốn Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Những Đoản Thiên Của Nguyễn Bá Học Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Đoàn Như Khuê Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Phan Kế Bính: Việt Hán Văn Khảo Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Phan Kế Bính: Việt Nam Phong Tục Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Phan Kế Bính: Cuộc Đời và Văn Nghiệp Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Tương Phố Phạm Thế Ngũ Khảo luận
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Trang Thơ (Phù Sa Lộc)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |