1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nguyễn Thị Thanh Bình (Vĩnh Phúc) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      29-12-2012 | VĂN HỌC

      Nguyễn Thị Thanh Bình

        VĨNH PHÚC
      Share File.php Share File
          

       

      Nguyễn Thi Thanh Bình dùng tên thật của mình để ký trên các tác phẩm văn chương. Chào đời tại Huế nhưng sau khi học hết bậc Tiểu học ở Cố Đô, cô đã vào Nha Trang theo ban Trung học. Đến khi đậu xong Tú Tài lại vô Sài Gòn để học Đại học Sư Phạm. Nhưng trong thời gian đang học dở dang ban Việt Hán thì miền Nam rơi vào tay cộng sản, nên Thanh Bình di tản sang Hoa Kỳ từ năm 1975, và hiện nay sống với gia đình tại vùng Virginia.


      Với giọng Huế líu lo khi tiếp chuyện tôi, Thanh Bình có vẻ rụt rè, hay "giả bộ" rụt rè? Kỳ thực đằng sau các vẻ như rụt rè đó, có ẩn hiện nhiều nét tinh nghịch của một cô gái phương Tây. Có lẽ vì khi sang Mỹ cô còn nhỏ tuổi và chịu ảnh hưởng của những năm sinh hoạt tại Đại học ở đây chăng.


      Vốn sẵn óc tò mò muốn tìm hiểu xem tại sao các phụ nữ trẻ tuổi lại dấn thân vào con đường văn chương vốn không dễ dàng và nhiều hệ lụy hơn vinh quang, trong hoàn cảnh sống phức tạp và với số độc giả đã ít oi lại phân hóa, câu hỏi đầu tiên tôi đặt ra với Thanh Bình cũng là về những nguyên động lực đã thúc đẩy cô cầm bút.


      - Câu hỏi của anh làm Thanh Bình nhớ cái thời kỳ hồi dậy thì còn học ở Nha Trang. Dạo đó phố Biển cũng có nhiều người lập "thi văn đoàn" như Giao Hữu hay Đỉnh Cao. Và Thanh Bình cũng đã "bon chen" cùng với một hai người bạn thân lập ra thi văn đoàn Trại Thủy. Đặc biệt trong bút nhóm toàn là các cây bút nữ thôi, tức là chỉ toàn "ghệ" [tiếng lóng: con gái] với nhau. Động lực hồi đó và cho đến bây giờ, Thanh Bình thấy rất là giống nhau, nghĩa là vì mình thích mà viết. Như là mình vốn dĩ mắc nợ. Bị văn chương níu áo thì phải viết vậy thôi.


      - Xin Thanh Bình cho biết đã có những tác phẩm nào cho ra mắt rồi và có những truyện nào đã đăng trên các tạp chí.

      - Dạ thưa anh, tác phẩm đầu tiên của Thanh Bình là tập truyện "Ở Đời Sống Này" do Đại Nam xuất bản năm 1989 và bây giờ Đại Nam đang tái bản. Năm ngoái, 1991, Thanh Bình có ra cuốn truyện dài "Giọt Lệ Xé Hai" do nhà xuất bản Văn Khoa. Và bây giờ nhà Thanh Văn sắp xuất bản tập truyện thứ ba của Thanh Bình, là cuốn truyện "Cuối Đêm Dài".


      - Hình như trước đó có một số truyện ngắn đã đăng trên các tạp chí và đài BBC đã dùng một đôi truyện đọc trên làn sóng, vào khoảng năm 1988?

      - Vâng.


      - Trong những truyện của cô Thanh Bình, cô đắc ý nhất truyện nào?

      - Thưa anh, cái truyện đắc ý nhất có lẻ là truyện mình sắp viết. Là vì khi mình viết xong rồi, khi Thanh Bình đọc lại Thanh Bình vẫn thấy là chưa hài lòng lắm. Dĩ nhiên cũng có một vài truyện mình thích, đó là theo cái cảm tính, cảm xúc của mình mà thích thôi. Còn bây giờ nói là thích nhất, thì Thanh Bình cũng không biết là truyện nào.


      - Cô Thanh Bình có thấy cái hoàn cảnh sống nó ảnh hưởng đến nguồn cảm hứng không?

      - Điều đó cũng có thể đúng, là vì người ta thường nói là "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Bây giờ mình mang cái tâm trạng tha hương thì không nhiều thì ít, dĩ nhiên trong tác phẩm mình cũng có ảnh hưởng của đời sống tha hương của mình.


      - Ngoài những tác phẩm văn xuôi, cô Thanh Bình có sáng tác văn vần?

      - Dạ có. Lúc bắt đầu mới viết Thanh Bình thích làm thơ hơn là viết văn. Và bây giờ thì Thanh Bình lại viết văn nhiều hơn. Trong cuốn "Thông Điệp Hồng" của Hồ Trường An, có nói về mấy bài thơ của Thanh Bình trong đó. Lâu lâu Thanh Bình cũng có những bài thơ đăng rải rác trên các báo thôi.


      - Thường thường khi bắt đầu viết, các nhà văn nhà thơ hay chọn một "thần tượng" (tạm gọi như vậy đi), là một nhà văn hay nhà thơ đã nổi tiếng. Cô có "thần tượng" không?

      - Thưa anh câu hỏi này thật khó, là bởi vì dĩ nhiên cũng có một vài nhà văn mình thích, nhưng nếu chọn họ như một "thần tượng" để mình viết giống họ, thì Thanh Bình thích có cái bản sắc riêng của mình, hơn là bắt chước, dù người đó là thần tượng của mình, dù mình có tôn vinh người nào làm thần tượng đi nữa, thì mình vẫn muốn giữ lại cái bản sắc và cái không khí riêng của mình.


      - Ý tôi muốn nói là hồi đó có một nhà văn nhà thơ nào mà cô thích, cô yêu văn người ta, khiến nó thúc đẩy cô cầm bút, chứ tôi không muốn nói là cô bắt chước lối viết của những người đó.

      Thanh Bình nghĩ là Thanh Bình viết vì những thôi thúc từ trong ruột trong gan nhiều hơn là vì mình lấy cảm hứng do mình thích một nhà văn hay nhà thơ lớn nào mà mình viết.


      - Cô Thanh Bình có chọn dối tượng để sáng tác không? Chẳng hạn có người viết cho tuổi thơ, có người viết cho tình yêu, lại có người viết theo khuynh hướng xã hội.

      - Thưa anh, Thanh Bình viết bất cứ đề tài nào mình thích, chứ không giới hạn mình là nhà văn của tình yêu hay là hiện thực xã hội v.v... bất cứ đề tài nào làm rung động thì Thanh Bình viết thôi.


      - Tôi thấy những năm trước đây có một loạt những cây viết nữ xuất hiện, sáng tác ào ạt; rồi sau một thời gian làm như họ vắng bóng. Với tư cách một nhà văn nữ trong lớp này, Thanh Bình có thể giải thích dùm tôi được không?

      - Thưa anh, đa số những cây bút nữ ở hải ngoại thường thường viết như là một nghề tay trái. Người nào cũng có nhiều công chuyện: phải "đi cày", lo đời sống gia đình v.v... thành ra có thể lý do đó đã làm cho họ khựng lại một thời gian. Nhưng nếu có những nhà văn nữ này xếp viết lại, thì Thanh Bình nghĩ rằng lại có đội ngũ sáng tác khác tiếp tục.


      - Phần cô Thanh Bình trong tương lai gần đây có dự tính gì?

      - Thưa anh, đời sống mà không có dự định thì buồn chết, cho nên Thanh Bình cũng có chút dự tính. Nhưng mà sợ rằng "nói trước bước không qua". Thanh Bình cũng muốn tiếp tục cuộc hành trình của mình. Thanh Bình cũng đang định in tập thơ. Bạn bè "xúi dại"! Thơ ở hải ngoại này dĩ nhiên chẳng đem đi bán được. Và cũng chẳng có ai muốn đem thơ mình đi bán. Nhưng Thanh Bình cũng muốn sẽ in một tập thơ trong tương lai.


      - Xin Thanh Bình cho vài nhận xét về sinh hoạt văn hóa ở vùng Đông Hoa Kỳ.

      - Sinh hoạt văn hóa của miền Đông Hoa Kỳ rất sinh động. Thanh Bình thấy từ những cây bút nữ cho đến các nhà văn nhà thơ khác đều tiếp tục sáng tác rất mạnh.


      - Cô có thấy có sự khác biệt nào về đường lối sáng tác của các nhà văn đã nổi tiếng ở Miền Nam trước kia và những cây bút mới xuất hiện sau này ở hải ngoại không? Về kỹ thuật, bút pháp và cả đường hướng.

      - Thanh Bình nghĩ rằng tùy theo hoàn cảnh và môi trường sống mà chất liệu sáng tác dĩ nhiên phải khác. Còn vấn đề kỹ thuật hay bút pháp thì cũng có một số cây viết nữ sau này, được tiếp xúc với văn học của ngoại quốc cho nên họ cũng nhả vào không khí truyện của họ một không khí mới.


      - Có một số người bảo rằng những cây viết trẻ sau này viết "quá bạo". Cô thấy sao?

      - Có thể là họ chịu ảnh hưởng của môi trường họ đang sống. Không ít thì nhiều trong truyện của họ cũng toát ra những nét mà Thanh Bình vừa nói.


      - Ảnh hưởng của môi trường sống. Ý cô muốn nói là giới cầm bút trẻ bây giờ sống "nóng bỏng, ào ạt, quá thực tế", nó thể hiện qua lối viết của họ. Khác với những người già, bây giờ có thể họ đã "nguội lạnh" rồi chăng?

      - Có thể là do sự tiếp xúc với văn chương của nước ngoài, cũng như những điều (giới trẻ) hấp thụ được từ đời sống này nó khác với những người đi trước ở quê nhà. Thành ra Thanh Bình nghĩ rằng ngoài chất liệu sáng tác của họ khác, vấn đề kỹ thuật sáng tác và bút pháp cũng khác theo chiều hướng đó luôn...


      - Cô có cho rằng những cây viết cũ đã lỗi thời rồi và có một khoảng cách với những cây viết trẻ không?

      - Thưa anh, bao giờ người ta cũng phải học từ cái cũ. Thanh Bình nghĩ rằng lúc nào những tác phẩm bất hủ trong quá khứ cũng là một số vốn liếng cho những cây viết mới bây giờ, nếu họ còn muốn học hỏi.


      *


      Sau 6 năm, ít người còn giữ nguyên số điện thoại cũ. Trường hợp nhà văn nữ trẻ tuổi Nguyễn Thị Thanh Bình cũng không ra khỏi thông lệ này. Sau nhiều công phu dò hỏi mới lấy được số điện thoại mới của cô, nhưng lại gặp một vấn đề thực tế khó khăn: Chuông điện thoại cứ việc reo, chán thì thôi, chứ không ai trả lời, dù gọi vào những ngày và giờ khác nhau. Lại có những lần chuông reo vài lần rồi tự động cúp! Tưởng đâu như có người ở đầu giây bên kia cúp máy vì không muốn nghe! Hỏi lại một bạn văn đã cho số điện thoại, thì được mách nhỏ rằng "Khó lắm! Khó gặp lắm!". Đã tưởng như hoàn toàn thất bại, thì bỗng một lần gọi "cầu âu", lại may mắn bắt được trúng Thanh Bình. Lý do giải thích cho sự "khó gặp" là "đường giây internet ở nhà luôn luôn bận". Thây kệ, vì lý do nào cũng chẳng sao! Thế là không bỏ lỡ dịp may, phải vội vàng đặt câu hỏi ngay:


      - Trong 6 năm qua, cô Thanh Bình đã có cho ra thêm tác phẩm nào rồi? Hồi cuối năm 1992, Thanh Bình cho biết có dự định cho in một tập thơ?

      - Vâng. Đã cho ra năm 1997.


      - Tựa đề?

      - Dạ, là Trốn Vào Giác Mơ Em


      - Trong lần mạn đàm trước, cô Thanh Bình nói rằng "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ", có ý nói về cuộc sống tha hương. Nay đã 6 năm qua rồi, và cũng đã 24 năm kể từ khi Thanh Bình rời bỏ đất nước cùng gia đình đi sống lưu vong. Cái lòng hoài hương còn mạnh như xưa không? Và nó có ảnh hưởng tới việc viết lách hay không? Trong những truyện ngắn trước đây cô có lấy bối cảnh cho một số truyện là Việt Nam. Bây giờ cô có còn dùng bối cảnh Việt Nam không, hay chuyển qua viết về nước Mỹ nhiều hơn?


      - Thanh Bình nghĩ rằng bây giờ mình sống ở Mỹ cũng khá lâu rồi, cho nên cái chất liệu sáng tác thường thường là những cái mình gặp trong đời sống hàng ngày, cái cảm hứng mình lấy từ cái đời sống này, hơn là ngoảnh đầu về quá khứ với những hoài niệm, với số vốn liếng mình mang đi từ quê hương, với những nhớ thương, hay oán hận v.v... Thanh Bình thấy những cái đó không còn là những đề tài mạnh mẽ cho nguồn cảm hứng của mình nữa. Trái lại, Thanh Bình thêm vào có thể là những khuôn mặt mới, những người bạn mới mà mình gặp trong cuộc sống nơi đất khách quê người này. Vì thế mà cũng có thay đổi.


      - Trong lần nói chuyện trước, tôi có đề cập tới cái khuynh hướng viết mà tôi gọi là "viết bạo", mô tả về tình dục hơi nhiều. Hồi sau này, cô Thanh Bình thấy hiện tượng đó tăng hay giảm?


      - Theo Thanh Bình, nay người ta đang sắp sửa bước sang thế kỷ thứ 21 rồi! Vả lại, "viết bạo" hay không, vấn đề là làm thế nào giữ được giá trị của tác phẩm. Viết bạo không phải là một điều quan trọng. Nếu tác phẩm có giá trị thì người ta không thể trách cứ rằng tại sao nhà văn nữ này hay nhà văn nọ lại viết bạo phổi như vậy. Hơn nữa, khi viết về tình yêu, thì tình yêu và tình dục, hai lãnh vực, tuy coi là xa nhưng thực ra thì là gần. Tình dục nhiều khi chỉ là một cách để định đoạt của tình yêu thôi. Và khi đề cập đến một lãnh vực bị coi là cấm kỵ, mà vẫn cứ dùng cái loại văn như của thời Tự Lực Văn Đoàn, thì nay không còn thích hợp nữa. Thanh Bình không bị dị ứng trước bất cứ một đề tài nào hết. Nhưng nói như thế không có nghĩa là mình viết để vinh danh tình dục đâu. Nếu cần phải tả thực, thì Thanh Bình cũng cứ để cho ngòi bút trôi chảy tự nhiên chứ không đến nỗi phải khựng lại! Và nếu có khựng lại, là chỉ để làm sao mình viết cho hay, chứ không giống như loại tiểu thuyết ba xu. Viết về tình dục nhưng phải gợi cảm, và nhất là phải có một giá trị văn chương nào đó. Nếu một tác giả viết về tình dục mà viết hay thì sẽ không làm cho người đọc khó chịu.


      - Bây giờ ta chuyển qua chuyện sinh hoạt văn học Miền Đông Hoa Kỳ. Vì đã mấy năm rồi, tôi không có dịp qua thăm miền này, nên không rõ đã có những biến chuyển ra sao. Xin cô cho biết nhận xét về nền sinh hoạt này, so với khoảng 6 năm trước?


      - Hôm nay anh hỏi, vừa đúng dịp có một cuộc ra mắt sách đấy! Và cách đây khoảng hai tuần, có một cuộc sinh hoạt được tổ chức giữa 7 cây bút nữ. Nhưng Thanh Bình cảm thấy bây giờ các buổi sinh hoạt không còn giống như ngày xưa nữa. Số người tham dự không còn nhiều như trước kia. Cũng giống như bây giờ anh ra ngoài tiệm sách, anh sẽ thấy là thiên hạ vào để mua phim video nhiều hơn là mua sách. Nghĩa là cái sinh hoạt thì vẫn còn đó, nhưng mọi người hình như đều có vẻ mệt mỏi. Bởi vì sách vở nhiều quá. Còn các buổi ra mắt sách thì nhiều khi có vẻ "áo thụng vái nhau". Vì người ta chỉ cần bỏ ra chừng 2000 đô-la là có thể in sách, rồi có thể tổ chức "ra mắt sách". Mà các tác phẩm thì đủ loại, thượng vàng hạ cám gì cũng có hết. Cho nên độc giả bị mất niềm tin. Nhiều người đến dự ra mắt sách một vài lần thì thấy nản, vì nó không còn thu hút người ta được nữa. Hoặc là không thấy có những nhà phê bình đứng đắn, mà chỉ thấy tình trạng "mặc áo thụng vái nhau". Ở những nơi khác ngoài Miền Đông, không khí còn có vẻ mệt mỏi hơn nữa. Thành ra nó đã khác so với cách đây 6 năm. Không khí ngày xưa sinh động hơn, vui hơn nhiều.


      - Nhân vừa nói tới các buổi ra mắt sách. Có người cho rằng cần phải có những sinh hoạt như vậy, để thứ nhất là tạo bầu không khí cho anh em cầm bút có dịp gặp gỡ nhau, trao đổi ý kiến, đồng thời tạo sự thông cảm, và thứ hai là để đẩy mạnh cho tác phẩm đến được tay người đọc một cách rộng rãi hơn. Thế nhưng cũng có những người không đồng ý, vì cho rằng các buổi ra mắt sách thường được tổ chức nhằm mục đích như cô vừa nói, là để "mặc áo thụng vái nhau", hay tệ hơn nữa, là để ép người ta mua sách một cách không đẹp đẽ. Theo cô thì có nên có những buổi ra mắt sách "đứng đắn" không?


      - Nếu những buổi ra mắt sách theo ý nghĩa như anh nói là đứng đắn, thì nên khuyến khích, là bởi vì đó là một cơ hội để làm cho sinh hoạt văn học sinh động hơn. Và biết đâu, đó chẳng là một cách thúc đẩy để cho các người cầm bút hăng hái sáng tác hơn. Đó cũng là một cách kích thích họ, bởi vì một tác phẩm in ra mà không bán được thì cũng buồn. Đó cũng là một cách khích lệ cho những cây bút còn chưa được biết tới nhiều mà có tài năng. Việc ra mắt sách cũng là một cách để đưa người viết tới gần độc giả. Nhưng đó phải là những buổi ra mắt sách đúng nghĩa, chứ không phải là những lần tổ chức trong các quán cà phê mà người ta đến là vì cảm tình, vì thuộc "phe ta", hay tới để mua sách, còn những người không cùng phe thì nằm nhà, hoặc tẩy chay.


      - Theo cô Thanh Bình thì tại sao lại có tình trạng "mệt mỏi" trong sinh hoạt văn học?


      - Thanh Bình đoán là, có thể vì internet một phần. Bây giờ có nhiều người không muốn bỏ tiền ra mua sách nữa. Trên internet đã có nhiều trang văn học cho họ đọc rồi. Ngoài ra báo biếu cũng nhiều. Hơn nữa, nay độc giả đã mất niềm tin khá nhiều rồi trước cái rừng sách báo thiếu lọc lựa. Ai cũng có thể trở thành nhà văn, nhà thơ được cả! Độc giả không ủng hộ trong việc mua sách, thì nhà xuất bản cũng không muốn in sách nữa, hoặc chỉ in ít thôi. Và những cây bút ngày xưa đã có thời viết hăng lắm, bây giờ cũng rút vào bóng tối hết, vì vấn đề cơm áo, không còn thời giờ mà viết. Việc văn chương không còn là một đam mê như ngày xưa nữa, mà có thể chỉ như là một nghiệp dĩ thôi. Phải chăng đó là những yếu tố tạo thành tình trạng như mệt mỏi trong sinh hoạt văn học..


      - Còn mối tương quan giữa những người cầm bút ở Miền Đông, nay còn chặt chẽ không?


      - Nhìn bề ngoài thì còn rất là lịch sự lắm. Nhưng mà hình như cũng mất đi cái không khí vui vẻ nhiều lắm. Ví dụ như vụ tranh chấp dính líu đến văn bút quốc tế, văn bút hải ngoại gì đó. Tất cả hình như chỉ vì tinh thần phe phái mà ra thôi. Có khi có buổi ra mắt sách của phe này thì phe kia không đi. Cũng có những người ngại không đi dự, vì sợ gặp phải cảnh không vui.


      - Công việc mưu sinh và việc gia đình có ảnh hưởng nhiều tới việc sáng tác của cô Thanh Bình không? Có bao giờ cô cảm thấy nản lòng không?


      - Cũng có ảnh hưởng nhiều lắm chứ anh. Phải cố gắng tạo ra được thời giờ cho chính mình để mà viết, do đó mất đi nhiều cảm hứng. Muốn viết mà không thu xếp được giờ giấc để ngồi vào bàn, thì làm sao viết được. Nhưng Thanh Bình nghĩ rằng nếu mình thích một việc gì đó, có thể mình sẽ tìm mọi cách để làm được. Chẳng hạn như viết về đêm, có người viết vào những giờ nghỉ ngơi ở sở, hay ăn gian giờ giấc của sở v.v... Nhưng không ít thì nhiều, thế nào nó cũng ảnh hưởng đến việc cầm bút. Nhưng nếu mình có một tấm lòng đam mê thì rồi cũng có thể viết được. Tuy nhiên vì đời sống bên này luôn luôn phải chạy đua với thời gian cho nên có nhiều cây bút có một thời sáng tác ào ào, nhưng bỗng đùng một cái phải bỏ ngang không viết nữa. Bây giờ thấy hầu như vắng bóng các khuôn mặt quen thuộc ngày xưa. Sự viết lách nay rời rạc lắm.


      - Có một nhà văn của Miền Nam trước kia, khi sống lưu vong, có nói đại khái rằng nếu một nhà văn không bị cấm đoán mà lại không viết được nữa, thì sẽ đau khổ vô cùng. Cô Thanh Bình có ý kiến gì về nhận xét này?


      - Vâng, nếu không bị ai cấm đoán mà lại không viết được nữa, vì lý do không còn người đọc, thì cũng buồn lắm. Nhưng theo Thanh Bình, nếu chỉ còn vài người đọc, mà vẫn còn cảm thấy muốn viết, vẫn còn một tấm lòng, thì Thanh Bình vẫn cứ viết. Vì biết đâu một ngày nào đó, mình sẽ có cả khối lượng độc giả lớn ở trong nước. Miễn là mình phải viết cho hay. Chỉ sợ sự nghẽn tắc đến từ mình mà thôi. Thực sự cái tình trạng hiếm hoi độc giả nay chưa đến nỗi bi đát lắm. Vẫn còn có một số người ở lứa tuổi từ 40 trở lên còn đọc. Chỉ có lo là lo lớp trẻ thôi. Trong khoảng 20 năm nữa chẳng hạn, khi lớp người nay còn đọc đã hết đi, và lớp trẻ tuổi đến, đó là lớp người trẻ hơn Thanh Bình nhiều đó, là những người sau Thanh Bình vài chục năm chẳng hạn, thì có lo là lo họ có còn viết và đọc tiếng Việt Nam nữa hay không. Là nhà văn, cứ viết cho mình trước đã. Chỉ sợ ngòi bút của mình không còn khả năng nữa, chứ nếu mình còn cảm xúc, còn có những chất liệu thì cứ viết.


      - Cô Thanh Bình có ủng hộ việc giao lưu văn hóa không?


      - Giao lưu văn hóa là chuyện tốt. Nhưng phải là hai chiều. Nghĩa là sách báo trong nước gửi ra được ngoài này đón nhận, như vậy, sách báo từ ngoài này gửi về trong nước cũng phải được đón nhận, thì mới là công bằng. Nếu chỉ có một chiều thôi, thì cũng hơi nản lòng. Đó là lý do có thể mình còn phải chờ đợi trong tương lai. Biết đâu mai mốt tình hình sẽ đổi mới hơn. Nhưng Thanh Bình không chống đối. Nếu ở ngoài này mình có được không khí tự do thì mình cứ gởi về. Biết đâu, vì sự bắt đầu của mình mà sẽ làm cho phía bên nhà họ hưởng ứng. Phải có một sự bắt đầu hoặc từ phía này, hoặc từ phía kia. Thực ra, Thanh Bình thấy sách bên trong đổ ra ào ào mà sách ngoài này không về được trong nước, bị cấm cản hay không được hưởng ứng, thì cũng buồn. Nếu giao lưu được hai chiều thì sẽ vui hơn và khích động người viết nhiều hơn.


      Vĩnh Phúc

      (Đối Thoại, Văn Nghệ xb, 2001)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nhà thơ Vi Khuê Vĩnh Phúc Phỏng vấn

      - Trần Long Hồ Vĩnh Phúc Phỏng vấn

      - Nhã Ca - Trần Dạ Từ Vĩnh Phúc Phỏng vấn

      - Hà Thượng Nhân Vĩnh Phúc Phỏng vấn

      - Nguyễn Xuân Hoàng Vĩnh Phúc Phỏng vấn

      - Nguyên Sa Vĩnh Phúc Phỏng vấn

      - Nguyễn Thị Thanh Bình Vĩnh Phúc Phỏng vấn

      - Nhã Ca - Trần Dạ Từ Vĩnh Phúc Phỏng vấn

    3. Bài viết về nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Thị Thanh Bình

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Những Người Biết Yêu (Hồ Đình Nghiêm)

      Nguyễn Thị Thanh Bình (Vĩnh Phúc)

      Vùng Tuyệt Mù Nguyễn Thị Thanh Bình (Thụy Khuê)

      Nguyễn Thị Thanh Bình (Học Xá)

      Thơ dịch sang Anh ngữ (Nguyễn Thị Thanh Bình)

      Nói Chuyện Với Nguyễn Thị Thanh Bình (Thụy Khuê)

      Nguyễn Thị Thanh Bình (Vĩnh Hảo)

      Tiểu sử tóm lược (hocxa.com)

       

      Tác phẩm Nguyễn Thị Thanh Bình

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Một Giờ với Nhà văn GS Triết học Đặng Phùng Quân (Nguyễn Thị Thanh Bình)

      Những tra vấn tháng 4 tự trả lời

      (Nguyễn Thị Thanh Bình)

      Thơ dịch sang Anh ngữ (Nguyễn Thị Thanh Bình)

      Trang Thơ Nguyễn Thị Thanh Bình

      (Nguyễn Thị Thanh Bình)

      Truyện: Giấc Mơ Của bão, Khỏa Thân Đêm,

      Mùa Xuân Ở Trần Gian, Lạc Bóng, Mùi Của Lửa

       

      Cảm tưởng về ngày 30/4 (tienve.org)

      Tháng Tư Vữa (vanchuongviet.org)

      Trả Lời Phỏng Vấn (talawas.org)

      Nói Về Tác Giả Một Thuở Làm Trùm (luanhoan.net)

      Bài đã ấn hành (damau.org)

      Nguyễn Thị Thanh Bình phỏng vấn (tienve.org)

       

      Thơ: Ác Mộng Đỏ (talawas.org)

      Liberty or Death, Việt Nam là của Việt Nam tự do!,

      Tự do đâu là khúc hát nửa vời (tienve.org)

      Thơ phổ nhạc (quoctoqn.com)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)