|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình
Nếu bạn từng ghé thăm qua Đà Nẵng một lần, trước Một Chín Bảy Lăm, chắc bạn có nghe tới tên gọi một bãi biển: Thanh Bình.
Không lớn như Tiên Sa, chẳng choáng ngợp như Mỹ Khê, nhưng độ mặn mà sóng luôn xô bờ ở ba con nước xanh ấy, lượng muối đều tựa nhau, thuỷ chung chẳng nhạt một phân ly. Mặn đến quýu lưỡi, đến… lột da.
Thanh Bình vì len lỏi vào sát nách thành phố, nên như tên gọi, biển Thanh Bình hiền hoà hiếm khi nhìn ra sự cuồng nộ. Sóng có gào đâu đó, chỉ tựa một lời thì thầm xa xôi, để khi con nước thay phiên tấp vào bãi cát trắng, nó mất vẻ thị uy thường hằng. Thanh Bình chừng như muốn hoá thân thành lưu lượng êm ả của một giòng sông mênh mông dịu hiền.
Có lắm người, không cứ là ở Đà Nẵng, sinh đẻ trên từng cây số ra Bắc vào Nam, vẫn chuộng hai chữ Thanh Bình để ghi vào giấy thế vì khai sinh. Nếu 50 đứa theo mẹ mang tên Thanh Bình thì 50 đứa còn lại theo cha ắt cũng một dạ Bình Thanh cho có phúc cùng mang có hoạ cùng gánh. Nôm na: Thanh Bình là danh xưng khiến ta khó quyết đoán về giới tính. Tôi có đứa bạn thân Sinh viên Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức: Trần Văn Thanh Bình. Lưu lạc ra biển ngoài tôi quen một người nữ: Nguyễn Thị Thanh Bình. Khác số 1 là Trần Văn dân võ biền chọn binh chủng Thuỷ quân Lục chiến, Thanh Bình số 2 là Nguyễn Thị nhà văn, nhà thơ. Tôi giao thiệp không rộng, vẫn đồ rằng đâu đó có vô số Thanh Bình là thương gia, lắm Thanh Bình làm chính trị gia… vân vân.
Trong thơ Quang Dũng có hai câu:
“Bao giờ ta gặp em lần nữa
Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa”.
Cho đến tận giờ này, vùng đất bên kia biển vẫn chưa thực sự bình yên, thành ra “thanh bình nở hoa” e phải nương nhờ tới cuộc đất này. Một đoá hoa mới tinh khôi tôi vừa nhận được, ngắt từ Virginia sang, mang cái tên lạ “Thần Thánh Không Biết Yêu” với giòng chữ đề tặng ở trang đầu rất mực bay bướm của tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình. Những con sóng thay phiên xô đẩy nhảy múa, thu cất, thâu tóm trong tập truyện có độ dày là 240 trang. Biển Thanh Bình hiền hoà nhưng chữ viết của nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình chuyên chở những con sóng quặn thắt bạc đầu, tôi tin vậy. Trước sau, Thanh Bình dường chẳng muốn làm một nhánh sông trôi êm qua bao khúc quành mà đời bày ra. Không phẫn nộ, không gào thét nhưng vẫn đe doạ những ai muốn qua tới bờ. Chỉ đọc 5 chữ của tựa đề đã mường tượng ra được sự khẳng định, chối bỏ, đả phá, chê bai những lề thói cũ. Thần thánh vốn vô tri? Hay thánh thần lãnh cảm trước những van nài của người trần thế?
Mỗi khi sang Virginia tôi đều gặp mặt một Thanh-Bình-ngó-dzậy-mà-hổng-phải-dzậy. Đằng sau, phía trong con người chị, ở chỗ khuất lấp vẫn thu cất một vùng nước xoáy chực trào dâng, không ngại bày cho đời thấy một biểu tỏ khác thường. Lãng mạn là tràn bờ. Trên cả lãng mạn thì nước dâng làm ngập lụt một niềm tin, hoài nghi hầu hết những giá trị trông có vẻ tạm bợ, thường không vĩnh cửu. Bị cuốn chìm như từng diễn ra “Ở Đời Sống Này” hoặc “Giọt Lệ Xé Hai”. Bạn phải để ý đến chữ “Xé” này nhé. Giọt lệ có khi đã là trang giấy trắng, nhoè mực, hoen ố. Lau, chặm là việc giản dị trong khi xé, nghe luống những cực lòng. Vầng trăng bất quá cũng chỉ xẻ làm đôi. Xé đi một giọt lệ? Thanh Bình tự thân đã chẳng còn thanh thản hoà bình nữa. Tôi mang câu nói phổ thông của người Nam để ví von là do thế. Ngó vậy mà không phải vậy.
Tôi nhớ lại một dự tính ngày cũ rất mực mộng mị từng xẩy ra, có giữa hai phía: Hơi bị bốc đồng là chúng tôi nguyện cùng chung lưng, góp tay, hợp sức để viết nên một cuốn tiểu thuyết đầy chật tình huống liêu trai. Lại tưởng tượng ra một cái tên tác giả, lạ hoắc lạ huơ chơi khó độc giả: Bình Nghiêm (chảnh hơn Bình Nguyên, nhỉ?). Nguyễn Thị Thanh Bình lo việc Hoả, tôi đảm trách tới Mộc. Nếu Thanh Bình viết núi cao thì tôi viết về sông dài. Thanh Bình cáng đáng vai linh mục thì tôi sẽ hoá thân thành ác quỉ. Đại loại thế, thử tạo ra xung khắc xem cuối đường có được hoà thuận chăng. Âm, dương lưỡng cực là logo cầu chứng của môn phái Võ Đang, chúng tôi tin rằng sẽ tác hợp, tựu thành được thứ Song Kiếm Hợp Bích. Nhưng… dự tưởng phác thảo nghe xôm tụ là thế, cuối cùng cũng chẳng đi tới đâu. Nhớ thơ Bùi Giáng: “Áo cơm bỏ lại bên đời, bỏ tan lìa mộng bên lời tử sinh”. Na ná tựa thế. Áo cơm tử, cày bừa sinh. Công việc lao động tay chân đã làm tan lìa mộng.
“Em ơi nếu mộng không thành thì sao, mua Tiêu ban lộ uống vô lành liền”. Con nít ưa hát hỏng bậy bạ nhưng chẳng sai trật, đúng ở chỗ là giờ đây có thắp đuốc tìm cũng nào chộ mặt chai Tiêu ban lộ. Hơn cả qua sông luỵ đò. Quá nhiêu khê.
Kể chuyện này ra chỉ nhằm làm rõ, Thanh Bình và tôi đã chia sẻ với nhau những giây phút hồn nhiên vô ngại. Trong 19 truyện ngắn của “Thần Thánh Không Biết Yêu”, ở trang 9 nằm đầu sách là bài “Cảm Tưởng Về Ngày 30/4”, đây là khúc dạo đầu mà tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình dùng mở tiếp “cuộc phỏng vấn các trí thức văn nghệ sĩ trong và ngoài nước”. Nhận câu hỏi, tôi có ngay bài trả lời, đăng trên trang Tiền Vệ. Cũng ở Tiền Vệ do anh Hoàng Ngọc-Tuấn chăm sóc, tôi cũng góp một bài ngắn, thể theo lời yêu cầu của Nguyễn Thị Thanh Bình bày lối về cuộc chơi có dính dáng tới máu đổ (gửi bài buộc phải kèm ảnh chụp minh hoạ). Nhớ lại, xem ra chúng tôi đã từng sánh bước cùng nhau giữa một giai đoạn khá “nhiễu nhương” dạo đó.
Sinh tại Huế, tiểu sử in ở bìa sau chỉ nhiêu đó, không năm tháng chào đời, nhưng tôi hằng tin là Nguyễn Thị Thanh Bình cùng tuổi tôi. Theo kinh nghiệm bản thân, nếu cả hai cùng cất tiếng khóc một lượt khi vừa thoát khỏi cửa mình mẹ rặn, tôi nghĩ rằng gái bao giờ cũng khôn ngoan già dặn hơn trai. Sự chênh lệch có thể đo bằng hai (2) năm. Nguyễn Thị Thanh Bình vượt trội hơn tôi e cũng chừng đó tháng ngày, chẳng ngoa ngôn. Do đâu, do ở cõi viết của Nguyễn Thị Thanh Bình, cách chị tạo dựng ra những tình huống rối rắm và rồi tự mình tìm cách tháo gỡ từng nút thắt. Rất thờ ơ, mặt khác có vẻ buông xuôi, thủ phận. Ít biểu lộ giọng kêu gào, bẳn gắt. Trong văn xuôi có nhiều lúc tải đi một chút khí hậu của thi ca, như một nhịp ngắt rời hòng làm nhẹ đi cái tình huống rất mực ê chề của lòng bội phản, của những số kiếp lầm than giữa xã hội đảo điên.
Hãy thử đọc những hàng chữ mở đầu từng truyện ngắn, như ở “Một Nỗi Nhớ Bình Thường”:
Đáng ra tôi cũng chẳng nên tâm sự với bạn điều gì. Tôi đã tập sống như thế, như một cái máy vô hồn vô cảm suốt hơn hai mươi lăm năm ở Mỹ rồi còn chi. Thời gian tưởng soi mòn được những đường dây của trí nhớ, của kỷ niệm nhưng kỳ thực chỉ có bây giờ, lúc trở về Việt Nam như một hồn ma tìm về mộ địa, tôi mới càng đau đớn nhận ra rằng chỉ có nơi đây (và không bao giờ là một nơi nào trên trái đất) tôi mới có thể đã sống hoặc đã chết mà thôi.
Như ở “Bản Tự Thú Của Mây”:
Giờ thì tôi xin quả quyết tình yêu có thật ở trần gian. Dĩ nhiên bạn có thể nhăn mặt. Tôi cũng từng nhăn mặt như vậy. Tôi không tin. Tôi vờ như không tin. Nếu tim có đập loạn xà ngầu, tôi đổ hết cho bệnh cao máu là xong. Tôi cứ tưởng mình sẽ không tin hoài điều này. Tôi công nhận: Sự hoài nghi làm giết chết những cám dỗ ảo diệu của tình yêu. Tôi cố tình hạ giá những rung cảm tuyệt vời ấy. Tôi tự cho mình là kẻ tầm thường nên không thể mặc khải được tình yêu.
Như lối vào truyện “Chàng Ngẫu Nhiên”:
Họ gặp lại sau mười bảy năm phân ly. Cả hai chợt tìm ra đáp số cho thứ tình yêu “vô lượng hải hà”. Nhất là khi chàng vẫn còn độc thân như thuở còn tắm xà bông Cô Ba. Và nàng xem chừng “yên phận tù đày” với người chồng máy móc, sáng xách cặp da đi, chiều xách cặp da về. Tối ngồi vào bàn, dí mũi vào một tờ nhật báo Mỹ hoặc dán mắt lên Tivi. Và đêm (đều đặn là đêm cuối tuần) khi phần cơ thể dưới của người đàn ông vụt trở chứng, tức thì người nàng cũng được lật ngửa ra (nàng vốn có thói quen nằm xấp ngủ). Dĩ nhiên ở trong tư thế ấy, nàng dễ dàng đón nhận mọi nồng nàn của chồng nàng. Cho đến lúc miệng người đàn ông ú ớ hoặc kêu lên xúc động, thì nàng biết ngay đêm cũng bắt đầu khó chịu với tiếng nhạc đệm khò khè.
Như bắt đầu “Quà Sinh Nhật”:
Trong đoạn đời năm tháng, ít là một lần người đàn ông nào cũng muốn giải thoát mình ra khỏi vòng vây cũ mòn vợ chồng. Bằng cách này cách khác. Hoặc đơn thuần họ chỉ muốn nhắm mắt lại, lao đầu vào những phút giây mong manh tạm bợ nào đó. Họ muốn tìm kiếm một rung động mới nhưng đồng thời họ không muốn đánh mất những gì họ đang có. Một cách đáng tiếc là không một người đàn bà nào có thể chấp nhận được sự tham lam, tìm tòi của lạ và ăn gian cảm giác của họ.
Và ở “Ngoài Khung Đời”:
Dạo này cứ trưa trưa, da thịt đứa con gái bỗng bừng bừng như những ngọn gió chở lửa ở bên ngoài. Trời đất hì hục quất vào nhau những cơn gió giao hoan khiến Mỹ thấy mình cũng hừng hực lây. Người Mỹ nóng ran, cảm tưởng chính ngọn lửa ấy vồ chụp lấy mình thiêu đốt đến tận cùng và điên rồ.
Và ở “Thần Thánh Không Biết Yêu” bắt đầu bằng bốn câu thơ của chính tác giả:
“Đừng hối cải tình yêu quỉ sứ
Vì chắc gì thần thánh biết yêu
Cứ sống thật cảm xúc quỉ dữ
Thiên đàng kia giả dối rất nhiều”
Cô vẫn có thói quen ôm chiếc gối có chiều dài cỡ một tên đàn ông và cong người lại như con tôm bị mắc cạn trên bến bờ cô độc nào đó. Hình như đã khá lâu cô không được ai ôm và cô cũng chẳng buồn ôm ai. Trái tim cô cơ hồ bị liệt kháng trước những bày tỏ (chân thật lẫn giả dối) của mấy con đực. Điều ngộ nghĩnh và cũng khá dễ hiểu là cô càng chạy trốn, họ càng man dại rượt theo như bầy chó đến kỳ động cỡn. “Đàn ông mà. Họ chỉ giỏi vờ vịt tuồng như đau khổ lắm- cô nói với lũ bạn- khi họ chưa dí được mình nằm xuống và nuốt chửng con mồi”. Cô nói như thể mình đã đi qua trăm ngàn những tan tành đổ vỡ.
Và ở “Nóc Nhà Ba Thế Hệ”:
Đêm, vẫn như mọi đêm, người cô bấn loạn nhìn căn phòng ngủ chỉ nổi bật nhất là tấm “ri-đô” trắng bệch như giải khăn tang dần dà quấn trọn đầu, mình, và tứ chi của cô. Cô đang ở đâu đây, tầng cuối địa ngục với diêm vương mắt hí và hai con ngươi luôn bóc trần thân thể cô ra từng mảnh, săm soi đỏ ngầu dâm dục? Hay nơi đây mới chỉ là tầng đầu luyện ngục để mặc định hai con mắt của hắn, vẫn còn là nỗi thèm khát cháy bỏng muốn được vuốt ve, quỳ gối chống tay ăn tươi nuốt sống cô từng đêm.
Tất cả những trích đoạn trên gần trùng với một tâm sự, một cảnh báo rằng chốc nữa, không mấy xa, sẽ phải qua khúc quành gắt gao lắm bất trắc, tình yêu đích thực đã trôi tuột ở đằng sau, trôi bên hông hoặc mù mờ trước mặt là địa phận của xót xa, đổ vỡ, thôi vẹn toàn. Nguyễn Thị Thanh Bình rất sở trường về cách trình bày những mối tình đầy thương tật. Chị luôn hoài nghi về hai chữ hạnh phúc. Hoài nghi đi kèm với bỡn cợt. Bỡn cợt sánh đôi với dửng dưng. Văn phong rất mực thong dong, buông thả dù đang kể về những việc đắng lòng, khó tiêu hoá. Bạn thấy đó, thiên đàng luôn giả dối trong khi quỉ sứ vẫn có lắm đứa “chơi được”. Khi xác tín điều này, người đưa ra thông điệp kia phải từng trải “đi qua trăm ngàn những tan tành”. Đi tới cuối đường vẫn gượng đứng lên được. Đó là một lữ thứ biết tự sơ cứu lấy vết thương. Can trường mà cầm máu.
Những tan tành xẩy ra trong bối cảnh khởi đi từ Huế dần vào Đà Nẵng, Nha Trang, Sài Gòn rồi lưu lạc sang tới nước Mỹ. Không phút giây nào người đọc tìm nhặt chút bình yên mà chữ viết của Nguyễn Thị Thanh Bình đã dàn dựng nên. Thanh Bình chỉ là tên gọi về một bề mặt lặng sóng, phía dưới lòng sâu, biển vẫn thu cất lắm hiểm hoạ không cùng.
Tập truyện “Thần Thánh Không Biết Yêu” bao gồm: 1/ Một Nỗi Nhớ Bình Thường. 2/ Cuộc Hẹn Cuối. 3/ Bản Tự Thú Của Mây. 4/ Lạc Bóng. 5/ Tỷ Như Chim Đừng Bay. 6/ Khung Cửa Xuân. 7/ Người Đi Tìm Đoạn Kết. 8/ Chàng Ngẫu Nhiên. 9/ Quà Sinh Nhật. 10/ Bất Chợt Giữa Mùa Xuân. 11/ Rồi Mưa Cũng Trở Về. 12/ Ngoài Khung Đời. 13/ Đằng Sau Những Xuân Thì. 14/ Thần Thánh Không Biết Yêu. 15/ Không Chỉ Có Một Mùa Hè. 16/ Tháng Tư Vữa Nát. 17/ Độc Tố. 18/ Mùi Của Lửa. 19/ Nóc Nhà Ba Thế Hệ.
Người Việt Books xuất bản lần thứ nhất năm 2018. Tranh bìa của hoạ sĩ Nguyễn Trọng Khôi và đây là một trong những bìa sách đẹp nhất của năm qua. Ghi giá 15 Mỹ kim. Tôi nhận sách tặng qua trung gian nhà thơ Luân Hoán chuyển giao thành thử (dù là bạn văn) tôi vẫn không thể ghi ra ở đây địa chỉ của tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình, để nhỡ như có bạn cần liên lạc mua sách (có chữ ký của nữ nhân ở bên trời Virginia xa cách). Tôi đồ chừng hình như sách cũng có bán qua hệ thống Amazon (?)
Cần chú thích ở đây điểm hệ trọng, tác giả Nguyễn thị Thanh Bình từng phụ tá nhà văn chủ bút Xuân Vũ của Nguyệt san Non Nước. Cùng với nhà thơ nhà văn Hàn Song Tường (đã mất) và Giáo sư Đặng Phùng Quân chủ trương tạp chí Văn học Gió Văn. Cộng tác với hầu hết các tạp chí văn học ở hải ngoại. Góp mặt trong Tuyển Tập 23 Người Viết sau 75 (Văn Nghệ, 1988). 20 Năm Văn Học Việt Nam Hải Ngoại (Đại Nam, 1995). Tuyển Tập Thơ Văn Hải Ngoại (Văn Mới, 2000). Đối Thoại 13 Văn Thi Sĩ Nói Về Mình và Văn Học (Bùi Vĩnh Phúc thực hiện, Văn Nghệ, 2001). Truyện Ngắn Hải Ngoại (in chui trong nước do nhà thơ Trần Tiến Dũng phát hành, 2003). Tuổi Trẻ, Tập Truyện Ngắn in chung với Hàn Song Tường, Đặng Phùng Quân (Gió Văn, 2018).
Riêng tác phẩm của Nguyễn Thị Thanh Bình, đã xuất bản: Ở Đời Sống Này (tập truyện, Đại Nam, 1989). Giọt Lệ Xé Hai (tiểu thuyết, Văn Khoa, 1991). Cuối Đêm Dài (tập truyện, An Tiêm, 1993). Trốn Vào Giấc Mơ Em (tập thơ, Thanh Văn 1997). Dấu Ấn (tập truyện, Văn Mới, 2004). Thần Thánh Không Biết Yêu (tập truyện, Người Việt Books, 2018). Nhật Ký Của Những Mảnh Vỡ (thơ, Người Việt Books, 2018).
Tôi cảm ơn bạn văn Nguyễn Thị Thanh Bình vừa trao gửi món quà cuối năm. Tôi không mở riêng cho mình một thứ gọi là Facebook vì ngại nó soán đoạt nhiều thời gian, nghĩ mình chẳng có thứ gì để khoe; tuy vậy thỉnh thoảng tôi cũng có ghé mắt xem ké đó đây. Tìm thấy “Thanh Bình Thân Mến” và rồi lại nẩy sinh cảm tình khi đọc ra những chia sẻ mà bạn post lên, sự trăn trở của một người xa xứ vẫn nóng ruột tới bao hiểm hoạ đang diễn ra ở cố quận thường trực bất an.
Bạn có tin tới “ngày ấy thanh bình chắc nở hoa”? Tôi xa Đà Nẵng từ 1975, không rõ biển Thanh Bình còn đó hay nó bị chìm trôi, mất dấu theo bể dâu? Thần thánh không biết yêu chỉ là một giả định mà bạn tự đặt, đúng không? Nhưng rõ là có thứ chân lý: Cộng Sản vô thần thì muôn đời chúng đâu hiểu chữ yêu. Yêu rất đỗi bình thường như bạn, như tôi. Như những gì chúng ta từng mê mệt ăn nằm với chữ viết ròng rã hơn 40 năm qua. Tôi mong bạn vẫn luôn giữ một đốm lửa nhỏ trong tâm hoặc một lượng sóng ngầm mãi vồ vập dưới con nước phẳng lặng. Qua đó, hy vọng tôi còn nhìn thấy bạn mãi nồng nàn với cõi văn thơ lạ, một giọng kể đặc trưng riêng cõi mà bạn bày tỏ giữa “đời sống này” đang thực sự ghẻ lạnh, phôi pha.
Giáng Sinh 2018.
- Thưa Chuyện Cùng Người Quản Thủ Hồ Đình Nghiêm Phỏng vấn
- Những Người Biết Yêu Hồ Đình Nghiêm Giới thiệu
- Đất hoàng thổ Hồ Đình Nghiêm Giới thiệu
- Đồng Hương Hồ Đình Nghiêm Tạp luận
- Mới Nên Con Người Hồ Đình Nghiêm Tạp luận
- Hồ Đình Nghiêm thưa chuyện cùng nhà văn Võ Kỳ Điền Hồ Đình Nghiêm Phỏng vấn
- Đồng hành Hồ Đình Nghiêm Phỏng vấn
- Mẹ Việt Nam Hồ Đình Nghiêm Tạp luận
- Miên Trường Hồ Đình Nghiêm Nhận định
- Bài nhìn lên kệ sách 6 Hồ Đình Nghiêm Tạp luận
• Những Người Biết Yêu (Hồ Đình Nghiêm)
• Nguyễn Thị Thanh Bình (Vĩnh Phúc)
• Vùng Tuyệt Mù Nguyễn Thị Thanh Bình (Thụy Khuê)
• Nguyễn Thị Thanh Bình (Học Xá)
• Thơ dịch sang Anh ngữ (Nguyễn Thị Thanh Bình)
Nói Chuyện Với Nguyễn Thị Thanh Bình (Thụy Khuê)
Nguyễn Thị Thanh Bình (Vĩnh Hảo)
Tiểu sử tóm lược (hocxa.com)
• Một Giờ với Nhà văn GS Triết học Đặng Phùng Quân (Nguyễn Thị Thanh Bình)
• Những tra vấn tháng 4 tự trả lời
(Nguyễn Thị Thanh Bình)
• Thơ dịch sang Anh ngữ (Nguyễn Thị Thanh Bình)
• Trang Thơ Nguyễn Thị Thanh Bình
(Nguyễn Thị Thanh Bình)
Truyện: Giấc Mơ Của bão, Khỏa Thân Đêm,
Mùa Xuân Ở Trần Gian, Lạc Bóng, Mùi Của Lửa
Cảm tưởng về ngày 30/4 (tienve.org)
Tháng Tư Vữa (vanchuongviet.org)
Trả Lời Phỏng Vấn (talawas.org)
Nói Về Tác Giả Một Thuở Làm Trùm (luanhoan.net)
Bài đã ấn hành (damau.org)
Nguyễn Thị Thanh Bình phỏng vấn (tienve.org)
Thơ: Ác Mộng Đỏ (talawas.org)
Liberty or Death, Việt Nam là của Việt Nam tự do!,
Tự do đâu là khúc hát nửa vời (tienve.org)
Thơ phổ nhạc (quoctoqn.com)
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |