|
Nhật Ngân(24.11.1942 - 21.1.2012) | Phan Nhự Thức(4.2.1942 - 21.1.1996) | Trương Đình Quế(.0.1939 - 21.1.2016) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
KENNEDALE, Texas (NV) – Tháng Bảy này là ngày giỗ thứ tám của nhà văn Nguyễn Mộng Giác. Cái chết của một nhà văn, nhà thơ bao giờ cũng để lại những ngậm ngùi cho người đọc, nhưng dư âm lâu dài nhất thường đọng lại trong những người đã từng một thời cùng viết lách với tác giả.
Tưởng nhớ anh, tôi đọc lại “Nguyễn Mộng Giác và Bằng Hữu,” tập sách tưởng niệm do một nhóm thân hữu thực hiện và phát hành vào dịp 100 ngày mất của anh. Tập sách có bài viết của nhiều bạn văn, bạn học và học trò hiện ở trong cũng như ngoài nước.
Xin ghi lại một số khuôn mặt tiêu biểu: Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Nguyễn Thị Thanh Bình, Trúc Chi, Bùi Bích Hà, Hà Thúc Hoan, Nguyễn Chí Kham, Mang Viên Long, Mai Kim Ngọc, Trần Doãn Nho, Võ Phiến, Bùi Vĩnh Phúc, Thường Quán, Nguyễn Văn Sâm, Cao Thanh Tâm, Nguyễn Xuân Thiệp, Đặng Thơ Thơ, Ngự Thuyết, Trịnh Y Thư, Đỗ Quý Toàn, Trần Mộng Tú, Phan Thị Trọng Tuyến…
Theo lời giới thiệu đầu sách,
“Tập tưởng niệm là một tổng hợp đa dạng, ghi lại những cảm xúc, những kỷ niệm và nhiều chuyện đời thường của anh từ bạn bè, từ văn hữu và từ những người đã từng sống với, từng chia sẻ buồn, vui với anh lúc sinh thời. Đó là những mảnh vụn trong đời sống được thu nhận từ nhiều góc cạnh khác nhau và nhiều hoàn cảnh khác nhau. Những mảnh vụn này, cùng với các tác phẩm của anh, nếu hợp lại, sẽ làm rõ nét hơn một Nguyễn Mộng Giác toàn diện. Như một người chồng, một người cha, một người anh, một người bạn, một người thầy. Một người trong mọi người. Và như một người khác với mọi người: nhà văn.”
Đúng như thế, tập tưởng niệm đã vẽ ra chân dung đích thực của Nguyễn Mộng Giác trong tất cả những khía cạnh của cuộc đời nhà văn, trong văn cũng như ngoài đời.
Nhà văn Nguyễn Mộng Giác
Đề cập đến chuyện học hành của Nguyễn Mộng Giác, một người bạn học cũ, Hà Thúc Hoan viết: “Từ năm thứ nhất đến năm thứ ba ĐHSP, và cả trong kỳ thi tốt nghiệp, Anh luôn luôn đứng đầu lớp (…). Từ ngày ra trường cho đến khi nghỉ dạy, hơn 40 năm, tôi chỉ hoạt động trong lãnh vực giáo dục với nhiệm vụ của một thầy giáo đứng lớp. Anh thì trái lại, chỉ trong hơn 10 năm, đã kinh qua nhiều chức vụ như giáo sư Trường Đồng Khánh (Huế), hiệu trưởng Trường Cường Để (Qui Nhơn), chánh Sở Giáo Dục Bình Định, chuyên viên nghiên cứu của Bộ Giáo Dục (Sài Gòn.”
Đề cập đến chuyện dạy học, một người học trò của anh, cô Cao Thanh Tâm, viết:
“Hồi đó thầy mới ra trường. Em nghe các bạn nói thầy đỗ thủ khoa nên đuợc về ngay trường Đồng Khánh. (…) Qua những năm học ở đệ nhất cấp tụi em được các cô giáo dạy Việt văn, nên bây giờ, khi thầy bước chân vào lớp, là một luồng gió mới thổi vào tâm hồn mới lớn của tụi em. Riêng em thì những giờ Việt văn là những thời gian tuyệt vời trong đời đi học. (…) Một lần, quá cao hứng em đã phóng bút trong một bài luận, để khi trả bài thầy đã gạch đỏ câu văn đó và phê thẳng tay: Sáo quá! Lần đầu em như bị một vết dao lên lòng tự ái; xưa nay em toàn được khen hơn là chê về môn này. Em cứ ngồi nhìn lời phê của thầy nhiều giờ, và sau cùng hiểu rằng mình phải học và viết như thế nào. Con đường đi vào văn chương không phải bằng phẳng đầy bướm và hoa.”
Một nhà văn thuộc thế hệ sau, Đăng Thơ Thơ, ghi nhận: “Nhà văn Nguyễn Mộng Giác, chủ bút Văn Học, xuất hiện như một người thầy kín đáo giấu sự uyên bác bằng vẻ ngoài khiêm tốn, hiền hòa, bình dị. Ấn tượng đầu tiên đó không thay đổi trong suốt những năm tháng sau này. Nói chuyện với chú Giác, tôi luôn có một chỗ riêng để thở, để tự tại, tìm được mình trong câu chuyện của người đối thoại.”
Một người cùng quê Bình Định, mà cũng là nhà văn nổi tiếng, Võ Phiến, nhận xét:
“Con người cẩn trọng ấy rất từ tốn, nói ít và nhỏ nhẹ; Nguyễn Mộng Giác không dàn trải mình ra bên ngoài, không bộc lộ náo nhiệt. Cuộc sống thu lắng vào cả bên trong. Im ỉm, lặng lờ. Giác triền miên sống với một vấn đề, một ý tưởng, lúc nào cũng như đang lăn qua trở lại trong đầu một nhận xét, một băn khoăn. Trong lúc đôi mắt sáng quắc như chiếu xoáy vào từng người từng vật quanh mình, đôi mắt thật tinh tường sâu sắc không để thoát một chi tiết nhỏ nhặt nào.”
Đề cập đến chuyện làm báo văn học, Trịnh Y Thư cho biết là từ khi Nguyễn Mộng Giác tìm được một việc làm ổn định trong một cơ xưởng ấn loát, anh chuyên tâm lo cho văn học và
“Từ đó cho đến cuối đời, anh không bao giờ trở về làm báo thương mại kiếm sống nữa mà chỉ hì hụi sống chết với nghiệp văn chương. (…) Linh hồn của tờ tạp chí Văn Học là Nguyễn Mộng Giác. Có lúc có sự thay đổi chủ biên, có lúc có sự thay đổi nhân sự, nhưng tôi nghĩ sự thay đổi đó xảy ra chẳng qua chỉ vì anh Nguyễn Mộng Giác đã không muốn tờ báo là ‘của riêng’ của mình. Nó là gia sản chung của người viết và người đọc hải ngoại. Nó không là ‘của riêng’ của bất kỳ ai cả.”
Nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc cho biết: “Riêng với Nguyễn Mộng Giác, các cuộc chuyện trò về văn học bao giờ cũng để lại cho tôi thật nhiều ấn tượng tốt đẹp. Anh đã bắt đầu cầm bút trước năm 1975 nên biết khá nhiều chuyện về văn học miền Nam thời ấy. Sau năm 1975, ở lại Sài Gòn, anh cũng có dịp tiếp xúc với giới cầm bút mới từ Hà Nội vào nên cũng biết ít nhiều tình hình văn học miền Bắc. Ở Mỹ, anh cộng tác chặt chẽ với tờ Văn Học Nghệ Thuật của Võ Phiến, rồi sau đó, làm chủ bút tờ Văn Học, nên biết rất nhiều về tình hình văn học hải ngoại.”
Nhà văn nào mà Nguyễn Mộng Giác thích nhất? Theo Bùi Vĩnh Phúc, đó là nhà văn Nga, Fyodor Dostoevsky. “Trên kệ tủ sách của anh, trong nhiều năm, dù tủ sách ấy đặt trong căn nhà nào, tôi vẫn thấy một bức chân dung nhỏ, đen trắng, của nhà văn này, được cắt ra từ một tờ báo nào đó và lộng trong một khung kính nhỏ. (…) Anh chia sẻ với tôi là anh học được nhiều điều từ nhà văn này, có lẽ còn nhiều hơn từ Lev Toltoys, một nhà văn Nga khác mà anh cũng yêu thích và có chịu khá nhiều ảnh hưởng.”
Nhận xét về văn chương của Nguyễn Mộng Giác, một trong những nhà văn cộng tác khá lâu năm với tờ Văn Học khi anh làm chủ bút, Mai Kim Ngọc, viết:
“Truyện của Giác là những trằn trọc nghiêm túc về cái chết và những suy tư nặng tính siêu hình. Nói chung, thế hệ tôi dù không theo nhân văn đều được học ít nhiều về Triết. (…) Tuy nhiên, những người như tôi triết một cách tài tử. Những phiền muộn của các đề tài thâm sâu, thậm chí đen tối, khi viết xong chỉ cần một giấc ngủ ngon là rũ sạch ra khỏi đầu. Còn Giác, tôi nghĩ chúng theo đuổi anh lâu hơn. Anh đủ ám ảnh về thân phận con người để dựng ra Ngựa Nản Chân Bon với chủ đề nghiêm chỉnh về chuyện tử sinh.”
Đối với nhà văn nữ Bùi Bích Hà, thì “Với anh, chữ nghĩa là một phần xương thịt không thể tách rời. (…) Tôi khâm phục những công trình sáng tác dài hơi của anh được đông đảo bạn đọc ngưỡng mộ, được các nhà phê bình văn học trân trọng mổ xẻ, khen ngợi, được in thành ấn phẩm lộng lẫy.”
Riêng tôi, tôi quen Nguyễn Mộng Giác muộn, nhưng lại khá thân. Mãi đến khi qua định cư ở Hoa Kỳ năm 1993, tôi mới có dịp tiếp xúc với anh. Từ đó về sau, tôi trở thành một cây bút cộng tác thường xuyên cho Văn Học, cả về sáng tác cũng như về biên khảo.
Khác với quan niệm của một số người cho rằng “văn dĩ tải dạo,” văn chương phải có sứ mệnh này sứ mệnh nọ, cải tạo cuộc đời cải tạo đất nước, vân vân và vân vân, Nguyễn Mộng Giác có một cái nhìn gần gũi hơn, bình dân hơn.
Theo anh, tiểu thuyết là “một thể loại văn chương nhằm thỏa mãn nhu cầu muốn ngóng chuyện thiên hạ của người đời.” Quan điểm này chi phối các tác phẩm của anh. Quả là có một sự gần gũi giữa con người Nguyễn Mộng Giác ngoài đời và những nhân vật của anh trong tác phẩm. (…)
Với tôi, tác phẩm của Nguyễn Mộng Giác, sự nghiệp Nguyễn Mộng Giác, con người Nguyễn Mộng Giác và quan điểm Nguyễn Mộng Giác gặp nhau ở một điểm: sự lương thiện. Anh không sử dụng con đường tắt, sự ngụy biện, sự lương lẹo để sống trong cuộc đời và trong văn chương. Lương thiện với mình, với bạn bè, với chữ nghĩa, và lương thiện cả với những nhân vật của mình.
Nguyễn Mộng Giác đã ra đi. Cái lương thiện vẫn còn ở lại.
Nhà văn Nguyễn Mộng Giác sinh năm 1940 ở Bình Định và qua đời vào ngày 2 Tháng Bảy, 2012, tại Orange County, California, Hoa Kỳ, sau chín năm chiến đấu với cơn bệnh ung thư quái ác.
Quý độc giả nào muốn thưởng thức các tác phẩm của Nguyễn Mộng Giác, xin vào đường nối sau: https://nguyenmonggiac.com.
- Tình bạn trong văn chương Trần Doãn Nho Phiếm luận
- Tưởng nhớ Phan Xuân Sinh Trần Doãn Nho Nhận định
- Một cái gì rất Nguyễn Xuân Hoàng: Sổ tay Trần Doãn Nho Nhận định
- ‘Nghiệp’ thơ của Trần Yên Hòa Trần Doãn Nho Nhận định
- Đọc Ngu Yên: Trải nghiệm học thuật về thơ Trần Doãn Nho Nhận định
- Tranh Tĩnh Vật Trần Doãn Nho Tạp bút
- Tháng Tư, nói chuyện tị nạn Trần Doãn Nho Tạp luận
- Một truyện rất Huế, ‘Thương Nhớ Hoàng Lan’ Trần Doãn Nho Giới thiệu
- Từ một tờ bìa báo cũ... Trần Doãn Nho Hồi ức
- Buổi trao giải văn học Phan Thanh Giản (15.8.2021) Trần Doãn Nho Tường thuật
• Nhớ Nguyễn Mộng Giác. Và tưởng nhớ một thời văn (Bùi Vĩnh Phúc)
• Nụ Cười Bình Yên (Ban Mai)
• 'Nguyễn Mộng Giác và Bằng Hữu,’ chân dung một nhà văn (Trần Doãn Nho)
Bài viết về Nguyễn Mộng Giác (Nhiều tác giả)
Nguyễn Mộng Giác (Nhiều tác giả)
Nguyễn Mộng Giác và người Bình Định (Thụy Khuê)
Mùa biển động của Nguyễn Mộng Giác (Thụy Khuê)
Một nét trong phong cách Nguyễn Mộng Giác (1940-2012) (Nguyễn Hưng Quốc)
Vĩnh biệt nhà văn Nguyễn Mộng Giác (Hợp Lưu)
Tiểu sử và tác phẩm nguyễn mộng giác (Trần Doãn Nho)
Nguyễn Mộng Giác và “Sông Côn Mùa Lũ” (Mặc Lâm/RFA)
Trò chuyện với Nhà Văn Nguyễn Mộng Giác (Nguyễn Khắc Phê)
Tiểu sử (wiki)
• Đọc Lại Hoàng Đạo (Nguyễn Mộng Giác)
• Nghĩ về Kiệt Tấn (Nguyễn Mộng Giác)
• Nhìn Lại Một Năm Văn Chương Hải Ngoại
(Nguyễn Mộng Giác)
• Đọc Tâm Thanh, Từ Một Góc Riêng
(Nguyễn Mộng Giác)
Tác phẩm trên mạng:
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |