|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Ông người làng Đông Ngạc (Kẻ Vũ) huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, sinh năm 1874, cháu nội tiến sĩ Nguyễn Ngạc Đình, đi thi đâu hai khoa tú tài, khoa trước vào năm Thành Thái 12 (1900). Ông vào làng văn với một vở tuồng, Đông A Song Phụng (1916) và hai cuốn Giai Nhản di nuặc và Cổ xúy xuyên âm (1917). Sau đó được Phạm Quỳnh mời cộng tác và giữ một chân biên tập quan trọng và trung thành của Nam Phong. Năm 1932 khi Phạm Quỳnh vào Huế, ông thay chân trông nom tòa soạn một thời gian. Đến năm 1934, báo phải đình bản, chính ông viết trên số chót (số 210) bài «Tổng thuật sự nghiệp Nam Phong» để tạ từ độc giả. Sau đó ông rút lui khỏi nghề báo và đầu năm 1941 thì mất. Nguyễn Hữu Tiến với biệt hiệu Đông Châu là một cây bút cột trụ của Nam Phong. Ông viết ngay từ những số đầu và trong 17 năm, thường số nào cũng có bài. Nếu Phạm Quỳnh chuyên biên khảo về học thuật Tây phương thì Nguyễn Hữu Tiến chuyên về Đông phương. Văn nghiệp của ông gồm có một phân đồ sộ tác phẩm dịch thuật Hán văn và mươi bài biên khảo nhỏ.
1. Các tác phẩm dịch thuật.
A.- Trước hết nên ghi những bài ông dịch Hán văn của nho gia ta xua:
- Danh thiền lục (trich Đại Nam liệt truyện) – N. P. 31
- Vũ trung tùy bút (của Phạm Đình Hổ) – N. P. 31
- Lĩnh nam dật sử – N. P. 1921
Lĩnh nam dật sử là một bộ truyện chữ Hán, theo một thuyết, do Trản nhật Duật đời Trần viết ra. Nhật Duật, vẫn theo thuyết trên, đã dịch ở một tác phẩm chữ Hán do một người Mán là Ma vân Cao ở động Dịch Sơn tỉnh Hà Giang, viết ra ngay từ đời Lý nhân Tôn (1073). Truyện giống như những tiểu thuyết Tầu, nêu gương trung hiếu tiết nghĩa. Nhân vật cũng như địa điểm nửa ta nửa Tàu, thời điểm thì ngang với đời Lý nước ta. Tuy nhiên ngay khi truyện còn đăng trên Nam Phong, nhiều học giả trong đó có Nguyễn Bá Học đã phát biểu hoài nghi về gốc gác tác phẩm và cả tác giả Trần nhật Duật nữa. Những lý do nêu ra khá vững chắc, khiến cho về sau cũng không nhà viết văn học sử Việt Nam nào dám nhận vào văn học đời Trần của ta (vì vậy mà chúng tôi cũng không ghi vào Tập 1 bộ sách này).
B.- Sau quan trọng hơn, là những bài dịch Hán văn của Trung Hoa. Những bài này rất nhiều, có thể nói là thường xuyên trên Nam Phong, ngắn một hai kỳ, dài đến 9, 10 kỳ (dịch cả một cuốn sách) và có thể thu vào mấy mục chính như sau:
1.- Giới thiệu lịch sử và văn chương, học thuật Trung Hoa:
- Lược ký về lịch sử nước Tàu - N. P. 1928.
- Lịch sử luân lý nước Tàu (dịch Sái Chấn) - N. P. 1920.
- Học thuyết tư tưởng nước Tầu (L.k. Siêu) - N. P. 1931.
- Phong tục nước Tầu (Trương lượng Thái) - N. P. 1926.
- Văn học sử nước Tàu (Vương mộng Tăng) N. P. 1922.
- Luân lý sử nước Tầu (của người Nhật Tam Phố Đằng Tác) – N. P. 1932.
- Nho thuật và Nho giáo ở nước Tầu, - N. P. 120.
- Gương đúc dục (Lương Khải Siêu). – N. P. 1929 - 1930.
– Khảo về nguyên lưu chữ Hán - N. P. 70.
- Câu đối chữ Hán - N. P. 129.
- Mẹo văn Tầu – N. P. 71.
2- Giới thiệu văn chương, tư tưởng, danh nhân Trung Hoa:
- Khảo về Khuất Nguyên – N. P. 119.
- Lịch sử và sự nghiệp Tư mã Quang - N. P. 147.
- Một nhà đại triết học: Vương dương Minh (Tôn Dục Tú) - N. P. 1930.
- Lịch sử và sự nghiệp Tô Đông Pha (Tôn Dục Tú) – N. P. 1930.
3- Diễn giải kinh truyện Trung Hoa (với Ng. đôn Phúc)
- Luận ngữ quốc văn giải thích – N. P. 1931.
- Mạnh Tử quốc văn giải thich – N. P. 1932.
Xem trên đủ thấy dịch giả đã hết sức siêng năng trong việc đem nước Trung Hoa cổ điển giới thiệu với độc giả quốc âm. Ông Vũ ngọc Phan phê bình sự nghiệp dịch thuật của Nguyễn hữu Tiến có viết:
“Nếu đem những bài ấy thu góp lại sẽ là những bộ sách giáo khoa có giá trị về văn minh học thuật Đông - phương. Trong lúc Hán học tàn cuộc này những sách của ông lại cảng quý lắm, vì chỉ trong mươi năm nữa là không có người làm nổi được những việc như ông đã làm.
«Không nói đến những người tầm thường, một nhà văn Việt Nam nếu muốn cho những văn phẩm của mình có những điều đặc biệt của Đông phương, thì không thể nào không biết đến học thuật tư tưởng của nước Tàu được. Những học thuật tư tưởng ấy đã làm nền móng cho cái học của ta hàng mấy nghìn năm, tuy ngày nay chúng ta đã theo đòi học mới, những ảnh hưởng cũ chưa chắc đã tiêu tan được vì, nó đã in sâu vào phong tục tập quán của chúng ta, làm cho chúng ta không còn phân biệt được là của mình hay của người nữa.
«Những học thuyết tư tưởng cùng lịch sử nước Tầu về đường văn học và chính trị mà Nguyễn hữu Tiến đã biên dịch chính là những điều rất quỷ để người tân học biết cái học căn bản của nước ta, cái học mà người Đông phương không thế nào sao lãng được».
Những nhận xét trên của Vũ ngọc Phan thật đúng. Chúng ta chỉ nói riêng về điều vài chục năm nữa không ai làm nổi được công việc dịch thuật ấy. Thật vậy các nhà nho Nam Phong là những người cuối cùng còn một cái vốn Hán tự vững chắc, họ lại làm việc trong một địa hạt họ biết rõ–địa hạt Trung Hoa. Cho nên những bản dịch của họ đáng tin cậy. Hơn nữa, đó cũng là những nhà văn nhà thơ nên ngòi bút của họ chuyển từ câu chữ Hán sang cảu quốc ngữ một cách dễ dàng khéo léo. Đôi khi gặp bài thơ phải dịch, họ cũng dễ biến thành thi sĩ quốc âm, cho ta nghe những vần điệu êm ái làm tăng giá trị bản dịch. Như đọc loạt bài văn học sử nước Tầu, Nguyễn Hữu Tiến dịch của Vương mộng Tăng, ai cũng phải phục nhiều bài thơ ông dịch rất hay. Thành ra bản dịch có thêm giá trị ở ngay mặt văn chương.
2. Việc biên khảo về văn và sử Việt-Nam.
Ngay khi chưa vào biên tập cho Nam Phong, Nguyễn Hữu Tiến đã có hai cuốn biên khảo: Giai nhân di mặc và Cổ xúy nguyen âm.
Giai nhân di mặc là tập thơ sưu tầm về Hồ Xuân Hương. Ta thấy phán đoán về Hồ Xuân Hương, biên giả tuy cũng biết thẩm giá nghệ thuật mà yêu mến con người, song ông vẫn không thoát ra khỏi thành kiến nghiêm khắc của nho gia, Ông viết:
Than ôi Xuân Hương cũng là một người tài nữ trong đám thị xã, không may mà vương phải cái nợ tài tình, nay đọc đến thơ Xuân Hương, tưởng đến người Xuân Hương thi ai là chẳng yêu Xuân Hương, kính Xuân Hương. Nhưng yêu bao nhiêu lại thương bấy nhiêu, kính bao nhiêu lại tiếc bấy nhiêu. Thương là thương không có giá trị, tiếc là tiếc không có học vấn. Nếu Xuân Hương đã sẵn có cái bút tài tinh như thế mà biết vì làng thơ dành lại cái khuỔn phép bút mực cho người sau thì tập thơ Xuân Hương cũng đáng cùng với vừng cổ nguyệt ở Tây hồ mà treo gương thiên cổ. Nhưng thương thay Xuân Hương không biết lựa lấy mày mặt non sông, không biết vun lấy đạo đức xã hội, không biết giữ lấy giá trị cho cõi thơ mà chỉ đem bao nhiêu cảnh tượng, vật tượng của tạo hóa bày tài liệu cho nhà làm thơ: xếp vào trong túi lẳng lơ bỡn cợt».
Đối với nho gia xưa, Xuân Hương nhất định không thoát khỏi cái án lẳng lơ đĩ thõa. Biên giả tuồng như mặc nhận mình đã quá dễ dài quá táo bạo khi chép lại những bài thơ lẳng lơ đĩ thõa ấy, cho nên ông đã cố gắng biện minh phần nào cho tư cách đạo đức người con gái họ Hồ và cho tính cách xây dựng của công việc mình làm. Ông viết:
«Nên thương nên tiếc cho Xuân Hương là người tài hoa như thế, mà gặp một duyên phận như thế, hết đem cái văn chương khóc anh Tổng Cóc, lại đem cái văn chương khóc ông Phủ Vĩnh Tường, dầu phải lắm phen bảy nổi, ba chìm với nước non mà em vẫn giữ tấm lòng son, thế thì Xuân Hương cùng còn biết giữ giá trị cho bạn hồng nhan, chớ nên vội trách là một phường lẳng lơ đĩ thõa. Xem như Xuân Hương ân hận rằng ví đây đổi phận làm trai được thì sự anh hùng há bấy nhiêu, đó là lời Xuân Hương khi qua đền Sầm Công mà trách Sầm thái thú, khảng khái biết là dường nào. Vậy nói đèn tài Xuân Hương mà biết yêu mến, xem đến thơ Xuân Hương mà biết lựa lọc thì tập thơ Xuân Hương cũng không phải là vô ích với non sông».
Cổ xúy nguyên âm là tập khảo cứu trong đó, theo lời giải thích của Phạm Quỳnh, ông muốn «đánh trống thổi sáo đề đón rước những bậc con cháu cụ Hàn Thuyên biết nối nghiệp tổ tiên mà ngâm vịnh bằng nguyên âm của nước nhà». Sách theo dự định chia làm bảy phần, lần lượt đề cập đến thi – phú – kinh nghĩa – văn sách - ca trù - văn thư - đối liễn. Song dường như chỉ mới ra được hai tập đầu về thơ, và phú. Đặc biệt về tập thơ, ông giảng rất kỹ về luật làm thơ lại phụ theo gần trăm bài thơ đủ các loại: Đường luật, bát củ, thủ vĩ ngâm, bát cú liên hoàn, bát cú họa vận, thất ngôn tứ tuyệt ba vần, tứ tuyệt liên hoàn, thơ yết hậu, ngũ ngôn bát cú, ngụ ngôn tứ cú v. v... Thơ cổ xuất bản bằng quốc ngữ mà sưu tập dồi dào, xếp đặt ra loại mục, sách Cổ xúy nguyên âm này của Đông Châu là cuốn đầu tiên vậy.
Từ khi vào biên tập cho Nam Phong, ông chuyên vào việc dịch thuật và giới thiệu tư tưởng học thuật Trung Hoa nên không tiếp tục được loại Cổ xúy nguyên âm trên mà cũng ít khảo cứu về văn học nước nhà. Chúng ta chỉ thấy vải bài. Năm 1918 vì Phan Khôi bỏ dở mục Nam âm thi thoại nên Nguyễn hữu Tiến tiếp tục bằng mục Nam âm thi văn khảo biện, ông khảo về thi văn chữ Nôm của tiền nhân, chia ra từng tác giả mà nói, giới thiệu thân thể rồi sao lục văn phẩm. Tuy nhiên chỉ được hai kỳ bảo nói sơ về mấy nhà đời Nguyễn như Lý Văn Phức, Nguyễn Công Trứ, Cao bả Quát, Yên Đổ là ngừng.
Ông cũng còn có một bài đặc sắc về Lối câu đối Nôm (N,P. 102). Ông bắt đầu giảng cách thức làm (đối thơ, đối phú, luật bằng trắc) rồi sao lục rất nhiều cảu mẫu, xếp theo loại như: Câu đối phúng - câu đối mửng - câu đối ngẫu đề - câu đối đề trường học, đề cửa hàng, chơi ngày Tết - câu đối tập Kiều - câu đối có mẹo khó, để thách đối. Câu đối (chữ Hán gọi là đối liên vì đối nhau mà chỉ có hai vế hợp lại thành một liên) là một loại sáng tác quá nhỏ nhoi và phù phiếm để có thể coi là một loại văn học, song nó cũng là một biểu hiện của văn tài người xưa. Nhất là nó là cái thuật chơi rất ưa thích của người mình xưa. Trừ một số ít câu có công dụng đứng đắn (phúng đám ma, dán chỗ thở) còn phần lớn những câu đối Nôm đều có tính cách bông lơn, bỡn - cợt, nhất là những câu thách đối. Ta thấy 9 phần 10 những câu coi làm tài tình đều dựa trên lối triết tự chữ Hán, hoặc sử dụng những liên lạc giữa âm Hán và âm Việt, chữ Hán và nghĩa Việt, nghĩa là chỉ có nhiều ý vị đối với các cụ ta xưa học chữ Hán, nhất là không thế nào đem dịch ra cho người ngoại quốc thưởng thức được.
Kể một vài câu trong số những câu rất hay ấy:
Tứ thời bát tiết canh chung thủy,
Ngạn liễu đôi bồ dục điểm trang.
Một người Tầu nhìn vào có hiểu cũng là chỉ hiểu nghĩa hai câu chữ Hán mà thôi chớ không sao hiểu được bát tiết canh và đôi bồ dục mà tác giả – cụ Yên Đô – đã đặt trong đó.
Ao thanh trì, nước trong leo lẻo, cá lội ngắc ngư,
Sông ngân hà, sao bạc chan chan, vịt nằm ấm áp.
Tất cả ý vị câu đối trên là ở mấy chữ trùng dụng chữ Hán nghĩa Nôm như thanh là trong, trì là ao, ngư là cá, ngân là bạc, hà là sông, áp là vịt, mà chọi nhau cũng rất xứng rất đắt.
Vũ cậy mạnh, vũ ra vũ múa, vũ phải mưa, vũ ướt cả lông.
Thị vào chầu, thị đứng thị trông, thị cũng muốn, thị không có ấy.
Câu này tương truyền là của một ông quan võ và một ông quan thị về đời chúa Trịnh. Thật là một phát kiến tuyệt xảo về các chữ Hán Việt đồng âm.
Bài khảo cứu của ông Đông Châu tuy chỉ có 12 trang báo nhưng khá rõ ràng đầy đủ. Mà đó cũng là một tài liệu duy nhất cho ai muốn tìm hiểu về câu đối Nôm, vì sau này hình như cũng không có nhà biên khảo nào nghiên cứu riêng về loại này ở đâu. Đông Châu lại con một bài dịch thuật về câu đối chữ Hán như đã liệt kê ở phần trên. Xem hai bài này so sánh mới thấy lối chơi chữ của Câu đối Nôm như trên thật là đặc biệt cho người Việt Nam mình học chữ Hán. Ta cũng thấy câu đối Hán có thể tám chữ song câu đối Nôm thì không, ta chỉ làm câu đối thơ (5 chữ, 7 chữ) hoặc câu đối phú (cách cú, gối hạc.) Ngoài ra, những câu chữ Hán treo chơi còn có một loại câu có thể coi như phụ thuộc đó là các câu hoành biển (mấy chữ viết vào ván treo ngang ở trên cao) và các câu trướng bức. Xua ta chỉ làm câu đối Nôm chớ ít ai làm hoành hoặc trướng Nôm.
Về lịch sử, Đông Châu cũng có vài bài đáng chú ý: Diễn thuyết lịch sử với phong dao (N.P. số 77 – Khảo về Đại Việt sử lược (N.P. số 83) - Khảo về địa dư và lịch sử tỉnh Quảng Yên (N.P. số 84) - Qua chơi cổ tích Ninh Bình (NP. 94).
Bài thứ nhất lịch sử với phong dao thuật lại lịch sử nước nhà từ thượng cổ đến cận kim, điểm qua từng triều đại và mỗi triều đại đặt vào mươi câu ca dao ông cho là phát hiện vào thời ấy và có ý nghĩa mật thiết với biến cố của thời ấy. Ông đã phỏng theo ý kiến và mượn tài liệu trong cuốn Việt Nam Phong sử Nguyễn văn Mại viết bằng chữ Hán về trước. Cái chủ trương định xuất xứ những bài ca - dao của ta trong lịch sử – như ta đã nhận xét ở Tập 1 bộ sách này – thật ra là một chủ trương rất bấp bênh, không có gì vững chắc. Nhiều câu ca dao của ta chỉ có một ý nghĩa đại đồng, lại không có chữ gì về nhân danh địa danh mà đem gán hẳn cho thời kỳ lịch sử nào đó như để làm bằng chứng lịch sử, nhiều khi thật và căn cứ thật, độc đoán. Như tác giả viết:
- Cóc kêu dưới vũng tre ngâm.
Cóc kêu mặc cóc tre dầm mặc tre.
- Thương thay thân phận con rùa,
Trên đình hạc cưỡi dưới chùa đội bia.
«Cóc đáy là ai? Rùa đây là ai? Là cái cảnh dân ta khi bị người Tầu áp chế chẳng khác gì thân rùa thân cóc nên mới kêu lên như vậy".
Hoặc nữa:
- Nước lã mà vã nên hồ.
Tay không mà dụng cơ đồ mới ngoan
«Đó là lời khen vua Lý Nam Đế thực là một bậc tạo thời thế anh hùng.»
- Tiếc thay cây quế giữa rừng.
Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo.
Theo Đông Châu thi «câu này về đời nhà Lý, các vua kinh lý miền thượng du thường đem công chúa gả cho các tù trưởng trên Mường để làm cách cơ mi cho dễ. Như vua Lý Nhân Tôn gả nàng Khâm Thánh cho Hà di Khánh ở Vị Long, vua Lý Anh Tôn gả nàng Thiều Dung cho Dương tự Minh ở Phú Lương... và câu này là có ý than tiếc cho mấy nàng công chúa ấy».
- Gió đưa cây cải về trời,
Rau răm ở lại chịu đời đắng cay.
Đông Châu giải thích: “Cây cải ví như là Thái Hậu nhà Lê (mẹ vua Chiêu Thống) về trời là nói bà phải siêu bạt sang Tầu vì ta khi xưa thường gọi Tầu là thiên triều. Bà cung phi (Nguyễn thị Kim) ví như rau răm phải lẩn lút ở chốn thôn quê, sống rất là cay đắng.
Những cách cắt nghĩa và định xuất xứ trên ta thấy thật không có gi vững chắc cả. Người ta có thể mượn các cậu ấy để điểm cho vô số trường hợp lịch sử khác mà cũng không thể nói cách nào đúng, cách nào sai. Như ta đều biết, câu “Tiếc thay cây quế giữa rừng» người ta cũng còn mượn cho trường hợp bà Huyền Trân, câu «Gió đưa cây cải về trời» cho trường hợp mẹ con Hoàng tử Cảnh.
Tóm lại bài Lịch sử với Phong đao này về lập luận không được vững lắm. Ta chỉ thấy rõ tác giả có tư tưởng quốc gia, muốn dùng câu ca dao để biểu dương cốt cách và tinh túy của dân tộc và làm công việc này để đóng góp vào phong trào nghiên cứu vốn liếng dân tộc mà Nam Phong xưởng lên khi ấy.
Bài Khảo về Đại Việt sử lược, ông đem giới thiệu lần đầu sách này, bàn về gốc gác va tóm lược nội dung. Đây là một cuốn sử do người mình viết đời xưa mà lại do người Tàu in ra về đời Càn Long nền gốc gác khá mờ mịt. Đông Châu nhận thấy trong sách, Lý Kỷ chép là Nguyễn Kỷ, nên phán đoán rất hữu lý là tác phẩm được làm ra đầu đời Trần (Trần thủ Độ sau khi diệt nhà Lý, đày cả tôn thất đi xa và buộc đổi làm họ Nguyễn). Tuy nhiên ông suy đoán lầm tác giả là Trần Phổ (chính là Trần Tấn mà Trần Tấn là tác giả sách Đại Việt chí chớ không phải Đại Việt sử lược, Đại Việt sử lược là một cuốn sử Việt Nam xưa nhất mà còn lưu lại, và tác giả cho đến nay chúng ta vẫn chưa biết là ai)
Đặc sắc hơn cả là bài Khảo về địa dư lịch sử Quảng Yên Đồng Châu đã viết nhân một cuộc ra chơi ngoài vịnh Hạ Long. Ông khảo cứu tỉ mỉ: thống hạt - phong tục - vật sản – núi sông lịch sử... tỉnh Quảng Yên, Đọc những thiên khảo cứ như vậy ta thấy mấy người báo Nam Phong khi ấy có nhiều lợi điểm để làm những công việc biên khảo về sử địa này. Họ thuộc về một thế hệ đã sống nhiều với đất nước ta xưa trước khi người Pháp sang làm thay đổi hết quang cảnh, cho nên nói về quá khứ, họ biết nhiều biết rõ. Họ lại giỏi chữ Hán cho nên những tài liệu cũ họ lượm lặt được lắm và lợi dụng được hết; ký sự đời xưa, thi văn cổ, câu chuyện mạn đàm của cố lão, bia khắc tìm thấy tại chỗ, tất cả góp lại khiến cho những bài biên khảo của họ thật phong phú và vững chắc.
Trong thiên thảo luận về Quảng Yên này, Đông Châu đã ngược dòng lịch sử, giới thiệu cho ta đất Quảng Yên với những dấu tích lịch sử (Châu An Bang, Sông Bạch Đằng) từ đời Trần đời Lê rồi qua giai đoạn cận đại, dưới triều Nguyễn, tỉnh Quảng Yên của giặc bể, những công trình chinh tiễu gian nan của các ông Nguyễn Công Trứ, Trương Quốc Dũng, Đào Trí, Nguyễn Tri Phương. Tác giả giảng nghĩa cho chúng ta cái danh từ giặc Tàu Ô là thứ giặc khét tiếng ở vùng bể Quảng Yên này như sau:
«Quảng Yên ngoài duyên hải tiếp giáp với nước Tầu nên xưa thường có giặc khách quấy nhiễu. Trong sử chép là «Thủy phỉ» hay «Tê ngòi hải phỉ» tức là quân giặc bể, ta thường gọi là Tàu Ô. Các cổ lão truyền rằng bọn này là những quân khách ở duyên hải thường cùng thuyền to bằng chiếc thuyền mành của ta, đằng sau lái có một ngăn vuông che kín để làm phòng ăn thuốc phiện. Ngoài mạn thuyền sơn đen cho nên gọi là «Tàu Ô". Tàu ấy chạy bằng cánh buồm mà buồm đó thì có những gọng tre hoặc gọng bằng mây đặt ngang để làm cho căng cánh buồm ra, hơi khác với cánh buồm thuyền ta. Nó thường đi hàng đôi ba chục chiếc để đánh cá ngoài bể. Nếu nó gặp thuyền mành của ta thì nó sấn đến ăn cướp, nhất là nó hay đón những thuyền mành trong Huế trong Nghệ chở ra đề cướp lấy dầu lạc và các thực phẩm, cho nên gọi là giặc Tàu Ô».
Bài khảo cứu này cũng còn vài bài thơ văn dịch rất có giá trị như bài Bạch đằng giang phú của Trương Hán Siêu, hai bài thơ về Phong cảnh An bang của vua Lê thánh Tôn, Đông Châu dịch rất lưu loát lại đúng thể điệu Hán, Dương Quảng Hàm đã mượn để dẫn chứng về thể phú và trong mục Hán văn đời Lê trong sách Việt Nam văn học sử yếu của ông.
Tóm lại trong công trình biên viết của Đông Châu, phần khảo cứu này tuy cũng có những nét đặc sắc nhưng không nhiều. Công việc chính yếu của ông là dịch thuật và giới thiệu văn học, lịch sử, tư tưởng nước Trung Hoa. Ngòi bút vô cùng siêng năng cần cù của ông đã viết được tới vài ngàn trang có giá trị vững vàng cho mục đích học thuật ấy. Chỉ tiếc rằng văn nghiệp ông còn nằm cả trong báo Nam Phong, và cũng chưa ai có ý nghĩ như Vũ ngọc Phan mong mỏi; đem góp tất cả những tài liệu ấy làm một pho sách đồ sộ giúp ích cho những người sau muốn khảo cứu về tư tưởng nước Tầu mà không có phương tiện là chữ Hán.
- Tiểu thuyết Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Nguyễn Hữu Tiến Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Nguyễn Đôn Phúc Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Những Đoản Thiên Của Phạm Duy Tốn Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Những Đoản Thiên Của Nguyễn Bá Học Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Đoàn Như Khuê Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Phan Kế Bính: Việt Hán Văn Khảo Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Phan Kế Bính: Việt Nam Phong Tục Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Phan Kế Bính: Cuộc Đời và Văn Nghiệp Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Tương Phố Phạm Thế Ngũ Khảo luận
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |