|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Giáo sư Nguyễn Duy Xuân
(1925 - 1987)
Vào mùa Xuân năm 1975, nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội phá bỏ Hiệp Định Ba Lê, đã được ký kết ngày 27 tháng Giêng năm 1973, xua quân tổng tấn công xâm chiếm miền Nam Việt Nam, giữa lúc miền Nam Việt Nam bị Mỹ chấm dứt viện trợ quân sự và rút hết binh sĩ Mỹ về nước, trong khi họ vẫn được Nga Tàu chi viện mạnh mẽ. Hậu quả là sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam sụp đổ, toàn thể đất nước Việt Nam từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau đều nằm dưới quyền cai trị của nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi tiếp thu Miền Nam, họ ra lệnh cho tất cả viên chức từ trung cấp trở lên trong guồng máy hành chánh, quân sự, và đảng phái đi trình diện tại các trung tâm được chỉ định, để rồi sau đó sẽ tiếp chuyển đến các trại tù khổ sai lao động, dưới ngụy danh là trại “Học Tập Cải Tạo”, được thiết lập ở những nơi rừng sâu nước độc, từ trong nam ra bắc đến tận biên giới Việt Trung. Thông cáo kêu gọi những thành phần phải ra trình diện trại “Học Tập Cải Tạo” có yêu cầu mỗi người phải mang theo tiền đủ trả chi phí ăn uống trong một tháng với dụng ý để mọi người lầm tưởng thời gian họ bị bắt buộc “Học Tập Cải Tạo” chỉ kéo dài một tháng thôi.
Trong thực tế, thời gian bị “Học Tập Cải Tạo” kéo dài vô tận đã khiến cho vô số người phải bỏ mạng vì đói rét, kiệt sức, thiếu thuốc men, bịnh tật, và trong số các nạn nhân đó đã bao gồm Giáo sư Nguyễn duy Xuân, một Trí Thức mẫu mực ở Đồng Bằng Sông Cữu Long miền Nam Việt Nam.
GS Xuân sinh năm 1925 tại quận Ô Môn thuộc tỉnh Cần Thơ và là cựu học sinh College de Cantho, tiền thân của trường Trung học Phan thanh Giản. Sau khi đậu bằng Thành chung (Diplôme), ông sang Pháp du học, tốt nghiệp Cử Nhân Kinh Tế. Ông tiếp tục học chương trình Hậu Đại Học ở Anh và đậu bằng Cao Học về Kinh Tế. Sau đó ông theo học tiếp tại Đại Học Vanderbilt, ở Tiểu bang Tennessee của Hoa Kỳ để lấy bằng Master và PhD về Kinh Tế. Đề tài Luận án Tiến sĩ của ông là Tín Dụng Nông Nghiệp.
Thời Đệ Nhất Cộng Hòa, GS Xuân đã giữ các chức vụ:
– Tùy viên Báo chí, Phủ Thủ Tướng kiêm Tổng Giám Đốc Việt Nam Thông Tấn Xã trong Nội Các của Thủ Tướng Nguyễn Ngọc Thơ.
– Tổng Ủy Trưởng Phủ Tổng Ủy Hợp Tác Xã và Nông Tín.
Thời Đệ Nhị Cộng Hòa, ông là:
– Tổng Trưởng Kinh Tế trong Nội Các của Thủ Tướng Nguyễn Văn Lộc.
– Cố vấn Kinh Tế cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trong chức vụ Phụ Tá Đặc Biệt.
– Viện Trưởng Viện Đại Học (VĐH) Cần Thơ từ năm 1971-1975.
– Tổng Trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục kiêm nhiệm Viện Trưởng VĐH Cần Thơ trong Nội Các của Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn, được thành lập vào ngày 14 tháng 4 năm 1975, thay cho Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm vừa từ chức.
Vào những ngày cuối cùng của tháng Tư năm 1975, vị Tùy Viên Văn Hóa của Tòa Đại sứ Mỹ có đến gặp GS. Xuân, đề nghị đưa ông rời Việt Nam, nhưng ông đã từ chối vì không muốn bị qui trách là đã rời bỏ nhiệm sở trong khi thi hành nhiệm vụ.
Sau đó, cũng như mọi cấp chỉ huy trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, GS Xuân đến trình diện tại Trường Nữ Trung Học Gia Long ở Sài Gòn để vài ngày sau được chuyển đến Làng Cô Nhi Long Thành thuộc Tỉnh Biên Hòa.Đây là nơi giam giữ tất cả những người ra trình diện, tại các địa điểm được chỉ định trong vùng Sài Gòn Chợ Lớn Gia Định và phụ cận. Tại đây họ được phân loại theo mức độ tội phạm nặng nhẹ để được chuyển tiếp đến trại giam khác, nên chỉ vài tháng sau GS. Xuân lại bị chuyển tiếp về Trại giam Thủ Đức chung với những người từng giữ các chức vụ cao cấp trong các Phủ Bộ của chính phủ, các lãnh tụ đảng phái chính trị, Dân biểu Nghị sĩ Quốc Hội, chỉ huy cao cấp của cơ quan Cảnh sát và Tình báo.
Vào giữa năm 1976, GS. Xuân cùng toàn thể tù nhân ở trại giam Thủ Đức được cho chuyển hết ra Bắc. Tù nhân, từng cặp được còng tay đưa lên xe bít bùng chở ra phi trường Tân Sơn Nhất, để sau đó được chuyển thẳng đến phi trường Gia Lâm ở Hà Nội trên hai chíếc máy bay vận tải C130 của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Toàn thể tù nhân sau đó được di chuyển bằng xe chở khách đến trại tù Hà Tây, thuộc Tỉnh Hà Sơn Bình và trại tù Nam Hà thuộc Tỉnh Hà Nam Ninh. GS Xuân được về trại Hà Tây, cách Hà Nội khoảng 20 cây số.
Trong thời gian bị giam cầm ở Miền Bắc, người tù Miền Nam bị buộc phải lao động khổ sai, và GS Xuân bị xếp vào đội Sản Xuất Gạch. Đây là đội cực nhọc nhất trong các đội lao động của trại tù Hà Tây. Người tù trong đội nầy phải xuống ao lấy đất sét, ngay cả những ngày giá buốt nhất của mùa đông, đem lên nhào nặn cho nhuyễn để nén vào máy ép thành gạch sống, rồi dùng xe cút kít chuyển ra sân phơi khô. Tiếp đến, họ phải gánh vào lò để nung bằng than đá, rồi sau đó phải gánh ra với tiêu chuẩn mỗi người phải đạt được từ 1200 đến 1500 viên gạch trong ngày (mỗi viên nặng hơn một kí lô vì là gạch đặc, không phải gạch ống của miền Nam, và nếu không đạt mức tiêu chuẩn thì khẩu phần ăn trong ngày của tù nhân sẽ bị cắt giảm). GS Xuân, tuy là người cao tuổi nhất trong đội, vẫn phải còng lưng lao động khổ sai như những người tù trẻ mà đa số, nguyên là các sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, bị giam từ các trại tù gần biên giới Hoa Việt mới được chuyển về đây trước tin Tàu cộng sắp tấn công vào sáu tỉnh ở biên giới.
Mùa đông của năm 1977 và các năm sau đó ờ miền Bắc quá khắc nghiệt, khi nhiệt độ ban đêm ở trại tù có lúc xuống gần 0 độ C. Dù thời tiết lạnh nhưng mỗi buổi sáng, khi cửa buồng giam được mở để cho người tù có một thời gian ngắn ra hồ nước làm vệ sinh cá nhân trước khi đi lao động khổ sai, thì GS Xuân và Luật sư Trần Văn Tuyên, nguyên là Chủ tịch khối Dân Biểu thuộc nhóm Dân Chủ Xã Hội trong Hạ Viện, dùng giây phút ngắn ngủi nầy đề tắm giặt. (Luật sư Tuyên đã mất tại Trại tù Hà Tây nầy vì bị đứt mạch máu ở não). Ngoài việc chịu đựng sự giá rét của mùa Đông, GS Xuân cùng với những người tù khác, còn phải chống chọi với việc ăn uống thiếu thốn và bịnh tật vì thiếu thuốc men. Kỷ sư Hóa học Phan Thông Thảo, nguyên Chủ tịch đảng Tân Đại Việt và là người tù cùng buồng giam, đã chua xót than thở: “chúng ta đã trở thành loài thú ăn thịt sống rồi, vì lúc nầy chúng ta tự ăn thịt chúng ta để được sống còn .”
Khoảng tháng 9 năm 1979, thân nhân người tù miền Nam được phép cho gửi quà tiếp tế và đi thăm nuôi. Lúc đó, GS Xuân chưa nhận được quà của gia đình từ bên Pháp gửi mà chỉ nhận được quà của bà chị ruột ở Ô môn gửi vào. Chính nhờ nhận được sự tiếp tế hoặc thăm nuôi kịp thời của gia đình mà những người tù miền Nam, trong đó có GS Xuân, được tiếp tục sống sót.
Kiếp sống lao động khổ sai trong đội Sản Xuất Gạch của GS Xuân tiếp tục kéo dài cho tới khoảng năm 1981 thì ông được bổ sung vào Tổ Dịch Thuật của trại. Tổ Dịch Thuật cũng gồm các tù nhân gốc quân đội giỏi tiếng Anh và tiếng Pháp, có nhiệm vụ dịch các tài liệu và sách tiếng Anh hoặc tiếng Pháp nói về Chiến tranh Việt Nam, cung ứng cho giới lãnh đạo quân sự ở Hà nội. Đây cũng là một dạng khai thác tinh vi khác của bọn cai tù, họ khai thác tiếp chất xám của trí tuệ thay vì sức lao động của người tù.
Đến năm 1983, toàn bộ tù nhân ở trại Hà Tây được chuyển về trại Nam Hà thuộc tỉnh Hà Nam Ninh. GS Xuân vẫn tiếp tục ở trong Tổ Dịch Thuật. Các năm sau đó, GS Xuân bắt đầu nhận được quà và thuốc men của gia đình bên Pháp cũng như được ngưởi em trai, cựu dân biểu Nguyễn Long Giao, thăm nuôi và tiếp tế sau khi ông em nầy được ra khỏi tù. Nhưng cũng trong khoảng thời gian nầy, đặc biệt là vào mùa đông năm 1986, GS Xuân bắt đầu bị nổi những chấm đỏ trong người và trên mặt mà các thuốc uống và thoa ngoài da đều không kết quả. GS Xuân quay qua tự trị theo thuốc Nam bằng cách nhờ tù nhân lao động bên ngoài trại tìm và nhổ nguyên rễ rau dền gai để ông phơi khô rồi nấu nước uống.
Chứng phong ngứa của GS Xuân vẫn không thuyên giảm. Chung quanh cổ của ông bắt đầu xuất hiện vài cục bướu nhỏ sờ vào thấy cứng như hạt gạo. Theo sự chẩn đoán của bác sĩ Trương Như Quýnh, nguỵên giám đốc bịnh viện Đô Thành Sàigòn, trông coi bệnh xá ở đây, dưới quyền một bác sĩ của trại tù Nam Hà, thì GS Xuân đã bị bịnh Hodgkins, một loại ung thư về các hạch tuyến phát triển bất bình thường. GS Xuân có được trại tù cho chuyển ra bệnh viện Phủ Lý để khám nghiệm. Họ cũng xác nhận ông bị bịnh Hodgkins, rồi sau đó lại cho về trại tù trong ngày. Bịnh tình của ông mỗi ngày một nặng thêm khi các hạch ở cổ bắt đầu di căn xuống bao tử và gan khiến ông nhiều lần bị ngất xỉu phải đưa xuống bệnh xá cấp cứu. Sau cùng trại phải chuyển ông xuống nằm hẳn ở bệnh xá để tiện việc cấp cứu.
Trong thời gian GS Xuân trở bịnh nặng ở bệnh xá, tù nhân Phạm Hữu Trung, nguyên là Thiếu Tá Cảnh sát, tình nguyện xuống bệnh xá chăm sóc suốt ngày đêm cho ông và được ban giám thị Trại đồng ý, sau khi họ nhận được quà biếu xén của anh em tù trong trại. Khoảng tháng 10 năm 1986, theo sở nguyện của ông, GS Xuân được Thượng tọa Thích Thanh Long, nguyên Giám đốc Nha Tuyên úy Phật giáo cũng đang bị giam giữ tại đây, làm lễ quy y cho ông với pháp danh Thanh Lương Địa. Cũng vào lúc đó, trước tin GS Xuân đuối sức vì không thể ăn hoặc uống nước được nữa, bà GS Phạm Hoàng Hộ (vợ của vị Viện Trưởng Viện Đại Học tiền nhiệm) đã gửi ra hai lọ nước biển, Morin Amin, chứa dinh dưỡng đậm đặc để truyền qua máu vào cơ thể thay thế thức ăn. Lúc đầu, bác sĩ cộng sản của trại không cho phép dùng, nhưng vài ngày sau đó, khi thấy GS Xuân sắp bắt đầu đi vào tình trạng hôn mê, thì bác sĩ nầy mới đồng ý cho dùng. GS Xuân hồi tỉnh lại được một ngày, nhưng đến 4 giờ khuya ngày 17 tháng 12 năm Bính Dần, tức là ngày 16 tháng 1 năm 1987, GS Xuân trút hơi thở cuối cùng.
Sáng hôm sau, cũng qua hình thức quà cáp cho bọn cai tù, vị tù Tuyên úy Phật giáo Sư đòan 7, thầy Ngự cùng hai vị Thượng tọa Thích Thanh Long và Thích Thiện Chính đã xuống được bệnh xá tụng kinh tiễn đưa ông theo đúng nghi thức của Phật giáo.Thi thể của ông lúc lâm chung, sau gần hai tháng không ăn không uống được, đã bị co rút lại và toàn thân ông đen sạm như pho tượng đồng đen.
Việc chôn cất GS Xuân được trại giao cho đội tù hình sự phụ trách, và các tù chính trị miền Nam không được phép tiễn đưa. Họ chỉ có thể đứng tại cổng khu buồng giam, nhìn cảnh hai tù hình sự khiêng quan tài GS. Xuân đem chôn trên đồi hoang mà lòng ngậm ngùi thương xót cho sự ra đi thầm lặng và chua xót của GS. Xuân, một Trí Thức ưu tú và mẫu mực đã bỏ mạng vì sự trấn áp triệt để và chế độ giam cầm khắc nghiệt của bạo quyền cộng sản Hà Nội đã giành cho những người tù Miền Nam sau ngày 30 tháng Tư năm 1975.
Đến năm 2015, ái nữ của GS Xuân, từ bên Pháp về, mới thực hiện được việc bốc mộ cho cha, rồi hỏa táng và đem tro cốt của ông về thờ tại chùa Thiên Hương tại Quận Bình Thạnh, Sài Gòn.
Sacramento, ngày 15 tháng 2 năm 2023.
Triệu huỳnh Võ
(Một người tù, sinh năm 1937 ở Cần Thơ, tốt nghiệp Thủ Khoa khóa 6 Học Viện Quốc Gia Hành Chánh Sài Gòn năm 1962, chức vụ sau cùng trước năm 1975 là Phụ Tá Đặc Biệt Tổng Trưởng Bộ Dân Vận-Chiêu Hồi Việt Nam Cộng Hòa, đã từng bị giam cầm chung với GS. Xuân trên 12 năm qua các trại Cải Tạo Long Thành, Thủ Đức, Hà Tây, và Nam Hà.)
Lời BBT:
BBT trân trọng giới thiệu và đăng tải bài viết tưởng nhớ Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân do NT Triệu huỳnh Võ (ĐS 6) viết, với bản dịch Anh ngữ và Pháp ngữ. Bài viết này sẽ được công chiếu cho du khách tới viếng Tượng đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản Arc of Memory tại Canada
Được biết Tượng đài Arc of Memory sẽ được dự trù khánh thành vào 2/11/2023 tại Ottawa , thủ đô Canada. Xin xem thêm các thông tin về Tượng đài Arc of Memory ở link sau đây:
- Tưởng Nhớ Một Trí Thức Miền Nam Việt Nam Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân Triệu Huỳnh Võ Hồi ức
• Tưởng Nhớ Một Trí Thức Miền Nam Việt Nam Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân (Triệu Huỳnh Võ)
- Viết cho người đã khuất, Cựu Tổng Trưởng Nguyễn Duy Xuân (Nguyễn Thái Long)
- Giáo sư Phạm Hoàng Hộ và Giáo sư Nguyễn Duy Xuân đối với việc hình thành và phát triển Viện Đại học Cần Thơ (1966 – 1975) (Phạm Đức Thuận)
- ĐBSCL 2020 cánh đồng chết và 45 năm ảo vọng trí thức (Ngô Thế Vinh)
- Thầy Nguyễn Duy Xuân (Nguyễn Thiện)
- Nỗi Đau Của Trí Thức Miền Nam Qua Biến Cố 1975: Trường Hợp Gs Tiến Sĩ Nguyễn Duy Xuân (Nguyễn Bá Lộc)
- Thế kỷ phai tàn trí nhớ (Tuấn Khanh)
- Giáo sư Nguyễn Duy Xuân (Nhiều Tác giả)
- Đồng bằng Sông Cửu long khóc GS Nguyễn Duy Xuân (Nguyễn Đình Cống)
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |