|
Dương Quảng Hàm(14.7.1898 - 19.12.1946) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Ông chính là một cây bút cột trụ của Nam Phong (từ 1922 trở đi). Những bài báo của ông có thể chia làm 4 loại :
1.– Luận thuyết: Diễn giải bình luận Nho học: Luận, Mạnh quốc văn giải thích (cùng với Nguyễn Hữu Tiến), Bàn về chữ danh (1925). Bàn về lịch sử nước Tầu (số 80), Bàn về Lương Khải Siêu (số 185)... Hoặc khảo về lịch sử, xã hội, văn học nước nhà: Cuộc hát ả đào (1923), Cuộc chơi của người thượng lưu trí thức (số 94)...
2.– Dịch tiểu thuyết Tầu: Chồng tôi (từ số 119), Nhất nộ vị hồng nhan (từ số 131), Quý phi diễm sử (từ số 135), Tây Thi diễm sử (từ số 114)...
3. - Hài văn: Viết những bài văn xuôi khôi hài với chủ ý châm biếm thế sự. Ông lại xướng ra một lối hài văn gọi là "phóng cổ hài văn", lấy những bài thi ca nổi danh của người xưa phỏng theo điệu cũ nhưng "xuyên tạc" đi một ít chữ để làm một bài văn trào lộng răn đời (coi N. P. 1923).
4.– Du ký: Đặc biệt ông có viết nhiều thiên du ký: Đi chơi Sài sơn (số 93). Bài ký chơi Cổ loa (số 87), Chơi Bắc Ninh (số 100), Xem Cồ tích Hải Dương (số 102), Chơi núi Tử Trầm (số...). Có thể nói từ 1924 trở đi Nguyễn Đôn Phúc là một cây bút chuyên về du kỷ. Thời ấy báo Nam Phong thường hay tổ chức những cuộc du ngoạn trong nước. Mấy anh em trong tòa soạn, ông Thượng Chi, ông Đông Châu, ông Tùng Vân, và vài ba người khác thường nhân ngày nghỉ rủ nhau đi thăm thắng cảnh trong nước và "Tùng Vân đạo nhân" thường lãnh công việc thuật những chuyến đi chơi ấy để đăng báo.
Những bài du kỷ của Nguyễn Đôn Phúc (thường khá dài, tới 15, 20 cột báo) có phong vị cổ kính đặc biệt. Những bài ấy trước hết có mục đích giới thiệu non sông tổ quốc cùng lịch sử tiền nhân. Dẫn độc giả tới một danh thắng nào là tác giả cũng tả quang cảnh nay, gợi lịch sử trước. Ở đây ta cũng bắt gặp một ưu điểm như đã nói về Nguyễn Hữu Tiến. Các nho gia này đều là những người lớn tuổi, lịch duyệt xử sở, lại có một cái cổ học vững vàng, nên đến những mảnh đất lịch sử ấy, họ là những người hướng đạo thật dồi dào kiến văn. Song những bài du kỷ của Nguyễn Đôn Phúc chẳng phải là những bài biên khảo khô khan chỉ nhằm giảng giải về phong tục lịch sử như những bài của Nguyễn hữu Tiến mà còn là những áng văn tâm tình đem lại cho người đọc nhiều hứng thú. Đứng trước những vết tích lịch sử nước nhà - mà thường là những tàn tích trong cảnh hoang vắng điêu linh - ông thưởng tỏ lòng điếu cổ thương kim. Hơn nữa nỗi thắc thỏm u buồn về thời sự thường lần quất giữa những cảm giác nhàn du. Có khi đương thuật truyện, tả cảnh, ông dừng lại để luận cổ suy kim hoặc trao gởi cùng người đọc vài suy nghĩ riêng đầy ý vị triết lý. Như ông nghĩ về đạo Phật khi lên núi Từ Trầm:
Nước ta những nơi danh lam thắng địa nơi nào là không có Phật tự, nơi nào không có tiếng nam vô; song người nước ta cái phần tin ngưỡng Phật giáo còn thuộc về phần bạc nhược phần thô sơ, kẻ thượng lưu chẳng qua chỉ biết cái lý thuyết thanh tĩnh, kẻ hạ lưu chẳng qua chỉ biết cái lý thuyết họa phúc mà thôi. Còn về nghĩa tối thượng thừa như «vô ngã, vô nhân, bất tồn, bất diệt», mọi nghĩa cao siêu quảng đại ấy, đã có mấy người lĩnh hội được đâu.
Phàm tín ngưỡng Phật giáo nếu nhận chân được cái tôn chỉ ở "Nhất thiết duy tâm» thì tự nhiên không cho những cái vinh cái nhục, cái khổ cái lạc, cái phú cái bần, cái quí cái tiện, cái tồn cái vong, cái sinh cái tử, mọi cái ảo ảnh ở trên đời là cái chi chi cả, cho nên những kẻ vĩ nhân quân tử, hào kiệt anh hùng, thường nhờ cái lý thuyết ấy mà phát sinh ra nghị lực.
Còn kém nữa thì những người tầm thường đắc chí hoặc túng dục mà thành tai hoặc lạc cực mà sinh ái, thường nhờ cái lý thuyết thanh tĩnh mà giảm di được đôi ba phần thị dục. Lại kém nữa thì những người tham ô tàn nhẫn, nhân có cớ gì mà biết hối, lại thường nhờ cải lý thuyết họa phúc mà sinh ra được một vài chút từ tâm.
Vậy mới biết ông Phật thực là có âm công với nhân loại hàng hà sa số, không biết đâu mà tính, không biết đâu mà đong.
Nếu mến Phật mà chỉ tin cải chủ nghĩa xuất thế của Phật rồi lưu lệ hóa ra con người yếm thế, cùng với nhân loại một ngày một cách xa, thì thật là ngu lắm.
Đạo nhân nhất sinh, cầm cái chủ nghĩa chính tín, không theo cái chủ nghĩa mê tín, thấy lẽ trái thì ngờ thấy lẽ phải thì theo, không phải là người chỉ biết tin ông Phật mà thôi, duy đạo nhân bình sinh là kẻ đa bịnh, thường phân vân về hai chữ nhân quả ở trong lòng, nhờ có triết lý ông Phật mới giải quyết được xong.
Vậy bình sinh không yêu ai bằng ông Phật, không nhớ ai bằng nhớ ông Phật. Cho nên trong khi du lãm ngoạn cảnh danh lam, cái thú vị có phần đậm hơn người khác.
Tác giả lại thường hay trộn cả kỷ niệm riêng và kỷ niệm lịch sử, làm cho bài ký sự của ông có một điệu trữ tình êm đềm cảm động. Ra đời năm 1878, ông đã sống cả thời thơ ấu trong cái loạn Tây sang, cái loạn ghê gớm kéo dài suốt một phần tư cuối thế kỷ 19. Còn là đứa trẻ sáu bảy tuổi ông đã từng được thân mẫu dắt đi trốn giặc Cờ đen, nằm bờ ẩn bụi. Rồi theo nhà di chuyển, từ dân Bắc Ninh sang nhập tịch Hà Đông, lang thang lắm chỗ, cho nên mỗi bước phiếm du bây giờ đều như quay lại cuốn phim những bước lưu lạc ngày xưa. Chơi Cổ Loa đề nhớ lại: “Chỗ này là chỗ lúc bé cắp sách theo anh đi câu, chỗ này là chỗ lúc bé xách hồ theo cha đi hóng mát». Chơi Bắc Ninh để nhớ lại tất cả một thời thơ ấu, từ những ngày đen tối hai mẹ con chạy giặc «khi chui vào bụi rậm khi lội qua đồng sâu, phải mượn nón mê áo rách cải trang làm kẻ hành khất thì mới thoát thân" đến những ngày sáng sủa hơn bắt đầu cầm quyển sách, được mẹ dạy ngay cho một mớ truyện Nôm – do đó mà sau có cảm tình đặc biệt với câu quốc văn – rồi lớn hơn một tuổi "đọc sách Tinh Lý biết mủi Tống Nho", rồi hơn một tuổi nữa, gió duy tân thổi, thì khao khát Khang Lương đến nỗi «bấy giờ mình trông thấy quyển sách của người Tầu mới sang chẳng khác chi vị giai nhân phương bắc mới lại". Quá nửa thiên du ký về tỉnh Bắc Ninh này là để tác giả tự thuật vậy.
Nguyễn Đôn Phúc là một tâm hồn nho gia giàu cảm xúc thi nhân, nên nhiều trang du ký của ông man mác thi vị. Duy có cái thi vị đó có tính cách cổ kính triết nhân, chỉ những người khá Hán học mới biết thưởng thức. Bài du ký của ông làm người ta nhớ lại những bài ký của các văn gia Tầu đời Tống đời Minh. Nhiều câu ông viết phảng phất cú pháp câu văn chữ Hán. Trong cả nhóm Nam Phong, người còn hay dùng điển dùng chữ Hán hơn cả ấy là Nguyễn Đôn Phúc. Văn ông thường rậm rạp những thành ngữ hay dẫn chứng thi từ, lại rất ưa lối xếp đặt đối xứng trầm bổng. Đọc lắm đoạn ta nghĩ đến văn Tuyết Hồng, văn Vân Lan. Tuy nhiên cũng có nhiều chỗ tác giả biết thuật chuyện một cách bình dị và duyên dáng.
- Tiểu thuyết Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Nguyễn Hữu Tiến Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Nguyễn Đôn Phúc Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Những Đoản Thiên Của Phạm Duy Tốn Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Những Đoản Thiên Của Nguyễn Bá Học Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Đoàn Như Khuê Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Phan Kế Bính: Việt Hán Văn Khảo Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Phan Kế Bính: Việt Nam Phong Tục Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Phan Kế Bính: Cuộc Đời và Văn Nghiệp Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Tương Phố Phạm Thế Ngũ Khảo luận
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |