1. Head_

    Dương Quảng Hàm

    (14.7.1898 - 19.12.1946)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Những Đoản Thiên Của Nguyễn Bá Học (Phạm Thế Ngũ) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      24-5-2022 | VĂN HỌC

      Những Đoản Thiên Của Nguyễn Bá Học

        PHẠM THẾ NGŨ
      Share File.php Share File
          

       


         Nhà văn Nguyễn Bá Học

      Tiến vào tiểu thuyết hơn, sử dụng một nghệ thuật kết cấu và kề truyện cao hơn cách ký sự, là những nhà viết đoản thiên hay truyện ngắn. Thật ra ở giai đoạn này chúng ta chưa có những cây bút chuyên môn cũng chưa có những thành công rõ rệt. Một hai tác phẩm thời ấy nay không để lại vết tích gì ngoài 'vài hàng quảng cáo trên báo (như tập đoản thiên vì nghĩa quên tình của Nguyễn Mạnh Bổng có quảng cáo trên báo Hữu Thanh năm 1922) và giá trị có lẽ cũng không hơn gì những truyện ngắn lại cảo tạp nhạp mà nay mở chồng báo cũ thời ấy thỉnh thoảng ta còn được đọc. Những tác phẩm ấy chỉ là những bài tập trong một thời kỳ mà tất cả còn là tập sự, là mở lối. Tuy nhiên có hại nhà văn thời này mở lối cho loại đoản thiên đã đề lại những thành tích đáng giá, đó là Nguyễn Bá Học và Phạm Duy Tốn. Những đoản thiên của hai ông có một bản sắc rõ rệt về tư tưởng, về nghệ thuật, lại còn lưu lại nhiều trên tạp chí Nam Phong nên có thể đem ra phê bình qua.


      1. Tác phẩm của Nguyễn Bá Học (1857-1921)


      Ông là một nhà nho đã cao niên khi nhóm Nam Phong ra đời, học vấn vốn chuyên về Hán tự sau thiệp liệp sang Tây văn, từng dạy học lâu năm ở Nam Định và bắt đầu viết cho Nam Phong từ 1918. Trong mấy năm liền, cho đến khi chết, ông có bài thường xuyên trên Nam Phong. Bên cạnh các bài nghị luận về các vấn đề giáo dục, phong hóa (Lời khuyên học trò, Tự do kết hôn), ông có sáng tác lối chục đoản thiên tiểu thuyết. Khởi đầu là Câu chuyện gia tình (N.P. số 10): tình cảnh gia đình một bà già có hai con, con lớn theo Nho học thi lỡ thời, con nhỏ theo Tây học đắc thời nhưng hùa theo văn minh mới mất nền nếp xưa, nên gây ra một cái thảm kịch trong gia đình. Chuyện ông Lý Chắm (NP, số 13) là chuyện một người lý dịch tầm thường mà lập được công đức với dân làng nên được nhớ ơn, sùng bái. Có gan làm giàu (NP số 23) nói về cải gan của một nhà kinh doanh lấy vợ trước vì hoang phí mà sạt nghiệp nên sau cải trang làm một người thợ cưới một người con gái làm thuê, sống tằn tiện thiếu thốn bên vợ và dấu diếm vợ xây dựng lại cơ nghiệp, rồi kết cục lại trở nên giàu có. Câu chuyện nhà sư (NP, số 26) là một truyện thương tâm: một người sinh ra mồ côi, cô độc, được một bà từ tâm hứng lấy nuôi cho ăn học lại gả cả con gái cho, sau làm nên thày phán, mà hư thân mất nết, đi mê một ả đang điếm, về nhà khảo của vợ, làm cho vợ phải chết, song quay ra thì ả tình nhân cũng tếch xa, sau sinh rầu rĩ phải mượn cửa Phật để sám hối tội lỗi một đời. Chuyện cô Chiêu Nhi (N.P. số 43) và Câu chuyện tối tân hôn (N.P. số 46), là hai truyện thương tâm khác: Cô Chiêu con quan ỷ nhà giàu có, không chịu tập tành làm ăn, chỉ chơi bời xài phí nên sau hư đốn trụy lạc đến nỗi phải đi ăn mày. Còn Tối tân hôn là tối tân hôn của một người cầm đến tay vợ thấy mất hai ngón mới được vợ xụt xùi kể lại cái bi kịch đi làm nhà máy sợi bị bọn cai người Tàu chọc ghẹo xô ngã kẹp tay vào máy. Sau hết Một nhà bác họcLà chuyện chiêm bao (N.P. 49) là hai hoạt kê tiểu thuyết, truyện trên châm biếm thói ham mê cờ bạc, truyện dưới chế riễu một người lỡ vận cùng đường mà tựa án thiu thiu, chiêm bao trúng số, tính toán tậu ruộng cất nhà cưới hầu, và chợt tỉnh khi vợ đến lay dậy hỏi cái áo cuối cùng đem đi cầm để lấy tiền đong gạo ... Ngoài ra còn có những bài như Gia đình giáo dục ký (N.P. số 28), Dư sinh lịch hiểm ký (N.P. số 35) tuy gọi là ký sự nhưng cũng không xa những câu truyện trên bao nhiêu. Bài trên tác giả thuật mình đến thăm gia đình họ Đỗ và tả cái gia đình giáo dục lý tưởng ông thấy ở đó. Bài dưới chép lời tự thuật của một thanh niên hư hỏng sau sám hối bước vào gian hiểm để gày lại cuộc đời.


      2. Môi trường cùng tư tưởng.


      Những đoản thiên của Nguyễn Bá Học đều mang rõ tính cách giáo huấn luân lý, ý nghĩa cảnh thế. Tác giả không dấu diếm mục đích của mình. Thường khi vào truyện ông nêu ra ngay một bài học lý thuyết, giảng giải dài về một phương châm luân lý, rồi mới chuyển xuống câu truyện được coi như một trường hợp chứng minh hay một bài học thực hành vậy. Cho nên mỗi truyện là một bài luản lý. Luản lý gia đình như «Câu truyện gia đình, câu truyện nhà sư». Luận lý cá nhân như «Có gan làm giàu, truyện Cô Chiêu Nhì". Luản lý xã hội như «truyện ông Lý Chắm, một tối tân hôn». Tuy nhiên những truyện của Nguyễn bá Học lại còn có tính cách phản ảnh xã hội và có hiểu rõ cái khía cạnh xã hội này ta mới hiểu được cái luản lý kia cùng cái tư tưởng của tác giả.


      Cái xã hội mà ta thấy phản chiếu ở đây hẳn là cái xã hội "Tây sang" ở nước ta hồi đầu thế kỷ này. Nguyễn Bá Học chứng kiến nhiều sự đổi thay nhiều việc thương tâm và đem vào đề dựng truyện. Nhân vật các truyện thường thuộc về những gia đình nền nếp cũ mà phong trào mới làm cho ly tán hay sa đọa: anh con trai cụ già trong «Câu truyện gia tình», người tiểu thư đài các trong «Cô Chiêu Nhì». Trong «Có gan làm giàu, Một tối tân hôn", ta lại thấy cả hình ảnh nếp sống kỹ nghệ, thương mải, tư bản, mới chớm lên ở vài thành thị nước ta, rõ hơn ở ngay tỉnh Nam Định là nơi tác giả cư trú, Nam Định với những công ty xuất cảng lúa gạo, với nhà máy sợi đầu tiên của Tây lập ra.


      Văn minh Tây phương tràn vào, tác giả cũng như tất cả nhà nho đồng hội đều phải khoanh tay chịu khuất hay thành tâm thán phục nữa là khác, như ở những ưu điểm chuyện về thực nghiệp, làm cho nước phú cường. Song có chỗ khiến cho các cụ buồn bã vô chừng là văn minh ấy tràn vào đã lần lần phá vỡ nếp sống tinh thần nho giáo cũ, thay đổi lòng dạ tính tình con người Việt Nam, lôi nó đến những bờ bến đáng lo ngại. Riêng với Nguyễn Bá Học là một nhà mô phạm đạo đức, hơn nữa một nhà nho từ bé sống trong thói quen kiệm ước khắc khổ, ông thấy có một điều đáng ghê sợ hơn cả trong những tai hại mà văn minh Tây phương đem vào, ấy là sự buông lung của thị dục. Người Tây đem vào nước ta cùng với những tư tưởng tự do cá nhân, một nếp sống trọng vật chất, những tiện nghi thành thị, những xa hoa hưởng thụ, tất cả khác nào một con yêu tinh nó lần lần bén mảng vào xã hội ta, quyến rũ bọn trai trẻ gieo tai rắc họa khắp nơi. Nó tạo ra cái cảnh "nào xe nào ngựa, nào bồi nào bếp». Nó biến đổi người học trò nghèo «mới ngày nào vợ cắp từng rổ khoai, đội từng thúng gạo đi nuôi chồng" thành một thầy Phán tòa sứ "dù che ngựa cưỡi ăn trắng mặc trơn.» Nó đẻ ra cao làu tửu điếm, sòng bạc nhà chơi. Nó hiện hình, trong câu chuyện nhà sư, thành cái cô Ba me Tây. «biếng son nhạt phấn, tóc xõa ngang vai, áo che nửa ngực, mà làm cho người ta điên đảo». Nó là nguồn gốc những khoái lạc làm cho sung sướng mê tơi. Song nó cũng tác ác, tác hại bao nhiêu, từ cá nhân, gia đình ra đến xã hội. Vì nó mà cô Chiêu Nhì thân tàn ma dại, vì nó mà thầy phản họ Trần (trong Câu truyện nhà sư) phải mang hận suốt đời, vì nó mà «câu truyện gia tình» thành ra một câu truyện con bỏ mẹ, chồng bỏ vợ. Họa chăng chỉ có con người "có gan làm giàu» là thắng nó trong một mách.


      Phải nói rằng hình ảnh còn yêu thị dục ấy đã làm cho ông đồ già ốm o là cụ Nguyễn Bá Học lo hãi vô cùng. Không phải lo cho mình, vì cụ đã quá lứa để nó quyến rũ nổi, mà là lo cho trai trẻ thanh niên, cái xã hội đương lên. Cho nên trong tất cả các truyện, cụ đều đem nó ra phanh phui, phỉ nhổ, để cho ai nấy biết mà đề phòng. Và cái châm ngôn không thay đổi bao trùm hầu hết các truyện của cụ là đả đảo thị dục, phòng ngừa ác quả của thị dục. Cụ kề truyện đời để làm minh chứng. Cụ đem những lời thánh hiền nho gia ra giảng giải. Cụ mượn cả triết lý đạo Phật để rắn bảo: «Kia người đã xả thân tuyệt tục còn phải mang lấy nghiệp vào thân, huống chi người túng dục từ tình biết bao giờ cho ra khỏi bến mê bể khổ» (Truyện nhà sư). Cả trong những bài luận thuyết giáo dục như «Lời khuyên học trò», cụ ân cần nhắc nhở bọn thiếu niêu: "Phải thể lòng cha mẹ, phải lánh xa tửu sắc yên đổ, đừng chơi bời, phải luyện nghị lực để chống lại sự cám dỗ của lười biếng và khoái lạc, phái miễn cưỡng, phải xông pha mạo hiểm... »


      Tuy nhiên nói thế, không có nghĩa là tác giả hoàn toàn đả đảo cái văn minh vật chất mà Tây phương đem lại. Tác giả không muốn làm một hủ nho câu nệ. Luản lý của ông có chỗ cho những tư tưởng mới. Việc làm giàu là nên, là chính đáng vì nước có giầu thi dân mới mạnh, song cũng cầu sao có gan để vượt ra ngoài sự hủ lạn bởi xa hoa mà giàu có đem lại. Cô Chiêu Nhì thân tàn ma dại phần vì hai mê phong trào ăn chơi song cũng phần vì không biết từ tấm bé tập những nghề nghiệp làm ăn thực dụng để phòng lúc thất cơ lỡ vận. Bà già trong câu truyện gia tình không nên thấy con mình hư hỏng mà nghi cả mọi người, không nên thấy một nhà mình kém vui mà nghi cả sự học hành trong nước. Bởi vì "cái học mới là cái học về thực nghiệp, nhờ có nước Đại Pháp mở đường dắt lối, học cho mở mang tri thức học cho rộng đường làm ăn, chính là việc rất cần trong nước ta...» Cái cảnh nhà máy sợi làm cho bao khung cửi phải gác bỏ cái cảnh đốc công khách trú tàn bạo với thợ thuyền Việt Nam cũng như cái cảnh máy kẹp tay người đều là đáng giận. Song không phải vì thế mà đả đảo kỹ nghệ và xưởng máy, bởi có kỹ nghệ có xưởng máy nurớc mới giầu dân mới tiến, duy chỉ cần làm sao đừng để người ngoài bóc lột người mình. Tác giả đặt vào miệng người đàn bà công nhân mà cha anh trước hẳn là thuộc lớp nho gia duy tân, lời than thở: «mới ngày nào cha anh tôi còn sống hay luận bàn về việc tiến hóa quốc dân, nào là khai thương điếm, nào là lập công xưởng, nào là chấn hưng thổ hóa nào là bảo thủ lợi quyền, rút cục đến bây giờ vẫn đề con em mình sống mòn chết tủi dưới những tay chuyên lợi, tay cường quyền, thậm chí đến nguy không ai cứu, cố cùng không ai nhìn».


      Tóm lại ta thấy trong tư tưởng và lời lẽ của Nguyễn Bá Học phần lớn những quan niệm rớt lại của lớp nho gia duy tân Đông kinh nghĩa thục ngày trước (chính ông cũng đã ở trong đó), về văn minh, về lợi quyền, về chủ nghĩa thực nghiệp tôn chỉ phú cường. Ta cũng thấy cái tư tưởng trung dung của nhóm Nam Phong nói chung, mà ông đem ra để đối phó với cơn khủng hoảng nhân tâm và phong hóa bấy giờ. Song phải nói rằng thật tình tác giả cũng không tin ở cái giải pháp trung dung ấy lắm. Tuy thiết tha kêu gọi song nhiều chỗ tác giả không giấu nổi cái mặc cảm bại trận, nỗi chán chường của chính mình bơ vơ không tìm ra đường lối. Trong «câu chuyện gia tình», tác giả cũng như bà già ai cũng hiểu và nói hết được những lẽ nên chăng, song nói để mà nói thôi, kết cục lại thì cái gia đình vẫn tan vỡ và người ta đành chỉ than thở ngậm ngùi với nhau ở một ngã ba không có lối thoát.


      3. Nghệ thuật và văn chương


      Những đoản thiên của Nguyễn Bá Học thường có một kiểu cách chung. Vào truyện tác giả giảng giải một hồi về một phương châm luản lý, như bắt đầu Câu truyện gia tình: «Ngán thay cho cái thị dục của loài người...", bắt đầu Có gan làm giầu: «Ngạn ngữ có câu rằng làm giầu là đầu mọi sự...”. Rồi sau đó mới chuyển xuống: «Hãy nghe câu truyện gia đình của một bà gia này...". Bằng không thì tác giả lại theo lối lý sự: «Người bạn tôi ở góa đã 6,7 năm...» (Một tối tân hôn), kế cuộc xuất hành của chính mình nhân đó gặp nhân vật rồi phát giác ra câu truyện. Cái lối rềnh rang và chân thật đó ngày nay nhiều nhà phê bình thường cho là cổ lỗ. Nói chung tác giả chưa sành việc dựng truyện. Trừ một hai truyện như «có gan làm giàu», tác giả để ý tạo ra một cái nút, gây sự bất ngờ hứng thú cho người đọc, còn đại để đều theo lối thuật truyện đường thẳng. Những nhân vật cùng hành vi của họ tuy nói là lấy trong cái xã hội đương thời, song cũng chỉ là những bóng mờ, những khuôn sảo, còn xa sự thật. Người ta không hiểu sao như trong truyện Có gan làm giàu, một người có thể cải trang để dấu vợ làm giầu, ngày đến làm giảm đốc một công ty xuất cảnh lớn, đêm lại quần áo công nhân về ở với vợ con tại một túp nhà nhỏ, như vậy trong 6 năm trời ở tỉnh Nam Định mà người vợ này không nghi ngờ gì cả. Tác giả cũng phải nói đón trước: «Đọc câu truyện này chẳng cần suy tìm chứng cớ có thực hay không». Chỉ cần câu truyện chứng minh cho cái nguyên lý tác giả đề ra là đủ. Tác giả lại thường đặt vào miệng các nhân vật những lời nói phấn sức quá đáng như trong câu truyện gia đình, một bà già quê mùa mà đàm luận già dặn văn hoa chẳng khác chi một văn sĩ lão nho. Ta hãy nghe người nữ công nhân nhà máy sợi nói chuyện với chồng đêm tân hôn:

      «Mẹ tôi gạt nước mắt mà nói: «Mẹ nay đã già con cùng đã lớn, trước sau sao cũng phải về nhà người. Dữ kỳ mẹ con tạm thời luẩn quẩn với mình, sao bằng gởi thân nơi có đức đề phòng khi hoãn cấp mà dựa nương. Vả mẹ nay bệnh ngày một nặng, biết có nay nào biết có mai, mong cho con được yên vợ yên chồng, thời mẹ nhắm mắt dưới cửu toàn cũng đành dạ". Tôi nghe bấy nhiêu điều không còn muốn cưỡng lời mẹ tôi nữa. Than ôi, sự mình càng nói càng đau, dầu người đá cũng sa châu ngàn hàng. Trời đã rạng đông. Xin chàng đi nghỉ").

      Sự thật tác giả vẫn còn kinh trong những lề lối lý tưởng truyện Nôm, vẫn không thể tự ngăn cấm mình «làm văn». Tuy nhiều đoản thiên của ông hướng ra xã hội, có vẻ tả chân, song điều thiết yếu đối với ông không phải là chép đúng nhân vật và ngôn ngữ ngoài xã hội mà điều cốt yếu là truyện nói lên tư tưởng dạy đời của ông. Có hiểu chỗ đó ta mới hiểu tại sao luận về văn chương (Lời khuyên học trò), Nguyễn Bá Học xếp tiểu thuyết và ký sự bên cạnh luận thuyết, diễn thuyết vào loại văn chương hữu dụng, đối lập với thi phú ca từ là loại văn chương vô bổ. Trong quan niệm công lợi cực đoan của ông, tiểu thuyết cũng như các lối văn xuôi, luận thuyết, phải nhắm mục đích giảng giải, dạy đời. Như vậy thì nói sao cho đẹp lời, cho vui tai, cho ra lẽ, cho người ta lĩnh hội được bài học cảnh thế là tốt, hà tất phải đặt vấn đề nghệ thuật hiện thực ở đây.


      Phạm Thế Ngũ

      (Nguồn: Việt Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên, tập III)
      Nxb Đại Nam

      Ad-22 Ad-22


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tiểu thuyết Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Nguyễn Hữu Tiến Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Nguyễn Đôn Phúc Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Những Đoản Thiên Của Phạm Duy Tốn Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Những Đoản Thiên Của Nguyễn Bá Học Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Đoàn Như Khuê Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Phan Kế Bính: Việt Hán Văn Khảo Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Phan Kế Bính: Việt Nam Phong Tục Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Phan Kế Bính: Cuộc Đời và Văn Nghiệp Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Tương Phố Phạm Thế Ngũ Khảo luận

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)