1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Người Nữ Và Trái Tim Đông Phương Trong Thế Giới Của Trần Mộng Tú (Bùi Vĩnh Phúc) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      13-06-2014 | VĂN HỌC

      Người Nữ Và Trái Tim Đông Phương Trong Thế Giới Của Trần Mộng Tú

        BÙI VĨNH PHÚC
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà thơ Trần Mộng Tú

      Nói đến Trần Mộng Tú, người ta thường nghĩ đến những lời thơ thiết tha, đắm đuối và chân thật của một người nữ Việt Nam, sống trên đất nước Mỹ-của thời hậu kỹ nghệ bước sang truyền thông-nhưng hồn cứ hắt hiu một mảnh trăng phương Đông thuở nọ. Trần Mộng Tú là một người thơ, đã hẳn, nhưng trong tác phẩm mới nhất của chị, Câu Chuyện Của Lá Phong, người đọc lại bắt gặp một Trần Mộng Tú của văn xuôi chân chất. Ở đây, trên ô cửa của tâm hồn nhà thơ mở vào đời sống, hình như đã có những tiếng chim ca hát ánh ỏi trên những dòng nhạc được kẻ bởi một mặt trời mới. Mặt trời của tin yêu và hạnh phúc. Mặt trời ấy mở ra một mắt nhìn nhân ái, bao dung và chia sẻ.


      Trần Mộng Tú. Một mảnh trăng hắt hiu và một vầng nhật trong sáng. Chúng lẫn lộn vào nhau, có những lúc, và chúng chỉ ra những niềm vui nỗi buồn, những thiết tha hy vọng, những nước mắt, những thương nhớ, những tin yêu, và những hạnh phúc cỏn con hay dào dạt trong trái tim người.


      Từ thơ đến văn và từ văn sang thơ, đối với Trần Mộng Tú, có lẽ đó là một cuộc hành trình tìm kiếm bản thân và tìm kiếm những ý nghĩa và giá trị ẩn giấu của đời sống này. Bỗng nhận thức và suy nghĩ, dĩ nhiên. Nhưng trong mắt nhìn của tôi, cuộc tìm kiếm ấy nơi Trần Mộng Tú đã được bắt đầu ở nơi trái tim. Và đó cũng là nơi chốn giúp cho chị có một cái nhìn chân thiết với cuộc đời.


      Thơ của Trần Mộng Tú, trước hết, là những lời nói thương yêu, dịu dàng và chân thật gửi vào đời sống.


      Những dòng thơ ấy trải dài suốt hai mươi năm biệt xứ, ẩn chứa nhiều tâm sự, nhiều khắc khoải, nhiều ước mơ. Có thể trong những năm gần đây, những bài thơ của chị (chưa được gom lại để in thành một tập mới) mang một vóc dáng ít nhiều hơi khác với những bài thơ đã được chị làm trước đó. Giống như cái âm thanh và tiếng nói trong tập Câu Chuyện Của Lá Phong, tình cảm và giọng thơ trong những bài thơ chị mới làm về sau này hình như cũng có một vài nét khác. Có thể tất cả những điều đó đã là một tấm gương, phản ánh một đời sống được bồi đắp bằng nhiều tin yêu và hạnh phúc hơn.


      Hạnh phúc của một người nữ Đông phương đã nhìn thấy được những cố gắng của mình nở hoa, trong gia đình, nơi nhũng đứa con, và nơi những bạn bè, những người thân chung quanh. Nhưng dù có thế, cái tiếng nói và giọng thơ ấy vẫn phát xuất từ một tâm hồn mẫn cảm và tha thiết với đời. Những bài thơ trong tập Thơ Trần Mộng Tú, xuất bản năm 1990, vẫn là tiếng nói chân thật nhất phản ánh những rung động và cảm xúc của chị, như một con người Việt Nam lưu vong, trong đời sống này.


      Trước hết, đó là những bài thơ năm chữ, chân thật, thiết tha, của một người con gái xứ Việt lạc lõng nơi đất khách. Người con gái ấy cứ giữ mãi trong lòng những hạnh phúc xót xa không nguôi về một hình ảnh thân ái trong quá khứ. Quá khứ là cái gì đã qua đi. Nhưng người con gái ấy không đành lòng vuốt mắt:


      Hãy tha thứ cho em

      Không một lòi từ tạ

      Không nụ hôn cuối cùng

      Trên mộ anh bia đá

      Hãy tha thứ cho em

      Không một lời kinh nguyện

      Không một đóa hoa hồng

      Không một hàng lệ nến

      Hãy tha thứ cho em

      Để rêu phong lối cũ

      Để mộ chí hoen mờ

      Để anh sầu trong mộ (...)

      (Tạ Tình)


      Người con gái ấy nhớ về quê hương và nhớ về những kỷ niệm cũ. Những kỷ niệm xót xa. Bông hồng ngày xưa vẫn được ép chặt vào tim, cho dù đời sống có pha phôi và cho dù thời gian mỗi ngày cứ mỗi đùn lên như nấm mộ. Càng được ép sát vào lòng, bông hồng càng tươi thắm, vì chẳng ai biết hơn người thiếu nữ ấy, gai của đóa hồng kia đã làm cho những giọt máu đào tứa ra, cắt mãi vào lòng. Và nuôi sống nhựa hoa hồng thắm.


      Người con gái ngồi đó và nói với người yêu dấu cũ:


      Hãy tưởng tượng ra em

      Ở một căn nhà lạ

      Mình em một ngôn ngữ

      Mình em một màu da

      Mình em một màu mắt

      Mình em một lệ nhòa

      Hãy tưởng tượng ra em

      Ở nơi không đinh tới

      Em tủi như chim khuyên

      Khóc trong lồng son mới (...)

      Hãy tưởng tượng ra em

      Một đời sông cát lở

      Một cuộc tình hư hao

      Một hồn đầy mảnh vỡ (...)

      (Hãy Tưởng Tượng Ra Em)


      Hai mươi năm đã trôi qua. Đời sống của những người Việt lưu xứ đã phần nào được hàn gắn. Cây đời đã lại mọc ra những nhánh mới. Những mầm xanh đã và đang lớn lên. Những trái cây của những mùa gặt hái mới đang bắt đầu chín. Tâm hồn người viễn xứ đã phần nào nguôi ngoai những nỗi buồn tan tác, những nỗi đau cắt xé vào lòng. Nhưng hãy tưởng tượng lại cái cảnh sống của những con người quê hương cách đây mười lăm, hai mươi năm. Bao nhiêu là giá rét bên ngoài; và bên trong, chỉ là một trái tim vẫn còn mở toang bao dòng máu nóng.


      Giữa một không gian phủ tuyết bên ngoài và một tâm thế chảy máu bên trong, nhìn đi đâu, người thiếu nữ cũng chỉ thấy một nỗi sầu:


      Tôi trôi giữa một con đường trắng

      Hai hàng thông trắng đứng hôn nhau

      Dẫy núi bạc đầu ôm mặt khóc

      Giọt lệ thủy tinh cắt nỗi sầu.

      (Giọt Lệ)


      Đôi khi, người con gái cố dỗ cho mình nhìn ra những nét đẹp của đời sống, nhưng dù cho có cố gắng như thế, cái đẹp ấy cũng chỉ như một cánh bướm gẫy của thiên nhiên:


      Xô khung cửa hẹp bước ra

      Trăm con bướm tuyết bay sa vào lòng

      Cánh nào gẫy vụn bên song

      Cánh nào gẫy giữa mênh mông mái hồn.

      (Bướm Tuyết)


      Từ năm chữ qua bảy chữ rồi sang lục bát, thơ Trần Mộng Tú vẫn là những giọt lệ cố nén lại giữa hồn, những tiếng nấc không được buông thả để chảy lan ra thành một dòng nước mắt. Hình ảnh trong thơ không xám xịt và có thể cũng không ảm đạm; thậm chí, có thể nói, chúng còn là những nét đẹp của đời thường, khi chúng ta không ngắm nhìn chúng với một trái tim long lanh nước mắt. Không phải sao, những hình ảnh trong hai bài thơ Giọt LệBướm Tuyết? Và những ngọc trai, son đỏ, môi ngoan, nụ phân, má hường... trong bài Khánh Tận, cũng năm chữ, mà hai câu cuối cùng là Em khánh tận cuộc chơi / Lệ đầm đêm trăng khuyết.


      Nói chung, tấm lòng của người làm thơ là một tấm lòng "mềm như trăng non", với những tình cảm đẹp tươi với đời như "son đỏ". Nhưng đời sống, như cánh bướm kia gẫy vụn trong cơn giông tuyết, đã không giữ hộ cho người thơ những màu yêu mến cũ. Đời sống sụt lở và xé toạc ra thành những mộ bia, những cách ngăn và những dòng nước mắt. Thơ của Trần Mộng Tú, bởi thế, dù đẹp và mềm, nhưng hầu như luôn mang một vẻ đẹp áo não, hắt hiu. Dòng thơ ấy, như một người thiếu nữ (đôi khi như một thiếu phụ) đẹp và hiền, luôn mang trên mặt một tấm mạng đen của sự thương khó. Những tiếng gọi thiết tha trong tim tràn lên ánh mắt. Tiếng chim gọi bạn trong sương đục / Tôi gọi tên người tiếng gọi câm.


      Thơ Trần Mộng Tú rất nhiều khi là những lời nói thầm. Những lời nói tự mình với mình, hay những lời nói cho một người, ngày xưa.


      Có một khoảng không trong hồn em trống lắm

      Người đi qua sao không ghé lại thăm

      Hồn em đó như cây mùa thu đứng

      Chờ lá vàng về phủ đến trăm năm (...)

      Trán ngây thơ tương tư mùi khói thuốc

      Người không về mắt cũng nhạt màu nâu

      Môi bớt đỏ và răng cười bớt trắng

      Em nhớ người em khóc suốt đêm thâu (...)

      (Trái Tim Hồng)


      Tấm lòng người thiếu nữ thơ ngây, chân thành và tha thiết quá. Cô gái chẳng muốn cất giấu lòng mình. Cô phơi mở trái tim và bảo người yêu nhìn vào trong ấy những giọt nước mắt. Bây giờ, có thể người ta sẽ bảo như thế là yếu đuối. Nhưng tôi nhìn thấy một tình yêu chân thiết, không mặt nạ, trong những lời tâm sự ấy.


      Nhớ người yêu, giờ đã tan vào cỏ cây cát bụi, người con gái xót xa thầm hỏi, như hỏi han một hạnh phúc xa vắng mà cô vẫn thắp lên giữa mộ tối của cuộc đời:


      Mai em về Người tình xưa còn đợi

      Mắt nâu trong em xin mượn làm gương

      Em sẽ kiếm trong mảnh gương vỡ đó

      Giải mây xanh thủa chưa mất thiên đường

      Mai em về Người có lòng rộng mở

      Tay bao dung ôm nhẹ chút dư hương

      Em bé nhỏ đời cuốn đi trong gió

      Trái tim hồng sót lại một giọt sương (...)

      Mai em về tìm thăm ngôi nhà nhỏ

      Bên thềm trăng Người có đón em vào

      Em sẽ úp mặt lên chăn gối cũ

      Tìm hương xưa trong tóc rối ngọt ngào (...)

      (Chuông Gọi Hồn Ai)


      Như thế, thơ Trần Mộng Tú là tiếng kêu thương của tình yêu. Thơ là một tấm lòng không nguôi yêu dấu. Chẳng phải là trong thơ chị không có một số chủ đề khác, chẳng hạn về thảm cảnh của người ty nạn (trên biển Đông và trong những cuộc lữ đau đớn của đời), về nỗi nhớ quê dằng dặc, những mùa xuân và những cánh mẫu đơn, những đóa tường vi, những bụi cúc vàng, những con đường cũ, về hạnh phúc giữa gia đình, trong tình yêu thương chồng con tha thiết... Dù sao, tiếng nói nổi bật trong thơ chị chính là nỗi niềm yêu dấu của một người con gái chung thủy với một hạnh phúc đã vắng xa và khuất lấp, ít nhất trong mắt người ngoài. Tiếng nói ấy chân thật, trong sạch, và tha thiết. Bởi thế, nó dễ làm cho ta yêu mến.


      Thơ Trần Mộng Tú, trong một số bài, có vương nét của cổ phong, của thơ Đường (nhất là những bài bốn, năm, sáu chữ như Tóc Mây Một Món, Mùa Thu, Người Tình; Bông Hoa Đỏ; Tiếng Lòng; Khánh Tận; Xuân Hoài; Xuân Nhớ...) Đôi khi lại có những bài có phong vị của Nguyễn Bính (chẳng hạn những bài Thư Xuân, Ca Dao, Buộc Áo Giữa Đường...) Nhưng cho dù có thế, tất cả những phong vị trên, khi vào thơ Trần Mộng Tú, đều trở nên hơi thở và tiếng nói của chị. Đó là một hơi thở, một tiếng nói dịu dàng và đằm thắm. Và thiết tha. Tôi đã nhiều lần nhắc lại từ "thiết tha" trong bài viết này, bởi vì, thật thế, đó chính là nét nổi bật trong tâm hồn của Trần Mộng Tú. Và không phải chỉ trong thơ, nét thiết tha ấy cũng được thể hiện rõ trong văn của chị. Tập sách Câu Chuyện Của Lá Phong là một chứng minh cho nhận xét ấy.


      Tập sách gồm có 14 truyện ngắn và một lá thư.


      Tất cả những bài văn ấy đều cho người đọc nhìn ra ở nơi tác giả một con người chân thành, tha thiết, lý tưởng, bao dung, và nhân ái. Đó là những mẩu chuyện được rút ra từ đời sống của chính tác giả. Chúng là đời sống trộn lẫn với những ước mơ dịu dàng và cao khiết của một người luôn muốn đưa tay vươn với về những hình ảnh trọn vẹn và đẹp đẽ trong đời. Đọc văn của Trần Mộng Tú, ta có cái hạnh phúc giản dị như khi được uống một cốc nước suối mát mẻ và trong lành. Tâm hồn ta như mát và sáng ra theo dòng nước suối len chảy róc rách đó. Đọc những bài văn ấy, tôi có cảm tưởng (và cả cảm giác) như mình đang ngồi bên một con suối của Yosemite, trên một độ cao vài ngàn bộ, xa cách với những bụi bặm và tạp âm của cuộc bon chen mỗi ngày. Những câu văn có trong chúng mùi thơm mát của cây lá và những suối nước, của những khoảng không mát lạnh và trong trẻo.


      Văn của Trần Mộng Tú đẹp một cái đẹp trong lành, phớt nhẹ chút thơ mộng của mùa màng thời tiết và thiên nhiên. Nhưng cái đẹp thiết tha nhất trong những câu văn, trong những ý tưởng của chị chính là một cái đẹp tỏa sáng tự tâm hồn của người viết nó. Xét về mặt miêu tả đời sống với mọi thể thái và lốt vỏ của nó, có thể có những người cho rằng Trần Mộng Tú chưa thành công. Văn chị "hiền" quá. Và mang chứa thật nhiều lý tưởng. Nhưng nếu đó là sự chọn lựa của một nhà văn, tôi nghĩ chị đã thành công trong sự chọn lựa của mình. Đọc những chuyện ngắn của chị, tôi nghĩ người đọc sẽ thấy yêu thương và tôn trọng cuộc sống hơn, sẽ thiết tha và trân quý nó hơn, và sẽ biết ơn đời sống và Thượng Đế vì những hạnh phúc cỏn con mà mình đã có giữa đời.


      Văn Của Trần Mộng Tú đẹp cái đẹp của thiên nhiên:

      (...) đến xế trưa nắng gom lại vàng như mật ong rót xuống đầu những ngọn cây, những nóc nhà, đổ tung tóe từng vũng xuống mặt đường. Nắng ấm áp, dễ chịu xoa nhẹ nhàng trên da thịt chứ không gay gắt. Mùa thu đến chậm, nhưng đã đến (...) Con đường ngoằn ngoèo (...) đang hiện ra dần dần dưới lớp sương tan (...) năm sáu cây phong đã bắt đầu thay áo đỏ, áo vàng. Có cây đang còn xanh tươi tự nhiên có một cành đỏ thẫm lạc lõng ở giữa giống như bức họa vụng về mà rất dễ thương của trẻ con. Bất chợt ở cuối đường (...) một cây phong đã đỏ ối toàn thân, cây phong này chắc sốt ruột không chịu nổi sự níu kéo của mùa Hè nên đã vội đổi mầu, trông giống như một thiếu nữ vừa may được cái áo đỏ phải mặc ngay vào rồi đi khoe với bạn, xong lại bẽn lẽn vì cái áo mới của mình nên chạy đứng riêng ra một chỗ. (...) (Tan Theo Cùng Nắng)

      Những tình cảm thân thiết giữa mẹ con, bố con, vợ chồng, hay những tình cảm nhân loại giữa những con người bất ngờ gặp nhau trong những thoáng qua của đời sống, trong văn của Trần Mộng Tú, đều là những nốt nhạc dịu dàng và sáng tươi của cuộc nhân sinh. Tất cả làm cho chúng ta hướng về những nét thiện của cuộc đời.


      Bài Pho Sách Mẹ là một bài văn thật đẹp, ca ngợi trái tim và tâm hồn người Mẹ, những hy sinh dung chứa được bao đau khổ trong đời. Chúng biến những khổ đau thành những châu báu, những hạnh phúc mà con người có thể trao tặng cho nhau. Mẹ là người đã trao cho ta cái kho tàng thân thiết ấy. Những người tuổi trẻ Việt Nam lớn lên ở đây khó có thể tưởng tượng được hình ảnh những mẹ ta lam lũ đi gánh nước nuôi con, mong con khôn lớn, thành tài, góp mặt với đời. Trần Mộng Tú đã làm rõ nét hy sinh chan chứa đó:

      (...) Bác Sáo (...) ít học và không có một nghề gì chuyên môn. (...) chồng chết thì hai con còn bé lắm. Bà theo người anh chồng đem hai con ra Hà Nội học nghề làm bàn chải bằng tre (thứ bàn chải dùng để giặt quần áo và cọ rửa sàn nhà, vật dụng). Vì đó là một nghề thuộc tiểu công nghệ và làm bằng tay, nên từ mua rễ tre và cắt ngắn, phơi khô, đục lỗ trên một miếng tre hoặc miếng gỗ khác rồi luồn dây thép qua để buộc rễ tre vào bàn chải v.v... nhất nhất đều phải làm bằng tay cả. Rễ tre khô, và dây thép đều là những thứ cứng và khó uốn nên lúc nào hai bàn tay của bà cũng bị chảy máu, vết cắt không bao giờ lành. M(^i ngày bà phải làm mấy chục cái bàn chải (...)


      (...) Mỗi ngày bà đi gánh nước thuê tưới rau cho những người có vườn rau ở Đà Lạt. Nước gánh từ giếng nước hay ở hồ dưới chân đồi đem lên đỉnh đồi tưới rau. Khi hai con còn nhỏ bà gánh mỗi ngày từ 30 đến 50 đôi nước, hai con lớn dần, tiền ăn tiêu và tiền học cũng lớn theo, số nước bà gánh mỗi ngày một nhiều hơn. Cho đến một hôm bà đêm được số nước gánh lên đến một trăm đôi một ngày (một gánh nước là: một chiếc gậy bằng tre dài, vót dẹp: gọi là đòn gánh. Ở hai đầu đòn gánh người ta móc vào hai cái móc bằng sắt mỗi móc có treo một chiếc thùng sắt đựng dược 20 lít nước). Bây cứ mùa Hạ hay mùa Đông bà đều phải dậy từ năm giờ sáng mới đủ thòi gian cho 100 đôi nước. Không phải chỉ tưới cho một khu vưòn mà tưới cho nhiều chủ vườn khác nhau, nên ít khi bà được nghỉ ngơi giữa lúc đang làm việc.


      Các con ơi! Các con có biết là 100 gánh nước đó có bao nhiêu mồ hôi và nước mắt của người mẹ hòa lẫn vào? Bà không chỉ gánh nước tưới rau mà bà đã gánh những giọt lệ của người mẹ tưới lên tuổi thơ của con. Như những giọt lệ, những giọt mồ hôi của mẹ, con mới được ăn, học no đủ. (...)

      (Pho Sách Mẹ)

      Tập sách của Trần Mộng Tú đầy những câu văn đẹp đẽ và chân thật như thế. Nó làm ta yêu thương đời sống và giúp ta sống có ý thức hơn trong cuộc sống của mình. Có rất nhiều câu văn đẹp và đầy chất thơ trong tập truyện ngắn này. Đó là những quà tặng mà tác giả đã được đời sống trao gửi. Và bà (*) đã lấy giấy bóng hồng, xanh, vàng, tím của tâm hồn mình gói chúng lại, và gửi tặng chúng ta.


      Về mặt bố cục, dù sao, tập sách cũng có một khuyết điểm. Truyện Những Đóa Hồng Vàng lạc hẳn ra khỏi cái không khí chung của toàn tập truyện. Tất cả những bài văn khác trong tập truyện đều có trái tim của chúng là lòng nhân ái, sự đẹp đẽ trong ý nghĩa của cuộc sống, và tính cao cả trong những hành động, những đối xử của con người. Truyện Những Đóa Hồng Vàng cũng thế. Nhưng chỉ trong phần đầu. Phần kết, tác giả đã đạp đổ tất cả những xây dựng ấy, không những trong phần đầu của truyện, mà còn trong tất cả những nét bố cục, xây dựng của toàn tập sách. Truyện này cho người đọc nhìn thấy một kết luận phải có là con người không thể tin vào những điều tốt đẹp và cao quý trên đời. Bởi lẽ, chính vì đã thiết tha tin vào những điều đẹp đẽ và nhân ái đó mà nhân vật chính của truyện đã sống như một người thiếu óc suy luận, như một người mù và bị thôi miên. Để cuối cùng, cả gia sản và vợ con bị mất vào tay kẻ độc ác.


      Có lẽ Trần Mộng Tú cũng sợ rằng tập sách của mình sẽ bị đánh giá như một bức tranh êm đềm và mang nhiều mầu dịu quá chăng? Bởi thế, phải có một bệt "nóng" quệt vào. Hay tác giả muốn phản ánh một kinh nghiệm xã hội tương tự mà tác giả đã từng nghe biết trong cộng đồng? Dù thế nào đi nữa, tôi nghĩ chủ đề của bức tranh chị đã vẽ, cũng như những gam màu chị đã sử dụng để diễn đạt nội dung của bức tranh, từ chối sự có mặt của bệt màu "nóng" kia. Mỗi con người phải sống đúng với bản chất của mình. Và chính khi ta trung thực với cái bản chất đó, ta sẽ tìm ra được hạnh phúc cũng như "điểm mạnh" trong cuộc sống của chính ta.


      Một điểm khác tôi nghĩ tác giả cũng nên lưu tâm là cách phân ý trong câu văn của mình. Nhiều ý độc lập được đặt sát bên nhau quá, và chỉ được tách khỏi nhau bằng dấu phẩy, sẽ làm cho ý tưởng nếu không bị chằng chịt xoắn xít vào nhau thì cũng làm cho chúng mất xương sống. Chúng sẽ không diễn tả được rõ những ý cần thiết được theo dõi.


      Những câu như dưới đây là một hiện tượng khá phổ biến trong cách diễn ý của tác giả:

      Nga thấy cụ đứng lặng người đi không nói một câu nào, cụ đặt cành hoa táo vào tay cụ bà rồi cúi xuống hôn lên má vợ, hai mái đầu trắng xóa nghiêng vào nhau, nắng bạch kim rộng lượng tràn qua cửa sổ tưới chan hòa trên hai cụ. (...)


      Hai chiếc đầu trắng vẫn đang chạm vào nhau, họ không nghe thấy tiếng nước sôi reo, họ chắc là đang nói chuyện hoa táo, tiếng họ nhỏ cô nghe không rõ, cô chỉ nghe thấy như tiếng rù rì của loại chim bồ câu khi chúng âu yếm nhau. (...) (Hoa Táo)


      Nàng tròn mắt ngước nhìn ông khâm phục, ông đưa tay ra như muốn đỡ nàng đứng lên, nàng do dự một giây, rồi đưa tay cho ông kéo, bàn tay ông lạnh và khô như một phiến đá, nàng khẽ rùng mình. (Padyamu)

      Hiện tượng những câu văn độc lập được đặt sát bên nhau như thế, và chỉ được tách ra bằng dấu phẩy, không phải là không thể chấp nhận được. Có những trường hợp mạch văn cho phép điều ấy. Nhưng nếu nó là một hiện tượng phổ biến và đều khắp thì, có lẽ, tác giả của chúng cũng nên cẩn thận.


      Trong những câu văn vừa dẫn, nếu một số dấu phẩy được thay bằng những dấu chấm hay chấm phẩy (tùy trường hợp) thì những ý tưởng sẽ trở nên rõ ràng hơn. Những ý tưởng được đóng dấu bằng những hành động rõ nét hơn. Dùng một so sánh trong điện ảnh, ống kính của nhà đạo diễn-là tác giả-lúc đó sẽ không để bất động một chỗ. Nó sẽ không đứng yên để cứ thế mà chiếu mãi vào một toàn cảnh lớn bao gồm nhiều động tác, nhiều nhân vật. Mà ống kính sẽ di động, thay đổi vị trí, để bắt vào những cận ảnh, làm cho những đường nét, những động tác được khu biệt. Chính là ở những sự khu biệt ấy mà những hình ảnh và câu văn nói lên được những ý nghĩa đặc thù của chúng.


      Cho dù còn một vài khuyết điểm, Câu Chuyện Của Lá Phong, trong nhận xét của tôi, vẫn là một tập truyện thật đẹp và chan chứa tình người. Tính nhân bản nổi bật lên như một gam mầu đẹp đẽ trong một bức tranh dịu dàng nhưng đầy chất sống. Tôi yêu bức tranh ấy.


      Trần Mộng Tú, như thế, dù là một nhà thơ hay một nhà văn, vẫn là một tiếng nói tha thiết cất lên giữa cuộc đời thiếu vắng tình yêu này. Đó là một dòng suối yên ả, trong lành và thơm mát giữa cuộc đời nhiều tạp âm và dẫy đầy những bụi bậm mà chúng ta đang sống. Thơ và văn của Trần Mộng Tú đem đến cho người đọc những dưỡng chất cần thiết cho một cuộc sống có ý nghĩa.


      Tôi nghĩ, đó chính là hạnh phúc riêng của Trần Mộng Tú khi tác giả cầm lấy cây bút và viết những dòng chữ yêu thương, thiết tha và chân thật trên những trang giấy trắng của văn chương hay của đời sống mình.


      VII, 1995

      Bùi Vĩnh Phúc

      Lý Luận Và Phê Bình
      Hai Mươi Năm Văn Học Việt Ngoài Nước 1975-1995

      Chú Thích:


      (*) Một điều đặc biệt mà tôi nhận thấy về con người tác giả qua hai tác phẩm được phân tích ở đây là: trong thơ, người viết là một thiếu nữ, đôi khi một thiếu phụ, chân thành và tha thiết với những kỷ niệm của mình; nhưng trong văn, đó là một người vợ, một người mẹ, hiểu rõ vai trò của mình trong đời sống và ra sức xây dựng hạnh phúc cho những người thân yêu. Tính nhân ái, thiết tha và tính nữ đều được thể hiện rõ trong cả hai tác phẩm, nhưng cái tiếng nói và tâm thế của người nói có khác.


      Một lý do để giải thích cho sự khác biệt này là, có những bài thơ của Trần Mộng Tú đã được viết sớm hơn những chuyện ngắn của bà khoảng 15 hay 17 năm trước. Mắt nhìn và tâm hồn một nhà văn có thể được pha trộn với những kinh nghiệm của đời sống để đưa đến những tâm thế khác nhau.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Bùi Giáng, bước chân đi tìm hồn nguyên tiêu và một màu hoa trên ngàn Bùi Vĩnh Phúc Nhận định

      - Bùi Giáng (1926 - 1998) Bùi Vĩnh Phúc Nhận định

      - Nhớ Nguyễn Mộng Giác. Và tưởng nhớ một thời văn Bùi Vĩnh Phúc Nhận định

      - Trịnh Y Thư - Và khi về ngồi dưới những gốc nho biển Bùi Vĩnh Phúc Tựa

      - Thế giới và những giấc mộng trong truyện của Vũ Quỳnh Hương Bùi Vĩnh Phúc Nhận định

      - 9 Khuôn Mặt . 9 Phong Khí Văn Chương Bùi Vĩnh Phúc Giới thiệu

      - Quyên Di và mắt nhìn nhân ái vào thế giới của đời thường Bùi Vĩnh Phúc Nhận định

      - Lời vào sách: 9 khuôn mặt . 9 phong khí văn chương Bùi Vĩnh Phúc Giới thiệu

      - Cái Tôi ẩn mật và Dương bản Thiên nhiên ngày vây hãm trong Thơ ở đâu xa của Thanh Tâm Tuyền Bùi Vĩnh Phúc Khảo luận

      - Cái Tôi kỳ việt và Âm bản Thành phố/Tình yêu trong thơ tự do Thanh Tâm Tuyền Bùi Vĩnh Phúc Khảo luận

    3. Bài viết về nhà thơ Trần Mộng Tú (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Trần Mộng Tú

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Trần Mộng Tú (Học Xá)

      Những Ngọn Nến Trong Thơ Trần Mộng Tú (Lê Hữu)

      Người Nữ Và Trái Tim Đông Phương Trong Thế Giới Của Trần Mộng Tú (Bùi Vĩnh Phúc)

      Đọc một bài thơ mới của Trần Mộng Tú (Nguyễn Xuân Hoàng)

      Trần Mộng Tú, thơ và, niềm hãnh diện thi ca Việt (nguoi-viet.com)

      Trần Mộng Tú trong vườn hoa vàng (Luân Hoán)

      Nhà văn Trần Mộng Tú (Huỳnh Ái Tông)

      Trần Mộng Tú và tuyển tập “Thơ Tuyển Bốn Mươi Năm1969-2009” (Mặc Lâm)

       

      Tác phẩm của Trần Mộng Tú

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Linh Bảo - Tác Giả Tầu Ngựa Cũ Qua Đời

      (Trần Mộng Tú)

      Bệnh Viện và Nghĩa Trang (Trần Mộng Tú)

      Chiếc Ghế Trống (Để tưởng nhớ Trần Văn Nam) (Trần Mộng Tú)

      Quán Trà Thinh Lặng (Trần Mộng Tú)

      Giạt Vào Bờ (Trần Mộng Tú)

      Trần Mộng Tú blog

      Bài viết của Trần Mộng Tú  (damau.org)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)


End of Gallery