1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Ngô Tất Tố, chuyện xưa tích cũ (Viên Linh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      20-4-2021 | VĂN HỌC

      Ngô Tất Tố, chuyện xưa tích cũ

        VIÊN LINH
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà văn Ngô Tất Tố
           (1894 - 20.4.1954)

      Nhà văn Ngô Tất Tố sinh tại Từ Sơn, Bắc Ninh thế kỷ thứ XIX, nay là vùng đất thuộc Đông Anh ngoại thành Hà Nội, con nhà nông dân, lại học giỏi, năm 22 tuổi thi đỗ đầu xứ, song biết rằng chữ Hán không còn dùng được bao lâu nữa, ông tìm học thực tế, và mạnh bạo cầm bút viết bài cho các báo. Tiều sử ông cho biết, Ngô Tất Tố đã viết bài bằng cả chục bút hiệu, có nghĩa là ông không viết vì cảm hứng riêng cho thơ văn, mà viết chuyện đời, chuyện đang sống, mọi loại, và viết như một nghề nghiệp mưu sinh chính.

      Có một nhà thơ nhà văn nhà báo Việt Nam thiệt mạng vì bom đạn, song lại không tham dự một trận chiến nào, đó là Ngô Tất Tố, tin chúng tôi nghe nói khi còn cắp sách đến trường, là cụ đã từ trần nơi miền trung du Bắc Việt trong một trận oanh tạc của máy bay Pháp. Sinh năm 1894, mất năm 1954, vừa đúng 60 tuổi, ngày ra đi không biết đích xác, khoảng cuối tháng 4 mà cũng có thể vào đầu tháng 5. Khoảng thời gian 1946-50, chiến tranh Việt Pháp chưa thực sự là cuộc chiến trận địa, bên đánh du kích, bên ném bom, nã pháo lớn thường xảy ra hơn. Quân Pháp còn nhảy dù xuống Việt Bắc bắt các trí thức đem trở lại Hà Nội, nhiều người đi làm như cũ, song cũng có người bị bắn chết như học giả Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố, chuyên gia Cổ văn học Việt Nam ở Viện Viễn Đông Bác Cổ, còn cái chết của tác giả những tác phẩm danh tiếng như cuốn tiểu thuyết phóng sự Tắt Đèn, cuốn Đường Thi tuyển dịch và cuốn truyện lịch sử Hoàng Lê Nhất Thống Chi nghe nói không rõ ràng, không thấy kể đích xác nơi chốn hay thời gian. Dù sao, ra đi vào lúc đất nước chưa chia cắt, tên tuổi Ngô Tất Tố còn là một tên tuổi Việt Nam của cả hai miền, cũng như sau này, Hàn Mặc Tử lìa đời trước 1945 nên thành người vĩnh cửu, còn người bạn thân của thi sĩ là Chế Lan Viên sống lâu hơn thời điểm bản lề ấy, theo thời thế, ông này đã đưa thi ca vào vũng lầy đáng tiếc, tương tự những Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, ...


      Tại miền Nam cách đây ít lâu, có một nhà thơ nhà giáo khi nhớ đến Ngô Tất Tố đã làm mấy câu thơ mường tượng cái ý của câu văn trên:


      Quẳng bút lông đi viết Tắt Đèn.

      Đèn tắt rồi đêm trở nên đen.

      Nhìn rất rõ bên kia bờ cuộc sống.

      Giữa ngày đêm có một đường biên.


      Và tác phẩm như lời phủ định.

      Cám ơn cụ, nhà văn Ngô Tất Tố

      (Cao Thoại Châu)



           Nguồn: Kệ sách Học Xá

      Khi chuyện Biển Đông mỗi ngày một thêm nhiều, sự đe dọa mỗi lúc một gia tăng, nước Biển Đông ngày một nóng, người viết bài này tìm đọc lại những huyền sử huyền thoại về mặt nước, về lòng nước, và thấy vô vàn những ý nghĩa của đáy sâu, của thác hiểm, của thủy triều. Ngô Tất Tố đã viết một bài báo liên hệ tới giống dân “vẽ mình,” “xăm mình,” và thấy lẽ sống chết giản dị của việc mưu sinh trong lòng nước. Bài này dường như ông có ý tại ngoại, tuy kể ra tục vẽ mình, song nhằm vào việc khác: có lẽ là việc bảo tồn cổ tục, bảo tồn cổ tục tuy là tốt, song không phải cổ tục nào cũng là mỹ tục; xưa thì được, mà nay thì chưa chắc.

      “Hỡi đồng bào Việt Nam

      Xét trong quốc sử, cái tục “vẽ mình” là cái văn minh rất cổ của dân tộc An Nam, vì nó xuất hiện từ đời vua Hùng kia. Đời đó dân tộc ta còn sống về nghề mò tôm bắt cá, nhiều người xuống nước bị thuồng luồng ăn thịt, các cụ ta mới phát minh ra kiểu vẽ mình đó, nghĩa là đẻ con ra thì dùng chàm mà vẽ vào mình nó những con rồng, con rắn, con ba ba v.v... để cho nó lúc lớn lên khi nào xuống nước, các giống dưới nước sợ mà phải tránh. Tục đó còn truyền mãi đến đời vua Anh Tôn nhà Trần mới bỏ. Món quốc túy ấy cổ biết chừng nào! Có lẽ không cái gì là cổ hơn nữa. Nếu món ấy mà bảo tồn được thì dân tộc An Nam mới xứng đáng là dân tộc An Nam. Vậy tôi xin thay mặt các nhà bảo tồn quốc túy mà hô lớn lên rằng: “Hỡi đồng bào Việt Nam! Chúng ta nên vẽ mình cho con cái chúng ta.” (Ngô Tất Tố, Hỡi đồng bào Việt Nam)

      Có vẻ như tục vẽ mình ấy không phải là dở, sau này nó biến hóa theo môi trường, theo hoàn cảnh, và theo thời thế. Thuở sơ nguyên, con người vẽ ngay lên làn da của mình, lên vùng trán lên chân tay của mình, sau này người ta có nhiều thứ hơn nhiều chỗ hơn để vẽ, vẽ lên tường, vẽ lên vải, vẽ lên giấy, vẽ lên nylon. Sự đe dọa càng lúc càng nhiều, người ta lúc đầu chỉ sợ thuồng luồng, sợ rắn sợ rồng, sau này sợ cọp, sợ hùm beo, thì vẽ cọp vẽ hùm beo, thờ cọp thờ hùm beo. Đến khi thấy cái chết xảy ra bằng nhiều cách, thì sợ cái gì vẽ cái ấy, hy vọng nó không giết mình, cái liềm cắt cỏ gặt lúa của nhà nông có thể cắt cổ mình, thì vẽ cái liềm; cái búa của anh công nhân có thể đập vỡ sọ người, thì vẽ cái búa; vẽ liềm vẽ búa không xong thì vẽ trời vẽ trăng vẽ sao, cái gì nó giết được con người thì con người vẽ cái ấy, tập tục vẫn giữ, chỉ thay đổi cho phù hợp với đời sống mà thôi. Về sau không cần ai cũng phải vẽ, cả đoàn thể dùng chung một hình vẽ là được rồi, nó thành ra tấm biểu ngữ, nó thành ra lá cờ. Chung qui dương nó lên chỉ cốt để nó tưởng mình là nó, nó không giết mình mà thôi



           Nguồn: Kệ sách Học Xá

      Vào khoảng hơn 20 tuổi, văn bài ký tên Ngô Tất Tố đã xuất hiện trên các tờ An Nam tạp chí của Tản Đà, các báo Thực Nghiệp, Thần Chung, Việt Nữ, Đông Pháp thời báo, Con Ong, Hải Phòng tuần báo. Gần đây trong nước công bố, nhiều phần qua bà con gái của ông tên là Thanh Lịch, Ngô Tất Tố để lại hơn ngàn bài viết! Không phải chỉ là những bài báo, mà cao hơn bài báo, bài viết có nghiên cứu. Kiến thức của ông quảng bác, cách nhìn mới, tác phẩm biên khảo Nho Giáo của Trần Trọng Kim được Ngô Tất Tố đem ra phê bình, cuốn sách Lão Tử của ông được nhận định là khoa học. Về lịch sử, hay dã sử, ông để lại Vua Hàm Nghi, Hoàng Lệ nhất thống chí, về tiểu thuyết là Tắt Đèn, Lều chõng, về biên khảo là Văn học Lý, Trần, về thơ, văn, có Thi Văn Bình Chú (viết về thơ văn các đời Lê, Mạc, Tây Sơn, từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX), in lần thứ hai năm 1952 tới 3000 bản, Đường Thi (phiên dịch và khảo cứu thơ Đường), in lần thứ nhất năm 1940.


      Bài này được viết trong tháng 5.2016, vào thời gian ông qua đời đúng 62 năm trước. Tác phẩm Ngô Tất Tố hơn nửa thế kỷ rồi có vẻ như đang ăn khách trở lại. Sau đây là một tác phẩm nhỏ của ông, nếu quí bạn còn thích đọc, nghĩa là ông còn ăn khách sau này nữa.

      CÂY NGỌC VƯỜN SAU


      “Hậu Chủ nhà Trần có tiếng là vị phong lưu thiên tử, hậu cung lúc nào cũng độ vài nghìn người. Người được ông ta yêu dấu hơn hết là Khổng Quý Tần và Trương Quý Phi. Quý Phi tóc đen như mun, có thể soi gương, hai mắt lóng lánh như hai làn nước, mỗi khi nhìn ngó, muốn siêu cả người bên cạnh. Hậu Chủ sai người dựng ở trước điện Quang Chiếu ba tòa gác lớn, đặt tên là gác Lâm Xuân, gác Kết Ý và gác Vọng Tiên. Cửa lớn, cửa sổ của những gác ấy đều làm bằng gỗ trầm hương, dát toàn vàng ngọc, ngoài che rèm châu, trong có trướng gấm. Những đồ bài trí, đều là những thứ quý lạ, từ xưa chưa có. Dưới gác đều có chất đá làm núi, tháo nước làm ao, và trồng các thứ hoa thơm cỏ lạ ở khắp chung quanh. Hậu Chủ tự ở trong gác Lâm Xuân, cho Trương Quý Phi ở gác Kết Ý, còn gác Vọng Tiên thì là phần của Khổng Quý Tần. Những lúc Quý Tần trang điểm chải chuốt, đứng ở phía trong lan can trong cung trông ra, chẳng khác gì một nàng tiên.


      Mỗi lần Hậu Chủ họp các cung nhân uống rượu tại mấy nơi đó thường bắt phi, tần, học sỹ và các khách quen tức cảnh, ngâm thơ, tặng đáp lẫn nhau. Rồi thì ông ta lựa riêng những bài bóng bẩy, bay bướm, phổ vào đàn sáo, chọn độ hơn nghìn cung nữ bắt phải tập hát. Những khúc hát ấy, Hậu Chủ đặt tên là Nghênh Xuân Nhạc, Ngọc Thụ, Hậu Đình Hoa, đại để đều là những lời tán dương vẻ đẹp của các phi tần. Mỗi lần yến ẩm múa hát, vua tôi say be say bét từ tối đến sáng.


      Hậu Chủ có chế ra khúc Hậu Đình Hoa như vầy:


      Rừng thơm lầu gác chon von,

      Nghiêng thành là vẻ phấn son nuột nà.

      Lững lờ trong cửa bước ra,

      Đón nhau, vén bức màn hoa mỉm cười,

      Người đâu móc đượm hoa tươi

      Long lanh cây ngọc sáng soi sau vườn.


      Cách đó ít lâu quân Hán kéo vào Đài thành, Hậu Chủ toan chạy, quần thần có người khuyên ngài nên ra đầu hàng. Hậu Chủ không nghe và nói: “Ta đã có giếng!”


      Rồi ngài dắt luôn hơn chục cung nhân ra điện Cảnh Dương, cùng nhảy xuống một cái giếng gần đó. Quân sĩ nghé vào trong giếng, gọi không thấy thưa, họ bèn bảo nhau lấy đá ném xuống. Chợt nghe dưới giếng có tiếng người kêu, bọn quân tức thì lấy thừng ném xuống. Khi kéo thừng lên, thấy nặng, cả bọn đều lấy làm lạ. Thì ra cả Trương Quý Phi và Khổng Quý Tần cùng bám ở dưới đầu thừng. Vì vậy người ta mới gọi giếng ấy là giếng Son Phấn.” (Tình Sử, Ngô Tất Tố dịch).

      Viên Linh

      Nguồn: Lịch Sách Chân Dung Nhà Văn Việt Nam
      Nxb Khởi Hành, 2017

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh Viên Linh Nhận định

      - Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ

      - Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định

      - Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký

      - Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký

      - Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại

      - Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký

      - Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)

      Đi vào cõi thơ Tuệ Sỹ (Bùi Giáng)

      Bùi Giáng - Thi ca và Tư tưởng (Tuệ Sỹ)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)