|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà thơ Nhất Tuấn
Ngày ấy tuổi học trò
sân trường đầy phượng đỏ…
Câu thơ của Nhất Tuấn và mầu phượng thắm sân trường luôn gợi lại trong mỗi chúng ta nỗi tiếc nhớ xa xôi về những tháng năm tươi đẹp nhất của một đời người.
Mầu hoa phượng trong thơ Nhất Tuấn còn gọi là mầu “hoa học trò”, mầu hoa thắm tươi và đẹp như mối tình đầu vụng dại của những cô cậu học trò. Tình đầu là những xao xuyến, những rung động của trái tim vừa chớm biết yêu. Tình đầu là mộng ước, là giấc mơ tươi đẹp nhất của một thời tuổi trẻ:
Bây giờ còn nhớ hay không?
Ngày xưa hè đến phượng hồng nở hoa…
Sân trường phượng vỹ, tiếng ve gọi hè, và mối tình đầu thuở học trò ấy,… làm sao quên được!
Trong những giấc mộng nhỏ êm đềm đưa chúng ta về gặp lại một mùa nào “hoa bướm ngày xưa”, vẫn thấp thoáng những cánh phượng hồng và một sân trường kỷ niệm. Bao nhiêu kỷ niệm ngày xưa gửi vào đây một bài thơ cuối cùng
Bây giờ còn nhớ hay không
đến người em nhận làm chồng? Mà…thôi!
“Mà… thôi!” Hai tiếng ấy trong câu thơ cuối của Nhất Tuấn nghe như lời trách cứ nhẹ nhàng, như tiếng thở dài thật nhẹ, mà vẫn nghe lòng chùng xuống, vẫn nghe tim thắt lại.
Rưng rưng phượng đỏ trên đầu
Tìm em, anh biết tìm đâu bây giờ?
“Tôi yêu hai chữ ‘rưng rưng’ trong câu thơ ấy. Câu thơ đọc lên nghe… rưng rưng.” Lê Hữu nói như thế, và cũng nói thêm là, “Tôi cũng yêu hai chữ ‘khắc khoải’ trong thơ Nhất Tuấn.”
Đêm nay Noel đây
Chuông nhà thờ khắc khoải
Gió đồi lang thang bay
Mưa buồn giăng ngõ tối
Câu thơ mang một khí hậu rất Đà Lạt, thành phố cao nguyên đầy mây trắng và sương mù. Câu thơ cũng gợi nhớ những năm dài “chinh chiến điêu linh”. Và cuộc đời lính chiến, và “mấy dặm sơn khê”, và “mưa rừng gió núi”…, đã khiến cho những lứa đôi yêu nhau phải “người ở một phương nhớ một phương”, vì nỗi cách ngăn, chia lìa.
Anh ở đồn biên giới
thương về một khung trời...
Khung trời nào đây? Thành phố nào đây? Nếu không phải là thành phố ấy, thành phố suốt đời mây bay ấy. "Niềm tin" (Anh Linh phổ thơ Nhất Tuấn)
Rừng Ái Ân vẫn đó
Hồ Than Thở còn đây
Thông im buồn đợi gió
Mây đồi xa còn bay
Đà Lạt, trong những trang thơ của Nhất Tuấn, là thành phố của từng cụm mây trắng lững lờ, thành phố của những hồ, những thác, những thung lũng, những ngọn đồi, những con đường dốc, những hàng thông xanh, những cánh đồng đầy hoa mimosa vàng, những con đường nhỏ ngoằn ngoèo, len lỏi giữa các biệt thự đầy vẻ yên lặng, bí ẩn và trữ tình.
.....
Mimosa nở vàng cành
Thông reo, gió đuổi mây xanh cuối trời
Đà Lạt, trong những trang thơ “Truyện chúng mình” của Nhất Tuấn, là “thành phố mimosa vàng”, thành phố của những câu thơ trữ tình, nhuốm màu vàng tươi của sắc hoa.
Mimosa thôi nở
trong hồn anh đêm nay…
Nhưng em không về nữa
đường khuya mưa bay bay…
Có từng sống ở thành phố của những cánh mimosa vàng rực ấy mới thấy được, mới cảm được và mới yêu được vẻ đẹp nên thơ của những cơn mưa phùn, mưa bụi ấy. Những cơn mưa lất phất đánh thức những nhớ thương dịu dàng. Những cơn mưa thật mỏng, thật nhẹ, những cơn mưa gọi là “chỉ-vừa-đủ-làm-ướt-tóc” của những đôi tình nhân.
Đà Lạt mờ sương khói
Một mình anh lặng im
nghe hồn mình nức nở
Có vẻ như Đà Lạt, thành phố mưa bay, thành phố trong trí tưởng ấy, vẫn luôn luôn ở một góc nào trong trái tim chàng thi sĩ. Có phải vì lẽ ấy, trong chuỗi ngày ly hương và trong buổi hoàng hôn của đời người, nhà thơ của chúng ta đã chọn về định cư ở Seattle, “Thành phố mưa”, “Thành phố ngàn thông” hay “Thành phố ‘xanh hoài ngàn năm’” –như cách gọi của LH– giữa miền đồi núi chập chùng ở vùng trời tây bắc Hoa Kỳ, để tưởng vọng về thành phố quê hương đầy ắp những kỷ niệm mà một phần đời của nhà thơ còn gửi lại nơi chốn ấy.
Thơ Nhất Tuấn là những dòng thơ hồi tưởng. Hồi tưởng về những mùa vui, tràn ngập hạnh phúc, tràn ngập thương yêu.
Bây giờ tóc bạc, tóc xanh
tình xưa anh vẫn quẩn quanh tìm hoài…
Nhất Tuấn, ông đã viết hộ những đôi tình nhân những trang nhật ký tình yêu thắm thiết. “Truyện Chúng Mình” của Nhất Tuấn, tưởng rằng chỉ là “chuyện hai người”, chỉ có “hai người” biết với nhau thôi, vậy mà đã hóa thành “truyện chúng mình” của bao nhiêu là lứa đôi. Nhất Tuấn, ông đã nhận được bao nhiêu lời cám ơn của những lứa đôi nên vợ thành chồng nhờ vào mối duyên tơ đến từ những bài thơ “truyện chúng mình” ấy? Những bài thơ tình của chàng thi sĩ ấy, ở bất cứ tuổi nào, bất cứ thời nào, đọc lên cũng nghe rưng rưng cảm xúc, vì là những bài thơ tình muôn thuở, kể về những câu “chuyện chúng mình” muôn thuở, muôn-đời-muôn-kiếp-không-phai…
- Một tách cà-phê cho hai người Lê HỮu Tùy bút
- Lá gan của cô còn tốt lắm! Lê Hữu Truyện ngắn
- Ảo giác Trịnh Công Sơn Lê Hữu Nhận định
- Ngôn ngữ thơ là cái quái gì vậy? Lê Hữu Nhận định
- Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? Lê Hữu Nhận định
- Màu tím vấn vương trong nhạc Việt Lê Hữu Tản mạn
- Thơ Như Thương, tình yêu, những khuôn mặt Lê Hữu Nhận định
- Ngày Của Mẹ, Ngày Của Con Lê Hữu Tạp luận
- Bắn chậm thì chết Lê Hữu Truyện ngắn
- “Mùa xuân đầu tiên”, hai bài nhạc Xuân cùng tên Lê Hữu Nhận định
• Bóng Dáng Đà Lạt Trong Thơ Nhất Tuấn (Ngô Tằng Giao)
• Nhất Tuấn và “chuyện chúng mình” muôn thuở (Lê Hữu)
• Nhất Tuấn (Học Xá)
- Nhớ về nhà thơ Nhất Tuấn (cothommagazine.com)
- Thi Sĩ Nhất Tuấn Qua Đời (1935 – 2021) (Jimmy & Ben)
- Thi sĩ Nhất Tuấn, “truyện chúng mình” và bài thơ – bài hát Hoa Học Trò: “Bây giờ còn nhớ hay không…” (Đông Kha)
- Đọc thơ Nhất Tuấn nhớ tuổi học trò (Nguyễn Cang)
• Nhớ Tới 'Ngũ Hổ' Của Đại Đội Văn Nghệ Trung Ương Thuộc QLVNC (Nhất Tuấn)
Tác phẩm trên mạng:
- vietthuc.org - huongduongtxd.com
- tudiemcorner - thica.net - thivien.net
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |