1. Head_

    Mai Trung Tĩnh

    (..1937 - 20.12.2002)

    Việt Dzũng

    (8.9.1958 - 20.12.2013)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Bóng Dáng Đà Lạt Trong Thơ Nhất Tuấn (Ngô Tằng Giao) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      7-8-2021 | VĂN HỌC

      Bóng Dáng Đà Lạt Trong Thơ Nhất Tuấn

        NGÔ TẰNG GIAO
      Share File.php Share File
          

       

           
      Nhà thơ Nhất Tuấn
      (1935 - 31.7.2021)

      Nhà thơ NHẤT TUẤN tên thật là PHẠM HẬU. Sinh trưởng tại Nam Định. Quê ngoại quê nội ở Ninh Bình. Di cư vào Nam năm 1954. Gia nhập trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, năm 1955, Khóa XII. Rồi từ 1966 từng làm Quản Đốc Đài Phát Thanh, Giám đốc Nha Nghiên Cứu Kế Hoạch Bộ Thông Tin, Giám Đốc Nha Vô Tuyến Truyền Thanh và Tổng Giám Đốc VN Thông Tấn Xã v.v… Trên vai nhà thơ là hai hoa mai trắng: Trung Tá.


      Nhà thơ được biết đến nhiều qua những tập thơ “Truyện Chúng Mình” (xuất bản trong khoảng từ 1959-1964) và những tập truyện “Đời Lính” (xuất bản 1965). Trên 50 bài thơ trong “Truyện Chúng Mình” đã được phổ nhạc bởi nhiều nhạc sĩ trong khoảng từ 1959-2008.


      Từng sống ở Đà Lạt nên thành phố đầy sương mù và mưa bay này vẫn luôn mãi tiềm ẩn ở một góc nào đó trong trái tim nhà thơ. Có lẽ cũng vì thế mà trong những vần thơ “Truyện Chúng Mình” NHẤT TUẤN đã ghi lại một số những dòng hồi tưởng với hình ảnh Đà Lạt mà một phần đời của mình còn gửi lại nơi chốn ấy. Và có lẽ để tưởng vọng về Đà Lạt mà trong chuỗi ngày sống ly hương, khi mái tóc đổi màu, nhà thơ đã chọn một thành phố cũng đầy mưa rơi giữa miền đồi núi chập chùng với ngàn thông xanh hoài ngàn năm ở vùng trời tây bắc Hoa Kỳ để định cư, đó là Seattle (Washington State).


      Trong thơ NHẤT TUẤN, thoạt tiên tình yêu thấp thoáng trong bài “Truyện Chúng Mình”, chỉ gợi lên nỗi nhớ mong của người ở Đà Lạt vì bị xa cách với người ở Sài Gòn:

      “Còn nhớ những thư người trước gửi

      Sàigòn - Đàlạt mới năm nào

      Từng chiều thứ bảy anh mong đợi

      Màu chữ xanh, yêu đến ngọt ngào


      Hồn có nguyên trinh màu trắng cũ

      Môi hồng vẫn thắm thuở ban đầu

      Không dưng lòng rộn niềm ao-ước

      Nhưng biết ai còn nhớ đến nhau.”

      Trong đời lính, khi phải rời xa Đà Lạt, từ nơi tiền đồn biên giới nhà thơ gửi lòng nhung nhớ về thành phố này nhân mùa Giáng sinh khi viết bài “Niềm Tin”, cũng đầy mong nhớ:

      “Lại một Noël nữa

      Mấy mùa Giáng sinh rồi

      Anh ở đồn biên giới

      Thương về một khung trời.


      Chắc Đàlạt vui lắm

      Mimosa… nở vàng

      Anh đào khoe sắc thắm

      Hương ngào ngạt không gian


      Mấy mùa Giáng sinh trước

      Chỗ hẹn anh chờ hoài

      Lần này không về được

      Hồi hộp đợi tin ai.”

      Một ngôi giáo đường nhỏ bé của Đà Lạt cũng lưu lại kỷ niệm một mùa Giáng Sinh với hoa anh đào khoe sắc thắm trong lòng NHẤT TUẤN. Nhà thơ viết bài “Nhà Thờ Đường Cô Giang”:

      “Thêm xuân nữa lại về

      Giữa một trời tuyết lạnh

      Nhiều đêm dài xa quê

      Tìm hoài trong ảo ảnh


      Những kỷ niệm thần tiên

      Bây giờ anh vẫn nhớ

      Nhà thờ đường Cô Giang

      Chúa nhật… mình đến đó


      Đàlạt vào Giáng Sinh

      Anh Đào reo mở hội

      Tan lễ em và anh

      Đường hoa về chung lối


      Họ thấy… em hôn anh

      Vội làm dấu Thánh Giá

      Mấy sơ và… sư huynh…

      Muốn là thiên thần cả!!


      Em hỏi:

      - Họ có yêu?

      Anh đáp:

      - Khi khấn hứa

      Họ xin yêu rất nhiều

      Yêu hết con cái Chúa


      Anh cố giữ niềm tin

      Của tuổi trẻ mơ mộng

      Nơi quê hương ngàn trùng

      Xin em đừng tuyệt vọng


      Vì sẽ có một ngày…

      Giáo đường xưa… lại đến

      Quỳ dưới trời tuyết bay

      Thiết tha anh cầu nguyện.”

      Sau khi tình yêu nơi giáo đường xuất hiện, trong hồi tưởng nhà thơ chỉ mong “thấy” được người yêu nơi bài “Cầu nguyện” (chứ không mong “lấy” như bản nhạc đã đổi lời) với hai câu cuối thật buồn bã:

      “Con quỳ lạy chúa trên trời

      Để cho con thấy được người con yêu

      Đời con đau khổ đã nhiều

      Kể từ thơ dại đủ điều đắng cay

      Số nghèo hai chục năm nay

      Xây bao nhiêu mộng trắng tay vẫn nghèo

      Mối tình đầu trót bọt bèo

      Vì người ta thích chạy theo bạc tiền

      Âm thầm trong mối tình điên

      Cầm bằng Chúa định nhân duyên bẽ bàng

      Bây giờ con đã gặp nàng

      Không giàu, không đẹp, không màng lợi danh.

      Chúng con hai mái đầu xanh

      Chấp tay khấn nguyện trung thành với nhau.

      Thề rằng sóng gió biển dâu,

      Đã yêu… trước cũng như sau… giữ lời


      Người ta lại bỏ con rồi,

      Con quỳ lạy Chúa trên trời thương con.”

      Giáng sinh thường là thời điểm kỳ diệu nhất trong suốt cả năm với tiếng chuông ngân nga trong đêm vắng, với ánh nến lung linh huyền ảo và thánh ca trầm bổng gợi lên những cảm xúc thanh thoát, êm đềm và thánh thiện. Bên giáo đường hoa mimosa Đà Lạt khoe sắc vàng tươi thắm, nhưng trong lòng nhà thơ lại chỉ nổi lên kỷ niệm buồn bã với bài “Mimosa Thôi Nở”:

      “Noël xưa anh nhớ

      Khi hãy còn yêu nhau

      Nhà thờ nơi cuối phố

      Thấp thoáng sau ngàn dâu

      Anh chờ em đi lễ

      Chung dâng lời nguyện cầu

      Mimosa bừng nở

      Đẹp như tình ban đầu

      Đàlạt mờ trăng lạnh

      Đường về ta bước mau.


      Rồi anh hỏi khẽ em

      Đã xin gì với Chúa

      Trong đêm lễ Noël

      Em lắc đầu chả nhớ

      Nhưng hồng lên đôi má

      Nắm tay anh đợi chờ

      Trông em sao xinh quá

      Và ngoan như nàng thơ


      Mới bốn mùa thu qua

      Mimosa vẫn nở

      Sao mối tình đôi ta

      Ai làm cho dang dở


      Đêm nay Noël đây

      Chuông nhà thờ khắc khoải

      Gió đồi lang thang bay

      Mưa buồn giăng ngõ tối


      Anh quỳ bên tượng Chúa

      Cúi đầu chắp hai tay

      Lạy Chúa con chờ đợi

      Người ngày xưa về đây

      Nhưng em không về nữa

      Đường khuya mưa bay bay

      Mimosa thôi nở

      Trong hồn anh đêm nay.”

      Trong bài thơ “Truyện Cây Hoa Mimosa” (1964), lại cũng vẫn thoáng vẻ giận hờn, trách móc:


      “Một đi vĩnh biệt cao nguyên

      Mimosa trả… cho miền núi non

      Làm gì có chuyện sắt son

      Thì thôi đừng dại mỏi mòn mắt trông”


      Đà Lạt là thành phố với núi đồi và rừng thông. Núi vươn cao cùng thông xanh reo suốt bốn mùa như cùng hát vang lên khúc tình ca gửi vào năm tháng mà nếu vắng bóng thời thành phố sẽ như một cơ thể mất linh hồn. Hình ảnh ngọn núi cao Lap Be Bắc (Lapbe Nord) và cảnh Đà Lạt về đêm đã được nhà thơ NHẤT TUẤN nhắc tới trong bài “Đêm Cuối Cùng Đàlạt”, cũng kể lại một chuyện tình dang dở:

      “Rồi kỷ niệm về dần trong trí nhớ

      Đêm cuối cùng hai đứa đi ciné

      Những con đường Đàlạt lúc vào khuya

      Hoa lả tả rơi vàng đôi mái tóc


      Gió buốt từ "Lap Be Nord" xa tắp

      Anh vội vàng cởi áo khoác cho em

      Tiếng thở dài chen tiếng bước đi êm

      Mình yên lặng dìu nhau cho đến sáng.


      Và anh nhớ em hát bài Hoài Cảm

      Giọng ngân buồn, môi gọi cố nhân ơi

      Đêm hôm qua trong tiệc cưới đông người

      Lời hát cũ làm anh xao xuyến mãi.


      Ôi ngày xưa sao giờ không trở lại?

      Để em là riêng của một mình anh

      Để anh nghe hoài giọng hát thanh thanh

      Nhưng câu chuyện chúng mình không kết cuộc


      Vì hai đứa… tại vì… ai biết được?!

      Nên giờ này anh phải sống xa em

      Rồi tình cờ nghe giọng hát quen quen

      Bài Hoài Cảm, đêm cuối cùng Đàlạt!”

      Trước từng cùng “người xưa dịu hiền” kề vai nhau tình tự ngồi bên hồ Than Thở. Nay sao lại đã xa nhau, chỉ còn lại lời thở than tiếc nhớ dĩ vãng kỷ niệm trong “Bài Hát Đồi Sim”:

      “Đàlạt đầy sương khói

      Một mình anh lặng yên

      Nghe hồn mình nức nở

      Nghe buồn len trong tim


      Nếu mình đừng gặp nhau

      Trên núi đồi Đàlạt

      Vì tình yêu ban đầu

      Đã tan theo sóng nhạc


      Người xưa… người xưa đâu?

      Để… lòng anh tan nát

      Đời bãi bể nương dâu

      Cũng buồn như tiếng hát.”

      Cũng vẫn hồ Than Thở Đà Lạt thuở nào là nơi đôi lứa vui chơi với hoa “bất tử” từng là sứ giả của tình yêu. Nhưng nay sao chỉ còn là một kỷ niệm buồn đến “tàn nhẫn” trong bài thơ “Cánh Immortel Cuối Cùng” (1964):

      “Hôm xưa đi chơi hồ Than Thở

      Em ngắt bên đường một đóa hoa

      Rồi chạy đến anh cười hớn hở

      Đây hoa bất tử như tình ta


      Hoa ấy màu vàng chen sắc máu

      (Màu vàng tâm sự kẻ yêu nhau

      Là âu yếm với tình đôn hậu)

      Êm đẹp bao nhiêu giấc mộng đầu


      Quả thực cũng như tên bất tử

      Bông hoa nho nhỏ của người thơ

      Anh đem về để trong phòng ngủ

      Tươi mãi không tàn, có lạ chưa


      Từ dạo sân nhà em đỏ pháo

      Em cùng người ấy sống yên bình

      Đêm đêm úp mặt vào tay bảo

      Nào có ra chi... truyện chúng mình


      Trái với tên hoa là bất tử

      Hoa dần héo rũ sắc tàn phai

      Cánh rơi tan nát như tâm sự

      Như tiếng lòng anh khẽ thở dài


      Rồi đến chiều nay cánh cuối cùng

      Trời dâng lệ xuống khóc rưng-rưng

      Hoa ơi đừng giống tình ta nhé

      Ta vẫn cầu mong được thủy-chung


      Anh quên màu đỏ trong hoa đó

      Màu đỏ là màu của biệt-ly

      Và của bao nhiêu sầu hận tủi

      Giờ đây còn biết nói năng chi


      Cánh hoa bất tử rơi lần chót

      Tàn nhẫn như người rũ áo đi.”

      Mưa Đà Lạt giăng mắc trên thành phố cũng khiến cho nhà thơ ngậm ngùi nhớ lại biết bao hình ảnh cũ chất chồng, đầy ngang trái và nát tan. Trong cảnh Xuân về với cái Tết tha hương, NHẤT TUẤN viết bài “Mưa trong kỷ niệm”:

      “Chiều mưa đó tưởng không còn gặp lại

      Lần cuối cùng hai đứa lặng nhìn nhau

      Có bao giờ em hiểu được anh đâu

      Tình ngang trái và những lời gian dối


      Trong tay nhau nhiều lần anh tự hỏi

      - Ái Khanh ơi! Em còn nhớ chăng em

      Bình minh hồng... và những buổi chiều êm

      Truyện Chúng Mình... với bao nhiêu kỷ niệm


      Hoa không đợi mà tình cờ bướm đến

      Mình yêu như chưa từng có bao giờ

      Em về rồi anh ở lại bơ vơ

      Và bỗng thấy muốn giận hờn mãi mãi


      Chiều mưa đó tưởng không còn gặp lại

      Nào ngờ đâu trên thành phố Cao Nguyên

      Đang âm thầm đếm bước dưới trời đêm

      Anh bỗng thấy dáng người xưa thấp thoáng


      Mái tóc đó bồng bềnh che vầng trán

      Nét môi cười và cặp mắt nai tơ

      Anh tưởng mình như đang sống trong mơ

      Và thầm hỏi hay chỉ là hư ảnh


      Ai thoạt gặp đã vội vàng lẩn tránh

      Trong mưa bay anh thờ thẫn ra về

      Mimosa tràn ngập lối anh đi

      Hoa hay chính mình đang tan nát...?


      Tết tha hương... nhớ mùa xuân Đàlạt

      Lòng bâng khuâng nhớ người cũ năm nào

      Tình tưởng phai theo ngàn cánh anh đào

      Bỗng giây phút lại thắm hồng nỗi nhớ


      Tiếng mưa như giọng ai... hoài nức nở

      Lần cuối cùng... rồi mãi mãi...

      Và mãi mãi... chia xa...

      Cho hồn anh nổi bão táp phong ba

      Thương từng hạt mưa buồn trong kỷ niệm.”

      Một ngày nào đó khi hồi tưởng về thành phố cao nguyên với tình yêu đẹp đẽ tràn đầy mộng ước lúc mình còn là sinh viên võ bị, NHẤT TUẤN viết bài “Nhớ Về Đàlạt” (1964). Thời gian trôi qua. Cảnh vẫn còn đó. Người xưa đã cách xa. Để rồi lại cũng vẫn đầy hình ảnh của buồn bã, của dang dở chia ly vào giai đoạn cuối của khúc nhạc tình:

      “Nhớ tám năm về trước

      Khi còn là sinh viên

      Học trong trường Võ bị

      Nơi núi rừng cao nguyên


      Dạo ấy em mười tám

      Xinh đẹp hơn tiên nga

      Tóc mây bồng vương trán

      Môi cười tươi như hoa


      Còn nhớ không ngày xưa

      Đàlạt buồn trăng mờ

      Gió vàng trên nước biếc

      Chim chiều bay bơ vơ


      Chúng mình sát vai nhau

      Tay đan tay chậm bước

      Cùng đếm từng vì sao

      Rồi xây bao mộng-ước


      Rừng ái ân vẫn đó

      Hồ Than thở còn đây

      Thông im buồn đợi gió

      Mây đồi xa còn bay


      Cũng vẫn một khung trời

      Còn nguyên hình ảnh cũ

      Em bây giờ xa rồi

      Tìm đâu người viễn xứ


      Tình nào không dang dở

      Màu nào mà không phai

      Cho nên anh không nỡ

      Làm thơ để trách ai


      Riêng chiều nay nhớ lại

      Truyện chúng mình ngày xưa

      Nhìn khung trời Đàlạt

      Mà tưởng mình đang mơ.”

      Trong cuộc sống tại ngước ngoài, với tiêu đề “Truyện chúng mình hải ngoại” NHẤT TUẤN viết: “Thôi trang đời đã khép”:


      “Và những chiều Đà Lạt

      Một mình trên đồi thông

      Mưa nhạt nhoà trong mắt

      Gửi sầu... vào mênh mông”


      Bài “Ảo ảnh”:


      “Xin giữ mãi kỷ niệm buồn Đà Lạt

      Giữa đồi thông rừng cỏ non xanh ngắt

      Nhớ điên cuồng trong một phút bâng khuâng”


      Bài “Lại một xuân buồn” (1985):

      “Nhớ Bích Câu Đà lạt thoáng mưa bay

      Hồ Than Thở cùng lòng ai hòa nhịp

      Rừng Ái Ân với ngàn thông xanh biếc

      Thác Gougah, cây gọi gió than van

      Đồi 15 đâu đó cụm mai vàng

      Giáng Sinh tới Anh đào khoe sắc thắm

      Mimosa sương long lanh đọng nắng

      Chiều Lâm Viên, bản Thượng khói dâng cao

      Những kỷ niệm xưa thân ái biết bao…

      Ghi lại thuở bên nhau nơi Trường Mẹ!”

      Mới chỉ trích dẫn một số ít vần thơ trong “Truyện Chúng Mình” của NHẤT TUẤN người đọc đã thấy bóng dáng thành phố sương mù Đà Lạt chập chờn ẩn hiện. Bóng dáng Đà Lạt một trời thương nhớ quả thật rất thích hợp để được chọn làm bối cảnh cho những truyện tình.


      Tình yêu nam nữ đã có từ vạn kiếp và luôn là một đề tài bất diệt trong vườn hoa văn học nghệ thuật của bất cứ quốc gia nào. Riêng trong lãnh vực thi ca thì từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, tình yêu luôn gợi hứng cho các nhà thơ. Hình như tình yêu không có tuổi tác, chừng nào trái tim con người còn đập thì con người còn yêu. Hơn nữa một số văn sĩ, thi sĩ đã từng nói rằng: “Thơ trữ tình có thể coi như tổng hợp, như tuyệt đỉnh của thơ, mà chính thơ là tuyệt đỉnh của tiếng nói loài người!” Họ còn mạnh miệng nói thêm nữa: “Thi ca sẽ là tôn giáo cuối cùng trên mặt địa cầu này khi mà tất cả nhân loại không còn giữ lại được cho họ một niềm tin nào ở nơi tôn giáo mà chúng ta đang có”.


      Thật ra nhà thơ không phải là kẻ vì phạm tội mà bị “phát vãng” từ thiên cung xuống dưới trần như có người thường nói. Nhà thơ cũng chỉ là một con người bình thường và đối tượng của thơ, chất liệu tạo ra thơ chính là cuộc sống trên cõi nhân gian mà thôi. Cũng vẫn có yêu có ghét, có vui có buồn, có quên có nhớ, có xum họp và có chia ly… Có lẽ phải quan niệm rằng: “Thơ là một lối sống, một lối nhận thức, một lối dùng ngôn ngữ, âm điệu để diễn tả tâm tư tình cảm riêng. Cái nền của thơ là cảm xúc, một cảm xúc thành thật. Thơ không phải là một cách độc thoại mà phải là một cách truyền đạt kinh nghiệm cho tha nhân. Thơ cần có sự thông cảm và thưởng thức của người đọc.”


      Người yêu thơ có lẽ phải nhận ra rằng NHẤT TUẤN, với những vần thơ lai láng trữ tình trong “Truyện Chúng Mình” không phải chỉ là truyện riêng tư “thì thầm bên gối” giữa hai người nữa mà đã hóa thành “truyện chúng mình” của bao nhiêu là đôi tình nhân thanh niên nam nữ khác. Nhà thơ đã viết xuống hộ những trang nhật ký về tình yêu của những người trẻ tuổi. Khi thì đằm thắm thiết tha. Nhiều lúc lại dang dở não sầu, phải cần đến thời gian như là một loại linh dược để dần dần hàn gắn các vết thương lòng trong quá khứ. Có thể coi đây là tâm sự chung của một thế hệ thanh niên thời đó, đồng một lứa tuổi với tác giả.


      Nhưng có một điều quan trọng cần phải nói thêm là sau những tháng ngày quằn quại với “Truyện Chúng Mình”, NHẤT TUẤN đã vươn khỏi những hình ảnh buồn chán thương đau, những nhớ nhung rất thế nhân thường tình của thời trai trẻ đó. Nhà thơ đã chuyển hướng về một chân trời thi ca với tầm cao của những hình ảnh đẹp đẽ hơn như những lời tâm sự chân thành của nhà thơ NHẤT TUẤN mấy chục năm sau khi viết những “Truyện Chúng Mình”:

      “Ngày còn là cậu học trò Trung Học

      Trong tình yêu bé nhỏ, cá nhân

      Tôi đã từng than thở biết bao lần

      Và làm thơ

      Trách những ngườì mau phụ bạc...

      ...

      Giờ đây, theo đời sống quân đội lớn lên

      Sau những tháng năm tranh đấu

      Tôi bỗng thấy rằng

      Mình chỉ toàn là thương hờ nhớ hão

      Tôi bỗng thấy rằng

      Còn rất nhiều tâm sự khác để làm thơ...”

      (VIRGINIA, USA, Mùa Thu Vàng 2010)

      Ngô Tằng Giao

      Nguồn: dalatdauyeu.org

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Bóng Dáng Đà Lạt Trong Thơ Nhất Tuấn Ngô Tằng Giao Nhận định

      - Đọc Thơ Lê Thị Ý “Vùng Trời Dấu Yêu” Ngô Tằng Giao Nhận định

    3. Bài viết về nhà thơ Nhất Tuấn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nhất Tuấn

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Bóng Dáng Đà Lạt Trong Thơ Nhất Tuấn (Ngô Tằng Giao)

      Nhất Tuấn và “chuyện chúng mình” muôn thuở (Lê Hữu)

      Nhất Tuấn (Học Xá)

      - Nhớ về nhà thơ Nhất Tuấn  (cothommagazine.com)

      - Thi Sĩ Nhất Tuấn Qua Đời (1935 – 2021)  (Jimmy & Ben)

      - Thi sĩ Nhất Tuấn, “truyện chúng mình” và bài thơ – bài hát Hoa Học Trò: “Bây giờ còn nhớ hay không…”  (Đông Kha)

      - Đọc thơ Nhất Tuấn nhớ tuổi học trò  (Nguyễn Cang)

       

      Tác phẩm của Nhất Tuấn

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Nhớ Tới 'Ngũ Hổ' Của Đại Đội Văn Nghệ Trung Ương Thuộc QLVNC (Nhất Tuấn)

      Tác phẩm trên mạng:

      - vietthuc.org - huongduongtxd.com

      - tudiemcorner - thica.net - thivien.net

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)