1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Vinh, một trong ba thành viên cuối cùng của Tự Lực Văn Đoàn (Mặc Lâm/RFA) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      12-1-2020 | VĂN HỌC

      Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Vinh, một trong ba thành viên cuối cùng của Tự Lực Văn Đoàn

        MẶC LÂM/RFA
      Share File.php Share File
          

       


         Nhà Văn Nguyễn Thị Vinh
         (1924 - 8.1.020)

      Từ năm 1932 đến năm 1945, Tự Lực Văn Đoàn chiếm một vị trí ưu thế tuyệt đối trên văn đàn Việt Nam và đã ảnh hưởng sâu sắc đến giới thanh niên và trí thức Việt lúc bấy giờ.


      Năm 1933 Tự Lực Văn Đòan chính thức thành lập gồm có: Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Khái Hưng (Trần Khánh Giư), Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân), Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ) về sau thêm Xuân Diệu, Trần Tiêu, và còn một số nhà văn cộng tác chặt chẽ với văn đoàn này là: Trọng Lang, Huy Cận, Thanh Tịnh, Đoàn Phú Tứ…


      Bà Nguyễn Thị Vinh là một trong ba thành viên cuối cùng của Tự Lực Văn Đòan. Bà Nguyễn Thị Vinh sinh năm 1924 tại Hà Nội. Quê nội: làng Thịnh Đức thượng Hà Đông. Quê ngoại: làng Vân Hoàng, Hà Đông. Đã xuất bản nhiều tác phẩm tiêu biểu, gồm truyện ngắn, truyện dài, thơ và tùy bút…


      Trước năm 1975 bà giữ chức Chủ bút và Chủ nhiệm 2 tạp chí văn nghệ: Tân PhongĐông Phương. Bà cũng là thành viên của Hội đồng Giám khảo Giải Văn học Nghệ thuật Toàn quốc VNCH. Hiện đang tỵ nạn chính trị tại Na Uy, Bà tiếp tục hoạt động văn học trong vai trò Chủ nhiệm tạp chí văn nghệ Hương Xa. Và là thành viên trong nhóm chủ biên nhà xuất bản Anh Em.


      Sau đây là phần nói chuyện của chúng tôi với bà:


      Mặc Lâm: Thưa bà, xin bà cho biết cơ duyên nào đưa tới việc bà gia nhập Tự Lực Văn Đoàn?


      Bà Nguyễn Thị Vinh: Ba thành viên lớp sau (hay đúng hơn, phải gọi là ba thành viên dự bị) của Tự lực Văn đoàn, gồm nhà văn Duy Lam, nhà văn Tường Hùng và tôi đều do nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam lựa chọn, tại Sài Gòn vào khoảng đầu thập niên 1950.


      Văn bản với bút tích của nhà văn Nhất Linh hiện do tác giả Nguyễn Tường Thiết, con trai út của nhà văn Nhất Linh lưu giữ. Trước đó, trong một bài thơ mang tên Tự Lực, Nhất Linh viết vào lúc 2 giờ sáng Mùng Một Tết năm Quý Tỵ, nhằm ngày 14 tháng 2 năm 1953, ông đã ghi:

      Tự Lực vườn văn mới trội tên Bỗng dưng thời thế đảo huyên thiên Thương dăm lá cũ vừa rơi xuống Mừng mấy mầm tươi vụt nhú lên Mạch cũ, nhựa non rồn rập chảy Vườn xưa, hoa mới điểm tô thêm Người qua, sách mọt, đời thay đổi Tự Lực, danh chung, tiếng vẫn truyền.

      Xin bạn để ý, câu mở và câu kết đều bắt đầu bằng Tự Lực:


      Tự Lực vườn văn mới trội tên… …Tự Lực, danh chung, tiếng vẫn truyền.


      Mặc Lâm: Xin cho biết về tác phẩm đầu tay của bà cũng như tác phẩm mới đây nhất.


      Bà Nguyễn Thị Vinh: Hai Chị Em, Truyện ngắn, NXB Phượng Giang, Việt Nam Sài Gòn 1953. Cỏ Bồng Lìa Gốc, Tuỳ bút /Tâm cảm, NXB Anh Em, Hoa Kỳ San José 2005.


      Mặc Lâm: Tự Lực Văn Đoàn đã được lịch sử xác nhận là một tổ chức có ảnh hưởng rất lớn đối với thanh niên và trí thức trong một khoảng thời gian dài. Xin bà cho biết chi tiết hơn về vấn đề này.


      Bà Nguyễn Thị Vinh: Tự lực Văn đoàn gây ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài đối với đa số thanh niên nam, nữ thị dân theo Tây học và Chữ Quốc Ngữ, từ Bắc tới Nam, về các mặt tư tưởng, văn hóa, xã hội..


      a/ Trước hết phải kể tới Tinh thần Tự lực từ cá nhân, gia đình cho tới xã hội. Không có Tinh thần Tự lực thì quốc gia không thể giành được nền độc lập toàn vẹn, đúng nghĩa.


      Tự lực Văn đoàn gây ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài đối với đa số thanh niên nam, nữ thị dân theo Tây học và Chữ Quốc Ngữ, từ Bắc tới Nam, về các mặt tư tưởng, văn hóa, xã hội..


      b/ Giữ gìn truyền thống mỹ tục. Đả phá mọi hủ tục.

      c/ Nêu cao tinh thần Khoa học Thực nghiệm. Bài trừ thói mê tín dị đoan.

      d/ Chống nạn mù chữ. Phổ biến và nghệ thuật hóa việc dùng Chữ Quốc Ngữ.

      e/ Hướng đến một cuộc cách mạng, tạm gọi là “Cách mạng Tư sản”, trên nền tảng Chủ nghĩa Tam Dân: “Dân tộc Độc lập, Dân quyền Tự do, Dân sinh Hạnh Phúc.”


      Cho nên từ “ngôi nhà ánh sáng”, tới chiếc “áo dài LeMur”, “thơ Mới”, “tiểu thuyết luận đề”, “đảng Hưng Việt”, đến báo chí “Phong Hóa”, “Ngày Nay” và “Văn Hóa Ngày Nay”… Tranh khôi hài “Lý Toét, Xã Xệ”… đã làm nên tính cách Tự lực Văn đoàn, một văn đoàn vì Quốc gia Dân tộc.


      Mặc Lâm: Những thành viên cuối cùng hiện còn sống ngày nay gồm những ai, có ai trong số họ vẫn còn theo đuổi văn chương nghệ thuật không?


      Bà Nguyễn Thị Vinh: Hai nhà văn Duy Lam và Tường Hùng vẫn sáng tác, sinh hoạt văn nghệ. Phần tôi, hoạt động văn nghệ không nhân danh Tự lực Văn đoàn. Vì tự nghĩ: Tự lực Văn đoàn đã làm xong nhiệm vụ lịch sử kể từ sau sự tuẫn tiết của nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam.


      Tôi biết ơn Tự lực Văn đoàn. Nhưng mọi vấn đề của nhà văn ngày hôm nay, đầu thế kỷ 21, đã khác với đầu thế kỷ 20. Chỉ còn Tinh thần Tự lực là mãi mãi nguyên vẹn cho cả nhà văn lẫn người đọc Việt Nam.


      Mặc Lâm: Theo bà thành tựu lớn nhất của Tự Lực Văn Đoàn là gì? Điều gì còn đọng lại đến ngày nay rõ rệt nhất?


      Bà Nguyễn Thị Vinh: Văn học Nghệ thuật chuyên chở tình Yêu Nước, Thương Dân, với phương châm: “Muốn Cánh sinh phải Tự lực từ cá nhân, gia đình và xã hội, đặc biệt là nâng cao trình độ dân trí.”


      Quốc thể muốn tự lực, dân trí phải nâng cao. Muốn dân trí nâng cao phải có Tự do Tư tưởng, Tự do Ngôn luận. Làm giàu và làm đẹp thêm cho Tiếng Việt.


      Mặc Lâm: Bà nghĩ thế nào khi trong nước cho in lại hầu như toàn bộ những tác phẩm của Tự Lực Văn Đòan? Có phải đây là một dấu hiệu tích cực của nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực đổi mới?


      Bà Nguyễn Thị Vinh: Tôi xin phép được thêm vào hai chữ “cộng sản” trong cụm từ “nhà nước Việt Nam”, để cho rõ là “nhà nước cộng sản Việt Nam”. Để thấy rõ ràng, rằng “đổi mới của họ chính là trở về với cái cũ”. Tôi chỉ thấy dấu hiệu tích cực khi nào họ trở về với Tinh thần Tự lực.


      Nâng cao Dân trí bằng cách Tự do Tư tưởng. Thời thực dân Pháp kiểm duyệt báo chí, văn hóa phẩm rất khắc nghiệt mà nhà xuất bản Đời Nay, báo Phong Hóa và Ngày Nay của Tự lực Văn đoàn vẫn thuộc quyền tư nhân. Vẫn được nói xa, nói gần tới Tự do, Dân chủ.


      Ở Hoa Kỳ, người dân không có cái lối mừng vì đảng Cộng Hòa đổi mới, thí dụ thế, mà hễ đảng Cộng Hòa không làm lợi cho dân, cho nước, hoặc không phù hợp với đa số ý dân, người ta sẽ bàu cho đảng Dân Chủ, như tin thời sự hiện nay. Trình độ dân trí phải thật sự cao mới làm được điều hết sức giản dị như thế. Đó là văn minh. Đó là dân quyền. Đó là nhân bản.


      Mặc Lâm: Với kinh nghiệm của một người cầm bút hơn nửa thế kỷ, bà nhận thấy nền văn học Việt Nam hiện nay cần nhất điều gì để có thể theo kịp nền văn học thế giới?


      Bà Nguyễn Thị Vinh: Ít nhất chúng ta cũng phải nhìn nhận một số nét căn bản của nền văn học ở nhiều quốc gia tiến bộ mà chúng ta gọi là “Văn học Thế giới”. Thí dụ: Không kiểm duyệt. Nhà văn được tự do sáng tác, ấn hành, xuất bản và phát hành… Văn học có thể tương quan với chính trị, nhưng tuyệt đối không bị bó buộc phải phục vụ chính trị, giáo điều.


      Văn học Việt Nam, trong nước, còn bị kiểm duyệt, kiểm soát tư tưởng một cách thô bạo. Tự điều này đã là một câu trả lời rồi!


      Mặc Lâm: Bà có nhận định gì về đóng góp của những ngòi viết hải ngoại? liệu có đủ lực lượng để hình thành một dòng văn học khác song song với dòng văn học trong nước?

      Hiện nay, nhiều bản thảo của một số nhà văn ở trong nước, không được phép in ở trong nước, hiện đang được xuất bản ở Hải Ngoại, cũng góp phần quan trọng, làm nên một “dòng văn học khác, song song với dòng văn học trong nước”.


      Bà Nguyễn Thị Vinh: Theo thiển ý, Việt Nam chỉ có một dòng văn học, dù nhà văn Việt Nam sống ở trong hay ngoài đất nước. Vấn đề là tác giả nào, tác phẩm ra làm sao. Thí dụ, bản thảo truyện dài Xóm Cầu Mới của nhà văn Nhất Linh, viết tại Hồng-kông năm 1949; xuất bản tại Sài Gòn trước năm 1975; mới đây tái bản tại Hoa Kỳ… Vậy, Xóm Cầu Mới thuộc dòng văn học nào?


      Còn những người viết ở Hải ngoại? Chắc chắn đa số đã viết khác với phần đông những người ở trong nước, bởi nhân sinh quan và bối cảnh tinh thần cũng như vật chất không giống nhau. Nên, bạn Mặc Lâm cũng có lý, họ đã hình thành một “dòng văn học khác với trong nước”.


      Mặc Lâm: Bà đã áp dụng “Tinh thần Tự lực” như thế nào trong sinh hoạt văn nghệ tại Na Uy, nơi có quá ít người Việt?


      Bà Nguyễn Thị Vinh: Độc giả ít. Ấn phí ở châu Âu, nhất là ở Bắc Âu rất cao. Cước phí bưu điện cũng nặng nề không thua gì tiền in. Giá tiền gửi một cuốn sách từ Oslo, Na Uy tới Mỹ, Canada, Úc, Nhật Bản thường cao hơn cả giá in.


      Ở đây chỉ sách viết bằng chữ Na Uy mới có thể được cơ quan văn hóa tài trợ. Việt ngữ thì không. Vậy mà nhà xuất bản Anh Em của chúng tôi, 20 năm qua, vẫn sinh hoạt khá đều đặn, nếu không nhờ “Tinh thần Tự lực” của nhiều độc giả, văn nghệ sĩ, quý cơ quan truyền thông và của chúng tôi thì biết trông cậy vào đâu?


      Mặc Lâm: Xin cám ơn thời giờ quý báu của bà.


      Mặc Lâm

      Nguồn: rfa.org

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Aki Tanaka – Một người bạn của “Tự Lực Văn Đoàn” Mặc Lâm Phỏng vấn

      - Những Bài Thơ Về Mẹ Mặc Lâm Tạp luận

      - Giáo sư, nhạc sĩ, nhà lý luận và phê bình văn học Hoàng Ngọc Tuấn Mặc Lâm Phỏng vấn

      - Tủ sách Tiếng Quê hương và nhà văn Uyên Thao Mặc Lâm Phỏng vấn

      - Nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên Mặc Lâm Phỏng vấn

      - Gia đình Nguyễn Tường, vinh quang và bi kịch Mặc Lâm Phỏng vấn

      - Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Vinh, một trong ba thành viên cuối cùng của TLVĐ Mặc Lâm Phỏng vấn

      - Nhà báo Việt Nam và khủng bố Tự do báo chí Mặc Lâm Tạp luận

      - Tiểu thuyết Gửi người yêu và tin của Nguyễn Thị Từ Huy Mặc Lâm Phỏng vấn

      - Nhóm “Mở Miệng”: lịch sử văn học đẫm máu sắp lập lại? Mặc Lâm Nhận định

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)