|
Mai Trung Tĩnh(..1937 - 20.12.2002) | Việt Dzũng(8.9.1958 - 20.12.2013) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nguyễn Thị Thụy Vũ
(Ảnh Trần Cao Lĩnh)
Lòng Trần là một tác phẩm "lạc dòng" của Nguyễn Thị Thụy Vũ. "Lạc dòng" vì nó không chảy theo thị hiếu tầm thường của feuilleton cơm áo, mà tách riêng ra, chảy chan hòa vào "cánh đồng" nhân văn.
Lòng Trần viết về những phút cuối đời của sư nữ Diệu Tâm. Bà tu trong một ngôi chùa nghèo ở một vùng quê hẻo lánh... "Chùa này vì ít thiện nam tín nữ lui tới nên càng thêm vẻ đìu hiu, lạnh ngắt... Bà đến tu ngôi chùa này hồi hai gò má còn hồng và nụ cười tươi sáng ẩn chút ngổ ngáo... Đến khi sư cụ qua đời và được mai táng trong cái tháp trước sân chùa, ni cô Diệu Tâm mới lo quán xuyến..."
Ni cô Diệu Tâm xuất tâm là một cô đào hát bội - cô đào Năm Thàng, thanh sắc lẫy lùng được một ông phú hộ say mê. Cô đi lưu diễn bất cứ đâu ông cũng đều có mặt, ngồi ghế cầm chầu. Hai năm xuôi ngược mỏi mê, ông cố gắng điều đình với ông bầu gánh chuộc cô Năm Thàng bằng mười mẫu đất, đem về làm vợ kế (với sự cưới hỏi rỡ ràng của vợ lớn). Nhưng sự giàu sang và chiều đãi, nâng như nâng trứng hứng như hứng hoa của chống không quyến rũ được cô lâu, không đủ sức làm cô quên hẳn quá khứ. Cô nhớ sân khấu, nhớ đời sống lang thang trên những chiếc ghe chài xê dịch. Thế là, cô bỏ nhà đi theo đoàn hát, trở lại cuộc sống diễn viên sân khấu. Ông phú hộ có đủ quyền lực, cũng như pháp lý để bắt cô về. Nhung thay vì sử dụng quyền lực, pháp lý, ông đã cư xử như một nghệ sĩ, lãng mạn hết mình và đa tình một cách liều mạng: xin gia nhập đoàn hát.
Nguyễn Thị Thụy Vũ không nói rõ ông phú hộ đã trở thành soạn giả, tác giả tuồng hát bằng cách nào - như thụ giáo sư phụ nào hoặc được "thầy tuồng" nào chỉ dạy - mà chỉ nói gọn là ông săn sóc cô và soạn tuồng hát cho cô hát.
Cảm động tấm chung tình của ông, cô bỏ nghề hát về làm vợ ông. Rồi sau đó, ông phú hộ chết vì bị sét đánh, đứa con nhỏ của hai vợ chồng cũng chết vì bệnh. Cô Năm Thàng cắt tóc đi tu, lấy pháp danh là Diệu Tâm, sống khổ hạnh, giữ trai giới rất nghiêm nhặt cho đến tuổi già bóng xế. Ngờ đâu, trước phút lâm chung sư nữ lại thèm hợp một muỗng nước mắm, hơn nữa cô quên mình là kẻ tu hành mà chỉ nhớ mình là cô đào hát bội Năm Thàng.
... "Cơ thể bà vụt bùng lên. Nước mắm! Nước mắm!"
- Nước mắm! Muỗng nước mắm!
Ba tiếng muỗng nước mắm như ba nhát búa đập vào đầu óc bà làm bà lảo đảo... Bà tin chắc rằng dầu đọc kinh cứu khổ của nạn với Bạch Y Quán Thế Âm Bồ Tát cũng chưa chắc mầu nhiệm bằng một muỗng nước mắm. Nước mắm sẽ là một món thuốc tiên làm cho cây khô trổ bông.
- Mô Phật! Cho tôi muỗng nước mắm, tôi uống vào sẽ hết bệnh liền.
... Đứa cháu dâu và cô em họ cho là bà bị tà nhập, hối chú tiểu lên đọc kinh cứu khổ và cần nhất là canh chừng không cho ai đem nước mắm vào. Ni cô thì thào:
- Tôi chỉ cần uống một chút nước mắm cho mặn môi.
Trong lúc mọi người đuơng im lặng quanh giường chờ đợi phút nghiêm trọng của ni cô trong khi cô đang vật vã từng đợt với tử thần, thì tiếng nói bà vụt sang sảng như lúc còn ở trên sân khấu. Giọng nói trong trẻo tỉnh táo, nhưng đôi mắt bà vẫn nhắm nghiền:
- Tôi mới biết thương mình mấy năm mình khổ công theo đuổi tôi, mình đặt tuồng hát cho tôi hát.
- Con ráng học cho đỗ đạt làm quan nghe con cưng của má.
- Tôi thích sắm vai Đoàn Hồng Ngọc hơn Phàn Lê Huê. Mình thích tôi sắm vai nào nhất?
- Bớ này Tiết Giao! Ô này bạc tình lang! Mặt chàng đẹp trai mà làm chi? Lời chàng ngọt ngào mà làm chi? Cổ thiếp ngày này mất ngọc, thân thiếp bơ vơ.
Bà độc thoại từ quãng đời sân khấu đến quãng đời làm vợ ông phú hộ Thọ, rồi lại:
- Hãy cứu tôi, cho tôi uống một muỗng nước mắm thôi.
Bà em họ tức mình:
- Để tôi đọc kinh cứu khổ. Hồi xưa Phật Thích Ca gần đắc đạo thì ma vương tới phá. Còn cái chị này sắp về Tây Phương tới nơi mà cũng chưa yên thân." [l]
Câu nói này của bà em họ, một loại "Thị Hến" từng "nhổ râu ông huyện này, cạo đầu ông phú hộ kia", lại được tác giả chọn làm câu kết truyện, một câu kết bao hàm nhiều ý nghĩa.
Trong lời giới thiệu Lòng Trần, Trần Vũ viết : "Lòng Trần được viết thật gọn và tươm khí hậu cô quạnh đẫm nhân sinh: Một kiếp người quy vào một muỗng đời. Kiếp người đi tu mấy mươi năm dẹp bỏ lòng trần và những bất hạnh, đến cuối cuộc đời vẫn không thoát được ám ảnh vị mặn của bụi trần". [2]
"Một kiếp người quy vào một muỗng đời". Tôi không có ý kiến gì về nhận đinh này của ông Trần Vũ. Một tác phẩm văn xuôi xuất sắc thường dẫn (mỗi) người đọc đến (mỗi) chân trời khác nhau, với những cảm nhận khác nhau. Với những tác phẩm ưu tú này, tuy tác giả đã đặt dấu chấm hết mà người đọc như còn chưa muốn yên, muốn tìm tòi thêm, đào sâu thêm. "Vị mặn của bụi trần" ư? Không, tôi không muốn nói như vậy, mà muốn nói đây là "hương vị mặn nồng của trần gian". Hãy nhớ đến ông phú hộ làng Đạo Ngạn tỉnh Mỹ Tho, một nhân vật phụ mà mãi đến cuối truyện tác giả mới cho biết tên: ông Thọ. Tôi nghĩ, chính nhân vật này đã làm cho câu chuyện trở nên đầy ý vị. Ong phú hộ Thọ vừa giàu có của cải vật chất vừa giàu có về tâm hồn. Một tâm hồn nghệ sĩ trữ tình thứ thiệt, đa tình hết cỡ và cũng hết cỡ chịu chơi. Thêm nữa, ông là một nghệ sĩ vừa đào hoa vừa tài hoa. Không đào hoa sao "cua" được cô đào Năm Thàng "dung nhan mặn mòi sắc lẽm"! Không tài hoa sao lớn tuổi mới gia nhập đoàn hát, mà chỉ trong mấy năm ông đã đặt được tuồng cho Năm Thàng hát. Trong những phút "hồi dương" ngắn ngủi trước lúc lâm chung, "tiếng nói bà vụt sang sảng như lúc còn ở trên sân khấu, giọng nói trong trẻo tỉnh táo", mà lời đầu tiên của bà là nói về ông phú hộ Thọ: "Tôi mới biết thương mình mấy năm mình khổ công theo đuổi tôi, mình đặt tuồng hát cho tôi hát". Rồi bà nói đến đứa con chết yểu: "Con ráng học cho đỗ đạt làm quan nghe con cưng của má". Lại nói với chồng: "Tôi thích sắm vai Đoàn Hồng Ngọc hơn Phàn Lê Huê. Mình thích tôi sắm vai nào nhứt". Và cuối cùng là sân khấu: "Bớ này Tiếp Giao! Bớ này bạc tình lang! Mặt chàng đẹp trai mà làm chi? Lời chàng ngọt ngào mà làm chi? Cổ thiếp ngày này mất ngọc, thân thiếp bơ vơ."
Nguyễn Thị Thụy Vũ viết: "Bà độc thoại từ quãng đời sân khấu đến quãng đời làm vợ ông phú hộ Thọ", không nhận định gì. Nhưng người đọc thấy rõ đây là hai quãng đời rạng rỡ nhất, hạnh phúc nhất, mặn nồng nhất của nữ nghệ sĩ Năm Thàng - về sau là sư cô Diệu Tâm.
Nhân vật phụ "bà em họ" cũng là một nhân vật độc đáo. Câu nói "tức mình" của bà này có thể hiểu là: "Phật Thích Ca mà làm gì, Tây Phương mà làm chi? Thôi mất công toi đi chùa lễ Phật. Và bao nhiêu tiền cúng dường tưởng được nương nhờ, nào ngờ lại đổ sông đổ biển chỉ vì một muỗng nước mắm".
Để kết thúc, tôi xin dẫn nhận định của Hồ Trương An: "Chỉ có cho Trận Gió Kinh Thiên" (truyện dài) cùng ba truyện ngắn "Trôi Sông", "Đêm Tối Bao La" và "Lòng Trần" là đáng nói hơn cả... Chính truyện dài và ba truyện ngắn vừa kể mới thắp hào quang cho văn nghiệp kia, mới làm rạng ngời thần trí sáng tạo của tác giả." [3]
Tôi rất muốn khảo sát cách kỹ lưỡng xem một truyện dài và hai truyện ngắn kia có thực sự thắp hào quang cho văn nghiệp của Nguyễn Thị Thụy Vũ không, và "mạch văn" có đem lòng trắc ẩn chảy chan hòa vào "cánh đồng" nhân văn như Lòng Trần không?
Sept. 7, 2014
* Nguyễn Thị Thụy Vũ tên thật Nguyễn Băng Lĩnh, sinh năm 1939, quê ở Vĩnh Long. Làm nghề gõ đầu trẻ từ 1957. Năm 1961 lên Sài Gòn học Anh Văn và đi dạy Tiếng Anh cho các cô bán bar. Vào nghề viết văn năm 1963. Tác phẩm "Mèo Đêm" xuất bản năm 1966. Cùng sáng lập Nhà xuất bản Kim Anh với bà Nguyễn Thị Nhiên 1967. Cùng với Tô Thùy Yên lập Nhà xuất bản Hồng Đức và Kẻ Sĩ. Chính thức sống bằng nghề viết feuilleton cho các nhật báo từ 1969 đến tháng Tư năm 1975.
[1] phần trong ngoặc kép trích truyện ngắn "Lòng Trần".
[2] Những truyện ngắn hay nhất của quê hương chúng ta, Nxb Sóng - Sài Gòn 1974.
[3] Trích Hồi ký văn nghệ của Hồ Trường An.
- Từ một bài thơ của Lê Phương Nguyên Nguyễn Âu Hồng Nhận định
- Đọc truyện ngắn Giữa Cọp Và Người của Trần Huiền Ân Nguyễn Âu Hồng Nhận định
- Mùa Cá Bẹ Nguyễn Âu Hồng Truyện ngắn
- Đọc Truyện Ngắn Lòng Trần Của Nguyễn Thị Thụy Vũ Nguyễn Âu Hồng Giới thiệu
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |