|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà thơ Ngô Nguyên Nghiễm
(Ảnh: Võ Thạnh Văn)
Những ngày đầu thiên niên kỷ, dịp hội ngộ với những anh em văn nghệ sĩ trong những buổi toạ đàm và trao đổi tác phẩm, là việc làm ngẫu hứng đương nhiên của bạn bè, mà chúng ta thường bắt gặp sau buổi trà dư tửu hậu. Cái hay của trao đổi giới thiệu, có chủ hướng đồng hành trên bước đường xuyên suốt đi qua. Mỗi người làm văn nghệ, tự thân đã vạch sẵn cho mình một lộ trình phiêu bạt, mang nhiều sắc thái cá biệt ở một góc trời sáng tạo riêng tư. Như đoá kỳ hoa dị thảo bừng nở trong giây phút thiên khai đem cái tinh tuý góp mặt vào lẽ sống thường hằng, cho bừng sáng chân thiện mỹ.
Một vì sao chỉ le lói ở một đỉnh trời, một cánh hoa chỉ sắc hương ở một góc vườn nhỏ hẹp nên hiện tượng hội tụ đa sắc màu cho tất cả tinh hoa được rải rác bừng nở trên một khu vườn treo bát ngát hương thơm, thì quả thật là hạnh phúc. Ý nghĩ chung như vậy của bằng hữu văn nghệ, thật ra tôi đã tâm huyết thực hiện suốt gần 10 năm đằng đẵng, ngoài sự sưu tầm, sao lục và bàn bạc với nhiều nhân vật trong cuộc, đã giúp tôi tích lũy được nhiều tài liệu theo từng chút thời gian trôi qua.
Khi chọn chủ đề cho bộ sách nhận định phê bình và giới thiệu các văn hữu, tôi cũng gói ghém trong sự hạn hẹp của những bằng hữu đồng hành trên suốt đoạn đường văn nghệ gần 50 năm qua. Nhân vô thập toàn, nên với sức lực nhỏ nhoi, tôi chỉ muốn ghi lại từng bước đường thời gian đi - về với bạn bè, chợt nhớ chợt quên, sự không đầy đủ là lẽ tất nhiên, bởi vì cái tuyệt đối chỉ là lý thuyết. Nghĩ rằng, đây là tấm lòng, tạo dựng thêm một nét văn hoá cho quê hương được đầy đủ hơn về sự đóng góp của những người con tài hoa đang rải rác tử sinh trên đất nước. Sinh, người sống côn có thể biện bạch và thay đổi chủ hướng trên bước đường tác nghiệp. Tử, những bằng hữu văn nghệ đã trở về ba tấc đất, buông xuôi lại y nguyện cho người còn lại kế thừa. Có lẽ tôi quá đa cảm, trong nhận định xuôi dòng khi đứng ra làm công việc khó khăn này. Vì vậy, nhiều lần tôi trả lời các cuộc phỏng vấn về bộ sách Tác Giả Tác Phẩm Người Đồng Hành Quanh Tôi là cái chân tâm, là sự trinh bạch, suốt quãng đường cùng anh em dạo bước trên những ngõ ngách nghệ thuật, lúc thì đầy rẫy niềm hạnh phúc, lúc lại đa mang khổ luỵ của nghiệp chướng đoạn trường.
Chính vì vậy, tôi thấm đẫm cái thao thức và ước vọng tụ hình dằn vặt trong tâm hồn các bằng hữu. Không phải ai cũng như ai, nên tác phẩm đến với quần chúng còn quá hạn hẹp, vì người làm văn nghệ tài sản chỉ là một túi thơ. Từng bữa chạy vội vàng trên bước đường trăng soi, còn lại là những giọt mồ hôi hiện thực chảy xuống, cực nhọc góp lại cho con cái mình chút ấm no và chút khí lực để bước vội trên đường học vấn. Tôi viết cho anh em bằng những niềm tin và tấm lòng nên nhiều lúc có quá tham lam, quy cách bài vở cho từng người đồng hành như một tác phẩm riêng tư của các anh chị. Điều này, tôi hiểu không có gì thiệt hại cho cộng đồng, mà còn trái lại giúp văn học được đầy đủ hơn tư liệu của văn nghệ sĩ.
Bạn bè đều đeo nặng trên vai gần 3/4 cuộc đời, những tảng đá bâng khuâng vẫn thường xuyên đè chìm những ước vọng của anh em. Trên đường đi dong ruổi chạy lướt theo bóng dáng nghệ thuật, họ đã bỏ lại tuổi thanh xuân với những sự hy sinh vô bờ bến trên từng bước đi. Mà văn nghệ sĩ Việt Nam như người ta thường tán thán "Mỗi dân ta là một người thi sĩ", có nét văn hóa Đông phương nghìn đời, giữ lại vững chắc bản sắc, tình tự dân tộc, và chí làm người.
Khi tôi đón nhận một tác phẩm được trao tặng... là tự lòng cảm thấy hãnh diện, vì trước hơi thở đó của bằng hữu, giúp tôi vượt thoát tôi hơn. Sự khen chê có lẽ để những nhà phê bình văn học trước tác phẩm của bạn, nhưng ở đây, đá vàng đã định vào tim, mà bạn đã cõng trên vai cái tâm đỏ rực máu trái tim, đi - về, làm cho linh diệu cõi sống thường hằng. Đã là đạt ngộ, thì ai cũng như nhau, nên tôi khẳng định với phương hướng mà mình đang bước tới trong bộ sách, là hiện diện như một cuộc triển lãm của một phòng tranh, với cái huy hoàng của nghệ sĩ sẽ được trưng biện thật say sưa. Tôi chỉ chọn chất ngọc được trau chuốt để tinh hoa rực sáng, hi vọng hoa nở rạng rỡ trong khu vườn đầy ắp tiếng chim và hương thơm lan tỏa tận không gian mênh mông, giúp giây phút nhập thần, tràn ngập chân thiện mỹ.
Đã thấm thoát bao nhiêu ngày tháng, cái tình đằng đẵng bên cái nghiệp, cái tâm quang quả soi dài bước đi vào nhật nguyệt, bằng hữu còn cô đọng trong tâm thức điều gì? Khi đọc lại bài thơ người bạn vừa khuất bóng, rung động chợt hiện ra không giống như ngày xưa đã đọc, cái man mác đeo đuổi theo tận cùng giấc ngủ, giật mình ngoảnh lại hồn đây, người xưa đâu?
Bạn hữu, giây phút nói thật này, xin xem như một cảm thông, bởi mọi việc hoàn thành bộ sách Tác Giả Tác Phẩm Người Đồng Hành Quanh Tôi là một tâm huyết: Với người khuất bóng là một hoài niệm, với người còn trang trải nợ tằm là giây phút hiến dâng nghĩa tình của nhau trong bao nhiêu năm tháng đồng hành, lăn lóc bước đi trên con đường văn nghệ vậy...
Chân thành và trân trọng.
(Viết tại Thư trang Quang Hạnh, Tháng 8 năm Kỷ Sửu 2009)
Thời gian vừa trôi qua một cuộc hành trình, hầu tìm lại bóng dáng tài hoa của bằng hữu. Quả thật, bộ sách Tác Giả Tác Phẩm Người Đồng Hành Quanh Tôi thu nhiếp được nhiều thành quả chưa bao giờ dám nghĩ tới. Khi bước lên con đường lục lạo quá khứ, chỉ có một mong ước soi rọi được phần nào tâm thức mà anh em đa mang suốt một đời người. Người viết chỉ hy vọng, nhìn lại những kỷ niệm thời thơ ấu đã cùng nhau tung tăng ngây dại trước một định mệnh. Thời khắc loang loáng lướt nhanh trên mái tóc, những tinh túy nghệ thuật của từng quan điểm mỗi văn nghệ sĩ là một thế giới riêng tư, đa dạng... mà người thưởng ngoạn chỉ có thể dừng chân ngắm nhìn, như những lần rung cảm trước hoa nở trăng soi. Nhưng tất cà đón nhận như thế cũng trượt dài trong cuộc sống, mà thời gian dù có vượt qua cũng chỉ tụ trong lòng người khoảnh khắc. Sự cô đơn đó, là sự nghiệt ngã với nghệ sĩ và tác phẩm sẽ lãng quên dần trong ý thức.
Như những lần lật lại trang bản thảo những người bạn, kẻ còn sống lây lất trong sự sinh tồn phiêu bạt giữa cuộc tử sinh, người vừa nằm xuống thời gian xa thẳm, bỗng chợt nhớ ra và nhìn lại... Bong dáng hiền hữu suốt đời quanh quẩn trong môi trường nghệ thuật, hiến dâng tất cả tâm huyết, dù sao cũng giúp thần khí anh em bất tử. Biết rằng, mọi người bước đi trong lối mòn văn sử, không ai nghĩ đến chiếu hoa trải mời cho sự hiến dâng. Khí phách của bằng hữu là viên ngọc sáng chiếu rạng rỡ trên tác phẩm đầy trái tim mình.
Khi nhìn lại những tác phẩm trao tặng từ những năm tháng xa xôi, là lưu trữ những vết tích sinh thời của bạn bè văn nghệ. Trước những bước đi của thời gian không chờ đợi một ai, nên nhiều buổi cùng thân hữu ngồi đối mặt chau đầu dưới bóng lá thời gian, ai cũng nhận ra một điều, nên thổi sinh khí lên tác phẩm để an lòng và nhận biết được, hồn ở đâu bây giờ...
Suốt sự trôi nổi điêu linh của thời gian, níu kéo quá khứ cũng chỉ là muốn bày tỏ sự thật trong cái nhiễu nhương hiện thực của cuộc sống vật chất, quả thật vẫn còn đậm sắc những tinh hoa nghệ thuật nở an nhiên trong trời đất.
Sự đồng tình nhận thức đầy quả vị như vậy, đã có dịp chan hòa trong những buổi tham vấn cho nhau. Bộ sách Tác Giả Tác Phẩm Người Đồng Hành Quanh Tôi, được hình thành với sự góp sức hy sinh từ vật chất đến tinh thần, của cộng đồng anh em văn nghệ đầy trách nhiệm và quảng đại. Điều cốt yếu mà bộ sách hoàn chỉnh một cách vượt thời gian, chỉ trong vòng một ngàn ngây, 6 Tập nối tiếp bước vào tâm thức những hiền nhân luôn một lòng canh cánh với văn học nghệ thuật.
Bạn hữu văn nghệ đã đồng hành từ những thời khắc ngày xưa, kẻ đi người ở mà sự mất còn nếu ngoảnh lại cũng chỉ là sự hóa hiện tự nhiên. Điều còn lại, phải chăng cố giữ hình bóng tác phẩm và hồn phách tinh anh, mà người làm văn nghệ đã nhiều thập kỷ kết tụ trong một vũ trụ riêng của bản thân mình. Bất cứ gì lênh đênh trong thế gian này, đều gánh chịu quang quả trong nỗi cô đơn và tương đối. Vì vậy, có những điều vượt quá khả năng của bộ sách Tác Giả Tác Phẩm Người Đồng Hành Quanh Tôi, chỉ mong sự cảm thông. Và nên hiểu rằng, gánh vác chuyện chung dù ở đây cũng chỉ là một tiếng nói nhỏ nhoi, cho công cuộc góp phần với bao công trình to lớn khác, hầu bảo tồn di sản thế hệ văn học cũng làm tập thể anh em bạc trắng mái đầu.
Trong khoảnh khắc của một ngàn ngày trôi nhanh như gió thổi, đến bây giờ bộ sách gồm 6 Tập trang trọng trình diện trước văn sử, đã nói lên bao nhiêu nổ lực gánh vác mà bạn bè vươn hết sức lực, moi tận cùng tim óc, hầu cho một định mệnh được hình thành. Tinh hoa hiền hữu tụ hình đầy trong lối đi, vì vậy bộ sách và ngôn ngữ này vẫn chưa chuyên chở hết được hình bóng và tác phẩm anh em, như mong ước. Chính vậy, có thể bộ sách chỉ làm được việc tượng trưng, như chiếc gương chỉ soi được trong chính diện, nên bao giờ cũng ước vọng bạn hãy chiêm ngưỡng hiện diện bằng hữu trong từng trang sách, mà như hóa thân của chính mình. Sự đồng cảm thiện hữu với tấm lòng cởi mở như vậy, thật tình giúp được nhau nỗi an tâm phủi sạch bụi đường vương vấn bấy lâu nay.
Bóng dáng bộ sách Tác Giả Tác Phẩm Người Đồng Hành Quanh Tôi vừa được khoanh tròn, trưng bày từ ngõ tới được cô đọng trước tia nhìn tương lân, giúp thành quả viên mãn được tràn đầy hạnh phúc trong niềm an ủi và lòng cám ơn vô biên vậy...
Thư trang Quang Hạnh, Gió Đông về, Quý Tỵ (2013).
- Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Minh Nguyễn, Tình yêu sợi khói mong manh Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Trần Biên Thuỳ, tắm mát dòng sông nước đổ đầy Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Học giả Nguyễn Văn Hầu, Nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Nam Bộ Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Lưu Vân, Ngựa Hoang Lạc Nẽo Vô Thường Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Dương Trữ La, Bên Kia Một Dòng Sông Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Hư vô, đêm mơ thánh nữ đá vàng tàn phai Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Lê Triều Điển, Cuộc Hành Trình Tìm Lại Chân Tướng Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Ý Niệm Về Quan Điểm Sáng Tác Của Nhà Văn Nguyễn Thị Hàm Anh Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Lý Thừa Nghiệp, Lung Linh Hoa Tạng Hát Một Khúc Thiền Ca Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
• Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)
• Đi vào cõi thơ Tuệ Sỹ (Bùi Giáng)
• Bùi Giáng - Thi ca và Tư tưởng (Tuệ Sỹ)
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |