|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà văn Nguiễn Ngu Í
(20.4.1921 - 18.2.1979)
Nhà văn Nguiễn Ngu Í tên thật là Nguiễn Hữu Ngư. Ông sinh ngày 20/4/1921 tại làng Tam Tân - nay là xã Tân Tiến, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận. Trong cuộc đời sáng tác của mình, Nguiễn Ngu Í là một người đa tài, hăng say làm báo và viết văn, làm thơ. Ông ký nhiều bút hiệu: Ngê Bá Lí, Tân Fong Hiêb... Tác phẩm của Nguiễn Ngu Í gồm có: Việt sử, Hồ Thơm Nguyễn Huệ, Hồ Quí Li, Sống và viết., Qê hương, Suối Bùn reo, Khi người chết có mặt, Khi người điên trở về, Thơ điên, Thái Bình điên quấc, Những bài thơ, Hạnh phúc chính nơi bạn...
Cố giáo sư - nhạc sĩ Trần Văn Khê đã viết về Ngu Í - Nguiễn Hữu Ngư như sau:
"Anh Ngư viết văn Pháp rất hay, nhưng anh yêu tiếng Việt, anh lại muốn cho người Việt ai cũng đọc được sách báo nên tham gia rất tích cực phong trào xóa nạn mù chữ. Nguiễn Ngu Í còn sáng tạo ra cách viết chữ quốc ngữ sao cho hợp lý hơn; thí dụ như: thay chữ D bằng chữ Y, chữ F thay cho PH, I thay cho Y, NG thay cho NH... K thay cho KH...".
Nhà văn - học giả Nguyễn Hiến Lê đã có những nhận định về Nguiễn Ngu Í:
"Anh có nhiều lý tưởng, nuôi nhiều mộng cao đẹp mà gặp toàn những điều bất như ý, cứ phải cố nén xuống và sức nén càng mạnh thì càng bùng lên dữ dội... Nguiễn Ngu Í một đời đau khổ, mà cũng là đặc biệt nhất trong giới văn nghệ sĩ hiện đại".
Qua bao nhiêu năm, tác phẩm “Sống và Viết” của Nguiễn Ngu Í xuất bản từ năm 1966, mãi đến hôm nay người đọc vẫn còn yêu mến. Bên cạnh giá trị văn chương, còn là một tư liệu văn học sử quý giá cho những ai đam mê nghiên cứu văn học. Nội dung "Sống và viết" với những bài viết, câu chuyện, ghi chép, phỏng vấn, nhà văn Nguiễn Ngu Í đã giúp chúng ta tìm hiểu về sự nghiệp văn chương, quan điểm sáng tác cũng như tâm tình trong cuộc sống của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng ở miền Nam trước năm 1975, gồm: Nhất Linh, Lê Văn Trương, Lê Văn Siêu, Á nam Trần Tuấn Khải, Doãn Quốc Sỹ, Đông Hồ, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Lê Ngọc Trụ, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Hiến Lê và Hồ Hữu Tường.
Khi trở bệnh, giữa những cơn mê và tỉnh, nhà văn Nguiễn Ngu Í đã linh cảm về những ngày cuối cùng của cuộc đời mình. Vì vậy, từ tháng 9 năm 1977, ông đã viết nhật ký. Trong nhật ký có những trang viết gửi cho bà Nguyễn Thị Thoại Yung (Dung), người vợ hiền của ông. Nội dung trong nhật ký là một bản di chúc với những lời yêu thương của ông dành cho người vợ hiền và những người thân yêu trong gia đình. Nguiễn Ngu Í có nhắc đến bài thơ: "Mai sau" của ông đã từng đăng trên tạp chí Bách Khoa. Ông mong ước sau khi chết được nằm an nghỉ ở quê hương ông Tam Tân, nằm bên cạnh mộ của cha mẹ và em gái ông là nhà giáo Nguyễn Hữu Hoàn và bà Ngê Thị Mỹ cùng em gái Nguyễn Hữu Hồng Nga:
"Em có đến, mà kông anh đón tiêb,
Cát mịn này sẽ mơn trớn gót chân em
Em có về, mà kông anh đứng đợi
Jó kơi này sẽ ve vuốt tóc dài em
Em có ngồi đây mà anh kông động đậy
Biển trời này sẽ thỏ thẻ chuiện đời anh." (*)
(*): Cách viết chữ quốc ngữ theo kiểu Nguiễn Ngu Í.
Tam Tân quê hương Nguiễn Ngu Í - một làng chài ven biển. Nơi đây có những rặng dừa, bãi dương liễu xanh mượt xõa tóc trải dài bay trong gió biển. Có những đồi cát thoai thoải, lơ thơ những rặng dứa xanh mượt phơi mình trong nắng gió. Vùng quê này còn có rừng già hoang sơ. Ngoài khơi nhìn về phía cửa biển La Gi xa xa có Hòn Bà nhấp nhô trên sóng biển mênh mông. Tam Tân còn có Dinh Thầy Thím, một điểm đến tâm linh của người dân các tỉnh phương Nam. Tam Tân đẹp như tranh và là một trong những thắng cảnh của miền cực Nam Trung Bộ. Ở vùng quê bé nhỏ xinh đẹp này, từ năm 1917, nhà giáo Nguyễn Hữu Hoàn thân phụ của nhà văn Nguiễn Ngu Í đã bí mật giúp đỡ Nguyễn Đình Kiên (Tú Kiên) một nhà nho hoạt động cách mạng chống thực dân Pháp cùng 6 người bạn vượt ngục nhà tù Côn Đảo, vượt biển trốn về đất liền, bị trôi dạt vào bãi biển Tam Tân. Cũng nơi này, từ những năm 1930, thầy giáo Ngô Đức Tốn đã tập hợp những thanh niên yêu nước đứng lên tuyên truyền chống thực dân Pháp ở động cát Cột Cờ.
... Nhà văn Nguiễn Ngu Í bị bệnh mất vào lúc 4 giờ 30 phút ngày 18/2/1979 tại nhà riêng ở thành phố Hồ Chí Minh. Thời điểm này khó khăn, việc tìm xe Ôtô di chuyển đám tang từ thành phố Hồ Chí Minh về Tam Tân, Bình Thuận rất trở ngại và bất tiện nên gia đình tổ chức hỏa táng thi hài nhà văn tại An dưỡng địa. Sau này, đưa tro cốt của nhà văn về an táng tại Tam Tân, nằm cạnh mộ của cha mẹ và em gái ông. Mộ của Nguiễn Ngu Í nằm trên một đồi cát bằng phẳng gần bờ biển bên cạnh những bụi dứa cao xanh tỏa bóng. Ngày ấy khi về Tam Tân hỏi thăm mộ của ông ai cũng biết. Dân ở đây thường gọi mộ của nhà văn Nguiễn Ngu Í một cách dân dã là Mộ Cây Dứa. Lúc sinh thời Nguiễn Ngu Í đã từng viết những câu thơ:
"Nằm đây mà ngó lên trời
Lá cây dứa đã mấy đời đong đưa
Nằm đây mà nhớ mơ hồ
Những xanh tóc ấy, bây giờ về đâu?!..."
Những câu thơ lục bát mượt mà tràn đầy tình cảm của Nguiễn Ngu Í cho thấy thơ không những chỉ là tình cảm, tư tưởng mà còn có tâm linh... với những linh cảm. Phải chăng những câu thơ trên là "định mệnh" của nhà thơ.
Cuối Giêng năm Đinh Dậu (2017) chúng tôi có dịp về thăm Tam Tân. Chớp mắt gần hơn 38 năm, vùng quê này thay đổi nhiều quá! Tam Tân làng quê êm đềm thơ mộng ngày xưa đâu rồi! Những hàng dừa, rặng dứa, bãi dương xanh mượt ven bờ biển mênh mông không còn nữa. Trước mắt chúng tôi chỉ thấy bến xe, nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng, nhà hàng khách sạn lô nhô, người người hối hả nhộn nhịp. Những ngôi mộ nằm rải rác trên đồi cát chạy ven biển đã được di dời đi nơi khác. Ngày xưa đứng trên đường nhựa cạnh đồi dốc Cột Cờ là có thể nhìn thấy ngay ngôi mộ của nhà văn Nguiễn Ngu Í. Hôm nay, chúng tôi phải tìm đường ra biển để tìm mộ nhà văn. Vất vả đi theo con đường đầy cát như một con hẻm nhỏ nằm giữa hai nhà hàng ăn uống, chúng tôi đi ra biển như lạc vào một thế giới khác. Khi đến gần bờ biển thì mới thấy một ngôi mộ lớn nằm chơi vơi, lọt thỏm trong khuôn viên của một nhà hàng giải khát và bãi giữ xe cho du khách. Ồ, ngôi mộ của nhà văn Nguiễn Ngu Í đây rồi! Do đồi cát bị cào bằng, mưa gió nước lũ nên khu mộ của Nguiễn Ngu Í giờ nằm trên cao, chơi vơi giữa bốn phía là nhà hàng, khách sạn. Cả ba ngôi mộ và mộ nhà văn Nguiễn Ngu Í đã được người thân của ông xây tường gạch chung quanh nhằm chống cát chảy, xói lở và ngăn cách riêng biệt với nhà cửa chung quanh. Bốn ngôi mộ và cả các tường bao đã được quét một màu sơn trắng tinh khiết lấp lánh dưới nắng chói chang (có lẽ khu mộ đã được người thân của Nguiễn Ngu Í sơn quét trước Tết năm Đinh Dậu). Nhìn ngôi mộ, rồi nhìn nhà hàng khách sạn quán xá chung quanh, chúng tôi thầm lo, với tốc độ phát triển du lịch ồ ạt như hiện nay, chẳng biết ngôi mộ của nhà văn và ba người thân của ông trong tương lai có còn nằm yên ở nơi này nữa không?!... Trong cái nắng gió của mùa bấc biển, đứng trước ngôi mộ của nhà văn Nguiễn Ngu Í hôm nay đâu còn nghe tiếng xào xạc êm đềm của dừa xanh, lá dứa, chúng tôi chỉ còn nghe tiếng nhạc xập xình inh tai phát ra từ những nhà hàng, quán xá xung quanh. Cúi đầu trước di ảnh của nhà văn Nguiễn Ngu Í trên bia mộ, chúng tôi bùi ngùi chợt nhớ đến hai câu thơ của ông:
"Bao nhiêu chí trẻ rồi tro bụi
Một thoáng tình xa cũng ngậm ngùi".
Nguiễn Ngu Í đã từng viết trong nhật ký của mình: "Chết là hết chuiện (chuyện)... trở về với cát bụi...". Nhưng trong lòng chúng tôi vẫn luôn mãi nghĩ, với Nguiễn Ngu Í, gia tài thơ văn của ông để lại cho đời sẽ sống mãi trong lòng người yêu văn chương.
Phố biển La Gi, cuối Giêng Đinh Dậu (2017)
- Về thăm mộ nhà văn Nguiễn Ngu Í... "Tình xa ngậm ngùi" Lê Ngọc Trác Tạp luận
• Nguiễn Ngu Í (Học Xá)
• Về thăm mộ nhà văn Nguiễn Ngu Í... "Tình xa ngậm ngùi" (Lê Ngọc Trác)
• Những Chi Tiết Mới Về Văn Học Qua Phỏng Vấn Của Nguiễn Ngu Í (Trần Văn Nam)
- Làm rõ vài chi tiết về Nguiễn Ngu Í (Đỗ Hồng Ngọc)
- Nguiễn Ngu Í (phannguyenartist.com)
- Thơ Ðiên Nguiễn Ngu Í (Viên Linh)
- Bài thơ đòi kiếm của Nguiễn Ngu Í (Viên Linh)
- Thơ Điên Nguyễn Ngu Í (Đỗ Hồng Ngọc)
- Đôi dòng giới thiệu tập “…QÊ HƯƠNG…” của Nguiễn Ngu Í (Đỗ Hồng Ngọc)
- “…QÊ HƯƠNG…” của Nguiễn Ngu Í (tiếp theo) (Đỗ Hồng Ngọc)
- Cách viết chữ mới của nhà văn Nguiễn Ngu Í (Phan Chính)
(tranthinguyetmai.wordpress.com)
• Phỏng Vấn Doãn Dân (Nguiễn Ngu Í)
• Nhớ và nghĩ về bài quốc ca Việt - 2
(Nguiễn Ngu Í)
• Nhớ và nghĩ về bài quốc ca Việt (Nguiễn Ngu Í)
• Tổng Kết Cuộc Phỏng Vấn Về Quan Niệm Sáng Tác Của Các Nhà Văn (Nguiễn Ngu Í)
• Cuộc Phỏng Vấn Văn Nghệ (Nguiễn Ngu Í)
- Hồ Thơm-Nguyễn Huệ-Quang Trung
• Phỏng Vấn Doãn Dân (Nguiễn Ngu Í)
• Nhớ và nghĩ về bài quốc ca Việt - 2
(Nguiễn Ngu Í)
• Nhớ và nghĩ về bài quốc ca Việt (Nguiễn Ngu Í)
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |