|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà văn Nguyễn Lệ Uyên
Nguyễn Lệ Uyên quê ở Phú Yên, học ĐH Sư Phạm Cần Thơ, ra dạy tại Gò Công (1971), và lập gia đình với một “nhạn trắng” Gò Công (1973). Giai đoạn dạy học cũng là thời anh viết mạnh. Truyện ngắn của anh xuất hiện thường xuyên trên các tạp chí văn chương Sài Gòn lúc đó. Sau giải phóng, anh chuyển qua viết báo, viết biên khảo khá lâu... Năm năm gần đây, anh đã xuất bản 4 tác phẩm, gồm 2 tập biên khảo, 2 tập truyện ngắn. Mưa trên sông ĐăkBla là cuốn mới nhất.
Tập sách không dày, 10 truyện, in kiểu chữ đẹp, trình bày trang nhã, bìa đẹp. 10 truyện ấy là nỗi nhớ trải rộng: từ một ông già lưu lạc, bầy chim, một người con gái và người bạn không hình dạng trong mối tình vô vọng, đến một người vợ là dân tộc thiểu số luôn nhớ rừng... Rồi hai người, một nam một nữ lại nhớ nhau qua quả cầu rực lửa vừa xa, vừa gần, thấp thoáng đan chéo nhau...
Chúng ta thử điểm qua vài truyện tiêu biểu.
MỘT ÔNG GIÀ sống lâu năm trong Nam, lúc nào cũng nhớ về miền quê Phú Yên của mình, càng già càng nhớ cồn cào. “Ông có một nỗi nhớ khôn nguôi: nhớ quê, nhất là khi ngọn gió chướng thổi, lúc hiu hiu, lúc mãnh liệt như bàn tay vô hình bóp thắt tim ông từng cơn.”. Gặp người bạn cũ, ông ngủ với bạn một đêm, hàn huyên, ôn chuyện xưa, để đỡ nhớ. Gặp đứa bé cùng quê vào bán vé số, ông mừng, hỏi nó đủ thứ, và cho nó tiền. Ông say sưa nhắc đến những địa danh Đông Phước, Bầu Sấu, cầu Chùa, Phú Ân. Cái vùng quê xa xôi ấy có gì làm ông nhớ? “Mùa gió nam non hất tung những bông mướp vàng lay bay chấp chới, khi gió nam cổ cát cuộn bốc tận trời cao, cát bay mịt mờ suốt dãi sông trong vắt. Ngọn gió hung bạo thổi tốc mái tranh, lật chổng những ổ chim dồng dộc.”). Đều là hình ảnh, hoài niệm về cố hương của dân quê... Nhớ về Phú Yên là nhớ cầu Đà Rằng, tháp Nhạn, núi Chóp Chài, và Tuy Hòa, cái thành phố nhỏ “đi 5 phút đã về chốn cũ." Cũng là nhớ về con sông cần cù mang phù sa bồi đắp cho vựa lúa lớn, sông Ba.
Mai đành xa sông Ba tóc dài
Tuy Hòa tình yêu anh gởi lại.
(Hoàng Nhuận Cầm)
Những trang dày đặc tình cảm mật ngọt, những dòng gan ruột dành cho quê mẹ. Và hình như, “nhớ” là chủ đề xuyên suốt chiều dài tập truyện này. (Nhớ).
Chuyện về người phụ nữ vướng phải cuộc hôn nhân như một cú lỡ lầm tai hại. Đời sống vợ chồng quá ngắn, 29 tháng. Người chồng mau chóng lộ rõ chân tướng, là kẻ bê tha, độc đoán. “Buổi tối, hắn trở về nhà với mùi rượu thịt, mùi đĩ thõa trộn lại thành một thứ mùi lộn mửa. Hắn đổ vật lên nệm cùng với những gì từ trong bụng hắn trào ra. Nàng chết đứng giữa căn phòng tanh tưởi.”
Người phụ nữ thấy mình bị phỉnh phờ, lừa mị. Chị lún sâu trong sự đày ải, khổ đau. Bao lo sợ, thất vọng, dằn vặt kéo dài, triền miên. Cuộc kết hợp mới 29 tháng, mỏng manh. Sau cùng, không còn chịu đựng được, chị bỏ đi, tìm cách giải thoát, cởi trói cho thân phận mình. “Chị không biết mình sẽ đi đến đâu, trội về xứ nào. Và cứ thế, chị bước trên con đường đất ngập đầy nước, bên tai nghe ù ù tiếng gió, tiếng mưa đổ, và cả tiếng lòng tan hoang của chị nữa.”. Sau nhiều ngày đi, mệt nhoài, kiệt sức, chị lạc vào khu rừng ma quái, gặp những tượng đá hình người, chị sợ hãi, muốn quay về, nhưng đã muộn... Rồi chị cũng thành đá... Như vở bi kịch ngắn, giá băng, xám ngoét. Chị là Tô Thị kiểu mới, hoá đá nhưng không trông chồng! Truyện kết thúc đột ngột khiến người đọc sững sờ với chút nhói đau kiếp nhân sinh bừa bộn, vung vãi cái xấu và cái tốt trộn lẫn. (Người đàn bà chết trôi).
Sau trận đau nặng, anh Hậu lui về ở ẩn trong một căn nhà cuối hẻm. Anh đọc sách báo, làm vườn, trồng rau, và nuôi chim... Anh không mua chim quý, nuôi toàn những loại xoàng, tầm tầm, cốt để có việc làm, giết thì giờ. Bạn bè thấy lạ, có người chê anh không có mắt thẩm mỹ, chẳng biết thưởng thức cái đẹp. Anh bỏ ngoài tai. Đây chỉ là thú chơi phụ. Anh có cách nghĩ của anh.
“Vào rừng sâu, leo lên tận núi cao nằm gối đầu lên rễ cây mà lắng nghe chim hót. Giữa mênh mông đại ngàn của rừng, tiếng xào xạc của gió núi, âm thanh róc rách của suối sâu, tiếng chim hót nghe phiêu phiêu ngọt ngào. Những âm thanh ấy cứ lan tỏa khắp đất trời, thấm sâu vào tận những vi ti huyết quản, lan xuống thấu đầu ngón tay, ngón chân, làm rung rinh những chân tóc.”.
Bầy chim anh Hậu nuôi cũng lạ. Chúng ở lâu với người, được cho ăn uống, đâm ra dạn dĩ, lười nhác, quen với thói hưởng thụ. Anh không đóng cửa lồng, chúng vẫn ở, không bỏ đi. Có điều, no nê quá, mập mạp quá, chúng không hót được. Không hót thì còn gì chim? “Anh lại chun môi huýt sáo, con chốc mào đậu lên vai anh cất giọng khàn khàn. Đến cái bập bập môi, con chào mào thôi điệu bộ đến lượt chú cu cườm gật gù nhưng không ra tiếng. Quái lạ hơn nữa khi anh vỗ tay bồm bộp, tất cả các chú chim của anh kêu khào khào trong cổ họng, nghe thảm thương.”. Một cách tiêu khiển hơi kỳ quặc và thậm dã man. Bạn anh nhận xét: đây là hai mảng của cuộc đời, hai mặt của con người. Đáng yêu và đáng giận. Nó như bức tranh cũ bợt bạt, lam nham, như một nghịch lý buồn thảm. Và trong câu chuyện ấy, hình như anh muốn bày tỏ nỗi buồn chán của người cầm bút bị trói buột trong cảnh “chim lồng cá chậu?”. (Bầy chim trước hiên nhà).
Ba cô gái trẻ lên dạy ở một ngôi trường miền núi, tình nguyện giam cầm tuổi thanh xuân nơi thâm sơn đìu hiu. Bốn năm sống xa ánh sáng văn minh, ăn uống kham khổ, thiếu thốn mọi bề; cuộc sống diễn ra giống những hoạt cảnh về một nhóm người ở trên hoang đảo, bị phủ trùm trong sương mù.
“Mâm cơm chiều trở nên lạnh ngắt. Con mèo mướp ngồi chồm hổm liếc nhìn các bà chủ không hiểu cớ sự, kêu mấy tiếng meo meo rồi bỏ đi nơi khác. Thời gian cứ lếch thếch bay qua đầu ba cô giáo bằng những chuyện không đâu như vậy, nó như chiếc kềm nhéo nhẹ vào da thịt, không trầy xước nhưng cũng gợn nhói lên chút đau tê.”.
Truyện đề cập những chuyện có vẻ bình thường nhưng xảy ra trong hoàn cảnh đặc biệt, nên nó nổi lên đậm nét. Những chi tiết về sinh hoạt của các cô giáo viết nhẹ nhàng, không bị thảm hóa vấn đề, nhưng vẫn nói lên được nhiều điều. Các cô bị dồn vào chân tường. Họ không sợ khổ, không muốn rời trường, bỏ học trò. Họ sợ tuổi già, và sự vô tâm. Họ cũng khao khát tình yêu, cũng muốn có chút hơi hớm đàn ông trong những đêm lạnh ngắt khói núi:
“... những hôm trời lạnh dữ, nửa khuya Diệp cong người rúc vào ngực Trực, tiện tay mở cúc áo vân về đầu vú, kích động cho nó căng cứng lên. Lúc đầu Trực cảm thấy nhột nhạt, giận, nhưng rồi những cảm giác mới lạ, khó tả làm Trực tê rúm cả người và mệt nhoài trong giấc ngủ chập chờn với những giấc mơ về sự đụng chạm da thịt căng phồng niềm phấn khích bóng nhẫy”.
Đoạn văn thấm đẫm những nỗi niềm. Một chút tàn nhẫn, khá nhiều xót xa.
Trong tận cùng ý nghĩ, ba cô giáo mong sớm về thành phố. Nhưng cách đi đàng hoàng thì không đến. Lại không thể bỏ các em học trò chân đất, bỏ cha mẹ chúng những người đang rất cần chút “chữ nghĩa” của ba cô... Và chuyện về xuôi gần như là chuyện hoang tưởng hay là giấc mơ lạ: “Trước mắt họ là dãy núi xanh đậm nhô lên phía sau những ruộng bắp, những cánh đồng mía ngút ngàn kéo theo con sông nhỏ lượn quanh. Nhánh sông nhìn thấy từ bến nước sẽ hòa vào dòng sông lớn, dòng Krông Pa trôi xuôi ra biển, mang theo mùi hương núi rừng, mang theo giấc mơ khắc khoải.”. Đoạn kết khiến người đọc xúc động. Không ai muốn sự việc diễn ra như vậy. Nó không có hậu, nhưng hợp lý, chẳng thể làm khác – Đời người cầm bút, nếu viết được ba truyện như thế này thì khỏe, khỏe quá. (Nơi không chỉ có khói núi).
Cô gái kể chuyện Tuy Hòa cho bạn trai (người Nam bộ) nghe. Cô kể dài, tỉ mỉ. Chuyện về những thắng cảnh, sông Ba, cầu Đà Rằng, làng hoa Ngọc Lãng. Chuyện về ăn uống, các đặc sản: bánh tráng, sứa, cá thài bai. “Anh ở đồng bằng thì làm gì biết con sứa? Nó là sinh vật sống ở biển... Mẹ mua toàn sứa chân, mang về chần nước sôi, trộn với rau thơm, chuối chát xanh, đậu phộng rang, da heo xắc nhỏ, thêm chanh ớt, xúc vào chén ăn với bánh tráng nướng bóp nát. Nó ngon không thể chê vào đâu được.”. Rồi lan man đến chuyện gió Tuy Hòa, thứ gió vừa dữ dội vừa lãng mạn, chuyện mùa lụt, và những kỷ niệm tuổi thơ.
Tình yêu quê hiển hiện qua những lời kể miên man, không đầu đuôi, trên từng dòng chữ. Dường như cô gái yêu mọi thứ của Tuy Hòa. Đây là những trang thư, nhưng viết chăm chút như nhật ký, đầy ắp nhớ nhung, thương mến. Cô tự hào, tô hồng tí chút cho xứ sở mình.
“Thành phố của em đẹp mê hồn, rực rỡ trong nắng sáng trong vắt. Bên này là chân núi dựng đứng, bên kia thì xoãi ra gần đụng đường quốc lộ... Con sông Chúa ngắn, nước ửng xanh màu ngọc bích, vắt ngang qua nửa ngực thành phố in hệt nét chì tô xanh quầng mắt, như tấm khăn của người thiếu nữ vắt qua vai thả rơi lưng lửng xuống ngực.”
Người bạn trai muốn cùng về để biết quê bạn, nhưng cô gái thấy chưa phải lúc. Dù vậy, chắc thế nào sắp tới anh cũng được về. Nên cô gái chuẩn bị sẵn cho bạn mớ hành trang, cung cấp cho anh cuốn “cẩm nang” Phú Yên, phong phú những đặc điểm về địa lý, thời tiết, lịch sử, tập tục, thật chí tình, dễ thương, hồn nhiên.
Truyện viết dưới hình thức những bức thư, nếu đem đọc trong chương trình “Đọc truyện đêm khuya”, bằng giọng thủ thỉ, tôi nghĩ, sẽ gây được nhiều xúc cảm. (Về Tuy Hòa).
Đọc hết tập truyện Mưa Trên Sông ĐăkBla, ta mới thấy “vòm không gian truyện" của anh thật rộng, như lời bạt của nhà văn Cao Duy Thảo ở cuối sách.
Có gì cần góp ý ở đây? Cũng có! Nhà giáo quen sống ngăn nắp, mực thước. Nhà văn gốc giáo viên thường mang đặc tính ấy vào trang viết. Có những chỗ, những tình huống nếu tác giả tăng thêm một ít “nhiệt lượng”, ít nét đột biến, thì có lẽ truyện sẽ mới hơn, đậm đà hơn.
Nguyễn Lệ Uyên không lớn tuổi hơn tôi, nhưng tôi luôn coi anh là anh, vì Uyên điềm đạm, chín chắn; văn anh cũng thế, kiệm lời, cô đúc. Cầm cuốn truyện mới của anh trên tay, tôi mừng. Hơn 40 năm có mặt trên văn đàn (lúc dày, lúc thưa) là may mắn, hạnh phúc. Tôi mừng cho anh, cũng như đã mừng cho mình. Còn các việc khác, như sức lan tỏa của truyện tới đâu, tuổi thọ của sách thế nào, là chuyện về lâu về dài, chẳng có gì phải lo nghĩ ./.
(Vạn Ninh, tháng 6/07)
(1) Tập truyện Mưa trên sông ĐăkBla, Thư ấn quán, Hoa Kỳ 2007
- Đọc Mưa trên sông ĐăkBla Lê Văn Thiện Nhận định
- Một Lối Tiện Lợi & Trong Lớp Khói Màu Lê văn Thiện Truyện ngắn
• Nguyễn Lệ Uyên Với Trang Sách Và Những Giấc Mơ Bay (Hoang Kim Oanh)
• Đọc bút ký văn học của Nguyễn Lệ Uyên (Trần Doãn Nho)
• Đọc Mưa trên sông ĐăkBla (Lê Văn Thiện)
• Nhà Văn Gai Góc Của Xứ Xương Rồng (Khuất Đẩu)
• Phỏng Vấn Nhà Văn Nguyễn Lệ Uyên (Trần Hoài Thư)
• Nguyễn Lệ Uyên (Học Xá)
Đọc: Sông Chảy Về Núi của Nguyễn Lệ Uyên (Phạm Văn Nhàn)
Đọc: Mưa trên sông Đăkbla của Nguyễn Lệ Uyên (Lê Văn Thiện)
Nguyễn Lệ Uyên trả lời phỏng vấn của Talawas
Nhà Văn Nguyễn Lệ Uyên qua người vợ, bà Nguyễn Thị Hoa
Chân Dung Tự Vẽ (luanhoan.net)
Tập truyện ngắn Nguyễn Lệ Uyên
Trần Thị NgH, viết: xạo ke , vẽ: cà rỡn
(Nguyễn Lệ Uyên)
Thơ Phương Tấn Là Đồng Vọng Những Đau Thương Của Dân Tộc (Nguyễn Lệ Uyên)
Thơ Nhã Ca, một vài tư liệu nhỏ (Nguyễn Lệ Uyên)
Bài viết trên mạng:
sangtao.org, t-van.net damau.org,
luanhoan.net, vanchuongviet.org,
tranthinguyetmai.wordpress.com.
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |