|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà văn Nguyễn Hiến Lê
(1912 - 1984)
Lời B.K.- Tác giả bài viết dưới đây, Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc cũng là nhà thơ Đỗ Nghê (*) một bút hiệu quen thuộc thường có sáng tác đăng trên Bách Khoa. Đỗ Hồng Ngọc đã có một thời niên thiếu thật khốn khó : Cha mất sớm, nhà nghèo, ông phải phụ giúp mẹ trồng nom cửa hàng xén tại chợ BT. Nhờ được đọc những tác phẩm tự luyện tri đức của Nguyễn Hiến Lể lại có chí, ông đã đạt được nhiều kết quả tốt trên đưởng học vấn. Ông vẫn tiến lạc thường xuyên với người đã viết nên những tác phẩm dìu dắt mình từ thuở còn niên thiếu. Nhân đọc mục Thời sự Văn nghệ trên Bách Khoa loan tin nhà văn Nguyễn Hiến Lể cho xuất bản tác phầm thứ 100 của mình, người hằng quan tâm đến sức khỏe của “lứa tuổi học trò” liền gửi đến Bách Khoa bài sau đây “ gọi là để góp một món quà nhỏ” dành tặng cho người đã đem toàn tâm toàn lực cung cấp các món ăn tinh thần cho mọi lứa tuổi từ mấy chục năm qua.
Tác phẩm đầu tiên của ông, Tổ chức công việc theo khoa học, ra đời năm 1949 nhưng mãi đến năm 1956 tôi mới được làm quen với tên tuổi ông. Còn nhớ lần đó tôi theo xe chở cá ướp đá về Sài Gòn “bổ hàng” cho mẹ - mẹ tôi có quán hàng xén tại chợ B.T. – một buổi trưa lang thang trên vỉa hè Trần Hưng Đạo, dừng chân ngắm hàng sách “xôn” bày la liệt, tình cờ thấy cuốn Kim chỉ nam của học sinh của Nguyễn Hiến Lê, một tác giả hoàn toàn xa lạ với tôi lúc đó. Đọc qua lời Tựa, tôi mua ngay.
Tản cư về, tôi bị trễ học đến bốn, năm năm. Nhà nghèo, cha mất sớm, tôi phải phụ giúp mẹ trong nom cửa hàng cho nên dù hiếu học, tôi cũng không biết cách nào để tiến thân. May quá, Kim chỉ nam đã mở cho tôi chân trời mới. Đọc xong, tôi thấy mình gần gũi với ông kỳ lạ. Có những điều tôi đã thoáng nghĩ, đã từng làm nhưng vì thối chí ngã lòng, vì không được hướng dẫn nên không đạt được mấy kết quả. Ông đã hệ thống hoá, đặt ra những nguyên tắc giúp cho việc học đỡ mệt, đỡ tốn thì giờ mà được nhiều kết quả hơn. Điều quan trọng là sách trình bày những phương pháp thực hành, không có những lý thuyết viễn vông nhàm chán. Thời gian sau đó tôi lại tìm mượn được thêm các cuốn Tự học để thành công, Rèn nghị lực của ông tại nhà một ông bạn làm nghề may. (Anh Chín, khi đọc những dòng này, anh có nhớ bọn mình đã góp chung tiền để kiếm mua loại sách này chăng và bây giờ, làm chủ một tiệm may nho nhỏ chắc anh đã đủ tiền mua trọn bộ sách Nguyễn Hiến Lê cho các con anh như đã từng ao ước rồi phải không?)
Với niềm tin mới, tôi bắt tay vào việc lập chương trình “học nhảy”. Tôi viết thư hỏi ý kiến ông về việc này và ông trả lời “được” vì qua bức thư thấy tôi đã khá già dặn và sức học đã vững. (Trong Kim chỉ nam của hoc sinh ông đả kích việc học nhảy dữ lắm!). Lúc đó tôi đang học đệ Thất – lớp đệ Thất đầu tiên, mới mở của tỉnh – và tôi đã rất xấu hổ phải ngồi bên cạnh học sinh nhỏ hơn mình bốn, năm tuổi. Nhờ có chí và áp dụng những phương pháp học chỉ dẫn trong Kim chỉ nam của hoc sinh và Bí quyết thi đậu, tôi đã rút ngắn chương trình trung học được ba năm, đuổi kịp bạn bè cùng lứa. Được bà con khuyến khích, mẹ tôi bằng lòng cho tôi đi Sài Gòn “du học”.
Đến Sài Gòn, việc đầu tiên của tôi là tìm thăm ông, định bụng sẽ báo tin cho ông biết là tôi đã thi đỗ và bày tõ lòng ngưỡng mộ, biết ơn ông của tôi; nhưng khi gặp ông, tôi đã lúng túng không biết phải nói gì, chỉ ấp úng trả lời ông vài ba câu hỏi rồi về. Thấy ông có vẻ nghiêm nghị quá, lại đang bận sửa bản vỗ cho một tác phẩm nào đó. Như thế là lần này tôi hoàn toàn thất bại, cuốn Đắc nhân tâm của ông không giúp tôi được tí gì cả! Từ đó, mỗi lần đến thăm ông tôi thường rất ngần ngại, lúc nào cũng có cảm tưởng như quấy rầy ông, không để ông “sống đủ 24 giờ một ngày” (1). Nhiều người quen biết ông chắc cũng có cảm tưởng đó lúc ban đầu. Về sau, nhiều năm trôi qua, quen thân ông nhiều hơn, tôi biết tôi đã lầm lẫn. Phong thái ông là phong thái một nhà nho, giao tình dù thật thắm thiết thì bên ngoài vẫn có vẻ hờ hững, khác xa với cái vồn vã ốn ào của người phương Tây. Chính cái ánh mắt của ông và cái bắt tay chặt chẽ của ông đã bộc lộ tâm tình ông nhiều hơn. Bây giờ tóc ông đã bạc nhiều, da sậm và nhăn nheo nhiều hơn, nhưng ánh mắt vẫn tinh anh và cái bắt tay vẫn nồng nhiệt như thuở đó. Những lúc đến thăm, tôi thấy ông luôn mặc bộ bà ba trắng nhạt, cũ kỹ quen thuộc, cũ kỹ quen thuộc như bì thư ông quen dùng trong bao nhiêu năm qua. Ông không thích đổi thay. Hình như ông hút thuốc hơi nhiều quá! Lúc nào cũng có lon thuốc rê bên mình, ông vừa trò truyện với khách vừa vấn vấn, vê vê điếu thuốc lá, liếm nhẹ, rồi bật quẹt hút. Các ngón tay ông nhanh nhẹn, thuần thục đến vàng sậm màu khói. Ông khen Lâm Ngữ Đường là “cận nhân tình” có lẽ vì họ Lâm “bồ” với ông, đã không cấm ông hút thuốc dù cái bao tử ông cứ đau đi đau lại hoài!
Thỉnh thoảng khi có chuyện thắc mắc, chuyện vui buồn gì mà không tiện đến thăm, tôi viết thư cho ông. Lần nào ông cũng sốt sắng trả lời, ân cần chỉ dẫn, khuyến khích tôi.
Quen biết ông mới thấy ít ai yêu tiếng mẹ như ông. Muốn cho ông “thao thao bất tuyệt” thì cứ việc nói đến tiếng Việt, nói về tiếng Việt với ông. Ông chịu không nổi khi thấy một chữ bị dùng sai. Còn nhớ khi bọn sinh viên chúng tôi vận động chuyển ngữ Việt tại trường Y khoa, ông đã hỗ trợ bằng những bài báo nẩy lửa. Lúc đó giọng không còn cái vẻ nghiêm túc, hiền lành, bình đạm thường ngày nữa mà sôi nổi, gay gắt, phẫn nộ, đầy khích động.
Tôi chịu nhiều ảnh hưởng của ông. Cuốn sách đầu tay của tôi, Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò, chỉ là phần bổ túc cho cuốn Kim chỉ nam của hoc sinh. Sau tôi viết thêm một cuốn khác, cũng loại y học phổ thông, cũng nằm trong chiều hướng nâng cao trình độ đại chúng mà ông đã vạch. Ông nói muốn cho nước giàu, dân mạnh thì không phải chỉ một người hay một nhóm người làm được, mà phải toàn dân cùng ý thức, cùng thực hiện. Muốn vậy phải đặt nặng vấn đề giáo dục đại chúng.
Với tôi, ông là một tấm gương sáng. Tấm gương của Nghị lực, của Tự học và của Phụng sự. Ông tận tuỵ cả đời viết sách, đem kinh nghiệm bản thân ra hướng dẫn thanh thiếu niên, mong giúp được người khác chút gì; lúc bỏ cây viết ra thì vớ ngay cuốn sách để đọc, để học không ngừng. Tôi đoán sở dĩ ông đã không nhận một chức vụ gì trong guồng máy của công quyền là để giữ cho ngòi bút của mình độc lập, để có thể đóng vai trò giám sát của người trí thức mà Alain đã nói. Nhờ đó ông không có mặc cảm, thấy điều gì đáng khen thì khen, điều gì không ưa thì nói. Và ông đã nói bất cứ điều gì từ việc dịch sách, chuyển ngữ đến nhân mãn, ô nhiễm… Có thể đôi lúc ông cũng sai lầm, nhưng điều quan trọng là ông đã thành thất với chính ông. Đến nay ông cho ra được 100 tác phẩm (2), có những tác phẩm dày vài ngàn trang, có tác phẩm ba, bốn cuốn, về đủ mọi bộ môn, từ văn chương, y học, giáo dục, đến lịch sử, triết học… làm nhiều người kinh ngạc về sức làm việc của ông. Tôi biết có những tác giả còn “sản xuất” nhiều hơn ông, nhưng đọc họ người ta thấy rõ ràng là những tác phẩm máy móc, sản xuất hàng loạt. Ở ông thì không. Tác phẩm ông là con người ông. Ông “dạy” cho thanh niên rèn nghị lực thì chính ông là tấm gương nghị lực; ông viết về tổ chức thì chính nếp sống ông là một sự tổ chức; ông viết về tự học thì chính ông nhờ tự học mà thành công. Nhờ viết từ những kinh nghiệm sống thực đó, người đọc thấy gần gũi với ông và những lời ông chỉ dẫn đều có thể ứng dụng được.
Nhìn lại toàn bộ tác phẩm ông, không ai chối cãi giá trị của những Đông Kinh nghĩa thục, Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, Đại cương triết học Trung Quốc, Ngữ pháp Việt Nam… và những Chiến tranh và hoà bình, Sử ký Tư Mã Thiên, Chiến quốc sách… Những tác phẩm đó thực sự có ích cho các nhà nghiên cứu, các sinh viên đại học và đã đóng góp một phần đáng kể cho nền văn hoá miền Nam. Nhưng theo tôi, những tác phẩm quan trọng trong đời ông, đáng cho ông hãnh diện chính là những tác phẩm nho nhỏ, ông viết nhằm giáo dục thanh thiếu niên, hướng dẫn họ trong việc tự huấn luyện trí đức. Đó là Kim chỉ nam của hoc sinh, Tự học để thành công, Tương lại trong tay ta, Rèn nghị lực… Và nhất là bộ Gương danh nhân của ông. Mà họ là ai? Là những thiếu niên thất chí bán hàng xén như tôi thuở đó, là anh thợ may lận đận như anh Chín N.S., là một giáo viên tiểu học, một y tá hương thôn, một thơ ký nghèo trong một công tư sở nào đó… Họ là những người có thiện chí, có tinh thần cầu tiến, hiếu học nhưng vì hoàn cảnh mà lỡ dở. Họ là thành phần đông đảo nhất trong xã hội ta bây giờ, một xã hội có vốn liếng hơn ba mươi năm chiến tranh. Nhờ những cuốn sách đó, trước mắt họ mở ra những cánh cửa mới, trong lòng họ nhen lên ngọn lửa nồng, và dù họ có không “thành công” nhiều thì đời sống họ cũng sẽ được nâng cao ít ra là về mặt tinh thần. Thú thật, tôi rất bực mình khi thấy chính tác giả có lần xếp những loại sách đó vào hàng thứ yếu. Ông nói: “…nhưng chẳng qua cũng chỉ để cho thanh niên đọc” (Kỷ niệm văn thi sĩ hiện đại – Bàng Bá Lân). André Maurois 80 tuổi mới viết Thư ngỏ gởi tuổi đôi mươi!
Những năm gần đây ông chuyên viết về cuộc đời và tư tưởng của các triết gia Đông phương: Liệt Tử và Dương Tử, Mạnh Tử, Khổng Tử, Hàn Phi Tử… Ông viết chậm và ít hứng hơn, có lẽ tuổi đã lớn, một phần vì sức khoẻ suy kém.
Các nhà phê bình sau này nhắc đến sự nghiệp ông mà quên không nói đến sức khoẻ ông là một điều thiếu sót lớn! Thực không ai ngờ rằng một người viết hàng trăm tác phẩm như vậy mà lại là một người đau yếu liên miên. Chứng đau bao tử kinh niên thỉnh thoảng trở đi trở lại. Mỗi lần gặp ông mà thấy ông có vẻ cau có thì chắc chắn là ông bị cơn đau bao tử hành rồi! Thứ bệnh đó thật là khó chịu (vì chính tôi cũng mắc phải nên hiểu lắm!): nó làm cho ta thành một con người… xa lạ, không thích giao du, không chịu được đám đông. Phải ăn đúng giờ, nghỉ đúng giấc. Phải cữ món này, kiêng món nọ, không uống rượu, không hút thuốc. Tâm hồn ráng cho yên tĩnh. Nếu không vậy thì đau. Trong một bức thư, ông cho tôi biết ông vừa bị viêm bao tử (ulcère duodénal). Mỗi lần gặp chuyện lo lắng, buồn phiền hay gặp một chương sách khó viết, ông lại đau. Những lúc đó tay cầm viết của ông bị run rẩy. Có lần ông bị nấc cụt mấy hôm liền và thường hay bị mất ngủ, bón, trĩ… Tất cả những chứng đó đều có bà con xa gần với bệnh bao tử. Cho đến ngày nay, y học cũng chưa có thuốc chữa dứt khoát bệnh này mà nguyên nhân một phần lớn là do tâm lý. Các thuốc chữa trị có tính cách ngăn chận cơn đau tạm thời, lại thường gây những phản tác dụng như mất ngủ, bón, trĩ, v.v…
Thỉnh thoảng tôi đến thăm, nghe ông ông khoe một thứ thuốc trị đau bao tử mới, uống khá hiệu nghiệm; còn tôi thì khoe với ông một phương pháp chữa bao tử cũng mới, là đọc truyện kiếm hiệp của Kim Dung, để quên hết những căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi. Rồi tôi biếu ông một bộ Cô gái Đồ long. Rất tiếc là ông không đọc được kiếm hiệp. Ông thử đọc cuốn đầu rồi thôi, chịu, không đọc thêm được nữa!
Năm ngoái, tự nhiên mắt ông nhìn kém đi, vẫn đọc sách được, nhưng trong khoảng cách hai thước ông nhìn thấy lờ mờ như có lớp sương mù. Tôi ngại ông có thể mắc bệnh hột cườm ở người già (cataracte sénile), định giới thiệu ông đến một bác sĩ nhãn khoa, nhưng ông chưa đi thì bệnh bớt dần rồi khỏi. Những ngày gần đây ông còn bị đau răng, rồi bị thận viêm. Bệnh tuy không có gì nặng nhưng là những thứ bệnh khó chịu, và làm suy kém sức khoẻ.
Nhiều lúc tôi ngờ rằng sự nghiệp trước tác của ông một phần xây dựng từ bệnh tật của ông. Mắc bệnh đau bao tử, một thứ bệnh đòi hỏi phải sống, làm việc có tiết độ, ông chú trọng đến tổ chức, viết Tổ chức công việc theo khoa học, Tổ chức gia đình… Để có thể tự chữa thứ bệnh tâm thể (psychosomatique) đó của mình, ông viết Sống 365 ngày một năm, Sống theo sở thích, Chấp nhận cuộc đời… Những lúc buồn phiền, lo lắng ông viết Quẳng gánh lo đi, Trút nỗi sợ đi, Xây dựng hạnh phúc… Những lúc bệnh bớt, thấy khoẻ khoắn, hăng hái trở lại, ông viết Thăng tiến trên đường đời, Tương lai trong tay ta… Và khi mệt mỏi, căng thẳng ông xả hơi bằng Tô Đông Pha, Sống đẹp… Có phải tôi hơi “méo mó” mà nghĩ ra chuyện đó không? Và như vậy ta sẽ có một quan điểm phê bình gọi là “phê bình bệnh lý học” chăng?
Mơ ước lớn nhất của đời ông bây giờ có lẽ là được thấy cảnh thanh bình, con cháu đoàn tụ, rồi lui về sống với mãnh vườn ở miền quê. Năm kia tôi gởi ông một bài thơ, bài Đi cho đỡ nhớ, viết từ nỗi xúc động thấy những chuyến xe lửa lại lăn trên đường sắt, dù chỉ lăn đến… Biên Hoà mà mơ một chuyến tàu Nam Bắc. Ông trả lời:
“(…) Cháu làm cho tôi thèm quá! A, bao giờ Sài Gòn mới được nối với Hà Nội bằng xe lửa đây? Lúc đó tôi sẽ bỏ hết công việc, nhờ cháu làm revision général [khám tổng quát] cho bộ máy của tôi, rồi lên xe lửa thăm non sông Nam Trung Bắc một lần cuối cùng. Sẽ uống dừa Tam Quan, ăn cam Xã Đoài, rồi ăn nhãn Hưng Yên, hồng Bạch Hạc, cốm Vòng, v.v…”
Rồi năm ngoái, có lẽ đã đợi mãi, hy vọng rồi thất vọng mãi vẫn chưa thấy hoà bình về trên quê hương mà chiến tranh càng ngày càng thêm thảm khốc, ông viết cho tôi: “Bây giờ chỉ mong được nghỉ ở thôn quê thôi. Hai mươi năm viết lách liên tiếp, chưa bao giờ được nghỉ đến một tháng (…)” Ý muốn này ông lập đi lập lại mãi như một điệp khúc từ nhiều năm qua mà không sao thực hiện được. Cứ nghỉ ít lâu ông chịu không nổi, phải cầm viết lại. Ông nghiện nặng rồi chăng?
Cuộc đời ông quả thật là một tác phẩm lớn. Tôi ước mong trong tuổi già ông sẽ viết hồi ký, kể lại đời mình cho bọn trẻ chúng tôi được đọc như André Maurois viết Un ami qui s’appelait moi vậy. Tôi là độc giả của ông từ ngày còn là một học trò đệ Thất, lại được quen biết ông hơn 15 năm nay, nghĩ lại, nếu trong thời thơ ấu không được đọc những sách đó của ông, không được gặp ông, có lẽ tôi cũng đã khác; nên tuy không được may mắn học với ông một ngày nào, từ lâu tôi vẫn xem ông là một vị thầy của mình, hơn thế, một người thân. Tôi đâu có cần phải nói cám ơn ông!
(*) Lời B.K. – Những tác phẩm của tác giả mang tên Đỗ Hồng Ngọc là: Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò (1972 – tái bản 1974) Viết cho các bà mẹ sanh con đầu lòng (1975), những thi phầm mang tên Đỗ Nghê là: Tình người (1967), thơ Đỗ Nghê (1974)
(1) Mượn nhan đề quyển “Sống 24 giờ một ngày” do Nguyễn Hiến Lê dịch từ nguyên tác How to live on 24 hours a day của Arnold Bennet. Dịch giả xuất bản lần đầu năm 1955.
- Đọc thơ bạn thơ: “Sương khói trăm năm” của Võ Tấn Khanh Đỗ Hồng Ngọc Nhận định
- Ông Nguyễn Hiến Lê Và Tôi Đỗ Hồng Ngọc Hồi ức
• Nguyễn Hiến Lê, Kẻ Sĩ Trong Thời Đại Chúng Ta (Nguyễn Mạnh Trinh)
• Ông Nguyễn Hiến Lê Và Tôi (Đỗ Hồng Ngọc)
• Nhân đọc bản thảo cuốn “Nguyễn Hiến Lê” của Châu Hải Kỳ (Võ Phiến)
• Ông Nguyễn Hiến Lê và 100 tác phẩm (Bách Khoa)
• Ngõ Phất Lộc: Từ Nguyễn Hiến Lê đến Người Buôn Gió (Đoàn Thanh Liêm)
Nguyễn Hiến Lê (Ngô Thế Oanh)
Nguyễn Hiến Lê trong đời tôi (Nguyễn Mộng Giác)
Nguyễn Hiến Lê và Không Khí của Văn Hóa VNCH (Hoàng Anh Tuấn)
Nguyễn Hiến Lê, học giả tự học (Hoàng Yên Lưu)
Xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam sau năm 1975 qua cuốn Hồi kí của học giả Nguyễn Hiến Lê (Dung Khanh)
• Hồn Đại Việt, Giọng Hàn Thuyên (Nguyễn Hiến Lê)
• Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê)
Hồi ký Nguyễn Hiến Lê (isach.info)
Tác phẩm trên Việt Nam Thư Quán
Tâm tình học giả Nguyễn Hiến Lê (Lê Phương Chi)
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |