1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Một Tiếng Thở Dài (Trần Phong Giao) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      6-10-2019 | VĂN HỌC

      Một Tiếng Thở Dài

        TRẦN PHONG GIAO
      Share File.php Share File
          

       


      Sáng thứ tư vừa qua, bên ngôi huyệt chưa phủ kín đất của ông già họ Nguyễn, anh bạn Nguyễn Xuân Hoàng có ngỏ lời hỏi tôi lấy ít trang cho tập Văn đặc biệt tưởng niệm ông chủ báo. Anh Hoàng nói: “Tám năm gần gũi, dù sao cũng có nhiều điều để nhắc nhớ tới người đã khuất” (...)


      Tám năm cùng đi một đường, thật ra không thiếu gì chuyện để thương, để nhớ, nhưng sao tôi ngần ngại quá. Tôi đã định trích ít trang trong thiên “Tự Truyện Viết Sớm”, nhưng đọc lại, thấy không ổn. Từ chối thì quả là không tiện. Tôi đành moi trí nhớ ghi lại vài chuyện cũ, những chuyện mà tôi nghĩ là ít ai biết. Viết về người đã khuất, tuy dễ mà khó. Khó vì phải nhắc tới tôi, cái tôi khả ố. Chỉ còn biết cầu mong bạn đọc rộng lòng thứ lỗi. Vì những dòng sau đây được viết bằng nét chữ tâm thành.


      Về nghề in thì thật ra ông Vượng không được giỏi. Tuy yêu nghề này từ hồi còn nhỏ, nhưng ông chỉ mới nhập nghề từ sau ngày xuất ngũ, hồi hưu.


      Ông có duyên may gặp được nhiều bạn tốt, rành nghề. Lại thêm một ê-kíp thợ giỏi, nhiều tuổi nghề, trước làm việc tại các nhà in lớn ngoài Bắc, trong Nam. Nhờ đó, các ấn loát phẩm do nhà in mang tên ông thực hiện vượt hẳn các nhà in (cỡ nhỏ) tại Sàigòn và khiến cho văn giới biết tới ông. Vì yêu nghề, ông không ngại tốn kém trong việc trang bị dụng cụ. Trong lúc phần lớn các nhà in chạy chì thì ông chạy chữ. Lại sắm nhiều kiểu chữ và hàng năm thường thay chữ mới một lần. So với các nhà in khác, giá in của ông cao hơn. Do đó, biết ông thì nhiều, nhưng trở thành khách hàng của ông thì không có mấy người. Trong số khách hàng ít oi nầy, sau tôi được biết, phần lớn lại trở thành con nợ của ông. Có lẽ cũng vì thế mà nhà in của ông đã không phát triển được mạnh, tuy nổi tiếng...


      Sự thành công (về mặt tài chánh) trong mấy năm đầu của tờ Văn đã gây cho ông Vượng một niềm tự tin. Từ tự tin đến chủ quan dường như chỉ có một bước nhỏ. Ông Vượng đã đi cái bước đó, nên có lần đã phải trả giá kinh nghiệm khá đắt.


      Tôi còn nhớ một năm làm báo Xuân, sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, tòa soạn đề nghị in 15.000 số. Năm trước đó, báo Xuân đã phát hành hết mà các tay cổ động còn đến hỏi mua hoài. Có thể vì tiếc mà cũng có thể vì chủ quan (nhiều hơn) ông Vượng quyết định cho in 18.000 số. Kết quả, báo bán ra chỉ được khoảng 15.000 số. Ba ngàn số còn lại chất đống đầy nhà, sau đem xé bìa bán làm giấy gói hàng, cân kí-lô. Việc trên làm nổi bật một cái nết khác của ông Vượng. Khi ông đã chủ tâm làm điều gì rồi thì có ai can gián ông cũng không nghe, dù cho có là anh em hay vợ con thân thiết cũng vậy.


      Tôi chắc là trong số Văn này, nhiều vị sẽ lên tiếng khen ngợi sự trả tiền tác quyền sòng phẳng của ông Vượng. Theo tôi được biết, ông Vượng không những chỉ sòng phẳng với các tác giả mà ông còn sòng phẳng với cả Sở Thuế nữa! Lúc nào ông cũng chỉ lo tiền đóng thuế cho đủ và cho đúng hẹn. Gặp lúc kẹt tiền, ông đem bán stock giấy, hốt hụi và còn đi vay mượn nữa, để chạy cho đủ tiền đóng thuế. Thế giới bên kia chắc là không cần chứng chỉ không thiếu thuế, nhưng nếu có cần, tôi tin chắc là cho tới lúc qua đời, ông Vượng cũng không thiếu của cõi trần gian này đồng nhỏ tiền thuế nào.


      Nhân nhắc tới vay mượn, tôi lại nhớ đến những lúc tôi đèo ông ngồi đằng sau xe Mô-bi-lết đi chạy tiền. Thoạt đầu, còn đi đòi nợ, nhưng rồi nợ đòi không được, đành đi vay mượn. Có dịp cuối năm nọ, thiếu tiền trả lương thợ, tôi đưa ông tới gõ cửa nhà thơ lão thành miền Nam là cụ Huỳnh Thiên Kim. Lúc trả tiền, ông Vượng cẩn thận đưa thêm khoản tiền lời. Cụ Kim không nhận. Sau, chúng tôi vô Chợ Lớn, kiếm mua gói trà ngon đem biếu thì cụ Kim nhận rất vui, lại mời ông Vượng và tôi đi nhậu. Giờ đây, nơi Non Bồng Nước Nhược, hai cụ có gặp nhau, chắc sẽ nhắc lại câu chuyện năm xưa, và hẳn sẽ không tránh khỏi ngậm ngùi cho thằng em nghèo kiết còn đang lận đận chạy gạo trên cõi nhân sinh đầy hệ lụy!


      Những chuyến chạy tiền trong mấy năm đầu, khi tài chánh còn chưa vững, thường xảy ra luôn: chạy tiền để mua giấy, tiền công thợ, và đôi lúc phải chạy tiền bài khi báo sắp phát hành. Một trong những thỏa-hiệp-ngầm khi tôi nhận cộng tác với ông Vượng là khi có báo biếu phải có kèm nhuận bút. Nhuận bút nhiều hay ít không thành vấn đề, nhưng điều cần là phải trả sớm và cách trả làm sao cho được đẹp. Chính vì nghĩ vậy mà nhiều lúc anh em đã phải đôn đáo chạy tiền. (Sự cực nhọc này dường như chỉ chấm dứt sau ngày ông Vượng được một ông giám đốc ngân hàng rất ư nghệ sĩ là ông Nguyễn Chánh Lý cho vay tiền của Việt Nam Thương Tín).


      Vất vả đấy, nhưng mà vui. Nghĩ lại thì không gì vui hơn khi đã chạy đủ số tiền cần dùng, anh em dẫn nhau đi ăn cơm Tây. Xin đừng nghĩ tới những nhà hàng sang trọng. Cơm Tây ở đây là cơm Tây bình dân. Ít tiền thì năm chục đồng một bữa ba món ngoài lề đường Lê Lợi, trước cửa nhà hàng Kim Hoa (sau này được gán thêm hai chữ Bà-bà, rút trong truyện kiếm hiệp, lại trở thành nhà hàng có gắn máy lạnh); nhiều tiền thì kéo nhau tới quán Pháp-Việt Thân-hữu (bây giờ là trụ sở Hội Bút Việt) cũng ba món, nhưng khẩu phần phải trả 100 đồng.


      Lúc đó ông Vượng còn mạnh, ông ăn khỏe hơn tôi. Có sở thích mở đầu bữa ăn bằng consommé (nóng hoặc lạnh). Tôi có khen soupe đuôi bò ngon, ông cũng kệ; có tấm tắc crème de volaille tuyệt, ông cũng thây. Consommé, lúc nào cũng consommé, và lúc nào cũng gọi bồi cho thêm một miếng chanh... phụ trội.


      Đáng tiếc là kể từ năm thứ ba, khi tài chánh đã vững, khi trong túi tương đối đã rủng rỉnh xu hào, thì ông lâm bệnh, không còn dẫn nhau đi ăn được nữa. Thỉnh thoảng, ông cũng đi ăn với anh em, nhưng chỉ là đi góp mặt cho vui vậy thôi, vì ông phải ăn theo régime, kiêng cữ đủ thứ và ông cũng ăn yếu hẳn đi.


      Chuyện đau ốm của ông Vượng, trong làng văn có ai mà chẳng biết: Ông vô ra nhà thương như đi chợ. Nhưng ít ai biết được nỗi khó khăn khi xin cho ông được nhận vô nằm Nhà Thương Đồn Đất (Grall) lần đầu.


      Hồi đó, ngoài giấy giới thiệu của một y sĩ người Pháp, anh em chúng tôi còn có hai thư “gởi gắm” của Bác sĩ Nguyễn Văn Ái (Tổng Giám đốc các Viện Pasteur) và Bác sĩ Hoàng Văn Đức (nguyên Giám đốc Trường Quân Y). Vậy mà vẫn không xin được. Lý do dung dị là nhà thương hết chỗ. Phải đợi. Thấy ông Vượng mệt quá, tôi bèn dùng “mẹo vặt”: mặc lễ phục, trên ngực ghim huân chương cao quý nhất của nước Đại Pháp, trong túi nhét đầy thư từ hình ảnh của các bạn người Pháp cũ, tôi xin vào gặp ông Tướng quản đốc bệnh viện. Kết quả: Ông Vượng được nhận vào ngay, lại được nằm trong căn phòng biệt lập (có tên là Salle Pigeonnier) với tiện nghi thừa thãi, vốn dành riêng cho bệnh nhân cấp Tướng lãnh và viên chức cấp cao trong chánh quyền.


      Ít tháng sau, ông Vượng chưa muốn về nhà mà y sĩ điều trị cứ nhắc ông nên về. Tôi lại đánh vật với chữ nghĩa, viết một lá thư gửi viên y sĩ. Thư này sau được anh Nguyễn Mạnh Côn sửa lại từ đầu tới cuối và anh viết khéo đến nỗi y sĩ nọ thuận để ông Vượng muốn nằm lại đến bao giờ tùy ý. Có một bữa vào thăm ông, tôi gặp viên y sĩ ngoài hành lang. Ông ta mời tôi vô phòng khách và cho tôi biết đại ý là ông đã làm hết sức ông rồi, bây giờ chỉ chờ một phép lạ, “một phát minh khoa học mới nào đó, một thứ thuốc mới nào đó, tại sao không?”


      Nằm mãi trong nhà thương cũng buồn, gần Tết ông đòi về nhà. Không bao lâu sau, ông Vượng phải nhập viện trở lại. Lần này, gặp tôi viên y sĩ không nói tới phép lạ nữa mà ngần ngại và kín đáo ngỏ ý tôi khuyên ông Vượng nên “thu xếp các việc riêng”. Tôi không dám tiết lộ điều đó với ông Vượng vì sợ người bệnh mất tinh thần.


      Ít năm sau, Bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh chạy chữa cho ông cũng dặn Duyên Anh và tôi một điều tương tự. Không biết Duyên Anh có cho ông Vượng biết không chớ riêng tôi thì, thú thật, tôi không đủ can đảm hé môi về điều y sĩ dặn. Tôi vốn tin ở số mệnh, và nghĩ ông Vượng đã tới tuổi “tri thiên mệnh” rồi nên không nói cũng không sao. Điều cần là ông có đủ can đảm phấn đấu với bệnh tật. Vả lại, như các cụ thường nói, “còn nước còn tát”, tôi đề nghị ông nên tìm chữa các thầy thuốc khác, các môn thuốc khác. Từ đó, hễ có ai mách nơi nào có thầy thuốc hay, ông đều tìm tới. Thuốc bắc, thuốc nam, thuốc tây... thôi thì đủ món, đủ thứ.


      Ông Vượng cứ ốm đau như thế, liên miên trong nhiều năm tháng. Ông hồi hưu như một sĩ quan cấp úy, lúc đau ốm lại được đãi ngộ như một Tướng lãnh. Nhắc lại chuyện đó, mới cách đây không lâu mà tưởng chừng như đang kể một thiên “cố sự”.


      "Cố sự” thì có rất nhiều. Có thiên đã được nhà văn Lê Tất Điều ghi lại trong một đặc san, xuất bản cách đây dăm năm; có thiên đã được nhà văn Vũ Bằng chép lại trong “Nhà Văn Lắm Chuyện”. Tôi viết ra, chắc còn nhiều. Nhưng số trang hạn hẹp, tôi đâu dám viết dài.


      Lần chót tôi đến thăm ông dường như trước Tết chừng một tháng. Hỏi thăm về sự ăn uống của tôi, ông nhắc lại chuyện cơm Tây ba món năm xưa và không giấu nổi một tiếng thở dài.


      Sáng thứ tư vừa qua, khi đứng bên ngôi huyệt lạnh, nâng trong tay cái ki đất để anh em bằng hữu vốc ném xuống nắp ván thiên, tôi mường tượng như thoáng nghe đâu đó một tiếng thở dài.


      Mấy năm trước, cũng trong nghĩa trang nầy, tiễn đưa Đinh Hùng, tôi đã khóc. Vĩnh biệt ông Vượng, tôi muốn khóc mà không sao khóc được. Khi ra về, dọc lối đi ra cổng, quay lại tôi thấy bà Vượng đang xé từng bó hoa hồng, - loại hoa ông Vượng ưa thích hơn cả - ném xuống lòng đất, tôi thấy xốn xang trong lòng. Chỉ mong lúc đó lệ tràn trên mi mắt để tôi quay lại. Nhưng không. Trời nắng. Tôi đổ mồ hôi. Và đi tiếp những bước âm thầm. Ra cổng, gặp ông bà Vũ Hoàng Chương, tôi chào hỏi, cách bình thản.


      Đêm đó, tôi mất ngủ. Tôi suy nghĩ nhiều, nhưng thú thật tôi không hiểu nổi tôi, không hiểu vì sao tôi đã không khóc được...


      Thay thế cho dòng lệ lẽ ra phải có, mấy trang viết vội này mong được là một tiếng thở dài. Tiếng ngậm ngùi nhỏ nhẹ dễ tan trong hương khói, dễ chìm sâu trong cát bụi thời gian...

      T.P.G.

      (05-4-1974)


      Trần Phong Giao

      Nguồn: Thư Quán Bản Thảo số 86 tháng 10-2019
      Chủ đề: Trần Phong Giao và những người viết trẻ

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Một Tiếng Thở Dài Trần Phong Giao Hồi ức

      - Thân Phận Thi Phẩm Của Hoài Khanh Trần Phong Giao Nhận định

      - Đóa Hồng Trắng Không Gai Trần Phong Giao Tùy bút

      - Độc giả và những người làm một tạp chí văn chương Trần Phong Giao Thư Ngỏ

      - Nhớ Y Uyên Trần Phong Giao Tạp bút

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)