|
Trầm Kha(..1948 - 19.1.1974) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện trong một buổi gặp gỡ đồng bào ở Úc.
Tuần truớc Cộng đồng người Việt ở Sydney tưng bừng chào đón người tù lương tâm, ngục sĩ, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện. Trên 5 năm ở xứ tạm dunng này, tôi chưa thấy người khách phương xa nào được cộng đồng chúng ta nôn nao đón chờ như vậy. Ủy ban tiếp đón được tổ chức ân cần ở tiểu bang này, ở tiểu bang kia, từ thành phố này sang thành phố khác. Người ta đang khoác cho thi sĩ vòng hoa.
Nguyễn Chí Thiện đang làm sống lại cái phong cách của nhà thơ cổ đại Tây phương. Thủa ấy thi sĩ được coi như một thứ demi-dieu, đi lang thang khắp nơi này nơi khác, tuyên đọc thi ca như rao giảng sấm truyền. Thi sĩ vừa là thần của ngôn ngữ vừa là tiên tri... (Heureux qui, comme Ulysse...)
Ngày nay Nguyễn Chí Thiện đi hết tiểu bang này sang tiểu bang kia ở Mỹ, rồi đi Canada, đi Pháp, bây giờ sang Úc. Ông đang là người của đám đông, vì ông là tiếng nói của lương tâm. Ý kiến của ông có ngót 30 năm tù Cộng sản làm bảo chứng. Một con trai ở biển Đông bị một vết thương làm đứt ruột. Nhưng con trai ấy liệm kín vết thương suốt năm này sang năm khác. Lâu rồi vết thương thành ngọc, đó là ngọc trai.
Nguyễn Chí Thiện cũng ôm kín vết thương suốt mấy chục năm ngục tù nên giờ đây ý kiến của ông cũng được coi là ngọc (hy vọng vậy). Từ hơn năm nay, từ khi ông đến Mỹ, ông là trung tâm chú ý của mọi người. Ông đến đâu là đồng bào kéo đến. Ở đâu ông cũng được lắng nghe...
Tôi là một anh già, rất ít khi dám tới những chốn trù nhân quảng tọa. Nhưng kỳ này tôi quyết tới nơi để nhìn cho rõ mặt người tù lương tâm, người tôi chỉ "văn kỳ thanh, bất kiến kỳ hình". Và nếu có thể, tôi sẽ nắm lấy tay thi sĩ như một cử chỉ "làm quen". Bởi, tự trong lòng, tôi đã từ lâu yêu mến con người ấy. Không đơn thuần chỉ vì yêu thích thơ ông mà đọc trong tiểu sử nhà thơ tôi thấy có lý do để gần gũi ông hơn. Trong những năm tù ra Bắc, từ trại quân quản 776 Liên trại 2 đến nhà tù Yên Hạ (Sơn La), nhà tù Tân Lập (Vĩnh Phú) cho tới nhà tù Thanh Phong (Thanh Hóa) giáp với Hạ Lào, tôi luôn luôn có ở bên người bạn tù đồng cảnh ngộ Nguyễn Công Giân. Anh Giân, người sĩ quan tình báo cao cấp, là anh ruột của Nguyễn Chí Thiện. Chúng tôi trong những năm tù khổ sai, biệt xứ thường chia nhau đắng cay, tủi nhục, cũng như củ sắn, miếng khoai.
Cùng được xếp loại "ác ôn, nợ máu" chúng tôi từng tâm sự vụn... nhưng bạn tôi, anh NCG không tiết lộ cho tôi biết một chi tiết nào về người thân kiệt hiệt Nguyễn Chí Thiện. Có thể trên 20 năm xa cách, bạn tôi NCG chưa biết rõ hết về ông em. Hoặc là với tính cách nhà nghề của một tay tình báo lão luyện, bạn tôi biết rõ người CS đặt vấn đề liên hệ gia đình quan trọng như thế nào (truy cứu đến 3 đời) nên anh lặng tiếng im hơi, cho cuộc đời tù mịt mù đỡ phần di lụy. Nhưng bạn tôi cũng tù lâu hơn tôi 1 term (3 năm), mãi 1988 mới được tha về.
Ỏ trong nhà tù, "được" học tập, "được" đọc sách báo của họ, tôi mới nhận ra người CS đã suy tôn lãnh tụ của họ như thế nào. Cực kỳ, không tưởng tượng nổi. Ở những nơi công cộng, chốn tôn nghiêm có ảnh "Bác Hồ" là chuyện dĩ nhiên. Mọi công sở, mọi nhà ảnh :"Bác Hồ" là phải ngự chỗ trang trọng nhất. Một túp nhà sàn xiêu vẹo của người thiểu số trong rừng sâu cũng có ảnh "Bác Hồ" lộng kiếng. "Bác Hồ" là một hình ảnh linh thiêng, toàn thiện, toàn năng. Trong vụ án Nhân Văn Giai Phẩm, chỉ nói đến người (tức là bác Hồ) mà không viết hoa cũng đi tù mút mùa. Thế mà, ở ngay phần đất CS, giữa đất Bắc xã hội chủ nghĩa, Nguyễn Chí Thiện đã viết phăng phăng:
Hôm nay ngày 19 tháng 5
Tôi làm thơ chửi bác
Vần thơ mới hơi phang phác thì tôi thôi
Tôi nghĩ bác chính trị gia sọt rác
Không đáng để tôi đổ mồ hôi
Làm thơ dù là thơ chửi bác
Đến thằng Mác, tổ sư bác
Cũng chưa đuợc tôi nguệch ngoạc vài câu
Thôi hơi đâu, mặc thây bọn văn sĩ cô đầu
Vuốt râu, xoa đầu, mơn trớn bác
Thế rồi tôi đi làm việc khác
Kệ cha bác...
Bài thơ mạnh như một làn roi công phẫn quất thẳng vào phế phẩm lịch sử. Không rụt rè, không khoan nhuợng, không sợ hãi. Một con người văn nhược muốn đem cái hào khí của mình thử thách cả một chế độ, hoặc là muốn "thí mạng cùi" để tìm cho ra một hơi thở tự do. Cái dũng của nhà thơ là ở chỗ ấy.
Đăc tính của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện là nhất khí, là trực tiếp, là nói ngay vào mặt. Ông là người sở đắc về cái học Tây phương, nhưng xem trong văn chương của ông, người ta ít thấy bóng dáng của những tu từ, những ẩn dụ thường thấy trong văn chương Anh, Pháp. Chỉ là tiếng nói của đám đông Việt Nam bị dồn nén, bực bội một phút nào đó được bung ra. Phần nào, nó giống văn chương ông Tú Vị Xuyên khi ông tức cảnh sinh tình lúc thời buổi nhố nhăng, khi Pháp mới sang, xã hội Việt Nam đang xuống cấp. Ngày xưa Trần Tế Xuơng viết:
"Khách hỏi nhà ông đến
Nhà ông đã bán rồi
Vợ lăm le ở vú
Con tấp tểnh đi bồi!"
thì bây giờ Nguyễn Chí Thiện cũng nói thẳng:
"Chỗ tôi nằm, sáu mươi phân chiếu rộng.
Hai người bên một hủi, một ho lao".
Nếu phải kể ảnh hưởng trường phái, "tạng" thơ, hơi thơ thì Nguyễn Chí Thiện giây mơ rễ má với ông Tú Vị Xuyên nhiều nhất.
Tôi không nhớ rõ là tôi đã đọc ở đâu, nhưng tôi cho là chí lý nhận định sau đây: Tầm vóc Tú Xương sẽ nhỏ đi nếu ngoài những bài thơ tố cáo, ông không có những bài thơ nhớ nước, nhất là bài Sông Lấp:
Sông xưa rày đã nên đồng
Nơi làm nhà cửa nơi trồng ngô khoai
Đêm nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
Điều này chứng tỏ Trần Tế Xương không chỉ là ngột người bất mãn với thời cuộc vì lỡ thời, lỡ thế, vì thiếu ăn thiếu mặc mà ông vẫn còn là nho sĩ, đau đáu trong lòng ý niệm "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách". Đó là nơi chốn "trở về", là hậu cứ an toàn cho những chuyến phiêu du tình cảm tưởng rằng kiêu bạc nhất, bông lông nhất. Diện mạo Trần Tế Xương đối với đời sau, nó nhân bản hơn và chúng ta cũng yêu mến ông hơn vì thế.
Bây giờ sau khi đọc rất nhiều thơ tố cáo thẳng tay, mọi chiều, mọi hướng của một chế độ thiếu vắng tính người, tôi cũng rất vui mừng khi được đọc "Tã trắng thắng cờ hồng" của Nguyễn Chí Thiện:
Sẽ có một ngày con người hôm nay
Vứt súng, vứt cùm, vứt cờ, vứt Đảng
Đội lại khăn tang, quay ngang vòng nạng oan khiên
Về với miếu đường, mồ mả gia tiên
Mấy chục năm trời bức bách lãng quên
Bao hận thù độc địa dấy lên
Theo hương khói mênh mông, tan vào cao rộng...
Đứng bên nhau trên mất mát quây quần
Kẻ bùi ngùi hối hận - kẻ bồi hồi kính cẩn
Đặt vòng hoa tái ngộ lên mồ cha ông
Khai sáng kỷ nguyên tã trắng thắng cờ hồng
Tiếng sáo mục đồng êm ả
Tình quê tha thiết ngân nga...
Phải chăng đây chính là cái nền cho mọi dự phóng thi ca Nguyễn Chí Thiện. Nó cũng là cái đích phải tới. Tố cáo không thôi chưa đủ, tố cáo là tiền đề để sau đó qua phản đề tiến tới một tổng hợp đề. Tổng hợp đề của dân tộc Việt Nam phải là một kỷ nguyên không dựa trên căm thù mà dựa trên yêu thương. "Bao hận thù độc địa, bên mồ mả ông cha, sẽ theo khói hương bay vào cao rộng. Khai sáng kỷ nguyên tã trắng thắng cờ hồng".
Đó cũng là ý nguyện của Nguyễn Chí Thiện. Trong "lời nói đầu" của chính ông viết khai mạc cho Hoa địa ngục 2 (mà một đồng nghiệp ở Sydney vừa đăng tải) ông đã viện dẫn lời Đức Khổng "Thi khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ hưng, khả dĩ oán", nghĩa là thơ giúp ta biết nhìn nhận, biết tập hợp, biết hưng khởi, biết oán giận. Phần khả dĩ quan, khả dĩ oán là tiền đề, khả dĩ quần là phản đề, khả dĩ hưng là tổng hợp đề. Theo "Tã trắng thay cờ hồng" thì biện chứng pháp của thời cuộc phải đi như vậy. Không biết tôi có chủ quan nhầm lẫn hay không?
Thưa ông bạn Nguyễn Chí Thiện,
Xin phép gọi vậy mặc dù nhất kiến. Kỳ này ông về lại Mỹ, xin ông cho phép tôi gửi lời thăm người bạn tù năm cũ Nguyễn Công Giân. Dù xa vẫn nhớ nhau nhiều lắm. Hi vọng một ngày nào được gặp lại bạn xưa, uống với nhau ly rượu và nhắc lại câu thơ cũng của một bạn tù - Tô Thùy Yên:
Ta về như lá rơi về cội
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay
Còn chút rượu nồng xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc biển dâu này
- Đàn Anh Đinh Hùng... Ký giả Lô Răng Tạp ghi
- "Nhà Báo Nói" Huyền Vũ Ký Giả Lô Răng Tạp ghi
- Nhớ Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh Ký giả Lô Răng Tạp ghi
- Vòng Hoa Cho Thi Sĩ Ký Giả Lô Răng Tạp ghi
- Dấu ấn "Cung Tiến" Ký giả Lô Răng Tạp bút
• Nguyễn Chí Thiện: người cầm bút không bị bẻ gãy (Nguyễn Văn Lục)
• Sức Bật Sáng trong Thơ Nguyễn Chí Thiện (Trần Cao Tường)
• Tháng mười, ngày giỗ một người Việt Nam yêu nước: Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Mạnh Trinh)
• Vòng Hoa Cho Thi Sĩ (Ký Giả Lô Răng)
• Mùa Xuân trong thơ Nguyễn Chí Thiện (Trần Phong Vũ)
• Giới thiệu tác phẩm Nguyễn Chí Thiện, Trái tim hồng của Trần Phong Vũ (Thuỵ Khuê)
• Tiễn Anh, ngày mưa đầu mùa! (Đinh Quang Anh Thái)
• Nguyễn Chí Thiện - Trái Tim Hồng của Trần Phong Vũ (Lê Thiên)
• Đồng Lầy (Nguyễn Chí Thiện)
• Thương Tiếc Anh Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích)
• Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Xuân Vinh)
• Lời "TỰA" tập truyện Hỏa Lò của Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích)
• Những lời phẩm bình, đánh giá truyện "Hỏa Lò" (Nhiều tác giả)
- Hoa Địa Ngục và nhà thơ Nguyễn Chí Thiện (Phan Anh Dũng)
- Tính Thiện – Sự Thật Chỉ Là Một
- (Phan Nhật Nam, nguoivietboston.com)
- Anh Thiện ơi, hãy ngơi nghỉ! (Nhật Tiến)
- Ngọn lửa tâm can Nguyễn Chí Thiện
(Ngô Nhân Dụng, diendantheky.net)
- Nhờ đâu không mất nước? (Ngô Nhân Dụng)
- Hai Tập Thơ Tù Nguyễn Chí Thiện & Hồ Chí Minh
(Phan Thanh Tâm, diendantheky.net)
- “Hoa địa ngục” và Đảng, Bác, Mác-Lê
(Phạm Hồng Sơn, danchimviet.info)
- Bố tôi và người tù Nguyễn Chí Thiện (Vũ Triều Nghi)
- Audio: SẼ CÓ MỘT NGÀY (Phan Văn Hưng phổ nhạc)
- Những hình ảnh về Nguyễn Chí Thiện
- Nguyễn Chí Thiện (Trần Phong Vũ)
- Nguyễn Chí Thiện và nỗi oan thế kỷ (Trần Phong Vũ)
• Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện Viết Về Nhà Thơ Phùng Cung (Nguyễn Chí Thiện)
• Đồng Lầy (Nguyễn Chí Thiện)
• Trang Thơ (Nguyễn Chí Thiện)
- HỎA LÒ (tập truyện):
- Lời Tựa, Đàn Bò Sửa, Một Lựa Chọn, Tạc Tượng
- Những Bài Ca Cách Mạng, Phùng Cung
- Những lời phẩm bình, đánh giá truyện "Hỏa Lò"
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |