|
Dương Quảng Hàm(14.7.1898 - 19.12.1946) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện
(1939 - 2012)
Anh Thiện ơi! Sao anh đi vội vã thế!
Anh ra đi đột ngột quá, làm cho những người yêu anh ngỡ ngàng và cả thế giới phải bàng hoàng. Tin này về trong nước chắc cũng sẽ có những người khóc anh dù như người ta sẽ bít bùng tin tức, không cho tin về anh lọt về quê hương!
Nhưng mặt khác cũng có người cho rằng chuyện anh ra đi chóng vánh có thể là một điều hay bởi ung thư phổi là một căn bệnh hiểm nghèo rất đau đớn. Ra đi như thế, có thể anh đã trút được những ngày dài đớn đau và được giải thoát nhẹ nhàng như anh nói, “Cũng chỉ là người bước trước, kẻ bước sau thôi.”
Song nói thế thì nói chứ những người yêu anh, quý anh làm sao mà không xót xa, không muốn níu kéo anh ở lại, dù chỉ là đôi ba ngày phù du! Nhưng anh đã dứt khoát ra đi, cũng như anh đã dứt khoát với chế độ mà anh cho là không phải của loài người!
Ðồng hành cùng anh từ những ngày anh còn ở Hỏa Lò cũng như là người đầu tiên đem tiếng nói của anh ra với thế-giới (“A Voice from the Hanoi Underground” trong Asiaweek, 31 tháng 7, 1982) khi anh hãy còn chỉ được biết dưới tên là “Ngục-sĩ,” tôi đã đi theo được phần nào những thăng trầm của cuộc đời Nguyễn Chí Thiện.
Rồi để chuẩn bị đón anh ra với tự do, tôi đã dịch hầu hết 400 bài trong tập Tiếng Vọng Từ Ðáy Vực để kịp giới thiệu một tiếng nói đấu tranh rất Việt Nam - bằng thơ - với thế giới (The Flowers of Hell, 1996).
Cuối năm 1998, anh em mình lại còn có dịp đi một vòng Úc Châu do Cộng Ðồng Người Việt Tự Do bên đó mời sang. Ði với anh hơn hai tuần qua sáu thành phố, mình mới có dịp chuyện trò về bao nhiêu chuyện tâm đắc như biết anh thuộc làu cả 700 bài thơ anh làm trong tù (dù không có bút giấy nên phải học thuộc lòng), hay được thấy sự uyên bác của anh về văn học thế giới (Trung Hoa, Pháp, Anh, Nga). Tôi cứ tiếc mãi là bây giờ anh nằm xuống, người ta sẽ không bao giờ còn có cơ hội nghe những bàn luận thật lý thú của anh về văn học nước nhà (như về thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du) hoặc về các tuyệt-tác-phẩm trong văn thơ nước người.
Ðến khi anh sang Pháp do Parlement des Écrivains mời, năm đầu ở Strasbourg với anh Vũ Thư Hiên, rồi hai năm sau ở St. Lô, Normandie, tôi cũng cố mò sang thăm anh ở khu nhà gần trạm xe buýt L'Enfer (Ðịa Ngục). Những năm này đã giúp anh hoàn tất hai tác phẩm lớn: bản dịch Hoa Ðịa Ngục sang tiếng Pháp (Fleurs de l'Enfer) do BS Nguyễn Ngọc Quỳ và Dominique Delaunay (2000) và bản thảo tập truyện Hỏa Lò (do Tổ Hợp XBMÐ Hoa Kỳ in ra năm 2002). Cũng trong thời gian ở Pháp, anh đã gặp Tổng Phống Pháp Mitterrand.
Sau khi anh trở về Mỹ, anh em mình như hình với bóng. Không bao giờ tôi qua Cali mà không tìm gặp anh, dù là để tán gẫu hay hỏi thăm sức khỏe hay chỉ uống với nhau một ly nước, dùng một bữa cơm đạm bạc (vì anh ăn rất nhảnh).
Chỉ tiếc là những năm sau này anh mắt kém, dễ mỏi, không đọc được lâu và cũng không ngồi viết được lâu nên dù muốn, anh đã không thực hiện được cuốn hồi ký mà tôi cứ xin anh cố gắng hoàn tất. Trong khi đó anh khuyên tôi nên viết một cuốn lịch sử văn học VN trong tiếng Anh mà tôi cứ lần lữa nên đâm thất hứa với anh.
Nhưng dầu sao, qua mấy tác phẩm lớn của anh, anh cũng đã để lại được một di sản đồ sộ cho văn học nước nhà. Qua văn thơ của anh, đã được dịch sang nhiều thứ tiếng (Anh, Pháp, Ðức, Tiệp, v.v.), thế giới ngày nay không thể không biết đến anh và qua anh, một góc nổi của văn học VN hôm nay. Thơ anh đã vào sách giáo khoa ở Mỹ, vào những tuyển tập thơ tù của Liên Hiệp Quốc, vào từ điển văn học thế kỷ thứ 20, truyện của anh (Hỏa Lò Stories) đã được Yale University Press in ra, làm thành những mốc lớn của văn học VN đi ra với thế giới.
Nhưng di sản chính của anh lại lớn hơn thế nhiều. Ðó là gương can đảm, chất hiên ngang bất khuất trong anh ngay trước cường quyền, ngay cả ở trong tù, chứng minh được sức mạnh của giáo dục truyền thống VN, và lòng thương vô bờ bến của anh đối với những số phận thiệt thòi, thấp cổ bé họng trong xã hội:
Sẽ có một ngày
Con người hôm nay
Vất súng, vất cùm, vất cờ, vất đảng
Ðòi lại khăn tang, xoay ngang vòng nạng oan khiên
Về với giáo-đường, mồ mả gia-tiên
Mấy chục năm trời bức bách lãng quên
Bao nhiêu thù hận tan vào mây khói
Sống sót trở về phúc-phận an thân
Kẻ bùi ngùi hối hận
Kẻ kính cẩn dâng lên
Này vòng hoa tái ngộ
Ðặt lên mộ cha ông
Khai sáng kỷ-nguyên tã trắng thắng cờ hồng...
Sẽ có một ngày.... oan khiên
Tiếng mục-đồng êm ả
Tình quê sẽ bao la
Thay tiếng Quốc-tế-ca
Bằng tiếng diều cao vút trong chiều tà
Trên nền trời bao la
Trên nền trời xanh lơ
Trên nền trời bao la
Trên nền trời xanh lơ...
(theo bản phổ nhạc của PD)
Anh Nguyễn Chí Thiện ơi, VĨNH BIỆT! Song anh có thể tin như sắt đá với tôi... là ngày đó sẽ đến!
Đồng Xuân, Bang Trinh Nữ, Hoa Kỳ Quốc
Ðêm 3 tháng 10, 2012
- Năm Bài Thơ Đề Vịnh Hạ Long Nguyễn Ngọc Bích Biên Khảo
- Vì Người Ta Cần Ánh Mặt Trời (Nguyễn Đắc Kiên) Nguyễn Ngọc Bích Thơ
- Thương Tiếc Anh Nguyễn Chí Thiện Nguyễn Ngọc Bích Tạp bút
- Lời "TỰA" tập truyện Hỏa Lò của Nguyễn Chí Thiện Nguyễn Ngọc Bích Tạp bút
• Nguyễn Chí Thiện: người cầm bút không bị bẻ gãy (Nguyễn Văn Lục)
• Sức Bật Sáng trong Thơ Nguyễn Chí Thiện (Trần Cao Tường)
• Tháng mười, ngày giỗ một người Việt Nam yêu nước: Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Mạnh Trinh)
• Vòng Hoa Cho Thi Sĩ (Ký Giả Lô Răng)
• Mùa Xuân trong thơ Nguyễn Chí Thiện (Trần Phong Vũ)
• Giới thiệu tác phẩm Nguyễn Chí Thiện, Trái tim hồng của Trần Phong Vũ (Thuỵ Khuê)
• Tiễn Anh, ngày mưa đầu mùa! (Đinh Quang Anh Thái)
• Nguyễn Chí Thiện - Trái Tim Hồng của Trần Phong Vũ (Lê Thiên)
• Đồng Lầy (Nguyễn Chí Thiện)
• Thương Tiếc Anh Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích)
• Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Xuân Vinh)
• Lời "TỰA" tập truyện Hỏa Lò của Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích)
• Những lời phẩm bình, đánh giá truyện "Hỏa Lò" (Nhiều tác giả)
- Hoa Địa Ngục và nhà thơ Nguyễn Chí Thiện (Phan Anh Dũng)
- Tính Thiện – Sự Thật Chỉ Là Một
- (Phan Nhật Nam, nguoivietboston.com)
- Anh Thiện ơi, hãy ngơi nghỉ! (Nhật Tiến)
- Ngọn lửa tâm can Nguyễn Chí Thiện
(Ngô Nhân Dụng, diendantheky.net)
- Nhờ đâu không mất nước? (Ngô Nhân Dụng)
- Hai Tập Thơ Tù Nguyễn Chí Thiện & Hồ Chí Minh
(Phan Thanh Tâm, diendantheky.net)
- “Hoa địa ngục” và Đảng, Bác, Mác-Lê
(Phạm Hồng Sơn, danchimviet.info)
- Bố tôi và người tù Nguyễn Chí Thiện (Vũ Triều Nghi)
- Audio: SẼ CÓ MỘT NGÀY (Phan Văn Hưng phổ nhạc)
- Những hình ảnh về Nguyễn Chí Thiện
- Nguyễn Chí Thiện (Trần Phong Vũ)
- Nguyễn Chí Thiện và nỗi oan thế kỷ (Trần Phong Vũ)
• Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện Viết Về Nhà Thơ Phùng Cung (Nguyễn Chí Thiện)
• Đồng Lầy (Nguyễn Chí Thiện)
• Trang Thơ (Nguyễn Chí Thiện)
- HỎA LÒ (tập truyện):
- Lời Tựa, Đàn Bò Sửa, Một Lựa Chọn, Tạc Tượng
- Những Bài Ca Cách Mạng, Phùng Cung
- Những lời phẩm bình, đánh giá truyện "Hỏa Lò"
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |