1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Sức Bật Sáng trong Thơ Nguyễn Chí Thiện (LM Trần Cao Tường) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      14-10-2018 | VĂN HỌC

      Sức Bật Sáng trong Thơ Nguyễn Chí Thiện

       LM TRẦN CAO TƯỜNG
      Share File.php Share File
          

       


      Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện
      (1939 - 2.10.2012)

      Trong cơn khốn khổ, nhiều người tìm nhiều lối thoát khác nhau. Đây là một lối “giải thoát” thật độc đáo với điếu thuốc lào của một ông H.O tên là Châu Còm trong cảnh tù đầy:

      “Giờ giải lao, vứt cuốc, ngồi bệt xuống đất làm một bi. Hít vào, ếm trong phổi thật lâu cho khói thuốc ngấm vào máu chạy lên đầu. Lâng lâng, mơ màng, ngửa mặt nhìn trời cao mênh mông, ngọn gió mát vuốt ve da thịt, mùi đất thơm nồng, con người như thoát khỏi chốn trần ai ô trọc, quên cả nhọc nhằn, quên cả vợ con, quên cả thân phận mình. Ôi, bị thuốc lào giúp ta bay bổng vào cõi hư vô. Khói thuốc lào sạch ưu phiền, biến hận thù thành nhẫn nhục, để đấy, để đấy, ta không quên những ngày hôm nay, ta không quên lũ chúng mày! Ôi, khói thuốc lào yêu dấu, chỉ có mi an ủi được ta, thông cảm ta, khuyến khích ta, giúp ta vững tinh thần, vững hùng khí, chờ một ngày mai..."

      Người không biết hút thuốc lào bao giờ mà đọc đoạn trên cũng đủ thấy đã quá sức phải không? Nhưng nhà thơ Nguyễn Chí Thiện thì lại có lối giải thoát khác: những bài thơ nở hoa từ địa ngục trần gian. Đây là lần đầu tiên tôi được hân hạnh gặp ông Nguyễn Chí Thiện trực diện, tuy vẫn từng gặp ông qua những vần thơ viết bằng máu, nước mắt, và đầy lửa. Mỗi người nhìn ông theo một góc độ khác nhau. Nhiều người gọi ông là một ngục sĩ với 27 năm tù qua những quằn quại khốn cùng, ví ông với Walesa của Ba Lan, với Vaclav của Tiệp Khắc, hay với Solzhenitsyn của Nga. Nhưng tôi muốn nhìn ông như một người Việt điển hình của niềm tin trong đạo sống Việt Nam: qua mọi ô trọc đen tối trầm luân vẫn hiện lên sức bật sáng giải thoát, vì trong mắt ông có sấm sét, trong tim ông có mặt trời, trong óc ông có nguyên tử, trong thơ ông có tia chớp, như ông diễn tả trong bài Trong Bóng Đêm Đè Nghẹt, và Hãy Cho Qua.

      Sức bật sáng này quả là tia chớp trong Hoa Địa Ngục.


      1. Sức bật sáng nhận diện tội ác


      Cuối năm 1980, lúc mà thảm cảnh vượt biên diễn ra khủng khiếp trên vịnh Thái Lan và màn đen quằn quại khốn cùng trong các trại tù, người tỵ nạn trên khắp thế giới nhận được tập thơ của Nguyễn Chí Thiện với nhiều nhan đề: Bản chúc thư của một người Việt Nam, Tiếng vọng từ đáy vực, Hoa địa ngục... Mọi người bàng hoàng nhận ra một sự thật là thảm cảnh không chỉ xảy ra cho người miền Nam sau năm 1975, nhưng cho cả những người ở miền Bắc từ mấy chục năm về trước như trường hợp Nguyễn Chí Thiện. Nếu ai còn mù mờ ảo tưởng thì được thơ Nguyễn Chí Thiện bật sáng để nhìn cho rõ quỉ ma hiện hình thật sự. Ông vừa là chứng nhân mà vừa là nạn nhân của những hiện thân tội ác mà ông gọi:


      Là quỉ là ma, là thú dữ,

      Gian manh tàn ác đê hèn,

      Lũ cưỡi đầu bóp cổ dân đen,

      Để gọi chúng tiếng người không đủ chữ.

         (Là Quỉ - 1969).


      Tòa án quốc tế ở Nuremberg đã xử tội ác chống lại loài người của đám lãnh tụ Đức Quốc Xã đầy thú tính. Thì nay thơ Nuyễn Chí Thiện đã cho thấy rõ cả một hệ thống vô luân mất tính người một cách quái gở xả ra từ đống rác châu Âu, đã hồ hởi biến con người Việt Nam thành khốn nạn hơn con vật, phá hủy diễn trình tiến hóa của lịch sử con người.


      Đó là tội ác ghê rợn nhất của thế kỷ này, của cả lịch sử mấy ngàn năm của Việt Tộc.

      Từ vượn lên người mất mấy triệu năm

      Từ người xuống vượn mất bao năm?...

      Xin mời thế giới tới thăm

      Những trại tập trung núi rừng sâu thẳm

      Tù nhân ở truồng từng bầy đứng tắm...

      Loại vượn này không nhanh mà rất chậm

      Khác vượn thời tiền sử xa xăm.

      Chúng đói chúng gầy như những cái tăm

      Và làm ra của cải quanh năm

      Xin mời thế giới tới thăm.”

          (Từ Vượn Lên Người - 1967)

      2. Sức bật sáng lay tỉnh lương tri người Việt


      Năm 1948, trong khi toàn dân Việt đứng dậy chống thực dân Pháp để dành độc lập, nhà thơ Hoàng Cầm đã viết trong bài Đêm Liên Hoan:


      Xương tối tôi bắc nên cầu

      Cho đàn con bước sang lầu Tự Do

       

      Vậy mà bao xương máu đã bị bội phản một cách phi lí. Một trăm năm người Việt cùng một bọc mẹ vùi giập nhau, làm con chốt cho những tham vọng quốc tế núp dưới mặt nạ chủ nghĩa, nói như kiểu nhà văn Doãn Quốc Sỹ: “bên kia không óc bên này không tim.” Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã bật sáng trong Cuộc Cờ Nhân Loại (1975) :


      Đáng thương chỉ có dăm thằng tốt

      Bị thúc qua sông mấy kẻ về

      Thua được xóa bày bao thế hệ,

      Cuộc cờ nhân loại tỉnh hay mê.


       

      Nguồn: Kệ sách Học Xá

      Thế kỷ 20 đang hát bài tạ từ để bước sang thiên kỷ mới. Thế giới đã tiến quá xa, vật lại đàng sau một Việt Nam cúi mặt nhục nhằn. Câu hỏi được đặt ra xoáy sâu vào tâm thức người Việt: Một trăm năm lầm lỗi sắp qua mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện gọi là “Cái Lầm To Thế Kỷ” có để lại bài học nào cho một trăm năm sắp tới của chúng ta hay không? Và dĩ nhiên mỗi người không chỉ ngồi chửi bới đổ tội, hay tệ hơn, vẫn dửng dưng sống chết mặc bay, mà bỗng được sức bật sáng lay tỉnh nhận ra một điều quan trọng, đó là mình đang mang trách nhiệm trực tiếp đối với những tội ác này. Thờ ơ là đồng lõa, đáng bị nguyền rủa.

      Vì ấu trĩ, thờ ơ, u tối,

      Vì muốn an thân, vì tiếc máu xương...

      Cả những kẻ đã nằm trong mả

      Và những bào thai trong bụng mẹ trót sinh ra

      Chúng sẽ có quyền nguyền rủa lũ ông cha

      Đã để chúng sa xuống hầm tại vạ.

      Lỗi lầm tại ai? Xét ra tất cả,

      Mấy ai người đem hết tâm can...

      Ai đứng dậy diệt trừ lũ quỉ,

      Ai trái tim lân mẫn vạn dân tàn?

          (Vì Ấu Trĩ - 1975)

      3. Sức bật sáng khơi dòng sinh mệnh Việt tộc


      Châu Á là nơi phát sinh những tôn giáo lớn cho thế giới, như Ấn Độ Giáo, Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo, Hồi Giáo, Do Thái Giáo, Thiên Chúa Giáo... Nhưng không hiểu vì lý do bí nhiệm nào, hai nước ở hai mút đầu của Châu Á là Do Thái phía Tây và Việt Nam phía Đông lại có chung một số phận khổ nạn nghiệt ngã khá giống nhau.


      Qua những quằn quại thống khổ tột cùng, Do Thái đã đóng vai trò sứ mệnh trong việc hình thành cái nôi phát sinh hai tôn giáo lớn của thế giới là Do Thái Giáo và Ki Tô Giáo, và đã trở thành một dân đúng là được Đức Chúa Trời tuyển chọn, sản xuất biết bao nhân tài cho thế giới. Liệu Việt Nam có mang một một ý nghĩa và sử mệnh gì qua những bầm dập trầm luân suốt bao thế kỷ? Chả lẽ bằng ấy khốn cùng vẫn chưa đủ để lay động lương tri làm người? Chả lẽ mình không còn nghe được tiếng Mẹ Việt Nam nhắn gửi: đàn con Việt ơi, bằng ấy năm vùi giập đầy đọa nhau đã đủ chưa? Bằng ấy nhục nhằn đã đủ dồn sức bật sáng cho mình đứng dậy chưa?


      Do Thái đã mang được sử mệnh nhờ một niềm tin: từ cảnh tang thương mồ mả đầy xương trắng ngổn ngang, tiên tri Êgiêkiên đã vẽ lên thị kiến một cuộc đứng lên đầy sinh khí của đoàn người sống lại, và đã thành công trong việc khắc ghi niềm tin này vào tâm khảm những kẻ mất nước khi họ phải đương đầu với một tương lai mịt mù đen tối của dân tộc họ; từ cảnh lưu đày Babylon sầu thảm, tiên tri Isaia đã gieo vào tâm thức người Do Thái tha hương một viễn kiến phục hưng rực sáng, và đã đưa ra cả một kế hoạch thực hiện.


      Sứ mệnh và sinh mệnh nào dẫn người Việt mình vào đệ tam thiên niên? Đây phải là niềm tin vào nhân phẩm của con người hiện hữu trên mặt đất, được Tạo Hóa tác thành với cõi tâm đong đầy tình thương yêu kỳ diệu "người với ta tuy hai mà một, ta với người tuy một mà hai", chứ không phải là những con vật kinh tế của Karl Marx vô thần đầy thú tính, duy con vật, chỉ biết giành giật hành hạ nhau. Đây phải là niềm tin vào dòng sức sống Việt Nam vẫn tiếp tục chảy tới hòa nhập với dòng sông Vĩnh Hằng: đã có một Việt Nam khổ nạn thì phải có một Việt Nam phục sinh. Đó là lẽ Đạo. Không một cường lực ác độc hay bất cứ hiện thân cho quỷ dữ tham sân si nào có thể tàn phá hoặc cản ngăn được. Ca dao Việt đã nói lên niềm tin kiên quyết này:


      Dù ai nói ngược nói xuôi,

      Ta đây cứ vững đạo Trời khăng khăng


      Xương máu bao nhiêu người đã gục ngã nằm xuống không phải là vô ích, nhưng kết tụ thành tinh anh cho lớp người còn lại đứng dậy mà làm một cái gì cho Việt Tộc mình. Và từ cảnh mất hướng cụt đường trong đêm đen, người Việt tan tác khắp nơi bỗng thấy được viễn kiến của niềm tin Việt Đạo, thấy được sức đứng dậy như Nguyễn Chí Thiện Trong Bóng Đêm Đè Nghẹt (1976). Đây quả là bài thơ tiêu biểu nhất của ông chuyển được chất lửa của tia chớp viễn kiến Egiêkiên và Isaia trong Kinh Thánh có sức bật sáng trong cảnh lưu đầy Việt Nam thời mới:

      Trong bóng đêm đè nghẹt

      Phục sẵn một mặt trời

      Trong đau khổ không lời

      Phục sẵn toàn sấm sét

      Trong lớp người đói rét

      Phục sẵn những đoàn quân

      Khi vận nước xoay vần

      Tất cả thành nguyên tử

      Đúng là trong mắt ông có sấm sét, trong tim ông có mặt trời, trong óc ông có nguyên tử, trong chân ông có đoàn quân. Đã đến lúc chiếc xe lịch sử chuyển bánh, “khi vận nước xoay vần” thì không một sức mạnh nào cản trở được nữa. Là vì trong mắt người Việt vẫn luôn có tia chớp của niềm tin và hy vọng này, không trốn chạy như đà điểu chui đầu vào cát, nhưng vẫn kiên trì phấn đấu và bước tới với đầu cao mắt sáng như Nguyễn Chí Thiện:

      Nghĩa là khi ta sống ở trên đời

      Đời lang sói ta càng không thể trốn

      Phải chiến đấu giữa muôn trùng nguy khốn

      Góp phần thất bại với tương lai

      Đó cũng là tia chớp của ngày mai

      Dù mất hút trong trời đêm hiện tại

      Tôi thừa nhận tia chớp này vĩ đại.

          (Hãy Cho Qua - 1975)

      Đúng rồi, trong mắt và trong thơ Nguyễn Chí Thiện có tia chớp này, tin tưởng kiên quyết, bền bỉ, dai dẳng, có sức bật sáng, góp phần mở lối cho dòng sinh mệnh Việt Tộc chảy tới đi vào năm 2000.


      Người Do Thái có lễ nghi tuyên thệ trên đồi Massada nơi cha ông họ đã thà chết chẳng thà đầu hàng: Massada không bao giờ thất thủ lần thứ hai. Người Việt đã khắc ghi lời thề với hồn thiêng sông núi ở đền Hát Môn của Hai Bà Trưng, và hôm nay vang dội trong thơ Nguyễn Chí Thiện:


      Trụ đồng gẫy, núi Giao Chỉ vẫn còn cao

      Ngọn Cẩm Khê vẫn đầy, dòng sông Hát vẫn chảy.


      LM TRẦN CAO TƯỜNG

      (Mấy lời giới thiệu nhà thơ trong buổi nói chuyện của Nguyễn Chí Thiện tại New Orleans ngày 15/3/1997)


      LM Trần Cao Tường

      Nguồn: Nguyễn Chí Thiện Trái Tim Hồng (Trần Phong Vũ)
      Nxb Tiếng Quê Hương, Virginia 2013

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Sức Bật Sáng trong Thơ Nguyễn Chí Thiện Trần Cao Tường Giới thiệu

    3. Bài Viết Về Nguyễn Chí Thiện (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Chí Thiện

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nguyễn Chí Thiện: người cầm bút không bị bẻ gãy (Nguyễn Văn Lục)

      Sức Bật Sáng trong Thơ Nguyễn Chí Thiện (Trần Cao Tường)

      Tháng mười, ngày giỗ một người Việt Nam yêu nước: Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Vòng Hoa Cho Thi Sĩ (Ký Giả Lô Răng)

      Mùa Xuân trong thơ Nguyễn Chí Thiện (Trần Phong Vũ)

      Giới thiệu tác phẩm Nguyễn Chí Thiện, Trái tim hồng của Trần Phong Vũ (Thuỵ Khuê)

      Tiễn Anh, ngày mưa đầu mùa! (Đinh Quang Anh Thái)

      Nguyễn Chí Thiện - Trái Tim Hồng của Trần Phong Vũ (Lê Thiên)

      Đồng Lầy (Nguyễn Chí Thiện)

      Thương Tiếc Anh Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích)

      Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Xuân Vinh)

      Lời "TỰA" tập truyện Hỏa Lò của Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích)

      Những lời phẩm bình, đánh giá truyện "Hỏa Lò" (Nhiều tác giả)

      - Hoa Địa Ngục và nhà thơ Nguyễn Chí Thiện (Phan Anh Dũng)

      - Tính Thiện – Sự Thật Chỉ Là Một

      -  (Phan Nhật Nam, nguoivietboston.com)

      - Anh Thiện ơi, hãy ngơi nghỉ! (Nhật Tiến)

      - Ngọn lửa tâm can Nguyễn Chí Thiện

       (Ngô Nhân Dụng, diendantheky.net)

      - Nhờ đâu không mất nước? (Ngô Nhân Dụng)

      - Hai Tập Thơ Tù Nguyễn Chí Thiện & Hồ Chí Minh

       (Phan Thanh Tâm, diendantheky.net)

      - “Hoa địa ngục” và Đảng, Bác, Mác-Lê

       (Phạm Hồng Sơn, danchimviet.info)

      - Bố tôi và người tù Nguyễn Chí Thiện (Vũ Triều Nghi)

      - Audio: SẼ CÓ MỘT NGÀY (Phan Văn Hưng phổ nhạc)

      - Những hình ảnh về Nguyễn Chí Thiện

      - Nguyễn Chí Thiện (Trần Phong Vũ)

      - Nguyễn Chí Thiện và nỗi oan thế kỷ (Trần Phong Vũ)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Chí Thiện

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện Viết Về Nhà Thơ Phùng Cung (Nguyễn Chí Thiện)

      Đồng Lầy (Nguyễn Chí Thiện)

      Trang Thơ (Nguyễn Chí Thiện)

      - HỎA LÒ (tập truyện):

      - Lời Tựa, Đàn Bò Sửa, Một Lựa Chọn, Tạc Tượng

      - Những Bài Ca Cách Mạng, Phùng Cung

      - Sương Buồn Ôm Kín Non Sông

      - Trăng Nước Sông Hồng

      - Những lời phẩm bình, đánh giá truyện "Hỏa Lò"

       

      - Thơ Nguyễn Chí Thiện

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)