1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Những lời phẩm bình, đánh giá truyện "Hỏa Lò" (Nhiều Tác Giả) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      06-10-2012 | VĂN HỌC

      Những lời phẩm bình, đánh giá truyện "Hỏa Lò"

       NHIỀu TÁC GIẢ
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện
         (1939 - 2012)

      Nếu Hoa Địa Ngục là những bài thơ sáng tác trong tù thì tập truyện Hỏa Lò là những truyện ngắn viết về nhà tù...


      Nguyễn Chí Thiện không viết Hỏa Lò như một tập hồi ký về giai đoạn lao tù đằng đẵng của mình. Ông viết như những truyện ngắn, và, ngoại trừ đoản trăn viết về Phùng Cung, vốn gần với thể tùy bút hơn truyện ngắn, ông không viết về ông hoặc về đời tù dưới cái nhìn của ông. Cái "tôi " của Nguyễn Chí Thiện như đã tan trong đá lạnh của nhà tù, đê thành chứng nhân vô tư, lặng lẽ ghi lại những mẩu chuyện tù có thể là tiêu biểu nhất, nhưng chắc chắn là cảm động nhất. Đây là những truyện ngắn của thế giới tù, một thế giới của âm ti địa ngục, nằm ngay giữa Thủ đô Hà Nội.


      ... Người ta đặc biệt để ý đến loại tù hình sự và nhất là các tội nhân phái nữ, những nhân vật được tác giả mô tả đặc sắc nhất, về cả mưu trí lẫn sức chịu đựng. Trong cảnh tù đầy này, mỗi người phản ứng hoặc cư xử một cách, thô bạo, hèn nhát, hoặc anh hùng, nhân ái, dù là tù chính trị, thường phạm, hay quản giáo, cán bộ. Kẻ canh tù lẫn người tù đều chung một số phận, là cùng chia sẻ không gian của âm ty và tâm lý của nghi ngờ, đói khổ. Làm sao sống sót, mà vẫn sống cho ra người ở nơi đó?


      ... Vậy mà, cũng ở nơi chốn đó, ta vẫn thấy nảy sinh phản ứng nhân hậu và những thái độ còn nguyên vẹn phẩm cách... Gây xúc động nhất là truyện cuối, tựa đề Trăng nước sông Hồng, truyện tình giữa hai người tử tù. Viết công phu nhất là truyện Sương buồn ôm kín non sông, với đầy đủ chất liệu để dựng thành một cuốn phim xuất sắc về khả năng tự phục hồi nhân cách của người tù. Những nhân vật trong các truyện này sẽ còn ám ảnh độc giả mãi mãi.

       

      Chương-trình "Giới thiệu sách" của
      Little Saigon Radio, ngày 2-7-2001

      Tôi đã nghỉ một ngày làm việc tại công sở để dành thời giờ đọc những dòng viết trải dài trên hơn 300 trang giấy, đọc một hơi từ dòng đầu đến hết dòng cuối. Những dòng viết ngắn gọn, sắc như dao chém và những từ chọn lọc tài tình, lột trần không tha thứ những cảnh đời khốn nạn đến cùng cực của cái địa ngục trần gian đó...


      Những đứa trẻ sơ sinh chẳng tội tình gì cũng phải ở chung với mẹ. Đây là một nét độc đáo của các trại tù CSVN. Nghe nói nhiều em đã chết vì mẹ chúng không có sữa cho con bú. Thảm trạng này đã được Nguyễn Chí Thiện xác nhận và diễn tả rất thương tâm trong tiểu truyện "Đàn Bò Sữa."...


      Thật khó có thể tưởng tượng được là tình yêu lại có thể nảy nở trong một môi trường sinh sống mất tự do, thiếu thốn và khổ cực như trong nhà tù cộng sản. Thế mà ngay cả trong hoàn cảnh này, người ta vẫn yêu nhau như tình yêu cay nghiệt trong "Trăng nước sông Hồng," tiểu truyện cuối cùng của tác phẩm. Đó là tình yêu giữa hai người tử tội... Trước giờ chết họ đã trao đổi với nhau những lời tình tự siêu linh não nuột làm đổ nát lòng người... Nguyễn Chí Thiện đã kết thúc rất đẹp tác phẩm Hỏa Lò bằng thiên tình sử não nùng khắc nghiệt ấy.


      Để kết, tôi xin mượn nhận xét sau đây của Dominique Nédellec đã nói về anh năm l999: "Son immense courage et la grandeur de son oeuvre forcent le respect et l'admiration." (Tạm dịch: Lòng can đảm vô biên và tính vĩ đại của tác phẩm đã mang lại cho ông sự kính trọng và ngưỡng mộ của người đời.)

       

      Nguyễn Cao Quyền, Chủ tịch Khu-
      hội miền Đông Hoa kỳ, Hội Cựu-
      tù nhân chính-trị Việt-Nam


      Người Bạn chúng ta cũng không cần những lễ nghi bề mặt để mở đầu câu chuyện kể về toàn cảnh đời quá đỗi đắng cay, khắc nghiệt, với độ bi thảm vượt khỏi mọi ý niệm, mà chắc rằng không chữ nghĩa nào chuyên chất nổi - câu chuyện miên man, bất tận, cùng khắp, dài theo khổ nạn quê hương - mà hiện tại, cơn phá hoại, nỗi thống khổ vẫn còn nguyên cường độ, nét sắc đau thương, uất hận đối với mỗi đơn vị người Việt...


      Địa ngục ấy có thật dưới mặt trời, nơi một chốn được gọi nên là "thủ đô của phẩm giá con người." Chúng ta hãy cùng Nguyễn Chí Thiện phá vỡ khối nặng im lặng gớm ghê, đáng sợ, ác độc, đê tiện này - cảnh sống, chết nơi nhà giam Hỏa Lò ở Hà Nội.


      Thưa anh, Người Bạn Nguyễn Chí Thiện, chữ, nghĩa tự thân không phải là điều to lớn. Chúng chỉ là những ký hiệu, nhưng qua bàn tay, từ chiếc đầu nung lửa khổ đau, anh đã biến chúng thành sức mạnh. Chữ của anh là Phán Xét Chung Cuộc chính xác. Chữ của anh Tiếng Lời Tiên Tri. Bởi, giữa vũng lầy lừa dối của miền Bắc, siết chặt cùm xiềng, anh đã hằng khẳng quyết:


      "Ta vững tin đất trời kia chẳng phụ

      Công đức vun bồi nuôi dưỡng thân ta.

      Trong đêm cùng vùng nhiệt đới bao la

      Trái tim lửa của ta sẽ bùng lên vạn ánh."

       

      Phan Nhật Nam, nhà văn, nhà thơ,
      nhân buổi ra mắt sách Hỏa Lò của
      Nguyễn Chí Thiện.
      (24-6-2001) ở Arlington, Virginia


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022



      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tạp Chí Văn Nói Chuyện Về Các Nhà Văn Nữ Nhiều tác giả Thảo luận

      - Thơ trích từ tạp chí THẾ ĐỨNG số 2 - Xuân Canh Tuất (1970) Nhiều tác giả Thơ

      - Những vần thơ cho người đã khuất Nhiều tác giả Thơ

      - Thơ Về Mẹ Nhiều tác giả Thơ

      - Bán Nguyệt San Văn Dưới Mắt Mười Một Tác Giả Nhiều tác giả Phỏng vấn

      - Thơ Tưởng Niệm Ngày 30 Tháng Tư Nhiều tác giả Thơ

      - Thơ Tình Ngày Valentine Nhiều tác giả Thơ

      - Thơ và Câu Đối Mừng Xuân Nhiều tác giả Thơ

      - Thơ Tưởng Niệm Các Anh Hùng Tử Sĩ ở Hoàng Sa Nhiều tác giả Thơ

      - Thơ Tiền Chiến Nhiều tác giả Thơ

    3. Bài Viết Về Nguyễn Chí Thiện (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Chí Thiện

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nguyễn Chí Thiện: người cầm bút không bị bẻ gãy (Nguyễn Văn Lục)

      Sức Bật Sáng trong Thơ Nguyễn Chí Thiện (Trần Cao Tường)

      Tháng mười, ngày giỗ một người Việt Nam yêu nước: Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Vòng Hoa Cho Thi Sĩ (Ký Giả Lô Răng)

      Mùa Xuân trong thơ Nguyễn Chí Thiện (Trần Phong Vũ)

      Giới thiệu tác phẩm Nguyễn Chí Thiện, Trái tim hồng của Trần Phong Vũ (Thuỵ Khuê)

      Tiễn Anh, ngày mưa đầu mùa! (Đinh Quang Anh Thái)

      Nguyễn Chí Thiện - Trái Tim Hồng của Trần Phong Vũ (Lê Thiên)

      Đồng Lầy (Nguyễn Chí Thiện)

      Thương Tiếc Anh Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích)

      Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Xuân Vinh)

      Lời "TỰA" tập truyện Hỏa Lò của Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích)

      Những lời phẩm bình, đánh giá truyện "Hỏa Lò" (Nhiều tác giả)

      - Hoa Địa Ngục và nhà thơ Nguyễn Chí Thiện (Phan Anh Dũng)

      - Tính Thiện – Sự Thật Chỉ Là Một

      -  (Phan Nhật Nam, nguoivietboston.com)

      - Anh Thiện ơi, hãy ngơi nghỉ! (Nhật Tiến)

      - Ngọn lửa tâm can Nguyễn Chí Thiện

       (Ngô Nhân Dụng, diendantheky.net)

      - Nhờ đâu không mất nước? (Ngô Nhân Dụng)

      - Hai Tập Thơ Tù Nguyễn Chí Thiện & Hồ Chí Minh

       (Phan Thanh Tâm, diendantheky.net)

      - “Hoa địa ngục” và Đảng, Bác, Mác-Lê

       (Phạm Hồng Sơn, danchimviet.info)

      - Bố tôi và người tù Nguyễn Chí Thiện (Vũ Triều Nghi)

      - Audio: SẼ CÓ MỘT NGÀY (Phan Văn Hưng phổ nhạc)

      - Những hình ảnh về Nguyễn Chí Thiện

      - Nguyễn Chí Thiện (Trần Phong Vũ)

      - Nguyễn Chí Thiện và nỗi oan thế kỷ (Trần Phong Vũ)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Chí Thiện

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện Viết Về Nhà Thơ Phùng Cung (Nguyễn Chí Thiện)

      Đồng Lầy (Nguyễn Chí Thiện)

      Trang Thơ (Nguyễn Chí Thiện)

      - HỎA LÒ (tập truyện):

      - Lời Tựa, Đàn Bò Sửa, Một Lựa Chọn, Tạc Tượng

      - Những Bài Ca Cách Mạng, Phùng Cung

      - Sương Buồn Ôm Kín Non Sông

      - Trăng Nước Sông Hồng

      - Những lời phẩm bình, đánh giá truyện "Hỏa Lò"

       

      - Thơ Nguyễn Chí Thiện

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)