1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Mai Thanh Truyết: Một nhà báo, nhà chính trị hay một nhà Khoa Học? (Nguyễn Thị Ngọc Dung) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      17-8-2024 | VĂN HỌC

      Mai Thanh Truyết: Một nhà báo, nhà chính trị hay một nhà Khoa Học?

        NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG
      Share File.php Share File
          

       


            Tiến sĩ Mai Thanh Truyết

      Nói đến Tiến si Mai Thanh Truyết thì đồng bào hải ngoại, nhất là những ai sống ở Nam Cali hẳn không xa lạ. Lại càng không xa lạ đối với những ai hằng quan tâm đến những vấn đề thời sự, khoa học và môi trường v.v…


      Nói về những bài viết của Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, chúng tôi nhận thấy ông không viết về đề tài nào khác hơn ngoài những vấn đề có liên quan đến khoa học. Ông không viết về một xứ sở nào khác ngoài đất nước Việt Nam cùng với những vấn đề nóng bỏng của nó. Và nếu có đi vào tìm hiểu một số khía cạnh thuộc về môi trường, hoặc phương thức sản xuất của một số nước nào đó thì cũng chỉ là cốt để soi sáng cho tình trạng chậm tiến của đất nước Việt Nam. Chúng ta có thể thấy rõ chủ trương (chính trị) của cầm quyền CSVN đã và đang “ăn thông” với CSTQ để làm hại đất nước và người dân về nhiều phương diện. Sự kiện này được thấy rõ qua việc làm vô trách nhiệm cùng thái độ ươn hèn, khuất phục của CSVN đối với sự xâm thực một cách có chiến lược của CSTQ cùng những hiểm hoạ của nó.


      Những đề tài mà ông đã nói lên hoặc viết ra thực tình mà nói, trong khuôn khổ một bài nhận định ngắn này, với một kiến thức hạn hẹp của người viết như thế này, không sao kể hết và nói xuể. Sở dĩ như vậy vì các bài viết hoặc nói chuyện của ông vô cùng phong phú và đa dạng. Đại để có thể nói một cách không đắn đo rằng: Dù dưới bất cứ một đề tài nào, ông cũng chứng tỏ một sự vững vàng trong lập luận, chính xác về nguồn tin, rất khoa học khi phân tích và không thể phủ nhận chất hăng hái trong lối trình bày. Nếu bảo rằng ông là một nhà hùng biện thì cũng không đúng, và cũng không đúng hẳn khi nói rằng ông có “khoa ăn nói” như những người có tiếng là nói năng hay. Nhưng ông có một cái độc đáo riêng, “Mai thanh Truyết” là Mai Thanh Truyết. Không thể lầm lẫn với một Phan văn Song hay Nguyễn văn Trần-hai người bạn thân mà trong quá trình hoạt động Cộng Đồng chúng tôi có hân hạnh được biết. Lại càng không giống như Luật sư Trần Thanh Hiệp, một nhà tranh đấu có tiếng từ lâu, và là một trong những người bạn thân cũ của ông.


      Điều quan trọng người viết muốn nhấn mạnh ở đây chính là giá trị của những bài viết của ông. Nó phản ảnh rất trung thực con người ông, lời nói cũng như việc làm. Nhất là có một tác dụng đáng kể: vừa chính xác, vừa có tính cách vô vị lợi. Và đó cũng chính là con người của ông. Có thể nói kể ra cũng bằng thừa, những điều ông đã viết, đã lên án, đã vạch trần và đã tố cáo cho mọi người, khắp nơi, trong cũng như ngoài nước biết rõ, biết chính xác về những điều ông thấy, đọc, nghe và nghiên cứu. “Tự giác, giác tha”, ông không chỉ là một nhà khoa học, một ông thầy dạy học, một đảng viên kỳ cưụ của Đại Việt Quốc Dân Đảng, một nhà tranh đấu, và thêm vào đó là một Phật tử chân chính nhưng không câu nệ. Nếu đi sâu vào từng khía cạnh một thì không thể kể hết, nên chỉ còn cách là mời các thức giả vào nghiên cứu những khía cạnh ông viết, nói và chia xẻ.


      Những đề tài trong quá trình tranh đấu của Tiến sĩ Mai Thanh Truyết có thể nói “vô tận”, nghĩa là “không có điểm bắt đầu và cũng không có điểm kết thúc” (lời ông nói trong một cuộc phỏng vấn về vấn đề hâm nóng toàn cầu). Một nhà chính trị không lập thuyết, một nhà khoa học không ngồi trong tháp ngà tư tưởng để chỉ nghiên cứu trên lý thuyết, nói cách khác một nhà hoá học thực nghiệm, Ông không chỉ mãn nguyện và an vị trong phòng thí nghiệm là đủ. “Con người” ông quả có nhiều “nghịch lý”. Là một chuyên viên phụ trách vấn đề phát thải tại Mỹ lại thường xuyên nghiên cứu về môi trường mãi tận Việt Nam. Từ bãi rác Đông Thạnh miền Nam đến vấn đề những dòng sông chết ở miền Bắc. Từ vấn đề Đồng Bằng sông Cửu, đến việc khai thác Bauxite tại Cao nguyên Trung phần Việt Nam. Ông “đi” khắp nơi, và đặc biệt chú trọng đến vấn đề môi trường ô nhiễm theo nghĩa toàn diện (không khí, đất và nước… vốn là những điều kiện cần cho cuộc sinh tồn của nhân sinh).


      Đó là việc làm và là con người của Tiến sĩ Mai Thanh Truyết. Nhưng vượt trên hết là một con người đấu tranh, đấu tranh theo nghĩa thiết thực nhất. Về điểm này có thể nói, ông còn nặng nợ với núi sông; mà hai điểm chính yếu và nổi bật nhất là đất nước và người dân: Nặng lòng với đất nước, quan tâm cho cuộc sống người dân. Phi tâm huyết, một người không thể làm được như vậy. Rõ ràng là ông đa đoan, cho nên:


      Lại mang lấy một chữ tình,

      Khư khư mình buộc lấy mình vào trong” (Kiều)


      như một nàng Kiều nặng tình với Kim Trọng. Nhưng “tình” đây chính là tình đối với đất nước, thiên nhiên, môi trường thiên nhiên và mối quan tâm đến con người. Và, ông không chịu ngồi yên một chỗ, hết “keo” này, ông bày “keo” khác.


      Cho nên khi nói đến việc làm của ông mà không nói đến con nguời thì quả là một điều thiếu sót. Tôi không sống ở Mỹ nhung qua những mẩu đối thoại cá nhân, hoặc những bài nói chuyện với cộng đồng thì có thể biết được ông nghĩ gì và muốn gì… Chưa bao giờ ông đề cập đến con người của ông nhưng qua lối diễn tả, cách tiếp xúc, và lời lẽ đặc biệt “Nam Kỳ“ của ông người ta thấy thể hiện một sự chân chất, không màu mè, kiểu cách. Ông thân thiện với tất cả mọi người, dễ dàng và cởi mở. Quả thực Tiến si MTT có một cái gì làm người ta quý mến và cảm phục. Cảm phục không phải vì “tài năng xuất chúng” nhưng vì sự kiên tâm tranh đấu không mệt mỏi của ông. Đối với cộng đồng chúng tôi thì mối liên hệ với ông Tiến Sĩ họ Mai này lại có phần hơi đặc biệt. Đặc biệt là vì chúng tôi có những ý kiến chia xẻ cùng những nhận định về thời cuộc hay nói chung là về vấn đề liên quan đến Việt Nam. Có thể nói, không “ngoa”, rằng Mai Thanh Truyết là một người có tâm huyết với đất nước, một trong số hiếm những nhà tranh đấu chân chính hiện nay.


      Hơn thế nữa, có thể nói khá chính xác rằng hiện nay ở Cali ông là người duy nhất gióng lên tiếng chuông báo động cho đồng bào thường xuyên nhất, tích cực nhất, những điều nóng bỏng nhất và cũng thiết thực nhất . Chỉ nguyên phản ứng của quần chúng đối vấn đề thực phẩm có độc tố, dù là tán thành hay phản đối- mà đa số vì muốn bảo đảm sức khỏe an toàn- đều hưởng ứng khá mạnh mẽ. … cũng đủ thấy việc làm của ông không phải là thừa. Ấy là chưa kể còn nhiều lãnh vực khác mà ông luôn luôn một mình, một ngựa có ông đi hàng đầu”.


      Nhưng điều tôi muốn nói ở đây không phải chỉ là vì những hoạt động của ông đối với đất nước trong suốt hai mươi năm qua- Những đóng góp ấy không phải là nhỏ, trái lại rát phong phú và đa dạng. Đa dạng như chính con người của ông – mà là ý nghĩa và cộng đồng chúng tôi được hân hạnh gặp Tiến si Mai Thanh Truyết vào buổi xế chiều một ngày tháng 7 tại một thành phố Miền Tây Canada. Lúc ấy là vào mùa hè nên thời tiết thật đẹp, nắng vàng ấm và không khí trong trẻo. Thời tiết này giúp cho việc tham dự buổi nói chuyện của ông về một đề tài tưởng là khô khan nhưng lại vô cùng hấp dẫn.


      Hôm ấy, ông đến với cộng đồng theo lời mời của Hội Ái Hữu Đồng Bằng sông Cửu Long, đồng thời cũng là chỗ anh em thân tình cũ với ông. Chúng tôi đến tham dự buổi nói chuyện của ông về vấn đề “Dioxin và Chất Độc Da Cam” mà ông mới xuất bản không lâu trước đó và đã cho ra mắt, cách đây hai năm. Buổi nói chuyện thật sôi nổi với nhiều câu hỏi sâu sắc được đặt ra. Và ông đã giải đáp thấu đáo với những dẫn chứng cụ thể và chính xác. Thật là cần thiết để đồng bào Việt Nam có thể được nghe chính lời của một nhà hoá học đã chịu bỏ công nghiên cứu kỹ lưỡng; để có thể đưa ra những luận cứ có giá trị, hầu “giải độc” cho mọi người về tất cả những gì mà CSVN đã gây ra, và rêu rao khiến người dân hoang mang.


      Nhưng đây chỉ mới là một ví dụ trong nhiều ví dụ về những công việc mà Tiến si Mai thanh Truyết đã và đang theo đuổi. Chỉ trong suốt hai năm qua kể từ ngày đó, ông đã làm không biết bao nhiêu việc. Những thức giả hằng quan tâm đến thời cuộc và theo dõi việc làm của những nhà tranh đấu thì sẽ dễ thấy. Hình như ông không chịu ngồi yên để chỉ “khóc cười theo vận nước nổi trôi” như nhiều người khác, mà ông càng tranh đấu càng hăng say. Ông không chỉ dừng ở địa hạt Dioxin để nói lên cái thực chất của sự giả dối che đậy của nhà nước CSVN khi nhân danh vấn đề nhân đạo để … vòi tiền Mỹ .


      Ông còn lưu tâm đến nhiều khía cạnh thiết thực khác như vấn đề ô nhiễm Việt Nam- một sự ô nhiễm toàn diện – và là một vấn đề nóng bỏng hiện nay. Ông đã nêu lên những dẫn chứng thật cụ thể cho việc làm của mình. Ông đã báo động cho mọi người thấy đây là một vấn đề trầm trọng không thể bỏ qua. Như đã nói trên, đây là một vấn đề toàn diện và bao trùm mọi lãnh vực, từ y tế (ô nhiễm dược phẩm), kinh tế (sản xuất hàng loạt thu hoạch lợi nhuận tối đa), cho đến đời sống xã hội (ô nhiễm thực phẩm, môi trường)… Những sự kiện này đã ảnh hưởng nặng nề đến cuộc nhân sinh (vụ nhà máy lọc dầu Dung Quất đã không thực hiện đúng tiêu chuẩn sản xuất nên có khả năng làm hại môi trường, và qua đó ảnh hưởng tai hại cho sức khỏe và cuộc sống người dân nói chung. Mặc dù chẳng bao lâu nhà máy này đã phải đóng cửa vì một số lỗi lầm trong xây cất, ông vẫn thấy có bổn phận phải nêu lên vì còn rất nhiều những công ty sản xuất với tính cách làm ăn tắc trách như vậy .


      Hoặc như vụ công ty chế tạo Bột Ngọt Vedan đã mặc sức thải ra lòng sông những chất phế thải mà không hề xót xa cho sự sống của dòng sông. Sự kiện này và nhiều trường hợp tương tự cho thấy các công ty sản xuất tại Việt Nam hầu như chỉ nhắm vào nguồn lợi kinh tế mà không quan tâm đến phẩm chất của việc sản xuất cũng như của những thành phẩm. Và nhất là không hề để ý đến hậu quả của việc làm của họ. Hiện tượng này không những đã làm ô nhiễm môi trường vật lý mà còn ô nhiễm cả cuộc sống người dân v.v… Đứng trước tình cảnh và nông nỗi ấy của đất nước, ông không thể “im lặng là vàng” được.


      Là một nhà hoá học, Giám Đốc một cơ quan xử lý chất phế thải (nói nôm na là rác) tại Hoa Kỳ ông đã biết lợi dụng những tiện nghi khoa học, và đem kiến thức gặt hái trong ngành ra ứng dụng vào thực tế để soi rọi vào những gì đang được CSVN thực hiện ngay trên đất nước Việt Nam. Chính cái nhìn “soi mói” cần thiết này đã mang lại tác dụng đôi:

      • Một đàng người dân có thể thấy rõ cái sai trái và âm mưu che giấu ở bên trong những việc làm lấy lệ, vô trách nhiệm và vụ lợi của kẻ cầm quyền vô minh nhưng “bá đạo”.


      • Mặt khác, việc làm này cũng không ngoài mục đích cảnh báo nhóm người nắm quyền sinh sát ở trong nước về những hiểm họa đang và sẽ xảy ra. Với một niềm mong muốn, họa may họ có còn một chút nhất điểm lương tâm mà thay đổi phương thức quản lý sản xuất và môi trường tử tế hơn. Không khó để nhận thấy rằng trong mọi vấn đề, ông luôn muốn hữu hiệu hoá kiến thức của mình, nghiên cứu, tìm tòi thêm để sau đó mới đúc kết lại và quảng bá cho quần chúng. Về phương diện này, có người đã coi ông như là một học giả và luôn đi tiên phong.

      Nói về việc làm của Tiến si Mai Thanh Truyết thì còn nhiều điều để nói. Mối ưu tư toàn diện của ông đối với sự lành mạnh của môi trường là gì nếu không phải xuất phát từ một khối óc hiểu biết và một trái tim sôi sục vì sự tồn vong của đất nước, muốn làm một cái gì ích cho nước, lợi cho dân.


      Trên đây, người viết mới chỉ đan cử một vài ví dụ tiêu biểu trong vô số những hoạt động của Tiến si Mai Thanh Truyết mà độc giả có thể thấy trên mạng, trên báo chí, truyền thanh, truyền hình v.v…


      Về phương diện chính trị, như đã nói trên, tuy ông không phải là một nhà chính trị thuần túy, hay nhà bình luận thời cuộc vì ông không “sống” vì chính trị, nhưng chính bản thân, ống đã dấn thân vào công cuộc chung. Trong vai trò Đệ Nhất Phó Chủ Tịch của Đại Việt Quốc Dân Đảng Đại Việt, Tiến si Mai Thanh Truyết tin vào sức vươn lên của con người trong nhiều lãnh vực, để tiến tới tương lại. Trong bài viết cũng như trong các mẩu đối thoại, ông chủ trương một thái độ lành mạnh. “Lành” trong chính trị có nghĩa là không chỉ dừng tại chỗ để ca ngợi thành quả đã qua hoặc tiếc thương những gì đã mất. “Mạnh”, vì Ông quả là một con người đa diện, mà “diện” nào cũng dám nói thẳng thắn, không do dự.


      Về mặt tôn giáo, ông đã chứng tỏ là một Phật tử sống với chân tâm, không vụ hình thức. Với ông, nhận thức và hành động là một: Ông không thể ngoảnh mặt làm ngơ trước những gì sai trái. Biết mà không nói, không phải là hiểu biết thật sự. Ông không chỉ bo bo giữ cho riêng mình những kiến thức thâu thập trong cuộc sống, trong xã hội, trên thế giới, nhất là trong địa hạt chuyên môn của mình. Cho nên ông phải truyền bá, phổ biến sau khi đã hấp thụ thấu đáo và tiêu hóa. Công việc này xuất phát từ một đam mê, một khối óc hiểu biết và một tấm lòng đối với đất nước.


      Nói như thế, để thấy rằng Tiến sĩ họ Mai mặc dù không có ý định làm chính trị, cũng không phải là nhà lập thuyết về chính trị; nhưng cũng như bao nhiêu người có lòng khác, ông đã dấn thân vào đại cuộc từ lâu. Trong vai trò Đệ Nhất Phó Chủ Tịch của Đại Việt Quốc Dân Đảng, ông luôn chứng tỏ một thái độ năng động – của một người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao- trong việc hướng dẫn người trẻ nhận định tình hình và đi theo đúng con đường chính bằng một cái nhìn khai phóng và sáng tạo (website daiviet.us)


      Từng giữ chức Trưởng Ban Hoá học tại trường Đại học Sư phạm Sài Gòn, và Giám đốc Học Vụ Viện Đại Học Tây Ninh, nơi ông đã từng giảng dạy vừa điều hành, ông đã đem kinh nghiệm giảng dạy và tổ chức trong quá khứ phối hợp với kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn nước ngoài để tiếp tục dìu dắt đàn em đi tiếp con đường tranh đấu cho dân tộc. Ông đã từng nhắn nhủ họ, trong những buổi nói chuyện, hội thảo, nhìn về tương lai với một niềm tin vững chãi. Vai trò hướng dẫn của một người thầy còn được thể hiện trong việc ông tham gia vào các sinh hoạt giáo dục, đóng góp ý kiến, tìm tòi tài liệu, liên lạc mọi giới. Và mỗi khi có cơ hội là ông bắt tay vào để phổ biến những kiến thức và kinh nghiệm của mình.


      Để có thể hiểu thấu đáo việc làm của Tiến sĩ đa dạng họ Mai này, theo thiển ý, cách tốt nhất là xin đi vào “Blog” của ông (maithanhtruyet.blogspot.com), hoặc vào trang website của Hội khoa Học kỹ Thuật (vastvietnam.com) hay của Đại Việt Quốc Dân Đảng (daiviet.us).


      Vancouver, một ngày Mùa Hạ, 2010

      Nguyễn Thị Ngọc Dung

      Nguyên Chủ tịch Cộng đồng vùng Great Vancouver


      Nguyễn Thị Ngọc Dung

      Nguồn: vantholacviet.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Mai Thanh Truyết: Một nhà báo, nhà chính trị hay một nhà Khoa Học? Nguyễn Thị Ngọc Dung Nhận định

    3. Bài viết về Tiến sĩ Mai Thanh Truyết (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Mai Thanh Truyết

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Mai Thanh Truyết: Một nhà báo, nhà chính trị hay một nhà Khoa Học? (Nguyễn Thị Ngọc Dung)

      - Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết: 1 Kỳ Tài ‘Giải Phóng Môi Sinh’ (Hà Nhân Văn)

      - TS Mai Thanh Truyết Ra Mắt Sách Về Môi Trường VN (Bình Sa)

      - Nói chuyện cùng Tiến sĩ Mai Thah Truyết P1 (VBS)

      - Nói chuyện cùng Tiến sĩ Mai Thah Truyết P2 (VBS)

      - Lối thoát nào cho Việt Nam? (Truyen Hinh Viet Nam)

      - Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết Giới Thiệu Sách "Lối Thoát Nào Cho Việt Nam" (viethdtv)

      - Giới thiệu sách: Việt Nam Tương Lai – Những Việc Cần Phải Làm Tập I & II (Trăng Vàng)

      - Tiểu sử (petruskyaus.net)

       

      Tác phẩm của Mai Thanh Truyết

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      - Giáo dục: Phân biệt con Người Miền Bắc và Miền Nam

      - Quốc Hận Trong Lòng Dân Tộc Việt

      - Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết và chuyến đi xuyên Úc Châu trình bày về thảm hoạ môi trường tại Việt Nam

      - Nhớ về một Nhân sĩ Miền Nam - Cố Tổng thống Trần Văn Hương

      - Tháng 4 buồn

      - Nghĩ Về 30/4

      - Những Vấn Ðề Môi Trường Việt Nam

      - Facebook

      - Trang nhà

       

         Bài trên mạng:

      - vietthuc.org     - hung-viet.org

      - vietbao.com     - vantholacviet.com

      - daihocsuphamsaigon.org

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)