|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh
(1930 - 2017)
Nhiều lần khách ghé vô địa chỉ thâm tình đó, nơi có ngôi nhà ấm cúng trên một con đường gần khu đô hội Bolsa nhưng khuất sau một ngõ cụt như lánh mình khỏi đám đông thế tục. Chủ nhơn, một người to lớn, có giọng nói vui vẻ, sau khi mời khách vào, đóng cửa lại, giới thiệu khách với vợ, quay về ngồi sau bàn viết xong xuôi mới bắt đầu câu chuyện. Phu nhân ông, nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh nhỏ thó thu gọn người trong cái ghế bành rộng thinh thường mỉm cười thân thiện, bắt tay khách. Khách nam thì là câu thường nghe: Lúc này khỏe không. Khách nữ là câu: Đẹp quá, đẹp quá! Chào xong, chị vẫn giữ nguyên nụ cười trẻ con cố hữu, hai tay xoa xoa nhau, chờ đợi khách nói, nói gì thì chị cũng chỉ mỉm cười, không bao giờ góp ý. Người văn sĩ lừng danh một thời bây giờ như thế đó, có mặt nhưng đứng ngoài cuộc đời, tiếp xúc nhưng xa cách với nhân gian. Thân tình trong nụ cười, trong ánh mắt, trong cái bắt tay, dầu thường là nhẹ và mềm, nhưng khách không dám quyết chắc chị nhớ mình là ai.
Chủ với khách nam nói chuyện gì chị như không cần biết, chỉ cười thân thiện với khách nữ khi người nầy nắm tay chị. Khách nhắc tới một sinh hoạt xưa của chị và ngợi khen, hỏi chị nhớ không, chị lần nào cũng trả lời rất hồn nhiên: Quên rồi. Xong, chị trở về trạng thái bình thường cố hữu, như là không muốn nghe tiếp, ánh mắt chị không chút tò mò nào để khách đủ hứng khởi kể rõ hơn về một kỷ niệm mà khách nghĩ rằng đáng nhớ.
Khách chuyển đề tài, báo với gia chủ rằng đầu thập niên 70 thường đọc và thích thú loạt bài Lá Thư Pháp Quốc của chị từ bên trời Âu gởi về cho bán nguyệt san Bách Khoa kể về những sinh hoạt văn hóa và chánh trị bên đó, những sinh hoạt bổ ích kiến thức mà bên nhà rất ít người được biết, chị cũng hồn nhiên cười: Quên rồi.
Nhân nhắc đến chuyện nầy, lần nào chủ nhân cũng than rằng phải chi có phương tiện chụp lại và đánh máy cho vào toàn tập Minh Đức Hoài Trinh lưu thế. Nghe người ta nói về mình chị đưa ánh mắt mơ hồ như họ đương nói về ai khác, về một nhân vật nào đó xa xưa trong quá khứ.
Cái ghế bành bự xộn chị ngồi lọt thỏm trong đó, tấm chăn mỏng được anh đắp che phần dưới của đôi chân gầy guộc mà anh nói sợ bả lạnh tội nghiệp. Khách chủ có thể nói bất cứ chuyện gì, chị lơ đãng ngó quanh, tới lúc nào đó chị than lạnh, khách biết là lúc phải về để chủ nhơn có thời giờ săn sóc vợ. Cáo từ, bao lần lòng khách bâng khuâng, xót xa cho một người tài hoa, đẹp xinh ngày nào bây giờ tất cả đều bay vào miên viễn hư vô. Con Tạo ‘đành hanh quá ngán’ đã dùng phép mầu thời gian xóa bỏ những gì Con Tạo muốn. Biết như vậy nhưng mấy ai chẳng ngậm ngùi cho sự biến thiên!
Hình ảnh đầu tiên tôi gặp nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh là hình ảnh một phụ nữ đẹp, thon thả, mảnh mai nhưng rắn chắc và năng nổ. Đã tròn nửa thế kỷ qua (1967-2017) tôi vẫn nhớ như mới hôm nào. Chiếc máy bay chở phái đoàn Dân Biểu Quốc Hội Lập Hiến (1966-67) đi thăm chiến trường Quảng Trị và thăm dân chúng ở vùng hỏa tuyến nầy sau một thời gian hai bên giằng co ở đây. Máy bay cỡ nhỏ trên đó có chừng một chục dân biểu với vài ký giả ngoại quốc. Minh Đức Hoài Trinh là người nữ duy nhứt trên chiếc phi cơ, chị theo đoàn của một cơ quan truyền thông nào đó của Pháp.
Khi máy bay ngừng, chúng tôi mới chú ý rằng trên chuyến bay có người phóng viên đặc biệt nầy. Chị mạnh mẽ, quyết đoán, mang xách ba lô kềnh càng nặng trĩu một mình, từ chối sự giúp đỡ của bất kỳ ai.
Chị đi thoăn thoắt xuống cầu thang, ba lô trên lưng, lỉnh kỉnh dụng cụ trên hai vai. Xuống trước chị đứng đợi nơi tập họp với nụ cười của một phụ nữ lịch sự chịu ảnh hưởng của văn hóa Tây Phương. Lúc đó, máy bay nhỏ lớn gì cũng đậu gần phi đạo, rất xa phòng khách của phi trường, trong khi ai cũng mệt mỏi vì cái nắng chói chang buổi trưa hè thì nụ cười thân thiện của người nữ ký giả có dáng dấp rất Tây này lại có sức cuốn hút kỳ lạ. Lúc vị sĩ quan liên lạc của ông tướng Vùng báo với phái đoàn rằng đường bộ từ Phú Bài ra Quảng Trị tuy đã được rà soát cẩn thận từ mấy ngày trước, an ninh được bố trí đâu đó xong xuôi, nhưng không chắc rằng con đường sẽ không có nguy hiểm. Vị sĩ quan nhấn mạnh: Xin báo như thế để tùy từng vị dân biểu quyết định ở lại Huế hay ra thăm Quảng Trị.
Tôi quan sát chị, thấy chị trả lời liền bằng tiếng Việt rằng dầu nguy hiểm chị cũng sẽ đi, đã nhận công tác rồi thì sẽ đi đến nơi đến chốn. Rồi quay sang người bạn phóng viên ngoại quốc chị nói bằng tiếng Pháp, một thứ tiếng Pháp giọng Paris chuẩn. Anh ta gật gật đầu đồng ý. Tôi đánh giá đây là một phụ nữ cứng cỏi, biết mình sẽ làm gì. Phái đoàn dân biểu có vài ba vị cũng đồng ý tiếp tục cuộc hành trình, tất cả trước khi vô Quốc Hội đều là quân nhân cao cấp…
Bốn mươi lăm năm sau (2012) chúng tôi cùng đi chung xe với anh Quang và chị lên San Jose nhân dịp trình làng quyển sách về cuộc đời của chị. Người phụ nữ năng nổ, quyết liệt ngày xưa đã thụt lui vào dĩ vãng, còn lại nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh nhỏ bé mòn mỏi với tuổi già hơn tám mươi, cách chừng năm phút là đặt câu hỏi: Mình đi đâu đây anh? Phu quân của chị lần nào cũng trả lời dịu dàng bằng câu giống nhau: Mình đi San José ra mắt sách. Tôi đọc được sự kiên nhẫn vô bờ và tình yêu thương tuyệt cùng trong câu nói của anh.
Người nữ sĩ nổi danh với nhiều bài thơ bất hủ được phổ nhạc và 24 tác phẩm được in thành sách đáng được một tình yêu như vậy, tôi nói thầm.
Tin nhà văn Minh Đức Hoài Trinh ra đi khách tiếc thương nhưng không ngỡ ngàng, sửng sốt. Người đàn bà có thân hình nhỏ bé đó đã hoàn thành nhiều công trình lớn lao cho văn hóa, cho cộng đồng Việt ngoài nước. Với tuổi đời xấp xỉ chín mươi, chị về Trời là chuyện tính ngày tính giờ. Những người làm văn hóa nghệ thuật, đã có đóng góp giá trị trong thời sung mãn thì khi có tuổi, họ mãn nguyện và thấy mình chẳng cần phải níu kéo những ngày tàn. ‘Bà sau khi từ bịnh viện về mười ngày trước, tưởng là khỏe nhưng vài bữa sau thì bị khó thở lại, chở vô bịnh viện bả không chịu ăn uống trong mấy ngày, lịm dần rồi ra đi thiệt thanh thản.’ Chủ nhơn nói với khách, miệng cố tỏa ra nụ cười nhưng đôi mắt đỏ hoe và rướm lệ. Tiếng bả khách không thấy chút tầm thường trần tục của ngôn từ bình dân, tiếng bả ở đây thân thiết, gần gũi vô cùng để nói về người vợ vừa mới ra đi vào cõi vô cùng.
Khách nhìn lên câu đối tặng nhà thơ nhân ngày sinh nhựt đâu 4, 5 năm về trước được treo trong phòng, câu đối gợi hứng từ sách Đại học mà khách biết rằng trước đây nhà thơ có dịp thâm cứu và tâm đắc rút ra những chữ quan trọng để tạo nên một thành phần của bút danh: (Đại học chi đạo tại minh minh đức….)
‘Minh tâm minh tuệ, minh lý con người nhiều điểm sáng,
Đức hạnh, đức khiêm, đức độ, nữ sĩ lắm hạnh lành.’
Vâng nhà thơ đã có nhiều đức tính người đời ai cũng thán phục và yêu thương lúc sống. Chị ra đi rồi, chỗ ngồi trong cái ghế bành ở căn nhà thân thiết nầy từ nay sẽ vắng. Cái ghế nếu có hồn chắc là sẽ buồn hắt hiu. Những tiếng chào hồn nhiên ‘Khỏe không? Đẹp quá!’ rất đặc trưng sẽ không được phát ra nữa. Nhưng chỗ ngồi của chị trong lòng người mộ điệu chắc rằng khó ai thay thế được. Ai có cái dũng đi vào chỗ khó như tranh đấu để phục hoạt Văn Bút Việt Nam trong khi bên phe kia có cả một chánh quyền phía sau, và biết đâu đã có những vận động, tiêu lòn từ trước? Ai có được những vần thơ, dầu rằng được người phổ nhạc tài danh điểm xuyết, đi vào lòng người bằng những giai điệu da diết đến buốt giá con tim? Ai đủ kiên nhẫn viết lách không ngừng nghỉ từ lúc ra trường đến lúc không còn sinh lực để gõ những con chữ trên máy computer? Ai hoạt động đa dạng từ thơ văn, báo chí, đến âm nhạc dân tộc mà trong lãnh vực nào cũng nổi bật? Ai bao năm từng lê gót khắp năm châu bốn biển vừa hoạt động nghề nghiệp vừa chắt lọc những điều hữu ích để cống hiến cho kiến thức dân Việt?
“Đừng bỏ em một mình, trời lạnh lắm, trời lạnh lắm...” bài thơ phổ nhạc của chị nghe trong giờ phút này sao đau nhói trong tim người ở lại, chị đã bỏ mọi người ra đi mãi mãi…
Người nữ Việt viết văn từ dòng chính (bằng chữ Việt) tiến ra ngoài cộng đồng Việt góp mặt với thế giới mà không có sự thôi thúc của chính tác giả, không nhiều. Gần đây có nữ sĩ Nguyễn Thị Vinh (Thương Về Hà nội?) in trong Elements of Literature, Holt, Rinehart & Winston, có nhà văn Nhã Ca với Giải Khăn Sô cho Huế (Mourning Headband Hue)…. Chắc chắn rằng với thời gian, những bài thơ tình cảm hay thân phận ngục tù của nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh sẽ được bay ra tới đọc giả năm châu vì tính chất nhân bản của tác phẩm.
Chỗ ngồi xứng đáng dầu nhà thơ không mong đợi nhưng chuyện phải đến sẽ đến.
Trên đường về, hình ảnh cái ghế bành trống chỗ trong căn nhà thâm tình lãng đãng trong trí, khách nghĩ đến chuyện ‘oán hồng nhan’, mấy câu thơ xưa chợt tới:
Vô đoan thiên địa oán hồng nhan,
Đã đắc hoa nhan kỷ độ tàn.
Cổ kim phi tận tài hoa khách…
Vâng, trời đất ‘vô duyên’ xưa nay vẫn thế, khách tài hoa bị trù dập đến tận cùng, nhưng thưa nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh, chị đã sống đúng đời mình nên trong lòng người Việt hôm nay hình ảnh chị luôn luôn hiện diện, tỏa sáng…
Victorville, CA đêm 22-06-17
- Bút ký về hai vị thầy của tôi Gs Nghiêm Toản và Lm Thanh Lãng Nguyễn Văn Sâm Bút ký
- Nguyễn Vy Khanh: Đã Từng Có Một Nền Văn Học Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Sâm Nhận định
- Bài nói chuyện nhân buổi RA MẮT SÁCH 45 năm sống ở Mỹ: Được Gì, Mất Gì? của GS Lê Thanh Hoàng Dân Nguyễn Văn Sâm Giới thiệu
- Thầy Nguyễn Khắc Kham - Võ Trường Toản Miền Nam Nguyễn Văn Sâm Tạp luận
- Nguyễn Mạnh An Dân: Tiếng thét trước tệ nạn Nguyễn Văn Sâm Nhận định
- U Tình Lục, tác phẩm của Hồ Biểu Chánh thí nghiệm về đất trời Phương Nam Nguyễn Văn Sâm Giới thiệu
- Buổi nói chuyện về ngữ học cơ cấu của một học giả tuổi gần trăm Nguyễn Văn Sâm Nhận định
- Một chút Văn Khoa Sàigòn năm 60 Nguyễn Văn Sâm Tản mạn
- Lê Hữu Mục: Tâm moa là mây Nguyễn Văn Sâm Tản mạn
- Trương Vĩnh Ký, người giữ lửa cho tiếng nói Nam Kỳ Nguyễn Văn Sâm Điểm sách
• Môi răn đã quên cười (Lê Hữu)
• Tiểu Sử nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh (Nhật Tiến)
• Hương Trinh đã tan rồi! (Lê Hữu)
• Trống một chỗ ngồi (Nguyễn Văn Sâm)
• Một bài thơ của Minh Đức Hoài Trinh (Nguyễn Liệu)
• Cho một kiếp mơ được yêu nhau (Tuấn Khanh)
Cuộc đời của nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh qua ảnh (Đông Kha)
Nhà Thơ MINH ĐỨC HOÀI TRINH đã vĩnh viễn ra đi (banvannghe.com)
Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh của ‘Kiếp Nào Có Yêu Nhau’ qua đời (nguoi-viet.com)
Nhà Thơ Minh Đức Hoài Trinh Qua Đời Tại Nam Cali (vietbao.com)
Minh Đức Hoài Trinh, Nữ Lưu Văn Hoá, Chiến Sĩ Nhân Quyền (Lâm Lễ Trinh)
Những nhà văn nữ - Françoise Sagan và Minh Đức Hoài Trinh (Việt Hải)
Minh Đức Hoài Trinh và Mộng ngoài cửa lớp (Lý Tòng Tôn)
Minh Đức Hoài Trinh (sachxua.net)
MINH ĐỨC HOÀI TRINH - Kiếp Nào Có Yêu Nhau (Du Tử Lê)
Chương trình ra mắt tuyển tập "Minh Đức Hoài Trinh: Chính khí của người cầm bút" (cothommagazine.com)
Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ Ra Mắt Sách Minh Đức Hoài Trinh (nsvietnam.blogspot.com)
ĐỌC THƠ MINH ĐỨC HOÀI TRINH (Ái Khanh)
"Trăng, Sao và Sương" - thơ: Minh Đức Hoài Trinh (Cao Minh Hưng)
• Trang Thơ (Minh Đức Hoài Trinh)
Ai Trở Về Xứ Việt (Nhạc Võ Tá Hân, Khánh Ly hát)
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |