1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. “Nước non ta, ai ngăn trở ta về …” (Lý Đông A, 1943) (Đàm Trung Pháp) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      24-8-2020 | VĂN HỌC

      “Nước non ta, ai ngăn trở ta về …” (Lý Đông A, 1943)

       ĐÀM TRUNG PHÁP
      Share File.php Share File
          

       


         Nhà cách Mạng Lý Đông A

      Thi nhân và tư tưởng gia Lý Đông A tên thật là Nguyễn Hữu Thanh, sinh năm 1921 tại tỉnh Hà Nam, Bắc Việt. Thuở nhỏ ông học bậc tiểu học tại trường làng và học thêm chữ Hán tại nhà, trước khi được gửi ra Hà Nội tiếp tục học tại một trường tư thục và tại chùa Quán Sứ năm 16 tuổi. Một năm sau đó, ông thường lui tới chùa Yên Tử trên một đỉnh núi và thiền tọa dưới gốc một cây thông già. Một hôm, trong lúc ông đang trầm ngâm thì một tia sáng đỏ rực từ trên trời chiếu xuống người ông. Hiện tượng siêu hình hiếm hoi này, được các tín đồ gọi là linh quang thần nhập thể, đã gia tăng sức mạnh tinh thần và trí tuệ của ông lên bội phần.


      Chẳng bao lâu sau đó một nhóm “học-giả-trở-thành-cách-mạng-gia” thúc giục Lý Đông A gia nhập lực lượng Phục Quốc Quân của Nguyễn Hải Thần. Sau khi bị thua Việt Minh ở trận chiến Lạng Sơn năm 1940, Phục Quốc Quân phải bỏ chạy sang Tàu. Trong ba năm tại Liễu Châu, Lý Đông A giảng dạy binh pháp cho Trường Võ Bị Liễu Châu, cũng như đọc và viết sách trong thư viện Liễu Châu. Sau khi hồi hương năm 1943, ông phổ biến các tác phẩm của mình dưới danh hiệu Thái Việt Lý Đông A, và sáng lập Đảng Duy Dân. Các tác phẩm chính yếu gồm Huyết Hoa (tuyển tập nghị luận về nhân văn), Đạo Trường Ngâm (tuyển tập thi ca ái quốc), và Chu Tri Lục (giải thích thâm sâu về cương lĩnh Đảng Duy Dân).


      Đầu năm 1946, khi Việt Minh thỏa thuận trong một hiệp ước để cho thực dân Pháp trở lại, ông quyết định đối đầu với lực lượng Việt Minh trong một trận chiến trên đồi Nga My. Sự mất tích kỳ bí của Lý Đông A sau cuộc giao tranh này đã để lại cho hậu thế một truyền thuyết về một thiên tài yểu tử, một lý thuyết gia chính trị xuất chúng, và một cá nhân có viễn kiến lạ thường đã có thể thấy trước điều gì sẽ xảy ra cho quê hương mình nhiều thập kỷ về sau. Trên căn bản các tác phẩm ông để lại, ta có thể nói Lý Đông A là nhà thơ và nhà tư tưởng chính trực nhất của dân Việt chúng ta trong thế kỷ 20.


      Thi Nhiệt (một bài trong tuyển tập Đạo Trường Ngâm) phản ánh niềm tin ngay thẳng của tác giả vào sứ mệnh của các nhà văn là truyền cảm yêu thương, cho yêu thương ngấm vào những thăng trầm của lịch sử, và tán thưởng những chiến thắng không chỉ riêng cho mình:

      Ta đã về đứng bên bờ Pắc Nậm [1]

      Mặc heo may quấn quýt hồn cố hương [2]

      Thấm hàng cây lấp ló những ven tường

      Hòa làn khói mơ màng bao nhớ ước


      Cách dòng nước ta là người mất nước [3]

      Nước non ta, ai ngăn trở ta về [4]

      Thấy người quê không tỏ được tình quê

      Rõ trước mắt mà tìm đâu cho thấy


      Hãy hét lớn hai bàn tay nắm lấy

      Hãy khua tan quân địch của Rồng Tiên

      Hãy làm cho giống Việt lại đoàn viên

      Quê nước ở trong đáy dòng sông máu

      CƯỚC CHÚ

      [1] Pắc Nậm là tên (trong tiếng nói của một dân tộc thiểu số địa phương) một con sông nhỏ trong vùng Cao Bằng và Lạng Sơn gần biên giới Tàu-Việt. Chỗ mà Lý Đông A đứng trên bờ sông Pắc Nậm chỉ cách Hang Pắc Bó (nơi trú ẩn của Hồ Chí Minh) một vài cây số thôi.

       

      [2] Gió heo may mùa thu khá lạnh, thường đi đôi với một bầu trời ảm đạm. Khi gió heo may mang theo những con chuồn chuồn, thì đó là dấu hiệu bão tố cũng sắp kéo đến – như một câu đồng giao cảnh cáo người dân quê: “Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão.” Ngọn gió này càng làm tăng nỗi nhớ nhà của tác giả và cũng làm sống lại cho ông những kỷ niệm, những ước nguyện chưa đạt được.

       

      [3] Quê hương tác giả lúc đó đang nằm trong gọng kìm thực dân Pháp (và Bảo Đại là một ông vua bù nhìn tội nghiệp) khi bài thơ này được sáng tác năm 1943.

       

      [4] Chủ từ của động từ “ngăn trở” trong câu thơ này có thể là thực dân Pháp, quân Việt Minh, hay cả hai. Nỗi đau lòng của một người mất nước cộng với mức bội bực vì không thể giao tiếp với đồng hương lan tỏa trong đoạn giữa này của bài “Thi Nhiệt.”


      Đàm Trung Pháp

      diendantheky.net

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Đọc 'Tình Thơm Mấy Nhánh' Đàm Trung Pháp Điểm sách

      - Điểm sách: Một Thời Áo Trận của Đỗ Văn Phúc Đàm Trung Pháp Điểm sách

      - Bài Thơ Tết Cuối Đời Của Vũ Hoàng Chương Đàm Trung Pháp Nhận định

      - Bài Thơ Xuân Nhuốm Màu Xung Khắc Văn Hóa Đàm Trung Pháp Nhận định

      - Lá thư chủ biên Ấn Bản Tháng 12, 2020 - Tập San Việt Học Đàm Trung Pháp Giới thiệu

      - Lá thư chủ biên Ấn Bản Nov 1, 2020 - Tập San Việt Học Đàm Trung Pháp Giới thiệu

      - Lá thư chủ biên Ấn Bản Sept 15, 2020 Tập San Việt Học Đàm Trung Pháp Giới thiệu

      - “Nước non ta, ai ngăn trở ta về …” (Lý Đông A, 1943) Đàm Trung Pháp Nhận định

      - Tâm huyết Tản Đà trong “Thề non nước” Đàm Trung Pháp Nhận định

      - Hiệu Lực Của Ví Von Trong Thi Ca Đàm Trung Pháp Nhận định

    3. Bài viết về nhà cách mạng Lý Đông A (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Lý Đông A

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      “Nước non ta, ai ngăn trở ta về …” (Lý Đông A, 1943) (Đàm Trung Pháp)

      Lời Cảnh Báo về Nguy Cơ Đại Đông Á của Tầu từ 70 Năm Trước (Hạ Long Bụt Sĩ)

      A Compelling Patriotic Poem by The Legendary Lý Đông A (1921-1946?) (Đ.T.Pháp&V.Linh)

      Lý Đông A, Chính Khí Việt và Nghệ Thuật (Viên Linh)

      Vạn Hạnh-Trạng Trình-Lý Đông A  (Lưu Văn Vịnh)

      Tập đại thành Lý Đông A và lâu đài tư tưởng bất thành của Trần Đức Thảo (Lưu Văn Vịnh)

      Tìm hiểu tư tưởng Lý Đông A (Trần Công Lân)

      Học Giả Lý Đông A (Việt Thái)

      Tiểu sử (thangnghia.org)

       

      Tác phẩm của Lý Đông A

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Tuyển tập Lý Đông A

      Huyết Hoa: Chương 2

      Tác phẩm trên mạng: thangnghia.org

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)