|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Bình luận gia Lý Đại Nguyên
(1930 - 2017)
Chúng tôi có duyên được gặp ông Lý Đại Nguyên từ những năm cuối thập niên 1950, khi đến tham dự những buổi nói chuyện về những vấn đề văn hóa, chính trị và văn nghệ vào những ngày Chủ Nhật tại Đàm Trường Viễn Kiến - nhà ông Nguyễn Đức Quỳnh trong hẻm cạnh chùa Từ Quang của Thượng Tọa Thích Tâm Châu, đường Phan Thanh Giản. Khi nhập vào Đàm Trường này, chúng tôi còn là học sinh đệ tứ, đệ tam trường Chu Văn An, nhưng được nghe nhiều nhà văn, nhà báo thuyết trình đủ thứ đề tài, trong đó, tôi còn nhớ thường gặp luật sư Nghiêm Xuân Hồng, nhà văn Mặc Đỗ, nhà báo Hồ Nam, nhạc sĩ Phạm Duy, mấy nhà văn trong nhóm Sáng Tạo và mấy người trẻ lớp tuổi tôi như Phan Lạc Giang Đông, Phạm Thiên Thư, Lê Triều Quang... Nhà văn hóa Nguyễn Đức Quỳnh, chủ nhà và là người chủ trương Đàm Trường Viễn Kiến, với bộ bà ba nâu, trán cao, dáng thanh thoát, thường góp nhiều ý kiến trong những buổi nói chuyện và người thứ nhì là Lý Đại Nguyên, dáng thư sinh, mặc bộ bà ba trắng, thường tổng kết những đề tài thảo luận. Trong những buổi nói chuyện, tôi thường hỏi ông Nguyên nhiều điều nên kết thành tình thân. Từ cái duyên của tình huynh đệ với ông Lý Đại Nguyên, tôi xin ghi lại đây ít điều về cuộc đời ông, như là lời tiễn biệt khi ông từ giã trần thế.
1. Viết sách Tổng Thức Vận khi còn trẻ
Từ năm 1958, 59, khi tới Đàm Trường, tôi đã được nghe ông Lý Đại Nguyên thuyết trình về nhiều đề tài trong bộ Tổng Thức Vận mà ông nói là sẽ in thành sách. Tôi ngạc nhiên tự hỏi sao một người trẻ chưa tới 30 mà lại có thể trình bày và tổng kết những hệ thống tư tưởng Đông Tây một cách rộng, sâu và khúc chiết. Không phải chỉ ở tư tưởng triết học mà khi nói chuyện về chính trị, ông cũng thông suốt hệ thống chế độ dân chủ tư bản Âu Mỹ, và Cộng Sản Nga Tàu. Chưa tới 20 đã đi vào kháng chiến chống Pháp thì ông học ở đâu và giờ nào đọc sách.
Năm 1964 bộ Tổng Thức Vận được in bằng ronéo, dày trên ngàn trang. Rất khó đọc và khó tóm lược. Tôi cố gắng đọc nhiều lần và hiểu đại cương Tổng Thức Vận là một công trình xét duyệt tư tưởng Đông Tây mấy ngàn năm để đi tới việc xây dựng một chế độ nhân chủ tự do điều hợp. Năm 2000, trong cuộc phỏng vấn của nhà văn Nguyễn Mạnh Trinh về tác phẩm Tổng Thức Vận, ông Lý Đại Nguyên đã cho biết Tổng Thức Vận là một tác phẩm Đạo Học đúc kết, dung hóa tiến trình trên 5000 năm của tư tưởng nhân loại, gần 5000 năm tư tưởng Việt Nam và có phần đóng góp viễn kiến của tác giả. Tư tưởng quán suốt của tác phẩm Tổng Thức Vận là Nhân Chủ Đạo, lấy con người làm đối tượng suy nghiệm, lấy con người làm thước đo trong tiến trình lịch sử. Con người đạt mức cao diệu nhất hiện nay trong tiến trình hằng hóa, thăng hóa của vũ trụ. Theo Tổng Thức Vận, con người là nguyên nhân lịch sử và là cứu cánh của mọi sinh hoạt xã hội, chính trị, kinh tế, khoa học, nói tóm là cứu cánh của văn hóa. Cũng như các cuộc tổng hợp dung hóa tư tưởng đã xuất hiện trong quá khứ để đem vào triển khai tâm linh và tổ chức cuộc sống, đã tạo ra các nền văn hóa của các dân tộc và các nền văn minh khu vực. Nay nhân loại gặp nhau trên toàn thế giới, nếu muốn có một cuộc sống an lành, hòa bình, phát triển thì cũng không làm khác hơn là phải có một cuộc Tổng Hợp Dung Hóa Tư Tưởng rộng khắp, mà phải lấy con người làm mẫu số chung thì mới đáp ứng nổi nhu cầu thăng hóa của lịch sử, đi từ trạng thái Mặc Thức Nhân Nhiên sống theo bản năng sinh tồn qua Ý Thức Nhân Loại chủ quan chia cắt, xuất hiện đủ loại quan niệm Duy, sang Nhận Thức Nhân Văn với một nền đạo lý Nhân Chủ Tổng Hợp Dung Hóa Thăng Hóa khắp mặt.
Cuối cuộc phỏng vấn ông Nguyên cho biết trước 1975, ông đã xuất bản tác phẩm Nền Nhận Thức Nhân Chủ Toàn Triển tóm lược cuốn Tổng Thức Vận, và nay sẽ xuất bản cuốn Đề Cương Xây Dựng Việt Nam, nhằm áp dụng Tổng Thức Vận vào thực tại Việt Nam.
Từ cuộc phỏng vấn của nhà văn Nguyễn Mạnh Trinh, tôi hiểu khá hơn về tiến trình tổng hợp tư tưởng nhân loại và nội dung của Tổng Thức Vận.
Gần đây năm 2017, nhân nói chuyện với ông về tập Văn Hóa Tính mới xuất bản, tôi hỏi lại điều ngạc nhiên từ những năm 58, 59 là anh đi kháng chiến từ năm 16, 17 tuổi, rồi vào Nam tiếp tục đấu tranh cho dân chủ và làm báo, thì cách nào đọc để viết Tổng Thức Vận từ cuối thập niên 1950s. Ông cười trả lời: Anh không học trường nào, nhưng đọc những sách căn bản, rồi rút ra những phần cốt tủy để đưa vào nhận thức của mình.
2. Một chính trị gia có tầm hiểu biết sâu rộng về thế giới và một nền tảng tư tưởng xây dựng đất nước
Năm 1967, ông Lý Đại Nguyên lập liên danh với ông Vũ Đình Mạnh (cựu kháng chiến Nam Bộ) để tranh cử tổng thống với liên danh Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ. Tôi hỏi ông là mình không có tiền, ít chiến hữu, không có một đảng lớn làm hậu thuẫn từ thành thị tới nông thôn và quân đội thì làm sao thắng cử. Ông đáp: Không thắng được, nhưng đưa ra chương trình tranh cử để dân Việt và Mỹ thấy đường thắng Cộng Sản và xây dựng Việt Nam. Từ đó lấy thế và đà để phát triển hoạt động sau bầu cử rồi chờ cuộc bầu cử khác.
Liên danh của ông Lý Đại Nguyên đã bị Hội Đồng Bầu Cử bác, vì không hội đủ những điều theo luật bầu cử. Nhưng từ đó, khi làm báo ông Nguyên đã quảng bá những chính sách ông đã đề ra trong chương trình tranh cử: Xây dựng dân chủ để thắng cộng. Đáng tiếc là ông đã không có cơ hội tham chính để thực hiện chính sách của mình.
Năm 1972, mùa hè đỏ lửa, nhờ những bài phân tích thời sự về thế mạnh của Việt Nam Cộng Hòa và thế yếu của Cộng Sản mà báo Sóng Thần của ông Lý Đại Nguyên và Uyên Thao đã được quân đội và dân chúng tìm đọc. Thời gian này tôi ở mặt trận Thừa Thiên và thấy Sóng Thần đã đi xuống tận nông thôn như chợ Sịa quận Quảng Điền, Phò Trạch quận Phong Điền... Sau này tôi biết trong năm 1972, Sóng Thần đã đạt kỷ lục về lượng phát hành.
3. Có duyên với Phật Giáo
Giữa năm 1971, ông Nguyên ra Đà Nẵng thăm Bác sĩ Phạm Văn Lương, rồi ra Huế thăm một số thân hữu. Một buổi sáng tôi đưa ông tới nhà thờ cụ Phan Bội Châu phía sau chùa Từ Đàm. Sau khi thắp nhang và thăm mộ cụ Phan phía trước nhà thờ cụ, chúng tôi đi quanh chùa Từ Đàm, rồi vào quán cà phê đối diện với chùa. Ngồi trong quán cà phê, ông nói là đời ông tự nhiên gắn liền với Phật Giáo. Nhiều phen nương náu ở chùa và làm bạn với nhiều nhà sư, trong đó có Thượng Tọa Nhất Hạnh. Năm 1964, Thượng Tọa Nhất Hạnh thiết lập Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội, đã mời ông vào Ban Giảng Huấn của trường, và ông đã viết cho tập san Giữ Thơm Quê Mẹ và Hải Triều Âm của thầy Nhất Hạnh. Sau này qua Mỹ giữa thập niên 1990s, ông đã viết cho mấy tập san Phật Giáo như Phật Giáo Việt Nam, Phật Giáo Hải Ngoại, Chân Nguyên và Trúc Lâm.
4. Sống giản dị, an nhiên tự tại
Cả một đời, ông Nguyên chỉ làm báo, nhưng có lẽ tiền viết báo chẳng được bao nhiêu, nên trong thập niên 1960s, tôi thường gặp ông trên những căn gác xép ở vùng Gia Định, Phú Nhuận. Sống thanh đạm, lúc nào cũng bộ bà ba trắng và lần nào gặp cũng nghe ông nói không mệt về chuyện thế sự Việt Nam và thế giới.
Năm 1985, khi ông mới ra tù, tôi tới thăm ông ở một căn gác trong một hẻm ở phía trước chợ Trương Minh Giảng. Có điều lạ là hai ông bà và hai cháu Trí Anh và Tuệ Anh ở trên căn gác nhỏ, nhưng khi lên căn gác đó phải lên bằng một cái thang gỗ (hay tre) bắc từ sân. Cái thang vắt vẻo oằn cong mỗi lần lên xuống (phải dùng thang bắc từ sân như thế vì không thể đi ngang qua tầng dưới của gia đình khác). Tuy vậy gặp lại ông sau 10 năm tù, tôi thấy ông vẫn hồn nhiên với bộ bà ba trắng, vẫn nhìn suốt thế sự đông tây và Cộng Sản Việt Nam.
Thời mới qua Mỹ, ở Chicago, tôi gặp một nhà báo đã ở tù với ông Nguyên và được ông cho biết là ông Nguyên ở tù cũng thản nhiên như ở nhà. Chẳng bao giờ nghe ông nói chuyện đói, no, buồn phiền. Ông nhà báo nói: Ở tù mới biết bản lãnh, nhân cách của một con người. Ông kính trọng ông Nguyên và chê một số lãnh tụ, chính khách trở thành hèn và mất nhân phẩm khi ở trong tù.
5. Viết rất nhanh
Lý Đại Nguyên thời còn ở trong nước
Năm 1972, tôi từ Huế vào Sài Gòn, ở lại nhà ông bà Lý Đại Nguyên, ở phía sau chợ Trương Minh Giảng. Đây là lần đầu tiên tôi gặp ông Nguyên ở một căn nhà thuê khang trang. Ở lại đây mấy ngày, nên tôi mới thấy cách ông viết bài quan điểm cho nhật báo Sóng Thần. Mỗi sáng sớm, ông ngồi uống cà phê với mấy điếu thuốc 3 số 5, rồi bắt đầu đánh máy liên tục chừng 20 hay 30 phút. Khi ngừng tiếng lạch cạch, ông lấy bài viết đưa cho bà Mai Tuyết An, ngồi ở gần đó để bà đọc lại và sửa lỗi chính tả. Thấy ông viết quá nhanh, tôi nói: Em mà viết một bài như thế, sửa đi, sửa lại phải mất cả buổi. Ông cười nói: Anh ít khi sửa và mỗi ngày có thể viết 3, 4 bài khác nhau, nếu phải viết cho vài tờ báo trong ngày. Anh đánh máy nhanh nên để sót nhiều lỗi chính tả. Bà An chịu trách nhiệm sửa, từ bài ngắn như bài quan điểm này đến những bài dài hay cả một cuốn sách. Anh có thể viết nhanh là do đã nghĩ và thấy sự việc. Chuyện Việt Nam là chuyện mình sống với nó hàng ngày, còn chuyện thế giới thì chiến lược của những cường quốc Mỹ, Nga, Tàu và Tây Âu đều có hướng chính. Nắm được hướng của họ thì có thể luận về những diễn biến.
6. Viết báo một mình
Sau khi qua Mỹ được chừng nửa năm (1995), ông nói với tôi là anh bắt đầu viết lại. Sau lời loan báo này, ông viết Việt Nam Dân Tộc Bị Đọa Đày, Văn Nghệ xuất bản năm 1998. Rồi tới năm 2000 in Tổng Thức Vận, Văn Nghệ phát hành. Và mỗi tuần ông viết một bài Nhận Định Thế Sự như thời viết cho Sóng Thần, gửi cho các báo và cho thân hữu. Tiếp theo ông viết Đề Cương Xây Dựng Việt Nam, Trí Tuệ xuất bản năm 2002.
Cách đây mấy năm, do bị bệnh, ông loan báo ngừng viết. Nhưng sau đó, ông viết bằng cách nói. Vì thế trên đài IBC mỗi tuần có chương trình Nhận Định Thế Sự với ông Cao Minh Hưng. Vẫn cách nhìn sắc sảo với ngôn ngữ đơn giản, ông luận về những sự việc trên thế giới và Việt Nam, giúp khán thính giả có thể nhìn vào những sự việc phức tạp.
Năm 2017, tuy bị bệnh, nhưng ông vẫn viết và xuất bản tập Văn Hóa Tính, luận giải về văn hóa với thể văn gọn và dễ hiểu.
Chúng tôi, trên nửa thế kỷ, may mắn kết được tình huynh đệ với ông Lý Đại Nguyên. Nhìn lại đời sống và hoạt động một đời của ông, tôi có thể nói rằng ông là tấm gương của một kẻ sĩ trước vận nước, một chiến sĩ có lập trường quốc gia, dân tộc vững chắc và một nhà văn hóa có tâm bình, lòng nhân và trí sáng. Ông sống bình dị, an nhiên, khi ra đi cũng nhẹ nhàng an nhiên.
Vĩnh biệt anh Lý Đại Nguyên. Cầu mong anh sớm về miền tịnh thổ.
Việt Dương
(12/31/2017)
- Giáo Sư Trần Huy Bích – Người Hết Lòng Với Văn Hóa Dân Tộc Việt Dương Bút ký
- Mấy Nét Về Nhà Báo, Bình Luận Gia Lý Đại Nguyên Việt Dương Bút ký
- Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành Việt Dương Bút ký
- Nhà thơ Phan Lạc Giang Đông – Người hết lòng với bạn Việt Dương Bút ký
• Mấy Nét Về Nhà Báo, Bình Luận Gia Lý Đại Nguyên (Việt Dương)
- Lý Đại Nguyên: Nhà lập thuyết cuối cùng (Ngô Nhân Dụng)
- Thương nhớ anh Lý Đại Nguyên… (Hải Triều)
- Tang Lễ, Lễ Tưởng Nguyện Cố Bình Luận Gia Lý Đại Nguyên (vietbao.com)
- Bình Luận Gia Lý Đại Nguyên Ra Sách Mới “Văn Hóa Tính” (vietbao.com)
- Bình luận gia Lý Đại Nguyên qua đời, thọ 87 tuổi (nguoi-viet.com)
Bài trên mạng:
- hung-viet.org - huyenthoai.me
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |