|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ Luân Hoán
Luân Hoán ghép tên mẹ với tên cha làm bút hiệu, làm thơ yêu vợ thương con nhớ bạn, thiết tha với nước, khắng khít với quê. Ai cũng phải chịu ông là người đôn hậu, chân phương, là người lành.
Thơ ông cũng lành thôi, dễ dãi thôí. Ngoại trừ một số bài viết trong thời kỳ ông vào lính. Thời kỳ không mấy dài, sau đó ông bị chiến thương ("Đời cầm súng chẳng là bao" - Tự thú). Tuy nhiên trong thời kỳ ngắn ấy, nhịp thơ của ông đổi khác: câu thơ bung ra ngoài khuôn khổ, dài ngắn chen nhau, tự do. Và ý thơ thì thoát sáo hẳn.
Khi thành thực, giản dị, người ta có thể hóa ra độc đáo. Người quân nhân bấy giờ không nói chuyện đất nước quê hương, chuyện phải trái, chuyện lý tưởng, không hào hùng, không sợ hãi, cũng không hơi đâu chán ghét chiến tranh. Bấy giờ chỉ là một con người trong lúc chờ bắn viên đạn đi, chờ đón viên đạn đến.
Tâm trạng lúc ấy ra sao?
"ngồi thở thầm trong lá
tôi nhìn thấy mặt người
tôi nhìn thấy trời cao
tôi nhìn thấy ngón tay
run run trên cò súng
thản nhiên mày
thản nhiên mày, đừng nghĩ."
("Chiều trên sườn đồi")
Trong chiến tranh đã qua hiếm khi bắt gặp được trong văn chương những phút giây tâm trạng thực như thế, bất ngờ như thế của người cầm súng.
11-1995
Chiều Trên Sườn Đồi
ngày trần truồng trên sườn đồi
tiếng chim đầu ngọn lá
tôi uống ngụm nước trong
con suối vuốt ve ghềnh đá
con suối khuyên nhủ lòng tôi
thản nhiên mày
thản nhiên mày, đừng nghĩ
ngày trần truồng trên sườn đồi
nhịp gõ trên báng súng
tôi liếm giọt mồ hôi
chiều nắng vuốt xe ngực áo giáp
chiều nắng khuyên nhủ lòng tôi
thản nhiên mày,
thản nhiên mày, đừng nghĩ
ngày trần truồng trên sườn đồi
cây lá hát trong chiều gió
tôi mất trăm kẻ thù
tôi mắt trăm thằng bạn
tôi mất luôn hồn tôi
hỡi tôi, hỡi tôi, đừng nghĩ
ngày trần truồng trên sườn đồi
ngồi thở thầm trong lá
tôi nhìn thấy mặt người
tôi nhìn thấy trời cao
tôi nhìn thấy ngón tay
run run trên cò súng
thản nhiên mày
thản nhiên mày, đừng nghĩ
ngày trần truồng trên sườn đồi
tiếng buồn đầy tiếng nổ
tôi chợt hiểu lòng tôi
con chim lìa cõi phúc
đường bay mù mù khơi
thản nhiên mày
thản nhiên mày, đừng nghĩ
Dưỡng Quân ở Núi Dẹp
đến phiên về giữ đồn
vắt vẻo trên núi Dẹp
mây nắm lọt kẽ tay
luyện hoài không thành phép
đêm lẩn quẩn đi tuần
ngày dạo quanh quán Lát
trí não bỗng lừng khừng
buồn nghêu ngao nằm hát
tám tuần chưa làm tình
tám tuần chưa hớt tóc
đụng hoa năm bảy lần
bỏ lơ vì đồi trọc
về núi Dẹp giữ đồn
tới lui hoài Sông Vệ
giọt sương chưa kịp tròn
đã tan vào cốc rượu
Ở Ngã Tư Ba La
đêm ngã tư Ba La
ngào ngạt hương thịt da
nằm nghe lũ ếch nhái
vừa làm tình vừa ca
tôi ở cách xa em
có trên trăm cây số
sao nghe hoài nhịp rên
loay hoay mãi thật khổ
đêm. đêm. rộng mông mênh
cong lưng trong lòng võng
mà như tuồng bay lên
nhanh hơn nhịp tim động
ở ngã tư Ba La
một tuần lễ đi qua
bản đồ không mở ra
tưởng như mình đang già
- Một Người, Một Người... Võ Phiến Tạp luận
- Hoàng Hương Trang Võ Phiến Nhận định
- Nhà biên khảo Giản Chi Võ Phiến Nhận định
- Tô Thùy Yên Võ Phiến Nhận định
- Phạm Công Thiện Võ Phiến Nhận định
- Nhã Ca Võ Phiến Nhận định
- Trần Dạ Từ Võ Phiến Nhận định
- Tường Linh Võ Phiến Nhận định
- Nhân đọc bản thảo cuốn “Nguyễn Hiến Lê” của Châu Hải Kỳ Võ Phiến Nhận định
- Nguyễn Đình Toàn Võ Phiến Nhận định
• Tình già nhà thơ xứ Quảng (Nguyễn Văn Nhân)
• Luân Hoán, một người thơ, một đời thơ (Phạm Hiền Mây)
• Luân Hoán (Học Xá)
• Luân Hoán (Võ Phiến)
Chân dung thơ Luân Hoán (luanhoan.net)
• Thơ Lê Hân Từ Nguồn Nhạc Tình Ca (Hà Khánh Quân)
• Tưởng Năng Tiến (Luân Hoán)
• Chu Vương Miện, Thơ Với Cuộc Chơi Loanh Quanh Giữa Chợ (Luân Hoán)
Võ Phiến, cuối cùng tôi được gặp
(saigontimesusa.com)
Trang thơ Luân Hoán:
- Trích thơ Luân Hoán đã xuất bản
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |