1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Luân Hoán, một người thơ, một đời thơ (Phạm Hiền Mây) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      1-2-2024 | VĂN HỌC

      Luân Hoán, một người thơ, một đời thơ

        PHẠM HIỀN MÂY
      Share File.php Share File
          

       


           Nhà thơ Luân Hoán
           (HS. Đỗ Duy Ngọc vẽ)

      Căn cứ vào cái tựa bên trên, có lẽ, nhiều bạn sẽ nghĩ, văn bản ở dưới đây, tiếp theo, sẽ là một tiểu luận, hoặc ít ra thì nó cũng là bán tổng kết về cuộc đời một nhà thơ có tên là Luân Hoán.


      Xin thưa, không phải như thế đâu ạ. Chỉ vì người viết bài, là tôi, muốn viết một đôi điều, trong giây phút hứng khởi, nhưng không tìm ra tựa nào đẹp hơn như thế, đủ hơn như thế, nên đành mạo muội, làm to chuyện chút.


      Ảnh sinh năm một ngàn chín trăm bốn mươi mốt, qua năm hai ngàn không trăm hai mươi tư này, ảnh được tám mươi ba tuổi tây, tức tám mươi bốn tuổi ta.


      Nói già, thì, ừ, ảnh già, bảy mươi thì là già rồi. Nhưng lão thì chưa. Ai muốn tranh luận với tôi thì nhứt định, tôi sẽ tranh luận đến cùng ở điểm này. Giờ, khắp đông tây nam bắc, người ta sống thọ lắm. Anh Luân Hoán, ảnh lại minh mẫn đến thế kia, mỗi ngày, ảnh vẫn tận tụy viết, như con ong chăm chỉ làm ra mật, ảnh hút lấy tinh hoa của đất trời, làm ra thơ.


      Và, chúng ta, nhờ thế, được đọc thơ ảnh, chưa ngừng, chưa tính bao giờ ngừng, như nước chảy miệt mài, như suối nguồn đổ thác, nuốt sáu mươi từ năm nay, và còn sẽ tiếp nữa.


      Nói ảnh thở ra thơ, mở miệng ra thơ, cầm bút ra thơ, gõ computer ra thơ, là kiểu nói chẳng hề ngoa ngôn chút nào. Nếu còn ngờ vực, xin mời các bạn cứ thư thả vào trang facebook ảnh mà tìm hiểu, tìm hiểu về đời sống ảnh, đời sống thơ của ảnh, xem cô thực như tôi nói không.


      Ngày nào cũng một bài thơ, khi ngắn khi dài, thậm chí, vài ba bài thơ, cũng có. Bài nào bài nấy, ra tấm ra món hẳn hoi. Nghĩa là, không chỉ có nội dung hoàn chỉnh, mà sự sắp xếp câu chữ, vần điệu, đi thành từng cặp với nhau, hoặc bộ tứ, bộ bát, cứ gọi là bậc thượng thừa, mới đích xác.


      Nhạc tính ư? Đầy. Chất thơ ư? Đầy.


      Nói vui một tí, chớ thiệt là, thơ ảnh làm trong năm phút, chắc còn hơn cả những bài, người khác vặn vẹo cả ngày, mò mẫm cả tuần, thậm chí cả tháng, cả năm.


      Đừng vội tự ái, không phải là chuyện dở hay, các bạn ơi. Vì, thơ ấy mà, thơ văn ấy mà, nó thuộc lĩnh vực nghệ thuật. Nó cần cái thứ trời cho, trời ban, ấy chính là năng khiếu.


      Người ta nói, năng khiếu chiếm năm mươi phần trăm của chuyện thành bại. Tôi nghĩ khác. Ông Phạm Duy, ổng có học sáng tác ngày nào ở nhạc viện đâu, mà ổng giữ vị trí số một trong làng tân nhạc suốt một thế kỷ qua. Bà Thái Thanh, bả có đi học hát ngày nào trong quốc gia âm nhạc đâu, hay thầy bà nào đâu, mà bả luôn giữ vị trí hàng đầu mỗi khi bả lên sân khấu.


      Năng khiếu, với tôi, quyết định bảy mươi phần trăm. Ba mươi phần trăm còn lại, thuộc về duyên thơ, thuộc về nợ thơ, thuộc về số phần, thuộc về định mệnh, tức là, ông Luân Hoán ổng sinh ra vào lúc Sao Thơ xẹt ngang đỉnh trời, nên từ đó, ổng được sắp đặt để trở thành nhà thơ.


      Cái chỗ này, là tôi nói vui thôi. Bạn ơi, ba mươi phần trăm còn lại là nhờ vào nỗ lực của bạn. Nỗ lực đây, không có nghĩa là, ngày nào, bạn cũng rị mọ, ráng nặn, ráng nhào cho ra được thơ thì mới thôi Nỗ lực đây, có nghĩa là, bạn phải cần học, tự học, đọc thêm cho thiệt nhiều, tìm hiểu thêm cho thiệt nhiều chuyện thơ và chuyện làm thơ.


      Rồi, sẽ một ngày, thơ bỗng đầy trong túi áo bạn, thơ bỗng ngập trong tâm hồn bạn, thơ bỗng trào lên môi mắt bạn. Thơ bật tuôn ra ngoài.


      Tự nhiên. Một cách rất tự nhiên, như trường hợp Luân Hoán.


      *


      Luân Hoán làm thơ với đủ loại đề tài. Sau khi xem một trận đá banh. Sau khi xem vài tấm ảnh nghèo. Sau khi lái xe vòng vòng đi đâu đó, chở vợ đi làm, chở vợ đi chợ, đến nhà thăm bạn, đi uống cà phê với bạn bè, đi khám bệnh...


      Trong túi áo ông, lúc nào cũng có cây bút và tờ giấy. Chẳng phải do ông dư thừa thời gian, theo kiểu, thừa giấy thì vẽ voi. Mà ông tự biết ông, cái hứng thơ ấy mà, cái hứng muốn làm thơ ấy mà, nó ập tới, ngang nhiên, chẳng xin phép chủ nhân bao giờ.


      Nó bất chợt tới, nên nó cũng bất chợt đi. Nếu không kịp ghi lại, thì sẽ mất ngay lập tức, cái ý, cái tứ, cái từ, xinh xinh, ngồ ngộ, hay hay, mới vừa vụt thoáng qua đầu.


      Lúc nhìn tuyết rơi, khi ngủ dậy, một ngày sinh nhật của cháu con, Luân Hoán đều có thể, xuất ngón tay là thành thơ. Những câu thơ ngọt ngào, chở đầy trên chuyến thuyền tình, ngang qua dăm bến thơ, ghé vào, gửi gắm.


      Còn ngày xưa ư. Thơ đến với ông lúc khoác lên người bộ chinh y. Khi chiến trường vừa vơi tiếng súng. Lúc bạn bè anh em, còn sống trở về trong bộ dạng, người chống gậy, kẻ xe lăn.


      Luân Hoán cũng gửi lại chiến trường một phần của bàn chân, một phần thân thể. Khóc, chắc anh cũng đã khóc rồi. Buồn, chắc anh cũng đã buồn rất nhiều rồi. Giờ thì phải sống thôi.


      Sống thôi, nghe thật dễ dàng, nhưng ai từng có đời sống đủ dài thì mới biết, chẳng dễ dàng chút nào, nhất là đối với những người xa xứ, biệt quê.


      Ly hương, buồn lắm ai ơi.


      Và, hàng loạt những bài thơ, được nối tiếp nhau ra đời, đến nay, cũng chưa có dấu hiệu ngừng, là những bài thơ, anh viết dưới vòm trời, quanh năm, lạnh giá.


      *



      Luân Hoán, cũng như hết thảy các nhà thơ tài danh miền Nam thuộc Việt Nam Cộng Hòa khác, anh có tác phẩm đăng nhật báo và các tạp chí tên tuổi từ rất sớm, tuổi anh lúc ấy, đồ chừng chưa chạm mốc hai mươi.


      Anh làm thơ rất hay, và tất nhiên, đa dạng về thể loại. Nhưng như một người tình, anh đào hoa, rất đào hoa, ghẹo nguyệt giỡn trăng, không phải là không có, nhưng cuối cùng, anh chỉ chọn nàng lục bát để trao gởi trái tim mình, trao gởi phần hồn mình.


      Nếu nói những người thường làm thơ bảy chữ, tứ tuyệt hay thất ngôn bát cú, là những người hoài cổ, thì, với những người trót đa đoan với nàng lục bát, tôi cho rằng, đó là những người, đã thuộc về, đã mãi mãi thuộc về cái gọi là quê hương Việt Nam. Tuy hoàn cảnh có xô đẩy họ đến chân trời nào đi nữa, thì máu chảy trong thân thể họ, tiếng nói họ, tâm hồn họ, luôn thuộc về cái gọi là bản quán, quê xưa.


      Mời các bạn cùng tôi, đọc một bài thơ, mới nhất trên trang anh vừa viết, lúc năm giờ sáng ngày 01.12.2023

      Cùng Đám Bạn Tôi Xưa


      luôn đi ngược hướng mặt trời

      phơi lưng nắng dọi thấu đời bụi bay

      người ta đi, đánh hai tay

      tôi tay thọc túi và tay đưa đều


      phong lưu trong cuộc luôn nghèo

      vốn là cốt cách nhận đeo nghiệp trời

      ăn chơi hai vế đủ đôi

      dù chơi, ăn, chỉ dựa hơi bạn bè


      thật ra có bạn không bè

      thân nhau một đám lè phè cùng vui

      thằng nào cũng nghĩ hơn người

      sống vương giả thở thuốc mồi khói bay


      một tuần năm bảy lần say

      rượu trong suốt trắng, em mày mặt hoa

      triết lý đời: sống nhẩn nha

      việc chi cũng biết đủ qua sông dài


      "cái tài cõng thêm cái tai"

      ý Nguyễn Du nói, Kiều sai được à

      vậy nên cả đám tà tà

      thằng này thằng nọ tiếp sa sút dần


      thằng tôi cúng một bàn chân

      riêng đám cúng mạng gần gần một mươi

      nhiều thằng sự nghiệp thụt lùi

      chửi thề bằng cách nhếch cười bâng quơ


      khổ thân đám chữ văn thơ

      bị hành đủ cách phơi khô từng thằng

      gọi ông nhưng chính thực thằng

      hoặc con chi đó, trời trăng không chừng...

      *


      Rất xúc động. Thơ viết mỗi ngày, vậy mà khi đọc lên, rất xúc động. Bài thơ là một văn bản hoàn chỉnh, cả nội dung, cả hình thức. Giờ, mà có ai không ưa anh ấy, muốn vạch lá tìm sâu trên một văn bản vừa hoàn thành tích tắc sau giờ ngủ dậy, nói thiệt, tôi e rằng khó lắm đó, chớ chẳng phải chơi.


      Cái tứ của bài thơ đã nằm sẵn trên tựa đề - cùng đám bạn tôi xưa.


      Đấy, các bạn thấy không, là tôi vẫn hằng lập đi lập lại, thơ ấy mà, nó khác văn xuôi, nó có quyền không tuân theo bất cứ loại ngữ pháp nào mà ta đã được học ở trường.


      Ngữ pháp Việt Nam, một câu hoàn chỉnh phải là câu có đủ chủ ngữ và vị ngữ. Các thành phần khác chỉ là thành phần phụ. Không đủ một câu thì không được sử dụng dấu chấm cuối câu và cũng không được xuống hàng, bla, bla, bla, bla....


      Nhưng ở trong thơ, các câu, hoặc không có chủ ngữ, hoặc không có vị ngữ, hoặc không có cả chủ lẫn vị, nó chỉ là một ngữ động từ, một ngữ tính từ, thậm chí, nó chỉ là trạng ngữ..., mà nó vẫn được xem là một câu.


      Tiểu luận gia, nhà phê bình văn học Đặng Tiến, khi sinh thời, đã từng tuyên ngôn: “Thơ, là quyền uy tuyệt đối”.


      Nghĩa là, nó tuyệt đối đúng theo cách của nó, đúng theo kiểu của nó. Bạn đọc, chấp nhận hay không, thì nó vẫn cứ là như vậy. Nó là một văn bản hoàn chỉnh, đối với thơ.


      Ví dụ, tựa đề ở trên - cùng đám bạn tôi xưa.


      Nếu viết hoàn chỉnh theo kiểu văn xuôi thì phải viết thế này, “tôi cùng với đám bạn xưa”. Nghĩa là, “tôi” phải đứng đầu làm chủ ngữ, “cùng với” là từ nối đứng kế tiếp, rồi mới đến vị ngữ “đám bạn” và “xưa” là tính từ, bổ trợ cho “đám bạn”, để nói rõ thêm, bạn này, không phải là bạn mới quen, mà là bạn cũ, từ hồi xửa hồi xưa.


      Dài dòng như vậy để muốn nói với các bạn, dùng chữ cho thơ, sắp xếp vị trí chữ trong thơ, coi vậy chớ, hổng dễ ăn à nghen. Thơ mà viết giống văn xuôi thì tôi không đề cập ở đây. Còn thơ mà viết theo thể này, thể kia, thì nó là con dao hai lưỡi. Viết hay, thì thành thơ. Viết tào lao, tầm bậy tầm bạ, không có tứ, không có ý. không có tài dùng chữ, thì thành vè. Đọc nghe trơn tru vậy thôi, chớ thiệt ra, là kiểu sắp chữ, bài thơ chẳng chứa đựng được điều gì, và cũng chẳng truyền tải đi được một thông điệp gì.


      “Cùng đám bạn tôi xưa”, là những lời anh muốn tâm tình riêng, chỉ với những bạn quen từ hồi còn ở quê, cùng trang lứa, hoặc từng cùng trong quân ngũ, hoặc từng trong nhóm bạn văn chương.


      *


      Mặt trời lên ở đằng đông, thì anh đi về hướng tây, hướng của chiều tà, hoàng hôn bóng xế. Xế, như tuổi anh vậy, phía dốc xuống, bụi bay đầy. Người trẻ thì họ đi nhịp nhàng. Còn anh, mỏi rồi, nên anh đi theo cách của mình, cách của kẻ đã thấu lắm, cuộc đời.


      Giọng thơ nhịp nhàng, làm ta dễ hình dung ra tác giả trong cảnh đi bộ đời thường, mỏi thì mỏi chớ không buồn, thậm chí, còn nghe vui vui, bởi giọng thơ mang hơi hướm như tự trào vậy đó:


      luôn đi ngược hướng mặt trời

      phơi lưng nắng dọi thấu đời bụi bay

      người ta đi, đánh hai tay

      tôi tay thọc túi và tay đưa đều


      Giọng tự trào ấy lại tiếp tục. Sống với cuộc nghèo mà sao như tác giả cảm ra rất phong lưu. Phong lưu ấy là phong lưu của cốt cách, con nhà. Phong lưu ấy là số phần, được ông trời định sẵn, bày sẵn.


      Phong lưu nên có nghĩa cũng rất ăn chơi. Từ một từ ghép “ăn chơi” theo kiểu phá phách, thì anh lại ngắt chúng ra làm đôi, và khẳng định, dù là ăn, ăn uống, dù là tụ tập nói chuyện phiếm hay tiệc tùng, cà phê cà pháo, thì, anh cũng chỉ luôn là kẻ được bạn bè rủ, nói khác đi, là dựa hơi bạn bè thôi:


      phong lưu trong cuộc luôn nghèo

      vốn là cốt cách nhận đeo nghiệp trời

      ăn chơi hai vế đủ đôi

      dù chơi, ăn, chỉ dựa hơi bạn bè


      Rồi anh lại tếu táo, ồ quên mất, là bạn, chớ không phải bè. Các bạn anh, hết thảy, đều là bạn chí thân, chí thiết. Coi lè phè vậy chở đứa nào cũng có một cái đầu rất siêu, rất giỏi. Đứa nào cũng thành công nơi xứ người. Đứa nào về già cũng có một cuộc đời vương giả.


      Anh cũng vương giả chớ sao không. Nhìn cuộc đời anh đi, nhàn hạ thở, với thuốc - thuốc lá hay thuốc uống chữa bệnh, bạn muốn hiểu theo nghĩa nào cũng đặng - mồi lên, khói trắng bay bay:


      thật ra có bạn không bè

      thân nhau một đám lè phè cùng vui

      thằng nào cũng nghĩ hơn người

      sống vương giả thở thuốc mồi khói bay


      Một tuần có bảy ngày, thì anh đủ bảy lần say. Mà bạn ơi, cái say của ông Luân Hoán, không phải say rượu đâu, mà ổng say cái khác.


      Ống say cái làn da trong suốt như màu rượu trắng, say cái dung nhan tươi như hoa, xinh hơn hoa. Với triết lý sống, từ lâu, đã chọn cho mình, ông quyết không sống vội, không sống gấp, mà sống nhẩn nha, từ từ.


      Từ từ, cái gì cũng nhừ. Là người ta hay nói thế.


      Chuyện gì vào tay ổng, cũng xong. Chuyện gì, ổng cũng giải quyết trọn vẹn, ngon lành. Bạn đã hiểu điều ổng muốn ẩn dụ chưa Nghĩa là, gì gì đi nữa, ổng cũng đều rành rẽ. Không dám khoe tài cán chi, nhưng khẳng định, đủ để vượt sông dài:


      một tuần năm bảy lần say

      rượu trong suốt trắng, em mày mặt hoa

      triết lý đời: sống nhẩn nha

      việc chi cũng biết đủ qua sông dài


      Đủ là đủ của cái thời còn trai trẻ, trung niên thôi. Chớ bây giờ, anh thú nhận, theo tuổi tác, cũng sa sút dần.


      Tuy vậy, cách diễn đạt trong thơ vẫn rất vui. Kiểu như, đổ thừa, tại tụi tui có tài, mà, có tài thì kèm theo tại, tại họa. Ông Du ổng nói rồi nên đố chạy vào đầu cho thoát:


      "cái tài cõng thêm cái tai"

      ý Nguyễn Du nói, Kiều sai được à

      vậy nên cả đám tà tà

      thằng này thằng nọ tiếp sa sút dần


      Vì là tác giả bài thơ nên ảnh cũng “tả oán” cho mình hơn chút. Rằng thì là, ở tuổi đôi mươi, ảnh đã tình nguyện hiến cho quê hương, đã tình nguyện cúng cho cuộc chiến, một-bàn-chân.


      Đó là còn nhẹ đấy. Hồi còn quân ngũ, ảnh đã chứng kiến cả chục cái chết, bỏ mạng ngoài sa trường của đồng đội. Dù muốn dù không, ảnh cũng vẫn đỡ hơn. Những thương tật khác, nhiều khi, mất đến quá nửa người, đau đớn lắm:


      thằng tôi cúng một bàn chân

      riêng đám cúng mạng gần gần một mươi

      nhiều thằng sự nghiệp thụt lùi

      chửi thề bằng cách nhếch cười bâng quơ


      Không chửi thề bâng quơ thì biết làm gì hơn bây giờ. Số mạng đã định thế thì đành phải thế.


      Kết thúc, anh lại trở về với cái ba lơn thuộc tính. Anh ba lơn, không nhằm để chòng ghẹo người khác. Anh dùng nó để cười cợt chính mình và để xem nhẹ mọi điều. Ông ông thằng thằng, xuống chó lên voi, vẫn là cuộc đời xưa nay.


      Nói trời nói trăng, nói thiên nói địa, cũng chỉ là tìm vui trong dim ba phút:


      khổ thân đám chữ văn thơ

      bị hành đủ cách phơi khô từng thẳng

      gọi ông nhưng chính thực thằng

      hoặc con chi đó, trời trăng không chừng...


      *


      Anh Luân Hoán, cùng Khánh Trường, Nam Dao, Vy Khanh, Trần Vấn Lệ, Đào Hiếu, Du Tử Lê, Đặng Tiến... , là những ân nhân của đời thơ tôi.


      Nói ân nhân, là vì, từ ngay những buổi đầu, còn ban sơ, các anh đã tin tưởng tôi mà khích lệ tôi ra sách. Các anh viết nhiều bài để giới thiệu tôi, để làm lời bạt hoặc là làm tựa cho sáu cuốn thơ tôi, lần lượt ra đời.


      Công tâm. Bất vụ lợi.


      Những ân tình ấy, tôi không thể nào quên. Kiếp này, chúng ta là anh em bạn văn. Xin kiếp sau và nhiều kiếp sau nữa, cũng vẫn là cùng chung ý hướng trong nghiệp viết đa đoan, buồn vui có đủ này.


      Phạm Hiền Mây

      Sài Gòn ngày 02.12.2023

      Phạm Hiền Mây

      Ngôn Ngữ số 1/1-2024
      Chúc Mừng Tết Nguyên Đán 2024

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Luân Hoán, một người thơ, một đời thơ Phạm Hiền Mây Nhận định

    3. Bài viết về nhà thơ Luân Hoán (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Luân Hoán

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Tình già nhà thơ xứ Quảng (Nguyễn Văn Nhân)

      Luân Hoán, một người thơ, một đời thơ (Phạm Hiền Mây)

      Luân Hoán (Học Xá)

      Luân Hoán (Võ Phiến)

      Chân dung thơ Luân Hoán (luanhoan.net)

      Luân Hoán, Một Đời Thơ

      Đọc Nhịp Thở Luân Hoán

       

      Tác phẩm

       

      Thơ Lê Hân Từ Nguồn Nhạc Tình Ca (Hà Khánh Quân)

      Tưởng Năng Tiến (Luân Hoán)

      Chu Vương Miện, Thơ Với Cuộc Chơi Loanh Quanh Giữa Chợ (Luân Hoán)

      Võ Phiến, cuối cùng tôi được gặp

      (saigontimesusa.com)

      Vuông chiếu Luân Hoán

      Thi Phẩm đã xuất bản

      Trang thơ Luân Hoán:

      - Linh Tinh Thơ Tình

      - Theo Người Theo Đời

      - Thơ Luân Hoán thời 70+

      - Trích thơ Luân Hoán đã xuất bản

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)