1. Head_

    Dương Quảng Hàm

    (14.7.1898 - 19.12.1946)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      7-9-2024 | VĂN HỌC

      Lữ Quỳnh, Bạn Tôi

        TRẦN HOÀI THƯ
      Share File.php Share File
          

       


           Nhà văn Lữ Quỳnh

      Tôi và Lữ Quỳnh có nhiều điểm chung. Cùng năm sinh. Cùng cảnh hẩm hiu của một đứa bé không thấy mặt cha từ khi còn quá nhỏ, cùng học Quốc Học - Huế, cùng gốc lính sư đoàn 22 BB, cùng viết cho Bách Khoa, Ý Thức và bây giờ, cùng ở Mỹ, tiếp tục cùng văn chương chữ nghĩa.


      Biết anh từ những bài thơ đầu tiên trên Bách Khoa. Thơ anh đăng khá sớm trên một tạp chí bề thế, lúc anh còn là cậu học sinh trung học. Nhưng thật sự cái giao tình bắt đầu từ năm 1967, khi tôi rời Thủ Đức về sư đoàn 22 BB tại Bà Gi (tỉnh Bình Định) để bắt đầu lao vào trận mạc. Đơn vị tôi là đại đội 405 thám kích, doanh trại nằm trên đồi, nép mình dưới ba ngọn tháp Chàm mà Chế Lan Viên đã xem như là biểu tượng của Điêu tàn qua tập thơ của ông thời tiền chiến. Còn đơn vị anh là một đơn vị quân y, doanh trại nằm ngay dưới đồi, về hướng đông. Hai đơn vị dù khác nhiệm vụ nhưng hai đứa chúng tôi có cùng một mẫu số chung. Cùng viết văn làm thơ. Cùng viết cho Bách Khoa. Cùng đến từ xứ Huế. Dù thời gian này tại Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 22 BB có những cây viết cho Bách Khoa như Doãn Dân, Nguyễn Kim Phượng (tức là Hoàng Thị Bích Ni), nhưng tôi thân với Lữ Quỳnh nhiều hơn. Thứ nhất là tánh tình anh cởi mở. Thứ hai những ý nghĩ về văn chương xem như giống tôi. Chúng tôi không xem văn chương là đồ trang sức, mà ngược lại dùng văn chương để nói lên những tiếng kêu trầm thống của một thế hệ bị thua thiệt, bị ném vào lò lửa của chiến tranh.


      Lúc bấy giờ, Lữ Quỳnh là một sĩ quan cấp úy. Nếu tôi nhớ không lầm, anh là Sĩ quan Phụ tá Hành chánh Quân y của tiểu đoàn. Với chức vụ ấy, anh được cấp một xe Jeep và tài xế. Còn tôi thì chỉ có "xe chân”. Cũng nhờ xe anh mà tôi được "quá giang” theo anh về Quy Nhơn sau khi đơn vị hết hành quân, hay được dưỡng quân. Thỉnh thoảng chúng tôi gọi nhau, và anh lái xe lên đồi hậu cứ của tôi, bốc tôi xuống một quán cà phê thị trấn ở An Nhơn, Đập Đá...


      Anh là một mẫu người nghiêm túc, chững chạc. Anh không có một đam mê nào ngoài đam mê viết. Không phải như tôi, viết cẩu thả, viết thả giàn, viết có khi chẳng cần coi lại, trái lại anh viết rất chững chạc. Anh thai nghén một bài văn khá kỹ trước khi đặt ngòi viết xuống giấy. Một ví dụ là khi anh viết một truyện kể về những người đập đá, (trong truyện Bụi Đá), anh đã lái xe đến tận nơi, cố tìm hiểu, nhận xét về cảnh tượng... Hay truyện Bóng Tối Dưới Hầm, anh đã dùng những chất liệu có thật trong cuộc đời quân ngũ của mình để xây dựng.


      Những ngày tháng ấy, chúng tôi cùng nhau viết, cùng nhau gởi bản thảo về Sài Gòn. Chúng tôi viết trong không gian gào rú tiếng máy bay phản lực hay ì ầm tiếng nổ của bom hay cà-nông vọng về. Chúng tôi viết dưới mái tôn tiền chế lạnh lẽo, âm thầm, bên cạnh những hàng dây kẽm gai, hay giao thông hào... Chúng tôi đã chuyển không khí chiến tranh, những vấn tra của người nhập cuộc, những tiếng nổ đầy bất trắc về Sài Gòn. Chúng tôi đã thét gào đòi lại quyền của tuổi trẻ. Chúng tôi được các ngài ở Sài Gòn phong cho là “những cây bút trẻ miền Trung”.


      Trong những điều kiện khắc nghiệt, và trong những hoàn cảnh đầy đe dọa lên số phận, vậy mà Lữ Quỳnh vẫn viết. Viết đối với anh, theo tôi, là một đam mê, chứ không phải là trách nhiệm, hay “một cây bút là một sư đoàn” gì ráo... Tôi bỗng nghĩ đến một nhận định của Mai Thảo khi ông giới thiệu bài Bệnh Xá Cuối Năm của tôi trên Văn. Ông cho là tôi đã: “đặt sống thành suy nghĩ. Tự thành trong cô đơn”. Nhận định này rất đúng cho Lữ Quỳnh. Riêng tôi thì 60%. Còn LQ có lẽ là 100%.


      Bởi vì mỗi bài viết của anh, dù là văn hay thơ đều bắt độc giả suy nghĩ. Bởi chúng là kết quả của những suy nghĩ của anh và anh muốn gởi lên trang giấy. Không những anh sống để viết. Mà sống để suy nghĩ và viết.


      Tôi xin dẫn chứng một đoạn ngắn trong Những Cơn Mưa Mùa Đông mà tôi mở tình cờ một trang sách, để nhận rõ sự suy nghĩ này qua một nhân vật.


      Đây là đoạn tả lại cảnh một ông lão mắng đứa con trai của ông vì tội dám lấy ná bắn vào cái dĩa sứ đẹp đẽ:

      Mới ngày nào đây thôi mà – Ông già nói làu bàu trong miệng – mày ngỗ nghịch quá, ai đời với chiếc dĩa đẹp đẽ như thế này mà mày dám dùng làm bia để bắn ná. Tao nghe một tiếng “bốp”, chạy ra, nhìn lên chiếc dĩa, nó đã rạn nứt như thế này rồi. Còn mày thì biến lẹ như một con còng chui sâu dưới vườn... Nghịch ngợm như mày, tưởng không bao giờ thành người lớn được chứ. Lại cái tội háu ăn nữa. Thế mà rồi mày không còn ở với tao, mày lại chết trong tư thế của người lớn mà. Tham gia, tham dự, tham gì gì đi nữa, rồi cũng chỉ có khổ cái thân già của cha mày thôi con ạ. [1]

      Đọc đoạn trên ta hiểu ngay về cái ẩn dụ mà Lữ Quỳnh đã gởi qua lão già. Cái dĩa là cái bia. Và hành động nghịch ngợm của thằng bé còn mang theo một tư thế của người lớn. Phải trong chiến tranh, người ta sẽ dùng bia người để nhắm. Để rồi “lại chết trong tư thế người lớn”...


      Xin trích một đoạn khác, trong một truyện trước 1975 của anh, để chứng minh là văn chương đối với anh là văn chương đầy những suy nghĩ, tra vấn đầy ý thức:


      Từ :

      “Chính gã khóc chứ không phải cái tôi mà gã chọn lựa, cái tôi không bao giờ mềm yếu, phản trắc, lầm lẫn ấy khóc cả.”

      Trong bóng tối của chiếc hầm chật hẹp, người đàn ông cố nhìn bàn tay mình mà vẫn không thấy nổi. Gã vừa nghĩ tới những kỷ niệm thật xa. Lúc này gã nhớ lại hình ảnh người nhạc sĩ nằm chết trên bến sông, gã đã khóc thật nhiều trên quãng đường công tác còn lại. Con tim bật máu làm trào nước mắt. Chính gã khóc chứ không phải cái tôi mà gã chọn lựa, cái tôi không bao giờ mềm yếu phản trắc lầm lẫn ấy khóc cả. [2]

      Đến :

      “Tiếng nói không biết có phải là của mình không nữa?”

      “.... Trong bóng tối, thiếu nữ cảm thấy chới với khi nghe tiếng nói của người đối diện. Tiếng nói, chỉ có tiếng nói thôi. Ma quái quá sức. Tiếng nói. Trong căn hầm chỉ có tiếng nói và tiếng nói thôi. Thiếu nữ nghĩ mình cũng không còn nhận ra mình. Tiếng nói không biết có phải là của mình không nữa? [2]

      Ngay cả bây giờ, anh vẫn đặt sống thành suy nghĩ. Dù cái bóng tối dưới hầm của ngày xưa chỉ còn là hoài niệm, nhưng cái bóng tối bây giờ vẫn còn vây phủ anh, đầy hiu quạnh và cô đơn:


      thường có những giấc mơ

      gặp gỡ bạn bè

      những người bạn ra đi đã nhiều năm

      nay kéo về

      nói cười ấm áp

      tôi rất vui rất vui trong từng đêm như thế

      để lúc tỉnh ra

      ngồi một mình trong bóng tối

      quạnh hiu. [3]


      Bài thơ mới sáng tác, nhưng bóng tối vẫn là bóng tối. Dù ngày xưa hay bây giờ.

      Nhưng cũng nhờ bóng tối ấy mà anh vẫn tiếp tục viết, tiếp tục sáng tác.

      Nếu không, chắc đời phải là buồn lắm.

      Phải không, Lữ Quỳnh?


      Trần Hoài Thư


      [1] Truyện viết năm 1974, do Thư Ấn Quán tìm lại tại Thư Viện Cornell và được tái bản trong Tủ Sách Di Sản Văn Chương Miền Nam.

      [2] Trích từ truyện ngắn Bóng Tối Dưới Hầm.

      [3] Trích từ “Giấc Mơ” trong thi tập “Những Giấc Mơ Tôi” của Lữ Quỳnh do nhà xuất bản Văn Mới ấn hành năm 2013


      Trần Hoài Thư

      Nguồn: Tạp chí Ngôn Ngữ số 33, 1/9,2024
      Thơ Văn Ngôn Ngữ Và Giới Thiệu Nhà Văn Lữ Quỳnh

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Lữ Quỳnh, Bạn Tôi Trần Hoài Thư Nhận định

      - Bức Tranh Quyên Sinh Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ Trần Hoài Thư Nhận định

      - Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng Trần Hoài Thư Hồi ức

      - Hành trình tạp chí Chỉ Đạo Trần Hoài Thư Giới thiệu

      - Sự Mầu Nhiệm của Nghệ Thuật Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Hành trình của ký giả Lô Răng Trần Hoài Thư Nhận định

      - Thăm vợ vào ngày giáng sinh Trần Hoài Thư Thơ

      - Quà Giáng Sinh 2021 của Blog THT: Thêm 72 số báo Văn của năm 1969, 1970, 1971... Trần Hoài Thư Giới thiệu

    3. Bài viết về nhà thơ Lữ Quỳnh (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Lữ Quỳnh

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)

      Nhà Văn Lữ Quỳnh Viết Truyện Phản Chiến Ở Vị Trí Và Bối Cảnh Nào? (Trần Văn Nam)

      Những Hồi Ức Buồn: Đọc Thơ Lữ Quỳnh (Khuất Đẩu)

      Bên Ly Cà Phê, Ly Rượu... Thấp Thoáng Bóng Lữ Quỳnh (Nguyễn Lệ Uyên)

      Lữ Quỳnh: “Những con chữ lang thang không ngày tháng” (Du Tử Lê)

      Những Giấc Mơ Tôi – Lữ Quỳnh (Du Tử Lê)

      Nghĩ về kết cấu chặt chẽ ở thể truyện ngắn Lữ Quỳnh (Trần Văn Nam)

      Tiếng Kêu Trầm Thống Trong “Những Cơn Mưa Mùa Đông” (Nguyễn Lệ Uyên)

      Lữ Quỳnh, Buồn Như Ly Rượu Cạn! (Khuất Đẩu)

      Lữ Quỳnh, Những Con Chữ Lang Thang Không Ngày Tháng (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Lữ Quỳnh Với Những Con Chữ Lang Thang Không Ngày Tháng (Phan Tấn Hải)

      “Sao lâu rồi không thấy Quỳnh viết gì”

       (Đỗ Hồng Ngọc)

      Mây Trong Những Giấc Mơ Của Lữ Quỳnh

       (Nguyễn Lương Vỵ)

      Nhà thơ Lữ Quỳnh và con mắt của giấc mơ

       (Nguyễn Thị Khánh Minh)

      Lữ Quỳnh, Người Bạn Văn Suốt Cả Cuộc Đời Tôi (Nguyên Minh)

      Sinh Nhật của Một Người Không Còn Trẻ - Lữ Quỳnh (Nguyễn Thị Hải Hà)

      Lữ Quỳnh và “Những Giấc Mơ Tôi”

       (Trần Thị Nguyệt Mai)

       

      Tác phẩm của Lữ Quỳnh

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Nỗi Nhớ Hoàng Sa (Lữ Quỳnh)

      Những Kỷ Niệm Về Một Thời Ý Thức (Lữ Quỳnh)

      Những Cơn Mưa Mùa Đông

       

      Tác phẩm Lữ Quỳnh trên mạng:

       - Sáng Tạo, - Luân Hoán, - Phạm Cao Hoàng

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)