|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Mời nghe đối thoại của hai nhân vật trong kịch của Lữ Kiều:
- Tôi hiểu thấm thía một thứ tình cảm mạnh hơn tình yêu.
- Là gì?
- Hận thù.
“Tôi” là kẻ đã lên núi, đã trở về, và đã nhất quyết sẽ phá cầu.
Cầu nào? Tác giả không nói ra, nhưng ai cũng đoán biết. Hãy nghe nhân vật của ông nói:
- Nhà tôi ở đầu cầu, tôi đã lớn lên bên bến sông ấy, xuống tắm dưới chân cầu kia. Nhưng tôi tình nguyện phá, vì không thể làm khác. Chúng ta là những kẻ bất hạnh. Cậu đã mù nên chẳng trông thấy hòa bình. Còn tôi thì không sống đến ngày ấy.
- Trung, tại sao?
- Phá cầu tôi đau đớn lắm. Tôi vẫn là bạn cậu, Miên hãy nhớ như thế. Dù là hận thù, dù là tình ái, thì cũng chỉ là tình cảm.
Miên và Trung là hai người bạn từ thuở ấu thơ. Trong đời nhau đã bao lần cùng chạy nhảy nô đùa, bơi lội dưới giòng sông ấy. Miên đi lính bên này, rồi giải ngũ vì bị mù mắt. Trung lên núi theo bên kia, rồi trở về đặt mìn phá cầu. Việc phá cầu ấy đáng trách hay không đáng trách, đúng hay sai, hẳn đó không phải là điều cần nói ra ở đây. Cả cái tình tiết của cốt truyện, tuy là sườn của vở kịch, cũng nên thụt lui ra đằng sau. Nhường chỗ cho cái bi kịch là sự mâu thuẫn oái ăm, không phải cái mâu thuẫn đến từ hai thế đứng đối ngược nhau của Miên và Trung, mà là sự mâu thuẫn nằm chình ình giữa tâm hồn Trung.
Đã có ai yêu thương cây cầu ấy hơn Trung. Nhưng Trung vẫn phải phá sập nó vì không thể làm khác. Tại sao thế? Dù đau đớn lắm Trung vẫn phải phá cầu, bởi vì tình yêu, dù là hận thù, dù là tình ái, thì cũng chỉ là tình cảm. Cái bi kịch của Trung là ở chỗ ấy. Rằng cái biên giới giữa hận thù và tình ái tự bao giờ đã bị Trung bôi xóa mất. Bảo đó là niềm chán chường đến tuyệt vọng, hay lòng hăng say đến quyết liệt, hay sự cay nghiệt của định mệnh, hay sự vô nghĩa đến lạnh lùng của mọi việc trên đời, có khác gì nhau không? Chúng ta là những kẻ bất hạnh.
Ví thử nếu không có chiến tranh, liệu Trung có thoát ra khỏi cái bi kịch ấy? Liệu Trung vẫn có thể tìm được lý do nào khác để gài mìn, rồi ở lại để cùng cây cầu nổ tan thân xác? Tại sao Mizoguchi đã đốt Kim Các Tự? Điều gì đã xô đẩy Trung đến cái mép rìa bi kịch của thân phận con người? Tôi không biết, nhưng tôi tin lời Trung nói là Trung sẽ bất hòa với đời mình nếu không giật mìn để phá cầu. Tôi như nghe thấy trong lời kịch những buổi chiều vàng đẹp đến muốn tự sát vì một tình yêu nào đó đã tức tưởi chết từ những ngày thơ ấu. Những ngày khi Miên và Trung cùng thẫm trong nắng vàng lúc mặt trời dần khuất, cùng say mê hát: Người yêu dấu ngàn đời thầu chăng, anh bước ra đi luyến tiếc hoài, đời còn có em nay là thôi.
Tại sao khi sắp sửa dẫn thân vào cõi chết Trung lại cảm thấy sung sướng khi gặp lại Kim, chị của Miên? Có hay không một thứ tình cảm âm thầm đã nhen nhúm trong lòng Trung mà mãi mãi không được thổ lộ. Liệu điều gì sẽ xảy ra nếu hình ảnh vàng ngợp của Kim Các Tự trong đầu Mizoguchi đã không làm anh bị bất lực khi đang ôm ấp người bạn gái? Liệu Miên có mãi mãi là kẻ mù lòa? Liệu Miên rồi sẽ tha thứ cho Trung?
Văn tức là người. Điều ấy có khi đúng, có khi sai. Có khi vừa đúng, vừa sai.
Lữ Kiều & Lữ Quỳnh ngày hội ngộ
Tháng trước tôi được thêm hai người bạn. Thiền sư Phạm Văn Nhàn giới thiệu cho tôi hai người bạn lâu năm của anh, hai ông họ Lữ vốn tự xưa là đồng du hiệp thiếu: Lữ Quỳnh và Lữ Kiều.
Rồi hỏi: Thấy hai người bạn già của tôi ra sao?
Tôi trả lời: Mỗi người một vẻ. Lữ Quỳnh thâm trầm, nói nhiều bằng khuôn mặt. To và nặng như núi. A mountain never moves. Lữ Kiều tươi cười, ấm áp trong lời nói. Trong và vui như giòng suối. A spring adores its banks.
Thật không có nhận định nào sai lầm hơn. Ai mà có thể ngờ là ẩn sau tiếng cười róc rách của dòng suối ngọt ngào ấy lại là dập dồn thác ghềnh tuôn chảy, là cuồn cuộn cuồng lưu, là tưng bừng sóng nước. Đọc văn Lữ Kiều là bị đẩy vào cõi lung linh giữa hư và thực, giữa hồn nhiên và lý sự, giữa cao thượng và ích kỷ, giữa ham muốn và thánh thiện, giữa ý thức sáng suốt và mơ mộng lãng mạn, giữa xung đột và dằn vặt, tất cả trộn lẫn với nhau, đọc lên cứ như là say rượu.
Lữ Kiều của tập kịch Kẻ Phá Cầu, của tập truyện Trên Đôi Là Lô Cốt, là Lữ Kiều hai mươi tuổi của những ngày chiến tranh bom đạn. Là những đau đớn đến tàn nhẫn, những băn khoăn đầy ý thức của kẻ sĩ trong một đất nước nhiễu nhương, bên cạnh những rung động rạo rực của thèm khát yêu đương, có khi là thơ ngây, dại khờ, của một tâm hồn còn trong trắng, khao khát đi tìm cái đẹp ở trên đời. Vì thế họ gần gũi với chúng ta. Vì thế chúng ta vẫn có thể yêu Trung. Vì thế ta thấy mình bâng khuâng tự hỏi liệu Hiền có bao giờ đã cảm thấy sự rung động dạt dào trong lòng người em chồng những ngày nàng còn con gái, khi Cung đem thư của anh mình đến cho nàng? Và Nhị, ai trong chúng ta đã từng đối diện với tình cảm của một người yêu mình mà mình không muốn người ấy? Có khô không?
Vì thế đọc văn Lữ Kiều ta có thể yêu anh thân thiết như yêu một người bạn đã cùng mình chơi đùa, chạy nhảy từ những ngày lên năm, lên bảy, dù rằng ở trần gian này có thể anh có ít nhiều thâm niên công vụ hơn ta. Ai cũng chẳng đã một thời là hai mươi tuổi những ngày chiến tranh khói lửa. Mà có cần phải sống cùng một thời mới thông hiểu nhau không? Nguyễn Du chẳng đã hai trăm mấy chục năm ư? Tô Đông Pha thì cũng đã hơn nghìn năm rồi? Sao vẫn thân thiết là thế! Tôi đọc Lữ Kiều thấy anh gần gũi như hòn đá trước hiên nhà. Môn tiền cổ kiệt ngọa tà dương, Duyệt thế như lưu sự khả thương. Hòn đá cổ nằm dưới nắng tà, đang cùng ta nhìn cuộc đời trôi qua mà ngậm ngùi giọt lệ, cùng nhớ lại một thời âu lo chiến tranh, băn khoăn thân phận giống nòi. Cùng nhìn ra, thấy trái đất này nó đang quay. Ai ơi, kìa trái đất này nó đang quay.
Văn Lữ Kiều ngời lên ánh sáng, âm vang tiếng gọi phải tiếp ứng nhau. Phải làm sao tiếp ứng với những đốm lửa đang le lói cháy một mình, như lời nhắc nhở của St. Exupery. Và vì thế Lữ Kiều là đáng yêu, là ấm áp, là thao thức, là mang lại cho chúng ta sự tin tưởng ở nhau, là làm chúng ta muốn xích lại gần bên nhau hơn. You are forever responsible for what you have tamed. Tôi tin là Trung đã được Kim thuần hóa. Vì thế, giữa những sắt máu của tín điều quyết liệt, Trung vẫn là kẻ đáng yêu. Và nhờ thế, tôi vẫn có thể giữ được lòng tin tưởng rằng những kẻ ôm bom tự sát hôm nay không phải là những kẻ đã đánh mất lương tri.
Và nhờ thế, tôi giữ được niềm tin rằng sự thật có thể cứu rỗi chúng ta. Cuối cùng rồi, thiện sẽ thắng cái ác. Đấy chẳng phải là niềm hạnh phúc lớn lao sao?
Houston, Lễ Độc Lập 2019, Tiết Hạ Chí, Kỷ Hợi
- Nghĩ về thơ Tô Thẩm Huy Tạp luận
- Vài Ngẫm Nghĩ Đọc Bảng Lược Đồ Văn Học Của Linh Mục Thanh Lãng Tô Thẩm Huy Tạp luận
- Việt Thạch Nguyễn Thụy Đan Và Tấc Lòng Thiên Cổ Tô Thẩm Huy Nhận định
- Lữ Kiều, Giòng Suối Dịu Dàng Hơn Tình Yêu, Dữ Dội Như Định Mệnh Tô Thẩm Huy Nhận định
- Việt Thạch Nguyễn Thụy Đan và Chướng Vân Từ Tô Thẩm Huy Nhận định
- Cao Đông Khánh Kẻ Say Đắm Hồn Nhiên Với Cuộc Đời Tô Thẩm Huy Nhận định
• Lữ Kiều, Giòng Suối Dịu Dàng Hơn Tình Yêu, Dữ Dội Như Định Mệnh (Tô Thẩm Huy)
• Viết Như Kinh Kha Buồn (Khuất Đẩu)
Đọc Kịch Lữ Kiều (Khuất Đẩu)
Đọc tập truyện Trên Đồi Là Lô Cốt của Lữ Kiều (Khuất Đẩu)
Tôi cũng tin vậy… (Đỗ Hồng Ngọc)
Lữ Kiều – Thân Trọng Minh, từ cái nhìn bè bạn (dohongngoc.com)
Đôi dòng cho tập LÃNG CA của Lữ Kiều (Đỗ Nghê)
Lữ Kiều, chàng nho sinh... (Nguyễn Lệ Uyên)
Xem Tranh Thân Trọng Minh qua email (Nguyễn Lệ Uyên)
Lữ Kiều (Luân Hoán)
Lữ Kiều và 2 tác phẩm tiêu biểu (Du Tử Lê)
Thơ của một người “…tôi lỡ tôi”: Lữ Kiều (Du Tử Lê)
Những vở kịch đời được đưa vào trang viết của Lữ Kiều (Mang Viên Long)
Lữ Kiều (phannguyenartist.com)
(Nguyễn Thị Khánh Minh)
Lữ Kiều của Huế và một thời Ý Thức (Hiếu Tân)
• Tự Tình Gởi Nhóm Ý Thức (Lữ Kiều)
Tác phẩm Lữ Kiều trên mạng:
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |