1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Lê Văn Trương (Phạm Thế Ngũ) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      12-8-2020 | VĂN HỌC

      Lê Văn Trương

        PHẠM THẾ NGŨ
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà Văn Lê Văn Trương
         (HS Phan Nguyên vẽ)

      Lê Văn Trương là một cây bút tiều thuyết có sức sản xuất rất dồi dào đồng thời là cây bút cột trụ, viết nhiều và được đọc hơn cả trong các cây bút Tân Dân. Tác phẩm của ông đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san hoặc xuất bản bởi nhà Tân Dân vào năm 1940 đã lên đến vài chục bộ. Năm 1937, ông được Vũ Đình Long giao cho làm chủ bút tờ Ích Hữu và dưới biệt hiệu Cô Lý, viết những bài nghị luận hoặc xã thuyết. Thời này ông thường đi đôi với Trương Tửu, cả hai cùng tôn thờ cái triết lý về sức mạnh, và tuyên truyền nó trên tờ Ích Hữu hoặc trong những cuộc diễn thuyết (như cuộc diễn thuyết ở hội Tri Tri Nam Định ngày 14-12-37).


      1. Mấy khuynh hướng cốt truyện của Lê văn Trương


      Tiểu thuyết của Lê văn Trương viết rất nhiều, ông lại thường thêm vào những tiểu tựa để phân biệt như Ái tình tiểu thuyết, Tâm lý tiểu thuyết, Xã hội tiểu thuyết, song những chữ ấy không phải là một tiêu chuẩn xác đáng. Chúng ta có thể căn cứ vào nội dung câu chuyện chia văn phẩm của ông làm ba loại như sau:


      Trước hết ông là nhà tiểu thuyết của giới giang hồ. Rất nhiều truyện của ông là những truyện trai tứ chiếng gái thanh lâu, mô tả cuộc đời, kiến văn. cùng tâm lý của hạng người này. Nhưng không phải ông mô tả những cái kém cỏi sa đọa tồi bại của họ như ở một vài nhà văn xã hội tả chân, mà trái tại có khuynh hưởng nâng cao họ lên địa vị những anh hùng về thủ đoạn hoặc tâm hồn, có thể làm cảm động, kính phục. Ngay truyện đầu tiên của ông đã thuộc loại này: Trước cảnh hoang tàn Đế thiên Đế thích là một câu truyện tinh giữa Bella Như Nhang hay cô ba Cần thơ, gái điếm thượng lưu cùng Hoàng Cương, tay kinh doanh phá sản vì gặp hồi kinh tế khủng hoảng. Mấy truyện kế tiếp Cô Tư Thung, cánh sen trong bùn cũng đều là những truyện tình trong giới giang hồ cả. Ngoài truyện tình còn những truyện ông thuật lại cuộc đời giang hồ mà có lẽ chính ông đã từng trải ở Cao Mên, ở Trung Hoa. Thí dụ truyện Trường đời, Tôi thầu khoán... thuật công việc đắp lộ ở vùng Hoa Nam gần biên giới Bắc Việt, truyện Những đồng tiền siết máu nói về cờ bạc Ma cao, truyện Tôi là mẹ, Người bạn biển kề việc làm đồn điền ở Cao mên, buôn lậu qua rừng Xiêm hoặc làm cá trên Biển hồ.



      Ta cũng thấy ở ông nhà tiểu thuyết hay ca tụng những tình cảm gia đình, những nghĩa vụ luân lý. Thí dụ về tình anh em trong Người anh cả: Cha mẹ mất sớm, Vượng phải một mình dẫn dắt nuôi nấng một đàn em. Chàng làm thư ký một sở tư và hết sức giật gấu vá vai mới lo được cho các em đi học và cửa nhà đầy đủ. Về sau các em đều thành đạt, leo lên thang danh vọng, bỏ mặc chàng lẻ loi già yếu, Vượng cũng không lấy làm oán giận. Thí dụ về tình chồng vợ, nghĩa vụ người mẹ góa đối với con, trong Tôi là mẹ: Vĩnh làm đồn điền bị phá sản, đề cứu vớt gia tư đành phải đi buôn lậu qua Xiêm nhưng bị giết giữa rừng. Vợ chàng là Vân ở góa, can đảm nuôi ba con. Ngoài ra còn vô số những truyện mà chỉ cái nhan đề tự nói lên khuynh hướng gia đình này của tác giả: Một người cha, Người vợ lý tưởng, Người vợ hoàn toàn, Một đứa bé mồ côi, Con đường hạnh phúc, Đứa con bạnh phúc...


      Sau hết ta cũng thấy ở ông nhà văn hay đả kích cải xã hội trưởng giả thời Pháp thuộc, phô bày những giả dối đê hèn của lớp người giàu sang hay những xấu xa của xã hội văn minh vật chất. Tiêu biểu cho khuynh hướng này là cuốn Trong ao tù trưởng giả với nhân vật chính là cô Tuyết Trinh con cụ Hường Bùi, nhà giầu ở Hà nội, còn con gái đã thất thân với anh rể được cha mẹ dùng tiền bạc để lừa gả cho một anh sinh viên khù khờ, vậy mà không biết tu tỉnh, cậy của lăng loàn, ngang nhiên đi với trai, càng ngày càng hư đốn. Ngoài ra còn các truyện khác: Đứa cháu đồng bạc, Một lương tâm trong gió lốc, Một cô gái mới, Chồng chúng ta và vô số tiểu thuyết mang cái tiểu tựa xã hội hoặc tâm lý xã hội của Lê văn Trương đều thuộc về loại này.


      2. Con người hùng và những lý thuyết của Lê Văn Trương


      Trong tất cả các tiểu thuyết, Lê Văn Trương thường trình bày nhân vật chính dưới diện mạo một người hùng lỗi lạc ngang tàng, thể hiện những đức tính ông cho là tốt đẹp nhất của con người. Trong các tiểu thuyết giaug hồ, người hùng ấy là chàng trai khí khái gan dạ, bỏ học, đi kinh doanh, đi buôn, làm những nghề nguy hiểm hay những nghề ngoài pháp luật nữa, ít cái học nhà trường nhưng rất giàu sự hiểu biết ngoài đời, lại biết yêu đương say đắm, cho nên làm mê mẩn lắm cô tiểu thư đài các, hoặc là tri âm của một hạng hoa khôi thanh lâu, ngồi trên tiền bạc lặn trong tình trường mà vẫn thấy thiếu thốn trống rỗng. Đó là cụ thể hơn những chàng Hoàng Cương trong Đế thiên Để thích, Đoàn Hữu trong Cô tư Thung, Cung trong Cánh sen trong bùn, Trọng Khang trong Trường đời...

       

      Trong những tiểu thuyết về tình cảm gia đình, ta cũng thấy một mẫu người hùng, người hùng của luân lý, nhẫn nại hy sinh cho nghĩa vụ, hoặc can trường đương đầu với những quyến rũ của ích kỷ của tài lợi. Đó là Vượng "người anh cả" đi làm còm cọm để lấy tiền cấp dưỡng các em ăn học, chịu thiếu chịu khổ, hy sinh tất cả, danh vọng, tình yêu, khoái lạc để làm tròn nghĩa vụ huynh trưởng. Đó là Vân trong Tôi là mẹ, góa chồng năm 24 tuổi, với trên tay ba đứa con, mà không màng những lời năn nỉ cầu thân của một chàng y sĩ say mê nhan sắc mình, cương quyết trung thành với hình ảnh Vĩnh, với những lời trối trăng của Vĩnh, cương quyết vươn lên để làm mẹ.

       

      Cho đến cả ở những tiểu thuyết phúng thích xã hội, Lê Văn Trương cũng thưởng trình bày bên cạnh hạng người trưởng giả mà ông khinh ghét, bên cạnh những ác tập trưởng giả mà ông nguyền rủa, một vai anh hùng để phản chiếu lại, tiêu biểu cho đạo lý cho lương tâm và thu đoạt thiện cảm của độc giả. Đó là trong Ao tù trưởng giả, người sinh viên tên Huân nạn nhân của cô Tuyết Trinh, của cụ Hương Bùi, đã đem sự thẳng thắn và cao thượng để đối phó với hèn hạ và tội lỗi. Đó là trong Một lương tâm trong gió lốc, người học trò tên An, rơi vào một gia đình trưởng giả khác, gia đìng bà hàn Huỳnh, bị lôi cuốn vào tội lỗi nhơ nhớp song đã hết sức phấn đấu để thoát ra, để giữ lương tâm trong sạch.

       

      Đồng thời trong các tiểu thuyết của ông, Lê Văn Trương lại thường tuyên truyền cho một số tư tưởng mà vai người hùng thường có nhiệm vụ dẫn chứng. Trong các tiểu thuyết giang hồ, đó là lý thuyết về sức mạnh: Luật mạnh được yếu thua ở chốn giang hồ, khiến người ta phải giật mà lấy, cướp để được; lý thuyết về giá trị bài học trường đời: cái học nhà trường và sách vở làm cho người ta tê liệt không biết biến báo tháo vát khi ra đời, bằng cấp lớn không đủ để tạo ra nhân cách và nghị lực. Trong các tiểu thuyết về gia đình, đó là những lý thuyết về bổn phận luân lý của cha anh đối với con em: «Lòng kẻ làm anh phải rộng như bề, làm anh là tất cả một nghệ thnật... Đại phàm trong gia đình lỗi của con em thì cha anh phải nhận lấy. Có cải can đảm nhận lấy như thế thì mới có đủ cái lòng để dìu dắt con em." (Người anh cả). Của cha mẹ đối với con cái: Mình phải vì các con mà can đảm, cái đời chúng ta bây giờ không kể đến nữa. Chỉ kề cái đời của chúng nó" (Tôi là mẹ).

       

      Trong tiểu thuyết phúng thích xã hội, đó là những lý thuyết về thiện ác, về danh dự, về sự nghiệp. Theo tác giả thi nguyên nhân chính của sự sa đọa luân lý trong lớp trưởng giả phú hào là sự tập nhiễm những thói xa hoa thành thị, nếp sống thiên trọng vật chất và hư danh, những chợ phiên và nhà nhảy mở cửa cho phóng đãng dâm ô. Theo tác giả thì khuyết điểm chính của các gia đình trưởng giả trong việc giáo dục con cái là đã thả lỏng chúng cho sự đua đòi ăn chơi, đã nuông chiều chúng thay vì bắt chúng phải thiếu phải khổ. Ở đây ta cũng thấy một tư tưởng rất thân thiết của Lê Văn Trương về giáo dục là ảnh hưởng ông cho là rất tốt đẹp của sự đau khổ, sự thiếu thốn, sự bất hạnh đối với đời người thiếu niên. Tư tưởng này ta thấy phảng phất trong hầu hết những tác phẩm của ông. Rõ rệt nhất, ông viết trong Một người rồi lại nhắc lại trong Sợ Sống:

      «Có nhiều thiếu niên thật có đủ thông minh và nghị lực để gây sự nghiệp mà đến nỗi suốt đời chẳng có sự nghiệp gì, lại còn bị bả yêu hoa cám dỗ đến thành vỏ dụng và đắc tội với xã hội, ấy cũng chỉ vì họ gặp nhiều may mắn quá. Khổ sở, khó khăn, nhục nhã, thất bại, thiếu thốn về vật chất, tuyệt vong trong tình trường, tất cả những thứ có thể mở rộng thông minh và tiếp sức cho nghị lực, họ đều không biết... Đem nhọc nhằn, đem thiếu thốn, đem khổ sở chặn đường một thiếu niên ấy là tập dượt cho thiếu niên có đủ tài năng để sau này gặp một trận gió có thể co chân một cái mà nhảy lên được đến tận trời. Đem sung sướng, đem an nhàn, đem thỏa thích vây bọc một thiếu niên, ấy là tiêm vào cơ thể y cải mầm tê liệt để thành một phế nhân".

      Đó cũng là cái lý thuyết đào tạo con người hùng của Lê Văn Trương. Con người hùng ấy là con người mà thân thể cũng như tâm hồn được tôi luyện bằng gian nan, đau khổ, tôi luyện trong "lò lửa của thế sự".


      3. Giá trị nghệ thuật các tiểu thuyết của Lê Văn Trương


      Như vậy Lê Văn Trường đã đem những tư tưởng cao xa và nhiều thiện ý xây dựng vào tiểu thuyết, nhưng đọc các tác phẩm của ông, nhà phê bình phải công nhận rằng ông đã không thành công lắm về phương diện nghệ thuật. Trước hết đưa ra một nhân vật siêu đẳng như vậy, tiểu thuyết của ông có khuynh hướng lý tưởng. Lại muốn lồng câu chuyện vào một lý thuyết như vậy, tiểu thuyết của ông có khuynh hướng luận đề. Chúng ta đều biết nhược điểm của lối tiểu thuyết ấy, là chăm chú mô tả con người lý tưởng, hoặc thêu dệt câu chuyện luận đề, tác giả dời xa sự thật bình thường làm cho người ta phải nghi ngờ. Thật ra dưới những ngòi bút có bản lĩnh, lối tiểu thuyết ấy không phải không gây được hứng thú cho người đọc. Song với Lê Văn Trương phải công nhận rằng nói chung ông không có bản lĩnh để dựng nên một câu chuyện tự nhiên hoặc vẽ nên một nhân vật tron vẹn. Truyện của ông thường đầy những vô lý về tình tiết những giả tạo về tâm lý.


      Cải hấp dẫn người đọc ở Lê Văn Trương thường chỉ là ở những tiểu thuyết giang hồ, cái vị lạ, những cảnh tượng xa xôi, những gặp gỡ kỳ thú hay gian hiểm, ông kể lại cho người đọc. Bạn muốn biết Saigon 1930 ăn chơi thế nào, bạn muốn biết người ta hít cocaine thế nào trong một tổ quỷ, hãy đọc Cô tư Thung. Bạn muốn biết trong những sòng bạc ở Macao khách chơi được đón tiếp như thế nào, những thứ gọi là «trầm dục, bình phong dục, mỹ nhân chúc»  hãy đọc Những đồng tiền xiết máu. Bạn muốn biết cuộc đi núi trèo đèo ở biên giới Hoa Việt gian lao như thế nào, tắm suối Ôn Tuyền, rồi bị xạ phang bắt cóc rùng rợn như thế nào, hãy theo ông Trọng Khang cùng cô Khánh Ngọc vào Trường đời. Bạn muốn thăm thú Cao Miên, tiếp xúc với người Kờ-me, người Cô- Là, hay học vài câu thổ ngữ nữa, hãy theo Hoàng Cương lên Đế thiên Đế thích, theo Vĩnh đi phá đồn điền ở Lovea, hoặc tải hàng lậu qua rừng Xiêm. Ở đây chúng ta phó thác cho tác giả – tuy rằng cũng có khi nghe kể ta phải mỉm cười: Đi xa về tha hồ nói khoác.

       

      Nhưng khi tác giả đụng tới con người, tới nhân loại mà ta biết rõ bản chất, thì những bịa đặt của tác giả, chúng ta không thể cho qua được. Những kẻ xuất nhân về nghị lực hoặc tâm hồn, đời đâu phải không có, song con người hùng trong tiểu thuyết của Lê Văn Trương lắm khi hiện ra thật là kỳ cục. Con người hùng ấy dưới ngòi bút Lê Văn Trương lúc gan dạ lầm lỳ tưởng súng nổ bên tai không thèm động dong, lúc roi gân bò trong tay, hung hăng chỉ muốn đập muốn quất; lúc giảng luản lý như một thầy đồ gàn An Nam, lúc quỳ mọp dưới chân người đẹp như một chàng kỵ sĩ Tây phương thời phong kiến; lúc la lối hò hét như tướng tuồng, lúc lại khóc thút thít như con nít.


      Nhất là ở những tiểu thuyết gia đình và xã hội, không còn cải nước sơn xa lạ đề gây hấp dẫn, chỉ vạch lại cuộc đời bình thường như thấy trong xã hội quanh ta, nghệ thuật sáng tạo của Lê Văn Trương tỏ ra kém cỏi rõ rệt. Những người hùng luân lý của ông thường cứng ngắc, lắm khi tưởng như người gàn người mất trí. Thử tưởng tượng một thanh niên đạo đức như An (Một lương tâm trong gió lốc) bước ra đời với một ý định bảo vệ sự trong sạch cho lương tâm, đi dạy học tại nhà một bà Hàn thấy bà đĩ thõa liền xin thôi; vào làm một sở Tây nhất định không để đồng nghiệp án cắp của chủ, bị họ dèm pha phải mất việc; vào làm cho một nhà thuốc thấy người chủ dạy mình những ngón bịp bợm, chán ngán lại xin thôi; rồi chỗ nào cũng bị đầy hoặc rút lui, lang thang thất nghiệp, chỉ vì lương tâm trong sạch!

       

      Thử tưởng tượng một người anh như Vượng (Người anh cả) hy sinh một đời để nuôi cho em thành đạt, rồi về già lấy một ả cô đầu, sống lẻ loi, bị các em xa lánh, ốm đau túng thiếu đến phải bán rẻ cả chiếc xe đạp đi, chinh hôm đó thằng em đã trở thành ông huyện đánh ô tô đến thăm, không hề hỏi han nhận biết gì về sức khoẻ cùng tình cảnh của anh, lại còn nhờ anh mua cho mấy cân lê cân nho đề về làm tiệc. Em đi rồi, vợ lên tiếng trách móc thì “người anh cả" đùng đùng nổi giận. Không phải giận en mà giận vợ. "Mợ hãy im cái mồm đi, xưa nay anh em huých tường đều vì đàn bà; mợ còn nói xấu chú Thịnh, từ rầy mợ đừng bước chân vào nhà này nữa». Rồi giận đập tan cái chén. Rồi hôm sau vay được tiền, bắt vợ đi mua đủ mấy cân trái cây. «Nhớ mua thứ tốt rồi đóng thùng gởi ngay kẻo lỡ việc của chú ấy». Như thế để cho đúng cái nguyên tắc làm anh phải có lượng hải hà, cho đúng câu sách dạy: «Huynh đệ như thủ túc, phu phụ như y phục»!


      Tả cái thiện thì như thế, đến tả cái ác là cái, theo quan niệm của tác giả và cũng theo sự nhận xét của chúng ta, thường thấy trong xã hội, Lê Văn Trương cũng thường không tự hạn chế được ở sự thật phải chăng. Trong cái xã hội trưởng giả mà ông mô tả và công kích, những thói giả dối, những mặt đê hèn thật không thiếu. Thiếu chi trong "ao tù trưởng giả» hạng mệnh phụ dâm ô, nhưng không ai làm truyện dâm ô trắng trợn ngu ngốc đến như bà Hàn Huỳnh. Thiếu chi trong «ao tù trưởng giả» những vụ con gái chửa hoang, cha mẹ lo tống cho một anh rể khù khờ ham tiền, nhưng không ai lại «bắt rể» một cách lộ liễu đến thành làm trò hề như vợ chồng cụ Hưởng Bùi.


      Về nhân vật thì thế, đến cách bố cục thường lỏng lẻo, càu truyện kéo dài với những chắp nối lủng củng, những hời hợt giả tạo. Tác giả lại ưa giảng giải nghị luận, để cho nhân vật hoặc chính mình thuyết lý hàng trang, có khi vài trang liền, với những lời lẽ kênh kiệu tự phụ, với một giọng đặc biệt "dạy- đời." Phê bình Lê Văn Trương, nhóm Phong Hóa Ngày Nay có tìm ra một tiếng để chỉ định ông. Họ bảo ông có cái tật huênh hoang và gọi ông là «huênh hoang tôn ông". Huênh hoang nghĩa là nói dóc, nói đổng, nói lớn, dùng lời to tát giọng khoa đại để nói một sự thật tầm thường. Phải công nhận rằng chính cái tật huênh hoang ấy đã làm giảm cả giá trị những sáng tác nghệ thuật cũng như những chủ ý luản lý của ông.


      4. Văn Lê Văn Trương.


      Cái tật huênh hoang ấy cũng nhiễm vào cả câu văn ông và tạo ra một lối nói khoa đại, kêu mà rổng. Nhất là ở những chỗ ông nghị luận. Có những tư tưởng cao siêu song chỉ cần nói lên bằng những lời lẽ bình dị, mà càng bình dị bao nhiêu lại càng lành nổi tính cách cao siêu của chúng. Lê Văn Trương không tin là vậy. Mỗi khi ông triết lý, ông thấy cần phải làm một cách rất ồn ào, ông măm miệng day tay, trầm trồ quát lác. Thí dụ như cái ý kiến rằng, những trở ngại những gian lao chính là để thử thách chúng ta và đem lại ý vị cho cuộc đời, ông viết như sau:

      «Những phút thử lửa? Ồ nếu không có những phút ấy, thì tha thứ cho trời làm sao được? Tha thứ làm sao cho ông cái tội đã bày đặt ra một kiếp phù sinh mà cái gì cũng lều bều trôi như bọt nước thế này? Tha thứ làm sao cho ông cái tội đã buộc sự sống biến thành cái phễu mà một ngày hai lần phải đổ nước đổ cơm như thế này? Con người thượng đẳng nhin cuộc đời hiu quạnh với một đàn người nó ăn, nó ngủ, nó đi chơi, nó lấy vợ, nó đẻ con, nó tỉa cây cảnh, nó nuôi chim họa mi, nó ra tiệm may áo, nó dạo phố để khoe cái áo mới may, đôi giày mới đóng, mà phải tức bực gầm lên: Trời sinh ra ta để làm gì? Ta dùng gì được cho cõi đời chết này? Rồi muốn nhảy ngay lên chín từng mây, nắm cổ ông trời lôi xuống, trỏ cái thế giới hiu quạnh mà hỏi: Sao ông lại quái ác thế? Nhưng nếu con người thượng đẳng ấy đã sống những phút thử lửa? Thì họ liền hiều cả một bí mật khủng khiếp và say sưa mà trời đem đặt vào cuộc đời thành một câu thai mà muôn năm chưa ai tìm ra lời giải. Họ liền nhìn thấy trong cái tầm thường tẻ lạnh của cuộc đời cả một chiến trường lúc nào cũng súng nổ đạn bay» (Đứa cháu đồng bạc).

      Thật là một đoạn tiêu biểu cho cái văn phong người hùng Lê Văn Trương. Có khi ông đi cùng sự so sánh, ông tìm ra những hình ảnh thực là sỗ sàng, như chê người giả dối không chia tự vấn lương tâm, ông viết: «Họ đem hết sức mắt nhìn ra ngoài, nhìn ra ngoài mà không bao giờ dám nhìn vào bên trong, vì nhìn vào trong thi hỡi ơi! cả một cầu tiêu ghê gớm!» (Trong ao tù trưởng giả). Những lối nói trắng trợn như vậy không hiếm trong văn Lê Văn Trương. Thành ra đọc tiểu thuyết của ông, những tiểu thuyết có vẻ như thuộc khuynh hướng luản lý và lý tưởng, người ta thường thấy một sự pha trộn kỳ dị giữa lý tưởng và tả chân, cao thượng và tục tĩu, trang nghiêm và cợt nhả, để cuối cùng lắm khi chỉ để lại một cảm tưởng lố bịch. Thật ra đọc Lê Văn Trương cũng nhiều khi ta thấy cái nhiệt tình của ông truyền vào câu văn làm cho hăng say hấp dẫn, nhưng ít khi ông tìm được một lối nói bình dị thuần nhã, mà thường bị cái tật huênh hoang lôi cuốn làm cho người đọc hết cảm động.

       

      Nói chung Lê Văn Trương không săn sóc câu văn mấy. Trừ mấy tác phẩm ban đầu như Trước cảnh hoang tàn Đế thiên Đế thích, văn viết chải chuốt, còn về sau ông buông theo một cách viết lấy nhanh lấy hoạt, trong đó người phê bình tỉ mỉ có thể đãi ra vô số hạt sạn, lỗi đặt câu dùng chữ. Trong nhiều tác phẩm về sau, ông viết cẩu thả, thường cứ nghị luận một câu lại xuống hàng, hoặc để cho nhân vật đối thoại lê thê nhạt nhẽo, ta có cảm tưởng như lối «kéo dài ăn trang» của nhà tiểu thuyết viết thuê, nhắm một công chúng dễ dãi, không cần gì đến sự trau tria nghệ thuật.


      5. Kết luận về Lê Văn Trương


      Lê văn Trương là một nhà tiểu thuyết viết rất nhiều và đã có thời (1935-1945) được độc giả trung lưu rất ưa thích. Song các nhà phê bình thường đồng ý văn nghiệp ông có lượng mà không có phẩm. Điều đáng chú ý ở ông chỉ là cái tư tưởng người hùng ông đã đem diễn tả thành gần như một chủ nghĩa trong tác phẩm. Ở đây nữa những lý thuyết của ông cũng thường bị chỉ trích. Nhóm Ngày Nay thường riễu cái triết lý của ông là rẻ tiền. Vũ Ngọc Phan nhận thấy cái tôn chỉ sức mạnh, cướp mà lấy, giựt để được, những kinh nghiệm học ở rừng xanh hay sòng bạc nhà chứa, cũng như thủ đoạn làm giàu bằng buôn lậu ấy, không thể nêu lên làm phương châm phổ biến được.

       

      Tuy nhiên cũng phải nhận rằng trong những nhà văn tiền chiến khoảng 1932-40, Lê Văn Trương là người có bản sắc hơn cả. Giữa một thời mà trước sự công phá của văn minh vật chất tây phương và chế độ hủ hóa thực dân, luân lý thoi thóp, lương tâm vật vờ, các nhà văn thường lẻn trốn trong tháp ngà nghệ thuật, hoặc nêu cao thái độ hoài nghi hay phân vân chờ đợi, chạm trổ một thứ nghệ thuật khách quan trống rỗng, riêng ông là người có chút tư tưởng, là người dám đứng ra mạnh dạn chủ trương một lý thuyết luân lý. Lý thuyết ấy ông rút từ cuộc sống lăn lộn từng trải của mình và thu vào mấy nét ngang tàng hay thân thuộc như người trai tứ chiếng trọng nghĩa khinh tài, người anh cả cằm cặm nuôi em, đã vớt vát được phần nào những giá trị tinh thần của dân tộc.

      Con người hùng của ông đã thể hiện được một phần nào nguyện vọng của đa số trung lưu bất bình với những cột buộc hay ghê tởm trước những sa đọa của xã hội thời thực dân, muốn vươn lên tìm một lối thoát cho tâm hồn.


      Phạm Thế Ngũ

      Nguồn: Việt Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên, tập III
      Cơ sở xuất bản Đại Nam, Hoa Kỳ

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tiểu thuyết Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Nguyễn Hữu Tiến Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Nguyễn Đôn Phúc Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Những Đoản Thiên Của Phạm Duy Tốn Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Những Đoản Thiên Của Nguyễn Bá Học Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Đoàn Như Khuê Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Phan Kế Bính: Việt Hán Văn Khảo Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Phan Kế Bính: Việt Nam Phong Tục Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Phan Kế Bính: Cuộc Đời và Văn Nghiệp Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Tương Phố Phạm Thế Ngũ Khảo luận

    3. Bài viết về nhà văn Lê Văn Trương (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Lê Văn Trương

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Lê Văn Trương (Phạm Thế Ngũ)

      Lê Văn Trương (Nguyễn Vỹ)

      Lê Văn Trương, tiểu thuyết của triết lý người hùng... (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Lê Văn Trương: Một Kiểu Tồn Tại Trong Văn Học  (Vương Trí Nhàn)

      Kỷ niệm 100 năm ngày sinh và 42 năm ngày mất của nhà văn Lê Văn Trương (Ngô Thanh Hương)

      Tiểu sử (wiki)

       

      Tác phẩm của Lê Văn Trương

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Tác phẩm trên mạng:

      - isach.info, - vietmessenger.com.

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)