1. Head_

    Duy Thanh

    (11.8.1931 - 24.11.2019)

    Tuệ Sỹ

    (15.2.1943 - 24.11.2023)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Lê Văn Trương (Nguyễn Vỹ) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      11-8-2020 | VĂN HỌC

      Lê Văn Trương

        NGUYỄN VỸ
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà Văn Lê Văn Trương
         (1906 - 1964)

      Mười một giờ đêm. Cả dãy phố cuối đường Khâm Thiên, gần Ô Chợ-Dừa, đã đóng cửa hết. Trên gác trọ tiệm buôn nước mắm cạnh tiệm giặt ủi và trường học Thanh-Niên, tôi cũng vừa tắt đèn, lên giường nằm. Bỗng có tiếng từ dưới đường gọi vọng lên, rất to:

      – Vỹ ơi! Vỹ!


      Tôi làm thinh, lắng nghe xem tiếng của ai. Gọi như thế, hẳn là người bạn thân lắm, mà trong đám bạn thân có ai kém lịch sự đến thế?


      – Vỹ ơi! Vỹ!

      Rồi lại liên tiếp:

      – Vỹ !... Vỹ ơi! ... vỹ!


      Tiếng gọi thật to, vang động cả dãy phố. Tôi đã ngồi dậy định ra mở cửa ngó xuống đường xem ai, thì kế tiếp vang lên một loạt văn chương chửi thề:

      – Đ... mẹ mầy, sao hôm nay mày ngủ sởm thế, hả Vỹ?... Vỹ!... Vỹ ơi! Dậy đi hát ả đào với tụi tao mày!


      Thôi, đích thị là LÊ VĂN TRƯƠNG rồi! Cái giọng chửi thề oang-oác lên như thế, chẳng sợ ai cười, bất chấp cả phép lịch sự đối với bạn bè, và đối người thiên hạ, không đếm xỉa đến hàng xóm láng giềng đang ngủ, chỉ có LÊ VĂN TRƯƠNG mà thôi.


      Đáng lẽ tôi tức giận lắm. Nhưng nhờ tập được tinh bình tĩnh, tôi thong thả dậy đi mở cửa, ngó xuống đường. Vừa trông thấy tôi thò đầu ra, anh chàng lại reo lên:


      – Nó kia rồi! Gớm, ngủ gì mà giờ này đã đi ngủ hả cậu? Vào mặc quần nhanh lên đi Ngã-tu-sở hát ả đào chơi! Nhanh lên, tụi tao đợi xe đây!


      Tôi đang mặc pi-gia-ma, sao Lê-văn-Trương bảo tôi vào mặc quần?


      Tôi xấu-hổ quá. Ai lại nói đùa gì mà tục-tỉu thế bao giờ, mà lại la to lên cho cả dãy phố đều nghe? Nhưng tôi vẫn điềm tĩnh, đứng trên bao lơn, ngó xuống. Hai chiếc xe kéo Omic (loại xe kéo tân thời nhất ở Hà-nội lúc bấy giờ) chở ba người, đang đứng chờ. Tôi hỏi khẽ:

      – Lê văn Trương đấy à?


      Lê Văn Trương vẫn rống to lên, chẳng kiêng nề ai:

      – Ừ, tớ đây! Có cả thằng Lan khai, thằng Nguyễn Tuân nữa. Chúng nó đang chờ mày cả đây,


      Tôi vẫn khẽ giọng:

      - Xin lỗi các anh, tôi ốm không đi được. Cho phép tôi ở nhà.

      Lan Khai cười khàn, nhưng không la to như chàng Trương:

      – Ốm thì xuống Ngã-tư-sở có các em thoa-bóp cho.


      Tuân nói:

      – Thôi tụi mình đi. Đừng phá nó.


      Tôi đưa tay lên vẫy chào:

      – Cảm ơn. Xin lỗi các anh nhé! Mình đi ngủ đây.


      Tôi vào phòng đóng cửa mà cũng còn nghe tiếng Lê văn Trương nói oang oang trên xe, khi xe đã chạy:

      - Đ... mẹ cái thẳng, sao hôm nay nó ngủ sởm thế?

      *

      Lê văn Trương như thế đấy. Rất vui tính, rất tốt, ăn to, nói lớn, mà hỏi luôn mồm, chuyên môn nói phét, nói tục, nhưng thành thật, ngay thẳng, không làm hại ai cả.


      Chơi với bạn, phải hiểu tinh nết của bạn, luôn luôn tha thứ những nhược điểm của bạn, lúc nào cũng mến bạn, đó là phương châm xử thế của chúng tôi. Có lẽ nhờ sự thông cảm lẫn nhau đó mà một số nhà văn chơi được lâu với Lê Văn Trương, con người rất ồn ào, «ba hoa thiên địa». Những người điềm đạm như Họa sĩ Nguyệt-Hồ lại thường phê bình Lê Văn Trương bằng một câu: Mửng ấy "nan-du" lắm! (1)



      Lê văn Trương nói chuyện thế nào, thì viết tiểu thuyết cũng y như thế. Có thể nhận xét rằng: Lê văn Trương là một cái máy nói và một cái máy viết. Anh sang Gia Lâm ở nhà Trương Tửu, trong một tháng viết liên tiếp 3 quyển tiểu thuyết, không ngưng tay. Đó là Trương Tửu nói lại với tôi, và tôi cũng tin là đúng. Có lần tôi ngồi với Lê văn Trương, suốt trong hai tiếng đồng hồ tôi chỉ nói được một câu, còn thì Lê văn Trương nói cả. Nói liên miên, và liên miên...


      Anh ta ưa dẫn chứng những câu triết lý của vải danh nhân xưa mà anh ta đã đọc. Câu chuyện của anh thường được tô điểm với các tư tưởng xô bồ, các danh ngôn lẫn lộn của Platon, Socrate, Vương dương Minh, Nguyễn Du, Musset, Goethe, Byron, Hồ Thích, Đỗ Phủ, Tolstoi, v. v... gặp đâu nói đấy, nhờ gì nói nấy, nhiều khi chẳng ăn nhập vào đâu với đâu cả.


      Người ít học ngồi nghe Lê văn Trương, chẳng biết đâu mà rờ. Người có học ngồi nghe anh, cũng... chẳng biết đâu mà rờ! Vì anh nói lung tung, loạn xị xà bần, đến nỗi nhiều khi anh tự mâu thuẫn với anh mà anh không biết.


      Tuy vậy, Lê văn Trương vẫn là một "người của nguyên tắc", ngồi vững trên nguyên tắc như ngồi trên yên ngựa, chứ không chịu phóng túng, không ưa lãng mạn, không vượt qua các thành kiến sẵn có của tập quán. Anh hào hoa, cương trực, có vẻ anh hùng mã thượng lắm, nhưng tính lại nhát như thỏ, mền như sứa.


      Hồi làm bảo ÍCH HỮU của Vũ đình Long, Lê văn Trương hay phô trương «triết lý sức mạnh».


      Hình như anh có chủ trương "đánh nhau" một lần với "bọn PHONG HÓA" của Nhất Linh.


      Hồi đổ ÍCH HỮU và PHONG HÓA đang bút chiếc với nhau kịch liệt. Lê văn Trương định dùng «triết lý sức mạnh» để thanh toán bọn Nhất Linh. Anh muốn đấu gươm nữa kìa. Nhưng anh nói mà không làm.


      1937, một buổi tối Lê văn Trương có tiền xốc xếch trong túi, rủ Trương Tửu và tôi đi "nhà hàng Mỹ Kinh", một tiệm ăn sang nhất ở Hà Nội, phố Hàng Buồm. Trong khi chờ dọn các món ăn, chúng tôi uống chút ít apéritif, và nói chuyện phiếm. Tôi để ý ngay trước mắt tôi bốn thanh niên, có vẻ sinh viên trường Cao Đẳng, ngồi quanh một làn nơi góc phòng, đang ăn và cười đùa vui vẻ, bỗng im lặng nhìn chúng tôi và nói xầm xì. Tôi có cảm tưởng là họ biết chúng tôi.


      Bỗng một chàng đứng dậy, tiến đến chúng tôi và đứng ngay cạnh Lê Văn Trương, hất hàm hỏi :

      – Ông là Ông Lê Văn Trương có phải không?


      Tác giả «Ngựa đã thuần rồi...» đáp:

      – Phải.


      – Tôi yêu cầu ông, chàng trai nói tiếp, nhường chỗ này cho tôi.

      – Vì lẽ gì?

      – Vì lẽ tôi muốn ngồi đây.

      – Không được. Bởi vì tôi đã ngồi đây rồi.


      Chàng thanh niên liền đưa tay đánh Lê văn Trương một tát nảy đom đóm.


      Trương Tửu đứng dậy toan nắm lấy chàng thanh niên vũ phu, nhưng hắn lễ phép bảo:

      – Xin lỗi ông, tôi chỉ áp dụng Triết lý sức mạnh của ông Lê Văn Trương. Tôi đã thực hiện triết lý ấy trong nhiều trường hợp ở đời, và nay rất hân hạnh được dịp áp dụng nó ngay với Lê văn Trương tiên sinh.


      Lê văn Trương đang ngồi yên, không nói, một tay ôm cái má bị đánh đau, bỗng nổi giận la lên oang oác:

      – Thế thì con đ... hiều cái triết lý sức mạnh của bố rồi! (Lê văn Trương rất hay dùng tiếng tục tĩu trong lúc nói chuyện). Này, bố bảo cho con nghe: triết-lý sức mạnh không phải là tự nhiên đánh bố một tát tai đau thấy ông thấy cha như thế đâu, con nhé! Triết lý sức mạnh là khi con đánh bố một tát tai hỗn xược như thế, mà bố không đánh lại con. Đấy là triết lý sức mạnh. Triết lý sức mạnh không phải là thằng nhãi con tự nhiên vô sự dùng sức mạnh đánh người lớn tuổi đáng bố nó, triết lý sức mạnh không phải là người lớn tuổi ỷ mạnh đánh đứa trẻ con. Triết lý sức mạnh không phải như thế. Hiểu như thế là đ. hiểu triết lý sức mạnh của Lê văn Trương...


      Trương Tửu ngồi ngả lưng ra ghế, cười ồ ồ như Trương Phi. Tôi thì điềm nhiên xem chàng thanh niên phản ứng thế nào. Chàng cười hăng hắc, trả lời ngay:

      - À ra triết lý sức mạnh của Lê văn Trương là thế đấy! Thế thì xin lỗi ông Lê Văn Trương, vì tôi đã ghi bốn chữ triết lý sức mạnh trên má của ông... Thực ra tôi chỉ thử xem chính ông có hiểu triết lý sức mạnh của ông là cái quái gì không, thế thôi. Và tôi thoả mãn thấy ông đã hiểu sâu xa lắm. Xin chào ông.


      Chàng thanh niên trở về bản của hắn. Hôm ấy tôi thấy Lê văn Trương nói gượng, và ăn cũng gượng. Anh chỉ uống rượu nhiều hơn mọi khi, nhiều hơn cả Trương Tửu...

      *

      Nghe tôi sắp cho ra tờ tuần báo Pháp văn Le Cygne, Lê văn Trương đi xe «Omic» đến nhà tôi, trong tay cầm một quyển truyện. Anh vứt quyển sách xuống bàn hỏi tôi:

      – Vỹ, cậu xem quyển này của tớ chưa?


      Tôi cầm sách lên xem: «Trước cảnh điêu tàn Đế Thiên Đế Thích". Lật trang trong có mấy dòng tác giả đề tặng bằng Pháp văn "A mon ami, le poète Nguyễn Vỹ. Hommage cordial de l'auteur.» Tôi cảm ơn anh và hứa sẽ xem.


      Lê văn Trương bảo:

      – Tôi cho cậu dịch ra Pháp văn đề đăng làm feuilleton trong Le Cygne đấy.


      Tôi do dự vì chưa đọc sách, nên chưa biết thế nào mà dịch. Lê văn Trương nói tiếp:

      – Cậu cứ dịch đi, tôi cam đoan với cậu là truyện này hay lắm. Đây là bộ truyện mà tôi ưa nhất đấy. Cậu cứ dịch, tôi không bắt cậu phải trả tiền bản quyền tác giả đâu mà sợ. Hơn nữa, nầy... tôi cho cậu xem...


      Lê văn Trường thò tay vào túi quần, móc ra một gói bạc, vừa bảo:


      -... Hôm nay thằng Vũ Đình Long vừa trả tao 300 đồng, tạo cho mầy 50 đồng để mày lấy tinh thần, dịch quyển Đế Thiên Đế Thích ra Pháp văn để đăng trong Le Cygne của mầy. Cậu dịch đêm nay độ vài ba trang đủ làm feuilleton số 1. Số 1, hôm nào ra?


      - Thứ năm.


      – Ừ, thế còn kịp thì giờ cbản! Cậu dịch đêm nay hai trang đầu, cậu nhớ viết vài dòng giới thiệu tác giả và tác phẩm nhé. Sáng mai cậu đưa thợ sắp là vừa.


      Tuần báo Le Cygne số 1 ra đời, có tiểu thuyết Devant les ruines d'Angkor của Lê văn Trương, do N. V. dịch ra Pháp văn. Có hình của tác giả do tác giả đưa cho để làm bản kẽm, và mười dòng giới thiệu đàng hoàng.


      Một tháng sau, Le Cygne mới ra được số 4. Chín giờ đêm thứ bẩy, tôi đang ngồi viết bài, bỗng giật mình, vì tiếng la lối om xòm của Lê văn Trương từ ngoài cửa phóng vào:


      – Le Cygne của mày bản chạy lắm. Mày phải trả tiền bản quyền Đế Thiên Đế Thich cho tao. Hôm nay tao hết tiền rồi. Nhanh lên, đưa đây 200 đi hát Ả-Đào!


      – Tớ chưa thu được đồng nào của Le Cygne cả, - tôi bảo – cậu hỏi Trương Tửu thì biết. Chiều nay tụi này nhịn đói. Tửu phải về Gia Lâm ăn nhờ ông bố.


      – Còn mầy?

      – Cậu có tiền thì đưa đây cho mình 6 xu ăn phở?


      – Thôi, tôi đ.. chơi với cậu. Hôm nay tao đã cạn túi, đến mầy, mầy lại «pô xu» nữa thì còn làm cái con khỉ gì được. Thôi, vứt mẹ bút đi! Mặc áo quần vào, đi Khâm Thiên hát một chầu rồi muốn ra sao thì ra! Nhanh lên đi, mầy!


      Tôi không muốn đi, vì một lẽ là không có tiền, hai nữa là phải viết một bài để sáng mai đưa cho thợ sắp. Nhưng Lê Văn Trương bảo:


      – Ông nói đùa, chớ ông có khối tiền đây. Đi đập trống cho khoái cái rồi sáng về mặc sức viết.


      Lê văn Trương nhất định lôi tôi đi. Dọc đường anh còn rủ thêm hai người bạn nữa.


      Đệm ấy hát nhà cô Đào Phúc ở Ngã-tư-sở. Phúc có tiếng là hát hay nhất ở đây. Phúc tiêm thuốc phiện cho Lê văn Trương hút với hai người bạn kia. Tôi thì nằm nghe Đào Loan kể cuộc đời phiêu bạt của nàng tử một nữ sinh trường Tiểu học Nam-Định đến một cô đào hát.


      Sáng tôi thức dậy đã 8 giờ. Các cô ả-đào đã dậy trước, đang ngồi chải tóc, hoặc ra vào uể oải. Lê văn Trương và hai người bạn đã lẻn về từ lúc nào rồi, để tôi làm «valise» ở lại. (Có những người không có tiền mà vẫn đi hát, xong cuộc tìm cách trốn, để lại đó một người làm "con tin» – otage – để chịu đựng. Thường gọi người đó là làm «valise»). Bây giờ tôi mới biết rằng Lê văn Trương muốn "chơi khăm» tôi một keo, nhưng ác nghiệt thay, tôi đâu có xu nào để " thanh toán" chầu hát cho cô Phúc? Tôi đành nói thật cho Phúc và Loan nghe, nhưng Phúc "nhã nhặn" yêu cầu tôi cho Loan đi với tôi về nhà tôi cho biết chỗ tôi ở. Rồi từ đó, cứ cách vài ba hôm là cô Loan đến «thăm» tôi để đòi nợ chầu hát của Lê văn Trương đêm ấy.


      Hôm sau tôi kể lại chuyện đó cho Trương Tửu nghe. Tửu tức giận bảo Trương: «Sao cậu đùa dai thế?".

       

      Trương la lên oang oang:

      – Mày bảo với N. V. là nó xoàng lắm! Nó không tán được con đào Loan đễ Loan trả hộ cài món ấy cho nó được sao?

      *

      1958.– Sàigòn 21 năm sau. Một buổi chiều gặp Lê văn Trương đi lang thang trên đường Bonard, tôi rủ anh vào Kim Sơn ngồi. Nói chuyện phiếm một lúc, bỗng Lê văn Trương hỏi tôi với vẻ mặt rất là nghiêm trọng :


      – À này, V., dạo ấy cậu đã trả cái món nợ chầu hát nhà con Phúc chưa nhỉ ?


      Tôi phì cười, làm văng xa điếu thuốc đang ngậm trong môi.


      - Mình tưởng thế nào Phúc hay Loan cũng di cư vào Sàigòn, nên cố ý tìm để trả món nợ một đêm, nhưng không gặp.

      *

      Tôi mến Lê Văn Trương lắm. Anh là một người bạn rất tốt và rất hiền lành. Có lần, trong một đám ma, tôi không nhớ rõ là đám ma của Nguyễn nhược Pháp, Vũ trọng Phụng hay Nguyễn Khắc Hiếu, tôi thấy trên nét mặt đau đớn thật sự của Lê văn Trương hai dòng nước mắt từ từ chảy xuống. Tôi cảm động quả. Tôi nhớ lại như tôi đã cảm động khóc ròng rã khi đi coi chớp phim Bạch-Tuyết, thấy bảy anh Lùn khóc nàng Công Chúa. Không hiểu sao Lưu-trong-Lư khóc trong hoàn cảnh ấy, hay Trương-Tửu, Nguyễn-Tuân, Lan-khai, Mộng-Sơn khóc tôi không cảm động, mà thấy Lê-văn-Trương khóc, tôi đau xót vô cùng. Có lẽ tại vì con người hay la to hét lớn, nói cười ầm ĩ không bao giờ buồn rầu chuyện chi, đến khi đứng trước một cái tang bi ai não nuột, bỗng dưng, hai dòng lệ âm thầm tuôn ra trên mi mắt, để cho ta thấy phản ảnh lòng đau thương thấm thía của anh, mà xúc động lòng ta chăng?

      *

      Năm 1936, Lê-văn-Trương ở đường hẻm Jacquin, phố Chợ-Hòm, với 2 bà vợ. Cả hai bà ở chung một nhà và cùng cưng yêu anh. Cứ tối, hai vợ vào buồng ngủ, thì Lê-văn-Trương thức ngồi viết tiểu thuyết một mình ở nhà ngoài cho đến 10 giờ đêm. Đến đây, anh gác bút, vào buồng gọi vợ lớn dậy:


      - Mình ra bàn, viết tiếp cái tiểu thuyết cho anh, 12 giờ vào gọi anh dậy nhé.


      Thế là anh nằm ngủ với bà vợ hai. Đến 12 giờ khuya, vợ lớn viết tiếp được 4 trang rồi vào ngủ lại. Lê văn Trương dậy ra bàn viết tiếp theo đoạn văn của vợ lớn. Đến 4 giờ sáng, anh lại vào buồng ngủ, gọi bà hai:


      – Em ra viết nốt cái tiểu thuyết cho anh chút nhé!


      Lê-văn-Trương ngủ với vợ 1 trong lúc vợ 2 thay phiên viết tiếp đoạn văn của chồng.


      Câu chuyện này được loan truyền trong anh em làng văn Bắc-Hà thời bấy giờ, làm câu giai thoại để cười chơi.


      Năm 1955, tội có gặp Lê-văn-Trương ở Saigon. Anh ở Hà-Nội di cư vào. Vẫn Lê-văn-Trương thao thao bất tuyệt của thời đại hoàng-kim ở Hà-Nội tiền chiến.


      Anh cỏ cho tôi biết rằng một nhà xuất bản Anh hay Mỹ gì đó có mua bản quyền một quyển tiểu thuyết của anh đề dịch ra Anh văn. Tôi niềm nở mừng cho anh được dịp phát tài to. Nhưng tôi chờ mãi không thấy quyển tiểu thuyết ấy ra đời!...


      Có điều khiến tôi ngạc nhiên, là ở Hà-Nội tôi không thấy Lê-văn-Trương hút thuốc phiện, nếu có thì thỉnh thoảng một vài điếu xã giao với bạn bè mà thôi, nhưng ở Sàigòn Trương lại nhập tịch vào "làng bẹp». Không biết anh nghiện từ bao giờ, nhưng lần nào gặp anh ngoài phố, hay anh đến thăm tôi ở toà soạn Phổ-Thông, tôi cũng thấy anh diện mạo bơ phờ, áo quần xốc xếch, có lúc đôi mắt như lim dim mệt mỏi. Anh thú thật với tôi là anh đang cơn ghiền.


      Ở Hà-Nội tiền-chiến, Lê-văn Trương là một tay phong lưu hào hiệp, áo quần bảnh bao, ăn tiêu rộng rãi. Từ di cư vào Sàigòn, anh nghèo túng, lại mang thêm bệnh ghiền. Anh không viết được một tiểu thuyết nào nữa, và cũng không cộng tác với một tờ báo hay một cơ quan văn nghệ nào được lâu. Khả năng sáng tác của anh đã hoàn toàn kiệt quệ.


      Thuốc phiện và hoàn cảnh gia đình túng thiếu đã làm khô cạn nguồn cảm hứng văn nghệ của Lê-văn-Trương chăng?


      Lê-văn-Trương chết trong một căn nhà hẹp ở Hẻm Bùi-Viện, Saigon, ngày 25.2.64, thọ 59 tuổi. Tôi có đến viếng anh lần cuối cùng vào buổi sáng ngay sau khi được ai tín. Xác anh còn nằm ngay đơ và lạnh ngắt trên giường, chưa liệm. Tôi giở tờ giấy đỏ đắp mặt anh, và đặt bàn tay trên trán anh, tôi thật bùi ngùi cảm xúc. Vợ anh, ôm lấy xác anh, khóc òa lên.


      KHI LÊ-VĂN-TRƯƠNG VIẾT TIỂU THUYẾT


      Lê-văn-Trương là một nhà văn sáng tác rất dồi dào. Anh viết rất nhanh. Đó là điều thú nhất mà tất cả những bạn quen thân với anh đều nhận thấy. Chính Trương cũng hãnh diện về điều đó. Quyền «Một người cha", anh viết tại nhà Trương Tửu ở Gia-Lâm, trong 10 ngày. Anh sáng tác tiểu thuyết hàng loạt, chú trọng về lượng hơn là về phẩm. Vì thế, anh không có thì giờ săn sóc câu văn, anh không có kiên nhẫn ngồi sửa bản thảo.


      Anh viết nhiều cũng như anh nói nhiều, cho nên văn của anh bị ảnh hưởng vì cái tật đa ngôn đó: rườm rà, luộm thuộm, xô bồ. Nhiều lúc, anh bốc đồng, viết lung tung, không kiểm soát lại tư tưởng của mình, cho nên phân tách được các tiểu thuyết của anh là một việc rất khó.


      Chính Lê-văn-Trương cũng tự nhận như thế trong những câu chuyện thân mật về văn nghệ.


      Vài ngày sau cái chết của Nguyễn-tường-Tam, Lê-văn-Trương đến thăm tôi tại toà soạn Phổ-Thông. Anh buồn bã gục đầu xuống. Tôi làm thinh, chờ xem anh muốn nói gì. Một lúc khá lâu, có vẻ trịnh trọng, Lê-văn-Trương cất tiếng:


      – Thằng Nhất-Linh đi rồi, bọn cũ tụi mình ở đây chỉ còn mầy, với một vài thằng nữa thôi. Tao cũng sắp đi. Nhưng tao buồn là không để lại một tác phẩm nào xứng đáng với cuộc đời của tao.


      Im lặng một lúc, Lê văn Trương nói tiếp:


      - Tớ muốn cậu tự ý chọn một quyển truyện nào của tớ mà cậu ưng ý nhất, cậu viết một bài phê bình thật đầy đủ, cho tớ xem trước khi tớ làm cuộc du lịch cuối cùng và vĩnh viễn.


      Tôi hỏi:

      – Trong tất cả các truyện cậu đã viết, cậu thích quyển nào nhất?


      Lê văn Trương trả lời liền không do dự:

      – Tớ đ.. thích quyển nào.

      – Ít nhất cũng có một vài quyển hay hơn các quyển khác chứ?

      – Tớ viết quyển nào cũng hay cả, mà chẳng có quyển đ.. nào hay cả! Thế mới chó!


      Câu nói mâu thuẫn đó tiết lộ tính chất sáng tác đặc biệt của Lê văn Trường. Tác phẩm nào cũng hấp dẫn, nhưng không có một kiệt-tác.


      Tôi bảo:

      – Cậu chọn một vài quyển tương đối nổi bật hơn hết, đưa đây tôi. Tôi sẽ viết một bài dài và thật khách quan.


      Nhưng tôi đã chờ mãi Lê văn Trương cho đến ngày anh chết.


      Nguyễn Vỹ

      Nguồn: Văn Thi Sĩ Tiền Chiến
      Nhà sách Khai Trí, 62 Đại lộ Lê Lợi-SaiGon

      (1) Khó chơi (tiếng nói đùa)
      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Lan Khai Nguyễn Vỹ Hồi ức

      - Lê Văn Trương Nguyễn Vỹ Hồi ức

      - Vũ Trọng Phụng Nguyễn Vỹ Hồi ức

      - TchyA Đái Đức Tuấn Nguyễn Vỹ Hồi ức

      - Khái Hưng Nguyễn Vỹ Nhận định

      - Sinh Khí Văn Nghệ Tiền Chiến Nguyễn Vỹ Biên Khảo

    3. Bài viết về nhà văn Lê Văn Trương (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Lê Văn Trương

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Lê Văn Trương (Phạm Thế Ngũ)

      Lê Văn Trương (Nguyễn Vỹ)

      Lê Văn Trương, tiểu thuyết của triết lý người hùng... (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Lê Văn Trương: Một Kiểu Tồn Tại Trong Văn Học  (Vương Trí Nhàn)

      Kỷ niệm 100 năm ngày sinh và 42 năm ngày mất của nhà văn Lê Văn Trương (Ngô Thanh Hương)

      Tiểu sử (wiki)

       

      Tác phẩm của Lê Văn Trương

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Tác phẩm trên mạng:

      - isach.info, - vietmessenger.com.

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Ôn ra đi để lại nụ cười (Trần Trung Đạo)

      Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)

      Tâm Thức Phật Việt: Sức Mạnh Từ Tam Tạng Thánh Điển Đến Lịch Sử Dân Tộc (Nguyên Siêu)

      Đi vào cõi thơ Tuệ Sỹ (Bùi Giáng)

      Bùi Giáng - Thi ca và Tư tưởng (Tuệ Sỹ)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)