1. Head_

    Nguyễn Nam Châu

    (20.3.1929 - 28.9.2005)

    Võ Phiến

    (20.10.1925 - 28.9.2015)

    Y Vũ

    (..1942 - 28.9.2023)

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Cuộc Phỏng Vấn Các Nhà Văn: Ông Nguyễn Văn Tố (Lê Thanh) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      31-7-2017 | VĂN HỌC

      Cuộc Phỏng Vấn Các Nhà Văn: Ông Nguyễn Văn Tố

        LÊ THANH
      Share File.php Share File
          

       

      (Trích từ cuốn sách Cuộc Phỏng Vấn Các Nhà Văn của Lê Thanh
      do nhà Đời Mới xuất bản tại Hà Nội năm 1943)


          Ông Nguyễn Văn Tố

      Năm 1936, sang du lịch xứ Lào, chuyến thuyền từ Savannakhet lên Vientiane, có một người Pháp làm giáo sư ở Hà Nội cùng đi du lịch như tôi. Nhân nói đến việc ông Nguyễn Văn Vĩnh mất ở Tchépone, vị giáo sư ấy nói với tôi : “Xứ Bắc Kỳ có ba người thông minh (1) đáng chú ý : Ông Phạm Quỳnh, ông Nguyễn Văn Vĩnh và ông Nguyễn Văn Tố. Tôi đã đọc văn của ba ông -cả Pháp văn và quốc văn- trong nhiều tờ báo. Nếu người ta bắt tôi phê bình ba người, chắc tôi phải kết luận bài phê bình của tôi rằng : Tôi cảm phục ông Quỳnh, tôi thương ông Vĩnh và tôi yêu ông Tố.” Ông giảng giải : “... Ông Nguyễn Văn Tố có những đức tính hoàn toàn Việt Nam, tựa hồ như một người đàn bà Việt Nam xưa, vừa có duyên vừa đức hạnh, ở một vùng quê xa, chưa biết cái văn minh mới là gì.”



      Từ đấy, mỗi khi nghĩ đến Nguyễn Tiên sinh, tôi lại nhớ đến những lời phê bình của vị giáo sư người Pháp ấy. Tôi tưởng tượng tiên sinh là một người không ưa những sự xã giao “rầm rộ”, chỉ chuộng sự yên tĩnh, làm thế nào học được nhiều là hơn. Vì nghĩ thế nên tuy tiên sinh vẫn giúp một cách đều việc biên tập tờ Tri Tân là tạp chí mà tôi cũng giúp bài, tôi vẫn do dự mãi, không dám ngỏ ý đến chơi nói chuyện với tiên sinh.


      Nhưng hôm nay thì tôi không còn do dự nữa. Vì nghĩ sau này, nếu ai biên tập cuốn sử văn học Việt Nam hiện đại, trong mục những nhà học giả, không thể nào không để vài trang nói về tiên sinh...


      Tiên sinh tiếp chúng tôi ngay trong buồng giấy của tiên sinh tại trường Bác cổ Viễn đông phố Carreau. Việc đó không làm chúng tôi ngạc nhiên chút nào. Chúng tôi đã biết trước rằng thì giờ của tiên sinh xếp đặt chu đáo lắm. Ngoài những giờ làm việc của sở, và ở nhà nghỉ ngơi, tiên sinh ở lại buồng giấy làm việc cho đến chín, mười giờ tối mới về. Vì vậy, ai có việc gì, việc khảo cổ, việc các hội học, đều lại hỏi tiên sinh ở đấy cả.


      Một căn phòng không được rộng rãi lắm, nhìn chỗ nào cũng thấy những sách vở, giấy má xếp thành tập một. Đằng sau chỗ tiên sinh ngồi, trên tường treo một cái ảnh thành Hà Nội chụp trên tàu bay đã hơn hai mươi năm nay, một bảng những triều đại bên Tàu từ thái cổ đến cận kim đối chiếu với Tây lịch.


      Tiên sinh tuy đã năm mươi ba tuổi, nhưng còn trẻ và khỏe mạnh, nói chuyện rất rõ ràng, vui vẻ, tự nhiên, chẳng khác nào những lúc tiên sinh đứng trên diễn đài nói chuyện hoặc giới thiệu một diễn giả vậy.


      - ...


      - Tôi sinh ở Hà Nội, ngày 5 Juin 1889. Theo tuổi ta thì kém một năm, tức là năm 1890. Vốn là con nhà nho, nên vỡ lòng với con một người trong họ hồi ấy ngồi án sát Bắc Giang; đến năm lên chín về Hà Nội học chữ Tây, rồi thì được học bổng vào trường thông ngôn phố Bờ Sông. Ở đấy, toàn là người Pháp dạy học, chỉ trừ có cụ giáo chữ nho và cụ giáo dạy dịch chữ Pháp ra tiếng ta là người Nam. Học bấy giờ không cốt ở bề rộng như bây giờ, chỉ học tính, địa dư, sử ký - địa dư sử ký của nước nhà - và thứ nhất là Pháp văn, nghĩa là học thế nào để có thể chóng đi làm thông ngôn cho người Pháp được. Cụ giáo Trần Hữu Đức dạy dịch chữ Tây ra chữ quốc ngữ có những phương pháp dạy đặc biệt. Cụ không ưa cái lối dịch theo cú pháp của văn Tây. Thí dụ như “người học trò này bị đánh bởi người bạn”. Cụ cho dịch như thế, mất cả tinh thần tiếng ta. Tôi lấy làm tâm phục lắm.


      Năm 1905, tôi đỗ bằng thành chung, hồi bấy giờ gọi là “diplôme de fin d’études complémentaires”.


      Đỗ xong, được ông Chánh trường Bác cổ đến tận trường Thông ngôn chọn ra làm. Nhưng khi làm giấy má, sở Tài chính bảo cái bằng “diplôme” không có giá trị, phải thi thông ngôn tòa sứ mới được bổ. Tôi thi đỗ đầu. Độ ấy, thi có cả bài chữ nho nữa.


      Sau tôi học luật ở tòa án Hà Nội, đỗ được bằng “brevet de capacité en droit”.


      Tôi vào trường Bác cổ làm năm 1905. Lúc ấy trường chỉ có ông Chánh với một người Tây làm kế toán và hai người ta, một người Nam kỳ và tôi. Ở đấy sẵn có sách, học được sử ký các nước Viễn đông.


      - ...


      - Sách vở hồi ấy đã nhiều lắm, nhưng tôi toàn học lấy cả.


      - Tiên sinh thấy có xu hướng về sử ngay từ hồi ấy?

       

      - Tôi không nhớ có đích thế không... Nhưng phần nhiều, tôi học là để làm việc. Thường ngày chúng tôi phải vào sổ những sách vở và đồ cổ mới mua. Muốn biết một quyển sách vào loại nào, ít nhất phải biết nội dung thế nào; muốn vào sổ một pho tượng tám tay, ít nhất phải biết tên pho tượng là gì, biết qua loa tại sao pho tượng ấy lại có tám tay... Cứ thế, vừa làm vừa học.


      - Rồi sau gặp trường hợp nào, tiên sinh bắt đầu viết văn? Công việc luyện tập quốc văn của tiên sinh thế nào ?

       

      - Tôi không luyện tập gì cả, vì thực ra không phải là văn. Tôi thấy gì chép nấy, chép một cách giản dị, thế thôi.


      Năm 1907, tôi 17 tuổi, ông Chánh Trường Bác cổ cho đi Dalat và Lang-Bian chép tiếng mọi Ko-ho, ta thường gọi là “mọi cà-răng căng-tai”. Hồi ấy, từ Hà Nội vào trong ấy chưa được tiện lợi như bây giờ; chúng tôi đi tàu để đến Nha Trang, rồi đi xe lừa. Giữa đường, gặp người Tây làm chủ báo “L’Indochine commerciale” nhờ viết vài bài. Tôi làm bài “Voyage d’études en Annam”, ký tên là Nguyễn Tố, đó là bài báo đầu tiên của tôi.


      Sau có báo Tây khác nhờ làm, nhưng không viết đều như hồi 1917 1940.


      Từ 1917 đến 1929 làm cho Courrier d’Haiphong, phần nhiều ký tên J. R.; bình phẩm sách mới ký là N. TỐ. Sau gặp ông Lamblot và ông H. de Massiac nhờ viết L’Avenir du Tonkin, bắt đầu cũng ký là N. Tố, hay N.T., hay T., hay A.T.


      - ...


      - Vì tờ báo làm cho Tây xem, nên viết toàn giọng người Pháp, nói cho người Pháp nghe, cái tên cũng vì đó mà thay đổi.


      Năm 1914, dịch sách Tây trong Đông Dương tạp chí, phần văn chương, cùng làm với hội viên hội Trí tri Hà Nội.


      Báo quốc văn, có viết bài hàng ngày cho Khai hóa (1924), Thực nghiệp thì chỉ có vài bài, Đông thanh cũng vài bài.


      - Viết báo, tiên sinh thường chuyên về loại gì?

       

      - Thường ngày nào cũng viết, nên gặp cái gì có thể làm đầu đề là viết, vấn đề xã hội, văn chương...


      - Tiên sinh cho biết về những sách tiên sinh đã xuất bản, những bài nghiên cứu đăng trong các báo, tạp chí, và những sách tiên sinh dự bị soạn sau này.

       

      - Tôi không hề ra một quyển sách nào cả. Còn những bài đã đăng có thể in thành sách thì có những bài nói về lịch sử, mỹ thuật và văn chương các xứ Đông Dương, đăng trong :

      L’Echo annamite, năm 1925-1927

      Le Tribune indochinoise, năm 1928-1931

      L’Annam nouveau, từ số đầu

      L’Avenir du Tonkin, năm 1930-1941

      Pháp viện báo, suốt mười mấy số

      Indochine, một vài bài...

      bài nào cũng ký tên Ứng Hòe cả.


      Tôi không dự bị soạn một bộ sách nào, tài liệu có sẵn thì nhiều, vì đã góp nhặt được hơn ba mươi năm nay, để vào trong từng tập một, nhưng chưa tập nào đủ; vả lại tính vốn lười, nên không viết mấy.


      - ...


      - Khi ông Đào Duy Anh định ra vài bộ sách Quốc học, ông có nhờ tôi trông nom bộ sử học và soạn một vài quyển sử. Tôi nhận lời dự bị soạn một tập về Lý Bôn, nhưng sau gặp nhiều sự khó khăn, bộ sách ấy không ra được...


      Nhà nước có giao cho tôi việc soạn một quyển lịch sử mỹ thuật Đông Dương bằng chữ Pháp, giao cho tôi đã mấy năm nay, nhưng tôi bận quá, chưa có thì giờ làm xong.


      - Tiên sinh chuyên về sử, lại sẵn có tài liệu, sao tiên sinh không dự bị soạn bộ nào cả ? Ý tiên sinh về những bộ sử đã có ra sao ?

       

      - Hiện nay, nước ta cho việc làm sách cũng như một “nghề kiếm ăn”, cho nên tôi chưa dự định in sách, chỉ viết báo thôi. Vả lại, tôi tưởng chưa phải lúc soạn hẳn một bộ sử như bộ Toàn thư của các cụ ngày xưa. Vì còn nhiều vấn đề chưa giải quyết xong, cần phải nghiên cứu vụn vặt đã, đem những việc nhỏ ra xét lại. Những việc ấy rất nhiều, khi nào tìm được rõ ràng, ta mới nên làm đến việc lớn là soạn bộ sử từ thượng cổ đến cận kim... Tôi thiết nghĩ phải soạn lại từ đầu, dịch hết các bộ sử chữ nho ra quốc ngữ, như bộ Đại Việt sử ký, Khâm định Việt sử, v.v...


       

      Bìa trước và bìa sau cuốn Phỏng Vấn Các Nhà Văn của Lê Thanh

      Các cụ ngày xưa chép sử có phương pháp và cẩn thận lắm, chỉ chép việc, không hề nói đến tình cảm riêng, thật là hoàn toàn “khách quan”, cũng như phần đông những nhà làm sử Âu châu bây giờ.


      Có một điều đáng tiếc là ta chép sử của nước ta sau người Tàu, thành ra các cụ phải dựa vào sách Tàu, lại không chua rõ ở sách nào, ngày nay ta muốn kiểm điểm lại thật khó.


      Công việc càng khó, ta càng phải nghĩ đến gấp, vì rồi đây năm ba mươi năm, không còn mấy người thông nho thì ai là người đảm nhận những công việc ấy.


      - Tiên sinh có tin rằng nho học tàn, mình sẽ không có những người đủ sức để đảm nhận những công việc ấy?

       

      - Tôi tưởng nho học không thể tàn được, mà chữ nho không thể mất hẳn, vì người mình còn theo thuốc bắc, còn theo đạo Phật, thì Hán học hãy còn : muốn học kinh, muốn hiều đạo, phải đọc nho. song nếu không phòng ngay, thì có lẽ sau này, nước ta sẽ có một hồi như hồi triều Lý, Trần, những người giỏi nho toàn là những nhà tu hành của đạo Phật... Mà lúc ấy, việc làm sử sẽ khó hơn, vì có thứ sử liệu mất dần đi, hay “tam sao thất bản”. Bởi vậy, ngay bây giờ phải đem dịch sử chữ nho ra chữ quốc ngữ. Công việc dễ lắm, chỉ cần một nhóm người có tâm huyết, có học lực, ngồi vừa dịch vừa đọc cho một người thư ký chép. Xong, kiếm cách in để cho người hiếu học dùng sau này. Công việc giản dị, nhưng không phải một ai làm nổi. Phải một hội học có người và có tiền.


      - ...


      - Ý của tôi về các bộ sử Việt Nam tôi đã viết trong Bulletin de la Société d’Enseignement mutuel, quyển thứ nhất. Không kể những bộ sử bằng chữ nho mà tôi đã có dịp nói đến trước rồi, ngay từ khi người Pháp mới sang, họ đã để ý đến sử của ta. Nhưng phần nhiều họ chỉ chép qua loa. Mãi đến năm 1866 ông Le Grand de la Liraye, ông Bouilleveau mới ra những quyển sử Nam có giá trị đôi chút. Vì là bước đầu tiên nên những sách ấy có nhiều chỗ lầm lẫn.


      Đến năm 1875-1877, ông Trương Vĩnh Ký cho xuất bản hai quyển Cours d’histoire annamite. Quyển này khá hơn. Tác giả là một người thâm nho, đã lấy tài liệu thẳng ở những bộ sử của ta, lại là người ta, hiểu việc của ta, nên sự phán đoán chắc chắn hơn.


      Sau lại có bộ sử của ông Charles B. Maybon (Histoire moderne du pays d’Annam), cũng là một tác phẩm soạn rất công phu, thứ nhất là về sự giao thiệp của ta với người Tây trong buổi đầu.


      - Ý tiên sinh đối với quyển Việt Nam sử lược của ông Trần Trọng Kim thế nào?

       

      - Bộ sử của ông Kim vẫn là bộ sử có giá trị nhất. Tác giả tìm tài liệu thẳng trong sách nho, dàn xếp và chia thời đại rất khéo; bỏ cái lối kể dài dòng về những việc riêng của các triều vua, chỉ chép những điều quan trọng đến dân gian, để ý đến lịch sử của nước hơn là lịch sử nhà vua.


      - Về sử, phương pháp làm việc của tiên sinh như thế nào ?

       

      - Phương pháp, tôi theo quyển “Introduction aux études historiques” của Ch. V. Langlois và Ch. Saignobos, và quyển “De la méthode dans les sciences”, trong có bài của ông G. Monod về phép làm sử.


      Đại khái nhà làm sử bắt đầu phải tìm tài liệu cho thật đủ, chọn lọc và phê bình tài liệu, rồi mới dùng tài liệu để viết thành sách.


      Tài liệu tìm ở văn thư, ở những di tích còn lại, tìm cho thật hết. Nhưng muốn tìm được tài liệu, nhà làm sử phải biết ít nhiều về khoa học phụ thuộc. Thí dụ một người muốn viết về lịch sử Đông Dương - viết một cách mới mẻ chứ không phải viết để “phổ thông” - tất phải biết chữ nho, chữ Phạn, chữ Chiêm Thành, chữ Lào, để có thể đọc sách đọc bia; muốn tả xã hội Việt Nam, phải biết chút ít về xã hội học; muốn hiểu bộ luật Hồng Đức, phải biết khoa luật học...


      Khi đã tìm đủ tài liệu, nhà làm sử phải phê phán xem thứ nào dùng được chắc chắn, thứ nào phải tạm bỏ ra.


      Phê phán là công việc quan hệ nhất, cái giá trị của bài khảo cứu là ở đấy cả.


      Những nhà làm sử Âu Mỹ chia ra nào là phê phán cái ngoại diện tài liệu, phê phán để hồi phục nguyên trạng tài liệu, phê phán để biết cái tài liệu xuất xứ ở đâu... rồi lại phê phán cái nội dung tài liệu...


      Khi đã phê phán tài liệu xong, biết được những việc nhỏ, lúc bấy giờ mới bắt đầu tổng hợp lại thành những việc lớn... rồi theo đấy mà viết thành sử. Viết đúng như sử liệu, đừng để tình cảm, vì để tình cảm vào, sợ có khi thiên.


      - Tiên sinh có tiếng về lối văn diễn thuyết, xin tiên sinh cho biết một vài chuyện về những buổi diễn thuyết của tiên sinh. Theo ý tiên sinh, văn diễn thuyết phải như thế nào ?

       

      - Cứ thực ra, tôi chưa diễn thuyết bao giờ. chỉ có thỉnh thoảng, Trường Bác cổ cử ra nói chuyện cho người Tây nghe về việc khảo cổ thì tôi ra nói, thế thôi. Còn ở các hội học, mỗi khi có cuộc diễn thuyết, tôi nói một vài câu, là phận sự phải làm chứ chưa gọi là diễn thuyết được. Sở dĩ tôi không diễn thuyết là vì thiết tưởng ra nói cho hàng trăm người nghe, câu chuyện đã phải hay, lời nói lại phải có duyên. Chọn câu chuyện thì may tôi làm được, còn nói, tôi sợ không hay... Văn diễn thuyết lại cốt giản dị, những câu mình viết ra giấy là cốt để nhớ mà nói, chứ có phải để cho người đọc đâu mà phải cầu kỳ.


      - ...


      - Người mình hình như có tính lười. Một người nhận ra nói chuyện, tức là người ta đã có công nghiền ngẫm, tìm tòi hàng tháng trong bao nhiêu sách vở để hiểu thấu đầu đề. Mình chỉ mất độ một giờ đồng hồ ra ngồi nghe, biết được tất cả câu chuyện, học rất nhanh chóng, thế mà người mình cũng ngại. Người mình chưa chuộng cái lối học ấy thì văn diễn thuyết chưa tiến được.


      - Theo ý tiên sinh thì văn học ta tiến thoái thế nào ?

       

      - Trong vòng hai ba mươi năm nay, văn xuôi ta tiến nhiều lắm. Chỉ hiềm những người thuộc phái tân học, theo Tây quá, thành ra mất cái tinh thần của nước nhà đôi chút. Mỗi văn chương có một cái đặc sắc riêng, văn chương ta cũng vậy, theo Tây để bỏ mất cái đặc sắc ấy đi, rất là không nên.


      - Theo ý tiên sinh, thanh niên chúng tôi phải làm những gì, và phải làm thế nào để có thể giúp ích cho quốc văn ?

       

      - Chắc ngài cũng nhận rằng người mình không ham học mấy. Thí dụ như người đỗ bằng tốt nghiệp rồi, có công ăn việc làm thế thôi, không chịu học thêm. Tôi cho thế là nhầm lắm. Người ta dạy cho bấy nhiêu là để cho mình tạm đủ sức mà học lấy; khi ở trường ra mới là chỗ khởi hành, mình lại tưởng đã đến nơi rồi.


      Nếu tôi được phép, tôi sẽ khuyên anh em thanh niên học rõ nhiều, chuyện đọc văn Tây, học lại tiếng ta, vì phần đông người ta mà viết văn ta còn sai nhiều lắm...


      *


      Chúng tôi còn muốn được biết ít nhiều về “Hội Truyền bá học Quốc ngữ”, hội mà tiên sinh là chánh hội trưởng từ khi hội mới sáng lập, một người có công lớn với nó, câu chuyện vẫn còn trong phạm vi từ ngữ và văn học Việt Nam, nhưng không may, chúng tôi đến thăm tiên sinh vào buổi thì giờ của tiên sinh ít ỏi quá, chúng tôi phải ra về, tự hẹn một ngày sẽ trở lại để được tiên sinh cho biết về hội học ấy cùng là nhiều vấn đề khác nữa.


      Chú thích:

      1. Trois intelligences

      Lê Thanh

      Nguồn: diendantheky.net

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Cuộc phỏng vấn Ông Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu Lê Thanh Phỏng vấn

      - Cuộc phỏng vấn Ông Vũ Đình Long Lê Thanh Phỏng vấn

      - Phỏng Vấn Ông Vệ-Thạch Đào Duy-Anh Lê Thanh Phỏng vấn

      - Phỏng vấn nhà văn Song An Hoàng Ngọc Phách Lê Thanh Phỏng vấn

      - Cuộc Phỏng Vấn Các Nhà Văn: Ông Nguyễn Văn Tố Lê Thanh Phỏng vấn

      - Cuộc phỏng vấn Ông Lệ Thần Trần Trọng Kim Lê Thanh Phỏng vấn

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)

      Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)

      Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)

      Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)

      Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)