|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Giáo Sư Lê Ngọc Trụ
(1909 - 11.8.1979)
Tất cả những ai đã từng theo học Đại học Văn khoa và Đại học Sư Phạm Saigon (chuyên ngành Việt Văn) từ đầu thập niên 1960 đến 1975 đều là học trò của thầy và tất cả đều kính ngưỡng thầy như một nhà ngữ học đại tài của nước ta.
Lê Trung Hoa, giáo sư trường Đại học Ngữ Văn & Khoa học Nhân Văn TP/HCM đã viết như sau: “Giáo sư Lê Ngọc Trụ là một học giả nổi tiếng ở miền Nam trước đây (…). Có thể nói ông là nhà chính tả học số một của cả nước. Ông đã có công đào tạo hàng ngàn giáo viên ngữ văn cho các trường phổ thông ở các tỉnh phía Nam." (Báo TUỔI TRẺ, mục Điểm Sách, ngày 17-2-1994)
Trước đó, bên trời Tây, Phạm Công Thiện (1941-2011), tiến sĩ triết đại học Sorbonne, Paris (với luận án L’essence et La Verité chez Heidegger), giáo sư đại học Toulouse, Pháp, cũng đã nói: ”Lê Ngọc Trụ là người giỏi nhất về ngôn ngữ học Việt Nam” (Đi Cho Hết Một Đêm Hoang Vu Trên Mặt Đất, Trần Thi xuất bản, 1988, California, Hoa Kỳ, trang 199).
Ông đã để lại cho đời một tác phẩm tuyệt hảo VIỆT NGỮ CHÁNH TẢ TỰ VỊ (Thanh Tân , SaiGon, xuất bản lần đầu năm 1960 và Khai Trí, SaiGon, tái bản năm 1971; sách dày 706 trang khổ 20 x14 chữ nhỏ). Tác phẩm đã đoạt giải thưởng Văn chương Toàn Quốc năm 1961 (bộ môn biên khảo). Sau này đến năm 1994 con gái ông, Lê Kim Ngọc Tuyết, đứng ra xin xuất bản cuốn TẦM NGUYÊN TỰ ĐIỂN VIỆT NAM (nxb thành phố HCM, năm 1994), mà ông đã hoàn thành tháng 12 năm 1974. Điều đáng chú ý là trong hai tác phẩm này ông luôn luôn dùng nguyên tắc gạch nối để liên kết một nhóm tiếng liên quan nhau dùng chỉ một ý niệm; mà theo ông “các học giả chưa đồng ý với nhau về nguyên tắc dùng gạch nối và chữ hoa cho các đặc danh” (Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị, trang iii).
Ở đây chúng tôi không có thởi gian và nếu có cũng chẳng dám bàn về tính chất uyên áo và tầm vóc vĩ đại của hai tác phẩm nói trên.
Chúng tôi chỉ mạn phép ghi ra những gì mà chúng tôi nói riêng cùng các đàn anh và các bậc thầy của chúng tôi nói chung ngưỡng phục:
- GS Lê Ngọc Trụ là một trong hai vị giáo sư của Đại học Văn khoa Saigon trước 1975 không có bằng cấp (vị kia là GS Nguyễn Duy Cần (1907-1988), nguyên Trưởng ban Triết học Đông phương của Đại học Văn khoa Saigon những năm trước 1975).
- Ngạch sau cùng của GS Lê Ngọc Trụ là Giáo sư Diễn Giảng trường Đại học Văn khoa Saigon . [Cần nói thêm rằng ngạch của các vị giảng dạy ở các đại học nằm trong viện đại học Saigon ngoài các ngạch ở dưới như giảng nghiệm viên, giảng nghiệm trưởng, lên cao thì giảng viên hay giảng sư và cuối cùng là ngạch giáo sư với 3 bậc: giáo sư thực thụ, giáo sư diễn giảng và giáo sư ủy nhiệm].
- Nhưng vào thời đó (viện đại học Saigon chính thức đi vào hoạt động năm 1955, nói rõ hơn là ngày 11-5-1955 với danh hiệu VIỆN ĐẠI HỌC QUỐC GIA VIỆT NAM; sau này khi có Đại học Huế ra đời tháng 3 năm 1957 mới đổi tên là Viện Đại học Sài Gòn) nước ta có rất ít các vị giáo sư có bằng tiến sĩ, nên đại học văn khoa, chỉ có văn khoa mà thôi, phải mời các học giả nổi tiếng chuyên ngành vào giảng dạy. Nhưng cả hai giáo sư LNT và NDC đều là học giả có bề dày nghiên cứu từ lúc xa xưa (chúng tôi sẽ có bài viết về GS Thu Giang Nguyễn Duy Cần).
- GS Lê Ngọc Trụ suốt đời chỉ chuyên nghiên cứu về ngữ học Việt Nam. Những bài viết đầu tiên của ông là bài Bàn Thêm về Vấn- Đề Âm-Dịch và bài Tại Sao Tôi Viết Dống (Giống) và Giám (Dám) Hay Là Vấn-Đề Viết Chữ Quốc-ngữ đăng trong báo Tự Do những ngày trong tháng 01-1939. Từ đó cho đến năm 1970 ông đã viết trên 80 bài báo chuyên về ngôn ngữ Việt Nam đăng tải trên các tạp chí nổi tiếng thời đó.
- Đến năm 1970 ông đứng ra hiệu đính cho bộ VIỆT NAM TỪ ĐIỂN của Lê Văn Đức & một nhóm văn hữu, do Khai Trí xuất bản. Đây phải nói là bộ từ điển xuất sắc nhất từ trước đến nay (tính đến nay 2014, thế kỷ XXI). Sách gồm 2 quyển dày tổng cộng 3500 trang khổ lớn.
- Sau 1975 thầy thôi dạy.
Trước khi kết thúc bài tưởng niệm này, chúng tôi xin được nghiêng mình kính ngưỡng trước anh linh của giáo sư, một bậc thầy của nhiều thế hệ giáo sư Việt văn, một nhà ngôn ngữ học Việt Nam trác tuyệt mà có lẽ lâu lắm nước Việt nam ta mới hi vọng có người kế tục sự nghiệp của thầy.
Thầy sinh ngày 15-3-1909 tại Cây Gõ, Chợ Lớn, Saigon và mất ngày 11-8-1979 tại Saigon. Thầy sinh ra trong một gia đình không khá giả. Thầy là người con thứ tám trong gia đình đông con, 12 người. Thuở nhỏ thầy bị đau lỗ tai và phải mổ xương mép tai trái năm 15 tuổi.
Tây Đô, ngày nắng ráo 20-11-2014.
- GS Lê Ngọc Trụ, Nhà Ngôn Ngữ Học Số 1 Của Việt Nam Đỗ Kim Phụng Hồi ức
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |