1. Head_

    Nhật Ngân

    (24.11.1942 - 21.1.2012)

    Phan Nhự Thức

    (4.2.1942 - 21.1.1996)

    Trương Đình Quế

    (.0.1939 - 21.1.2016)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Tôi yêu tiếng nước… Mỹ (Lê Hữu) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      25-3-2019 | VĂN HỌC

      Tôi yêu tiếng nước… Mỹ

       LÊ HỮU
      Share File.php Share File
          

       


      Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời…(1)


      Câu hát quen thuộc, chỉ khác là “tiếng nước tôi” ở đây không phải tiếng Việt của nước Việt mà là tiếng Anh của nước Mỹ.


      Những bạn trẻ gốc Việt ra đời ở Mỹ nếu có hát như vậy (hát bằng tiếng Mỹ, tất nhiên) thì cũng chẳng có gì lạ. Nếu có lạ chỉ là những người Việt nói tiếng Việt thành thạo, không ra đời ở Mỹ nhưng lại yêu tiếng nước Mỹ hơn cả “tiếng nước tôi” của mình.


      Tiếng nước Mỹ, tiếng nước tôi


      “Chị cảm thấy rất là hép-pì.”


      Một bà ca sĩ lớn tuổi, ăn mặc láng mướt, vẻ mặt phấn khởi hồ hởi, phát biểu cảm tưởng trong khúc phim quảng cáo thương mại trên một đài truyền hình quen thuộc của người Việt. Mặt hàng quảng cáo là một loại kem dưỡng da Nhật Bản. Khi được hỏi “Sau khi dùng qua mỹ phẩm này chị thấy thế nào?” bà trả lời như vậy. Ý bà muốn nói loại kem dưỡng da này rất tốt, dùng rất công hiệu và bà rất hài lòng. Tiếng “happy” được bà nhấn mạnh, tỏ rõ sự… happy. Bà không nói “rất vui sướng” hay “rất vui mừng” mà nói “rất là hép-pì”. Có thể do bà quen miệng, cứ lúc nào “hép-pì” được là “hép-pì”. Hoặc bà quên ít nhiều tiếng Việt chăng? (Không có lý nào, bà ca sĩ qua Mỹ khi đã lớn tuổi thì dễ gì quên được tiếng mẹ đẻ, nhất là những tiếng “vui”, “buồn”, “sướng”, “khổ” ấy rất gần gũi và quen thuộc trên cửa miệng người dân Việt từng bao phen “khóc cười theo mệnh nước nổi trôi”). (1) Hoặc bà cho là nói “happy” thì sành điệu và đẳng cấp hơn nói “vui mừng” hay “sung sướng”? Hoặc khán giả truyền hình là người Mỹ gốc Việt nên bà phải nói nửa Việt nửa Mỹ như thế cho dễ hiểu? (Thế thì vì sao không nói “I feel so happy” luôn cho tiện, lại dễ hiểu hơn).


      Cho dù lý do gì, bà ca sĩ này cũng yêu tiếng nước Mỹ hơn “tiếng nước tôi”.


      Nhớ có lần vợ chồng tôi đi dự một đám cưới Việt-Mỹ. Chàng rể người Mỹ cao ráo đẹp trai. Cô dâu người Việt, rời Việt Nam năm hơn mười tuổi, nói được cả hai thứ tiếng Việt và Mỹ trong lúc bố mẹ cô thì không rành tiếng Mỹ. Khách mời một nửa là khách Việt, một nửa là khách Mỹ. Hai MC, một chàng người Mỹ, một cô người Việt. Chàng MC người Mỹ nói tiếng Mỹ, tất nhiên. Cô MC người Việt cũng trổ tài nói tiếng Mỹ rào rào, chỉ khi giới thiệu họ nhà gái thì cô nói chút chút tiếng Việt. Đến màn cảm tạ công ơn dưỡng dục của đấng sinh thành thì cô dâu yểu điệu bước tới, đứng trước mặt bố mẹ mình, tuôn ra một tràng tiếng Mỹ. Trông hai ông bà già đứng nghệch mặt ra nghe cô con gái yêu quý nói với mình bằng thứ “tiếng lạ” mà tội nghiệp. Mãi đến khi thấy khách khứa vỗ tay khen ngợi cô dâu, hai ông bà cũng vỗ tay theo, cười cười rồi ngượng nghịu ngồi xuống.


      “Cô dâu không nói được tiếng Việt à?” một bà ngồi bàn tôi hỏi.


      “Được quá đi chứ,” một người trả lời, “nhưng mà nói tiếng Mỹ cho khách Mỹ hiểu.”


      “Như vậy thì đâu phải là nói với bố mẹ.”


      Tôi không có ý kiến gì để giữ cho không khí tiệc cưới được vui vẻ.


      Nghe hai MC đối đáp tiếng Mỹ lách chách mệt quá, số thực khách người Việt bèn quay sang nói chuyện với nhau bằng tiếng mẹ đẻ của mình cho thoải mái.


      Cô dâu và cô MC người Việt trong tiệc cưới này rõ ràng là yêu tiếng nước Mỹ hơn “tiếng nước tôi”.


      Không ít người Mỹ gốc Việt tuy nói được tiếng Việt nhưng lại khước từ sử dụng “tiếng nước tôi”. Có lần tôi bước vào một cửa tiệm thuốc Tây gần nhà, tìm một loại thuốc an thần và mang đến anh chàng dược sĩ người Việt để tham khảo về cách dùng. Biết tôi là người Việt nhưng anh ta vẫn nói tiếng Anh tỉnh queo với tôi như là nói với khách hàng người bản xứ.


      “You speak Vietnamese?” tôi hỏi. Anh ta ngần ngừ một chút rồi gật đầu.


      “Nói tiếng Việt đi,” tôi nói.


      Lúc bấy giờ anh ta mới chịu thốt ra cái tiếng nói chung của hai kẻ cùng màu da và dòng máu, với vẻ miễn cưỡng và vẻ mặt không vui.


      Anh chàng dược sĩ này cũng yêu tiếng nước Mỹ hơn “tiếng nước tôi”.


      Không chỉ người Việt ở nước ngoài mà nhiều người trong nước cũng tỏ ra đặc biệt yêu chuộng ngoại ngữ này như yêu chuộng “hàng ngoại”. Từ quan chức nhà nước đến các nghệ sĩ, ca sĩ có dịp ra nước ngoài trình diễn cũng chịu khó trang bị lận lưng ít vốn liếng tiếng Anh. Người phỏng vấn hỏi rặc tiếng Việt, người trả lời thì cố đưa vào những “feeling”, “ending”, “intro”, “style”, “melody”, “livestream”, “live show”, “talk show”… tá lả tà la để tỏ ra sành sõi và “phong cách Mỹ” không kém ai.


      Mới đây Bộ Giáo Dục trong nước còn đề xuất nhà nước chính thức công nhận tiếng Anh từ một ngoại ngữ được “nâng cấp” trở thành ngôn ngữ thứ hai sau tiếng Việt, như một “yêu cầu bức thiết để bắt kịp trình độ phát triển của các nước tiên tiến”.


      Trong khi đó, nhiều người Việt ở nước ngoài tỏ ra linh hoạt hơn qua cách sử dụng kết hợp ngôn ngữ thứ nhất và ngôn ngữ thứ hai một cách thoải mái. Ngày trước ta chỉ nghe “xổ Nho”, “xổ tiếng Tây”… chứ hiếm khi được nghe kiểu nói “song ngữ” khá phổ biến, chẳng hạn:


      “Bà xã vừa lấy vacation tôi liền book vé đi tour Las Vegas, giá sale rất cheap.” Hoặc:


      “Tôi mới move vào nhà này tháng trước. Nhà gần freeway, gần gym, có ba bedrooms, parking thoải mái, roof mới thay, trước nhà có view nhìn ra cái lake đẹp lắm, sau nhà có cái deck hết sẩy. Khu này vừa safe vừa quiet, neighbors rất là nice.”


      Kiểu nói song ngữ Việt-Mỹ này liệu có thể được giải thích, do người Việt sống chung đụng trong môi trường nói tiếng Anh lâu ngày và chịu một sự đồng hóa gần như vô thức, có những từ ngữ tiếng Anh thật gần gũi, quen thuộc cứ thuận miệng là phát ra một cách tự nhiên thôi.


      Phiền một nỗi là cách nói “Việt-Mỹ giao duyên” này không chỉ trong sinh hoạt thường ngày mà còn đi vào các phương tiện truyền thông đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo chí… Nếu những tiếng ngoại ngữ ấy là “thuật ngữ tiếng Anh chuyên dụng” hoặc đã được Việt hóa và trở thành thông dụng trong ngôn ngữ tiếng Việt thì khả dĩ chấp nhận được.



      Nói tiếng Việt trộn lẫn tiếng Mỹ, với không ít người, được xem như một cách “tạo dáng”, thể hiện phong cách thời thượng và sành điệu trong giao tiếp. Hình thức “giao lưu văn hóa” hay “phối hợp nghệ thuật” nửa Tây nửa Ta, nửa Việt nửa Mỹ này được ví như mặc áo dài với quần jeans, hoặc ăn phở hay chả giò với ketchup thay vì với tương ớt, nước mắm.


      Không chỉ văn nói mà đến cả văn viết cũng không thiếu lối hành văn Việt-Mỹ sánh đôi nhau như vậy. Trên một trang báo tôi đếm được hơn chục từ ngữ tiếng Anh là những tiếng đều có thể thay bằng từ ngữ tiếng Việt quen thuộc ai đọc cũng hiểu.


      Trong lúc nhiều phụ huynh đưa con em đến các trường dạy Việt ngữ để học lấy tiếng Việt của ông bà, cha mẹ thì lại có những phụ huynh lấy làm tự hào rằng con mình giỏi tiếng Mỹ không thua gì học sinh… Mỹ.


      Trong lúc người Việt ở nước ngoài chế diễu về chữ nghĩa và cách dùng “từ Hán-Việt” kỳ cục ở trong nước thì người Việt trong nước cũng nhăn mặt nhíu mày với cách dùng “song ngữ Việt-Mỹ” lạ đời của không ít “Việt kiều hải ngoại”.


      Công bằng mà nói, nếu chịu khó từ bỏ thói quen nói/viết tiếng Việt chen tiếng Anh một cách không cần thiết ấy, tiếng Việt của người Việt ở nước ngoài dẫu sao vẫn gần với “quốc ngữ là chữ nước ta” và ít nhiều vẫn giữ được tính trong sáng, lành mạnh so với những “sáng tạo” và “cải cách” tiếng Việt trong nước.


      Bệnh “quên” tiếng Việt


      Nhớ có lần về nước thăm gia đình, trong lúc trò chuyện với mấy đứa cháu con của ông anh, một cháu nói với tôi:


      “Chú tài thật, đi lâu mà vẫn nhớ được tiếng Việt trong lúc nhiều người đi sau chú thì lại quên.”


      “Làm sao cháu biết là họ quên?” tôi hỏi.


      “Khi nói chuyện họ thường phải chen tiếng Anh vào.”


      “Họ… giả vờ quên đấy,” tôi cười. Từ hôm chú về đây cháu có thấy chú nói một câu, một chữ tiếng Mỹ nào không? Tiếng Việt đã trót nằm trong máu trong thịt mình rồi, có muốn quên cũng đố mà quên được.”


      Nếu xa quê lâu ngày mà “quên” cả tiếng Việt thì hầu như chỉ “Việt kiều” ở Mỹ và các nước nói tiếng Anh là hay… quên chứ hiếm thấy “Việt kiều” nào khi nói chuyện phải chen tiếng Nga, tiếng Tàu, tiếng Đức, tiếng Nhật hoặc tiếng Thái, Lào, Campuchia vì… quên mất tiếng Việt. Nói cách khác, quên tiếng Việt là kiểu quên có chọn lọc… ngôn ngữ.


      Những dạng “Việt kiều quên tiếng Việt” này có khá nhiều và cũng là những người yêu tiếng nước Mỹ hơn “tiếng nước tôi”.


      Trả lời câu hỏi của đứa cháu, “Bên đó người Việt chắc ít có dịp nào nói tiếng Việt?”, tôi phải giải thích:


      “Ở đâu thì chú không rõ chứ ở những tiểu bang, thành phố có đông người Việt thì có khi chả cần phải học tiếng Anh. Mọi sinh hoạt thường ngày hầu như đều sử dụng tiếng Việt. Đọc sách báo, nghe đài phát thanh, xem đài truyền hình, đi chợ, đi mua sắm, đi nhà thờ, chùa chiền, đi khám bệnh, sửa xe hay đi xem ca nhạc, giải trí… đâu đâu cũng tiếng Việt ríu ra ríu rít.”


      Không phải cứ sống ở Mỹ sáu tháng, một năm là nói tiếng Mỹ rào rào như nhiều người tưởng. Những người lớn tuổi qua Mỹ chỉ học qua vài lớp ESL thì khó mà “hội nhập ngôn ngữ” để sử dụng tốt tiếng Anh trong giao tiếp và tìm được việc làm thích hợp, có khi còn bị kỳ thị nơi làm việc vì tiếng Anh kém.


      Cũng vì Anh ngữ khó như vậy, nhiều người Việt tự động “Việt hóa tiếng Mỹ” qua cách phát âm “đặc trưng” của người Việt cho dễ nói, dễ nghe (tất nhiên chỉ mình nói mình hiểu với nhau thôi chứ người bản xứ thì chịu thua), đại khái: “nai” (nice), “neo” (nail), “meo” (mail), “xeo” (sale), “óp” (off), “xen” (send), “mu” (move), “lin” (clean), “cúc” (cook), “bí-dì” (busy), “me-nìu” (menu), “o-đờ” (order), “rì-xíp” (receipt), “lai-xần” (license), “ken-xồ” (cancel), “phây-búc”, (facebook), “mu-vì” (movie), “xóp-pìng” (shopping), “kem-pìng” (camping), “uých-kèn” (weekend)... vân vân.


      Cách phát âm tiếng Mỹ này khá phổ biến trong cộng đồng người Việt, thường là người Việt lớn tuổi. Một mẩu đối thoại nghe được trên xe bus giữa hai phụ nữ:


      - Chợ “Xếp-quầy” (Safeway supermarket) đang “xeo” (sale) nước “chíc-cần” (chicken soup), chị đón xe “bớt” (bus) ở trước tiệm “pi-già” (pizza) tới đó mua.


      Những “người Mỹ gốc Việt” này khi về thăm nhà mang theo thứ “tiếng Mỹ gốc Việt” nổ như bắp rang ấy vì trót... quên tiếng Việt.


      Không chỉ quên tiếng Việt thôi, các “Việt kiều” này còn quên nhiều thứ khác, như quên thuở hàn vi là những ngày rách bươm sau cuộc đổi đời năm 1975, hay quên rằng vì sao mình có mặt trên đất nước tự do gọi là “quê hương thứ hai” này, hay quên rằng mới ngày nào còn hát hỏng, rền rĩ “Sài Gòn ơi!”, “Mẹ Việt Nam ơi!”… cứ như đã nghìn trùng xa cách, chỉ sau ít năm là đã đi đi, về về xoành xoạch, là “book” hết “tour” này đến “tour” nọ để được “travel” giá rẻ, cứ làm như là phải về Việt Nam thì mới có chỗ đi du lịch vậy.


      Một vài mẩu phát ngôn ghi nhận được từ những “Việt kiều” quên… đủ thứ khi về thăm nhà:


      - Quên mất, tiếng Việt gọi cái này là gì nhỉ?

      - Con gì vậy?... Oh my God! Con gián sao mà lớn thế. Gián bên đó nhỏ xíu mà đã thấy khiếp rồi.

      - Wòw! Bên này đi ngủ phải giăng mùng à? Bên đó làm gì có muỗi.


      Cứ thế, hết “bên đó” lại “bên này”.


      - Sợ quá! Chả dám băng qua đường, cũng chả dám ngồi xe gắn máy. Giao thông kiểu gì ghê quá.

      - Chịu! Ai lại ngồi ăn uống trên vỉa hè thế này, mất vệ sinh quá.

      - Cái ly này có sạch không đấy? Có chai nước khoáng nào thì cho xin.

      - Sao lại cứ bịt mặt như là Ninja ấy nhỉ? Chả biết ai là ai.

      - “Điện thoại cầm tay”, buồn cười nhỉ! Sao lại phải cầm tay, nắm tay? Điện thoại nào mà chẳng cầm tay. Lại còn “điện thoại thông minh” nữa, chả nhẽ lại có “điện thoại dốt”.


      Đấy là những “Việt kiều” mới xa quê chừng vài năm, đến lúc quay về chốn cũ thì cứ như là Từ Thức về trần hay người đến từ hành tinh nào khác, ngơ ngơ ngác ngác giữa cõi người.


      Thường thì bệnh “quên” là căn bệnh tâm lý của người muốn chối bỏ quá khứ không lấy gì làm vẻ vang lắm, không giống như những gì ngủ quên trong tiềm thức do lâu ngày không đụng tới hoặc không ai đánh thức.


      *


      Một người có thể sử dụng một, hai hay nhiều ngôn ngữ, có điều ngôn ngữ nào mà người ta dùng bày tỏ những tâm tư tình cảm thì hẳn là ngôn ngữ chính. Nhiều người Việt lớn tuổi vẫn nói rằng những khi cần chia sẻ buồn vui, tâm sự đầy vơi thì chỉ có tiếng Việt mới bộc lộ hết được những nỗi niềm.


      Nói “Trời đất!” hay “Trời đất ơi!” nghe “đã” hơn nói “Oh my God!”

      Nói “Tôi sung sướng quá!” hoặc “Tôi sướng quá!” nghe… sướng hơn nói “I’m so happy!”

      Nói “Con yêu Bố/Mẹ quá!” nghe xúc động hơn nói “Daddy/Mommy, I love you so much!”


      Thử đọc qua một đoạn trong bài của Nguyễn Thanh Việt (I Love America. That’s Why I Have to Tell the Truth About It, TIME, 11/26/2018), nhà văn Mỹ gốc Việt, tác giả tiểu thuyết The Sympathizer được trao giải Pulitzer 2016:


      “Từ khi khôn lớn, tôi chưa từng nói ‘I love you’ vì bố mẹ tôi chưa từng nói ‘I love you’ với tôi. Điều đó không có nghĩa là bố mẹ tôi không yêu tôi. Họ yêu tôi nhiều đến nỗi làm việc đến kiệt sức ở nước Mỹ mới mẻ này.” Rồi tác giả kể mẩu chuyện:

      “Người đàn ông bên cạnh tôi gốc Á châu, không đẹp trai, phục sức giản dị. Ông nói chuyện bằng tiếng Việt, giọng miền Nam trên điện thoại di động. ‘Con ơi, Ba đây. Con ăn cơm chưa?’ Dáng dấp ông trông hơi thô, có lẽ thuộc giới lao động. Nhưng khi nói chuyện với con mình bằng tiếng Việt, giọng ông rất dịu dàng. Những gì ông ta nói không thể dịch được, chỉ có thể cảm nhận thôi. Theo nghĩa đen từng chữ, ông ta nói, ‘Chào con. Đây là cha của con. Con đã ăn cơm chưa?’ Câu nói chẳng có ý vị gì trong tiếng Anh, nhưng bằng tiếng Việt nó ngụ ý tất cả. ‘Con ơi, Ba đây. Con ăn cơm chưa?’ Đây là cái cách người chủ nhà chào đón khách đến nhà, bằng câu hỏi họ đã ăn gì chưa. Đây là cái cách cha mẹ, những người không bao giờ nói ‘I love you’ với con cái, tỏ lộ tình thương yêu chúng. Tôi lớn lên với những phong tục, những cảm xúc, những bầy tỏ thân mật này, và khi tôi nghe người đàn ông kia nói chuyện với con mình, tôi suýt khóc. Nhờ thế, tôi biết rằng tôi vẫn là người Việt, bởi vì lịch sử nằm trong máu và văn hóa là dây rốn của tôi.” (2)

      “Tôi biết rằng tôi vẫn là người Việt”, anh chàng Nguyễn Thanh Việt này theo bố mẹ rời Việt Nam khi mới lên bốn, lên năm mà đến nay vẫn không quên cái “dây rốn của tôi”, nói như anh ta. Hơn thế nữa, anh lại cảm động đến “suýt khóc” khi nghe một ông bố hỏi con mình bằng tiếng Việt, “Con ăn cơm chưa?” Vậy mà, nhiều người Việt mới chỉ bỏ nước ra đi một vài năm thôi đã vội vàng quên trước, quên sau.


      Chuyện “quên” tiếng Việt và kiểu pha trộn ngôn ngữ Việt-Mỹ ấy liệu có phải là một dạng bệnh lý hay chỉ là một thói tật khó bỏ. Nếu gọi là “bệnh”, hẳn là bệnh sùng bái tiếng nước ngoài; nói rộng hơn, bệnh sùng bái hàng ngoại. Nói chung, cái gì “made in USA” đều vượt trội “made in Vietnam”, tất nhiên gồm cả ngôn ngữ và văn hóa.


      Bệnh này không phải dễ chữa, lại dễ lây lan với tâm lý ai sao mình vậy, mọi người đều làm thế thì mình cũng làm theo để… hòa đồng và theo kịp mọi người. Mọi phương cách trị liệu, nói như cách nói bây giờ, hầu như… bó tay.


      Mẹ Việt Nam hẳn phải buồn tủi vì những đứa con mình đứt ruột sinh ra trên mảnh đất quê nghèo lại yêu tiếng nước ngoài hơn cả “tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi”. (1)


      Lê Hữu

      Tác giả gởi

      (1) “Tình ca”, nhạc Phạm Duy

      (2) “Viet Thanh Nguyen: Tôi yêu nước Mỹ. Đó là lý do tại sao tôi phải nói sự thật về nó”, Nguyễn Đức Tường dịch, Diễn Đàn Thế Kỷ, 1/12/2018

      Ảnh internet


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Ông già Noel vô tích sự Lê Hữu Truyện ngắn

      - Một tách cà-phê cho hai người Lê HỮu Tùy bút

      - Lá gan của cô còn tốt lắm! Lê Hữu Truyện ngắn

      - Ảo giác Trịnh Công Sơn Lê Hữu Nhận định

      - Ngôn ngữ thơ là cái quái gì vậy? Lê Hữu Nhận định

      - Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? Lê Hữu Nhận định

      - Màu tím vấn vương trong nhạc Việt Lê Hữu Tản mạn

      - Thơ Như Thương, tình yêu, những khuôn mặt Lê Hữu Nhận định

      - Ngày Của Mẹ, Ngày Của Con Lê Hữu Tạp luận

      - Bắn chậm thì chết Lê Hữu Truyện ngắn

    3. Bài viết về nhà văn Lê Hữu (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Lê Hữu

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Lê Hữu, Người Tìm Ngọc Trong Đá (Hoàng Lan Chi)

      Giới Thiệu Tác Phẩm Mới: Quà Tặng Giữa Mùa Dịch (Học Xá)

      Lê Hữu: Âm Nhạc Của Một Thời (T. Vấn)

      Lê Hữu và Một Thời Âm Nhạc (Phạm Xuân Đài)

      Nhạc phổ thơ, thơ phổ nhạc (Bích Huyền)

      Chút Duyên Văn Nghệ (Bích Huyền)

      Lê Hữu (Học Xá)

      - Lê Hữu: Ngôn Ngữ Ngậm Ngùi (T.Vấn)

      - Lê Hữu- Âm Nhạc của một thời

        (hoanglanchi.com)

      - Tiểu sử tóm tắt (hocxa.com)

       

      Tác phẩm của Lê Hữu

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Ông già Noel vô tích sự (Lê Hữu)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Lá gan của cô còn tốt lắm! (Lê Hữu)

      Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)

      Ngôn ngữ thơ là cái quái gì vậy? (Lê Hữu)

      - Người lính trong nhạc Nguyễn Văn Đông

      - Bài viết, bài gõ, bài vẽ

      - Bản di chúc 71 chữ

      Tác phẩm của Lê Hữu trên mạng:

      damau.org,     • t-van.net,

      diendantheky.net

       (hoanglanchi.com)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)