1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Lê Hữu, Người Tìm Ngọc Trong Đá (Hoàng Lan Chi) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      7-8-2023 | VĂN HỌC

      Lê Hữu, Người Tìm Ngọc Trong Đá

        HOÀNG LAN CHI
      Share File.php Share File
          

       

      Năm 2001, tôi viết bài giới thiệu những ca khúc tuyệt vời nhất về quê hương của Phạm Duy. Tôi chỉ viết với mục đích, giới thiệu cho giới trẻ trong nước hiểu- đích thực tình yêu quê hương là gì. Không phải những bài ca, thơ mà VC đã nhồi sọ trẻ con. Ai có thể phủ nhận Tình ca của Phạm Duy? Thái Thanh đã cao vút Tình Ca trong buổi họp tổ đầu tiên khiến cán bộ VC phải ngỡ ngàng. Vô tình Phạm xem net-thấy bài tôi viết-và mail làm quen. Chúng tôi là bạn từ đó. Trao đổi thẳng thắn nhiều thứ. Phạm Duy đã “add” mail tôi vào một group “Những người thích nhạc Phạm Duy”. Có cả trong và ngoài nước. Nhận bài viết của ai, Phạm gửi chung cho nhóm xem.


      Từ đây, tôi quen nhiều người chung sở thích là yêu nhạc Phạm Duy. Trần Doãn NhoLê Hữu là hai người trong nhóm đó.


       

      Nhà văn Lê Hữu (2011)

      Cả Nho và Hữu sau này gửi bài viết cho tôi xem. Tôi đã gửi bài viết về Trịnh Công Sơn của Lê Hữu lên Đặc Trưng. Nơi đây, fan của Trịnh rất đông, có những fan ... yêu Trịnh mù quáng. Họ tấn công tác giả Lê Hữu. Tôi gửi những ý kiến đó cho Hữu xem. Dường như sau đó Lê Hữu nói tôi ngưng vì anh không muốn tôi bị dính vào làn sóng đó.


      Sau Lê Hữu, cũng tại Đặc Trưng, một netter mang tên Music Hunger đã viết một loạt bài về nhạc Trịnh. Music Hunger cho biết Trịnh rất tầm thường ở nhạc, lời thì hay lặp lại… Music Hunger mới đăng khoảng hai bài thì… lại fan Trịnh ào vào tấn công. Tôi “nhảy” ra, phản đối và yêu cầu Music Hunger tiếp tục! Music được sự cổ vũ của tôi, tiếp tục đăng bài. Những thống kê rất chính xác của Music Hunger làm các fan Trịnh… đuối lý.


      Sau này, tôi tiếp tục “tha” loạt bài hết sức giá trị, công phu đó của Music Hunger đi vài net và đăng ở một số báo.


      Năm 2006, vô tình tôi gặp lại Lê Hữu sau khoảng thời gian dài không liên lạc. Tôi đề nghị anh thực hiện chương trình Nhạc Chủ Đề với tôi.


      Thời gian đầu, phải nói hết sức khổ sở. Có lẽ cho cả hai chúng tôi. Vì tôi quá lu bu với công việc của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển. Lê Hữu thì quá ư cầu toàn. Chọn nhạc, chọn ca sĩ. Chương trình thu đi thu lại nhiều lần. Tìm đúng ca sĩ, đúng nhạc phẩm đó, không phải là dễ. Nhưng kết quả cũng vui, chương trình có giá trị cao.


      Lê Hữu ở tiểu bang “Xanh hoài ngàn năm” và tôi – vẫn đùa là từ Rừng gió Virginia. Tôi chưa gặp Lê Hữu bao giờ. Nhưng Lê Hữu là người bạn dễ thương, hiền hoà, không bao giờ muốn làm mích lòng ai. Còn tôi thì khỏi nói. Tôi ra lịnh này lịnh nọ và Lê Hữu thì “xin tuân lịnh cô nương”!


      Cái tuân lịnh dễ thương nhất là:


      Trong chương trình Nhạc Chủ Đề, không bao giờ Lê Hữu cho nhạc Trịnh được vang lên vì biết tôi rất ghét Trịnh Công Sơn.


      Với tôi, Trịnh Công Sơn đâm thẳng chúng ta chứ không phải đâm sau lưng chiến sĩ nữa. Với tôi, tội của Trịnh to hơn Phạm nhiều. Trịnh góp phần làm suy yếu tinh thần người quốc gia, Trịnh hoạt động cho VC từ lâu lắm. Phạm hèn yếu vào cuối đời, mong tìm chốn ca hát cho gia đình. Mở dấu ngoặc, từ khi họ Phạm về Việt Nam thì coi như tình bạn giữa chúng tôi không còn. Cũng hơi buồn vì năm 2004 khi tôi đến nhà Phạm, xem Phạm mở computer, tôi thấy tôi – đúng hơn bài viết của tôi – có một vị trí riêng ở đó – và ở cả web của Phạm và Phạm nói chưa công bố bây giờ.


      Hôm nay, Nguyễn Đăng Tuấn gửi tôi cái link dẫn đến bài viết về nhạc Trịnh của Lê Hữu vì Tuấn tuởng tôi không biết. Thực ra đây chính là loạt bài-tôi gửi năm 2003 gì đó và fan của Trịnh tấn công tác giả Lê Hữu thông qua người gửi là Hoàng Lan Chi!


       

      Lê Hữu trong buổi ra mắt sách “Âm nhạc của một thời” tại Texas 2011

      Tôi viết những giòng này, gửi một số thân hữu-như là một sự giới thiệu người bạn dễ thương, viết những bài khảo cứu hay phê bình về âm nhạc khá công phu. Một điều tuyệt vời ở Lê Hữu là anh có khả năng bắt ra một điểm rất hay nào đó của nhạc sĩ hay nhạc phẩm.


      Tôi đã trêu Lê Hữu như sau: “Giời ơi, đọc bài anh viết cho nhạc Nghiêu Minh, cô nương có cảm tưởng anh là bạn tri kỷ của Nghiêu Minh”. Vâng, tôi thực hiện chương trình “Đà Lạt trong nhạc Nghiêu Minh” và tôi giao cho Lê Hữu cùng bình phẩm. Đọc “script” của Lê Hữu, tôi kinh ngạc. Đúng, Nghiêu Minh có cái đó và Lê Hữu khám phá ra còn tôi thì ngu ngơ!


      Sau Nghiêu Minh, Lê Hữu lại làm tôi ngạc nhiên khi Hữu nhận xét CD “Đoá Hồng Yêu Dấu” của Vũ Đức Nghiêm. Tất nhiên, chương trình cũng là của tôi và “cô nương” Lan Chi ra lịnh cho Lê Hữu phải nêu nhận xét! Đương nhiên tôi cũng than thở ”Ủa, sao cô nưong thấy anh lại có vẻ là tri kỷ của Vũ Đức Nghiêm vậy?”. Khỏi nói, cả hai- Nghiêu Minh và Vũ Đức Nghiêm – đều rất xúc động khi đọc những lời nhận xét về nhạc của họ từ Lê Hữu! Họ-thông qua tôi- gửi lời cảm ơn vô cùng đến Lê Hữu.


      Lê Hữu có cái tài tìm ra ngọc ẩn trong đá chăng? Thế còn tôi-tài gì đây? Chắc là tài -tìm ra người moi ngọc từ đá!


      Tôi – từ rừng gió Virginia – hôm nay không “ra lịnh” cho anh- mà “gửi anh” ra với bạn hữu. Tác phẩm của bạn sẽ được Lê Hữu nhận xét rất tinh tế, tin Lan Chi đi!


      Rừng Gió Virginia 2007

      Hoàng Lan Chi


      ==> link dẫn đến bài của Lê Hữu viết về Trịnh Công Sơn. Tương lai, chúng tôi-Lê Hữu và Hoàng Lan Chi-sẽ thực hiện “Nhạc lính của Nguyễn Văn Đông”.

      http://www.vietnhac.org/baivo/lehuu-aogiactcs-4.html (*)


      Ghi chú của Học Xá: Độc giả còn có thể đọc "Ảo giác Trịnh công Sơn" trong: tcs-home.org.

      Hoàng Lan Chi

      Nguồn: hoanglanchi.com


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022



      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Lê Hữu, Người Tìm Ngọc Trong Đá Hoàng Lan Chi Hồi ức

      - Sài Gòn Muôn Năm Cũ Với Văn Quang Hoàng Lan Chi Phỏng vấn

      - Tưởng Nhớ Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Đông-Feb 26, 2018 Hoàng Lan Chi Nhận định

    3. Bài viết về nhà văn Lê Hữu (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Lê Hữu

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Lê Hữu, Người Tìm Ngọc Trong Đá (Hoàng Lan Chi)

      Giới Thiệu Tác Phẩm Mới: Quà Tặng Giữa Mùa Dịch (Học Xá)

      Lê Hữu: Âm Nhạc Của Một Thời (T. Vấn)

      Lê Hữu và Một Thời Âm Nhạc (Phạm Xuân Đài)

      Nhạc phổ thơ, thơ phổ nhạc (Bích Huyền)

      Chút Duyên Văn Nghệ (Bích Huyền)

      Lê Hữu (Học Xá)

      - Lê Hữu: Ngôn Ngữ Ngậm Ngùi (T.Vấn)

      - Lê Hữu- Âm Nhạc của một thời

        (hoanglanchi.com)

      - Tiểu sử tóm tắt (hocxa.com)

       

      Tác phẩm của Lê Hữu

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Lá gan của cô còn tốt lắm! (Lê Hữu)

      Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)

      Ngôn ngữ thơ là cái quái gì vậy? (Lê Hữu)

      Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? (Lê Hữu)

      - Người lính trong nhạc Nguyễn Văn Đông

      - Bài viết, bài gõ, bài vẽ

      - Bản di chúc 71 chữ

      Tác phẩm của Lê Hữu trên mạng:

      damau.org,     • t-van.net,

      diendantheky.net

       (hoanglanchi.com)

       

      Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá)
  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)