|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà Văn Lan Khai
(24.6.1906 - 1946)
"Nhà văn đường rừng" là biệt hiệu của anh em làng văn Bắc Hà đã tặng cho Lan Khai, vì anh chuyên viết các truyện về Mạn Ngược, nghĩa là về các vùng Thượng Du Bắc Việt.
Sinh trưởng ở Tuyên-Quang, là một tỉnh ở miền ấy, học ở Tuyên Quang, sau khi đỗ bằng Cao Đẳng Tiểu Học cũng về dạy học ở đấy, Lan Khai đã là một người con yêu dấu của lâm-tuyền. Anh bỏ nghề giáo viên, cũng chỉ vì anh mải nghe tiếng gọi của Rừng thẳm, tiếng gọi mà anh ghi chép say sưa thành bóng vang huyền bí trong các tác phẩm văn chương và trong các nét họa của anh.
Vi Lan Khai vừa là văn sĩ, thi sĩ, và họa sĩ. Văn sĩ hay họa sĩ anh cũng đều là "tài tử" theo nghĩa của anh em nhà văn chúng tôi đã cho nó hồi tiền chiến, là "không cầu lợi". Anh làm thơ, viết truyện dài, truyện gắn, tùy bút, hồi ký, và về những phong cảnh rừng nủi thâm u, huyền ảo của các vùng Tuyên-Quang. Lai-Châu, Sơn-La, Cao-Bằng, những cô Thải Trắng, Thái Đen, cô Mường, cô Thổ, với nét đẹp diễm lệ mơ hồ, như hình bóng một thế giới mộng huyền trong tưởng tượng, trong tranh, trong thơ... Nhưng Lan Khai vẽ, hay viết, chính là để thỏa mãn một say mê gần như là một ám ảnh huyền diệu, hơn là nghĩ đến việc đem bày bán những nét vẽ và câu văn của anh.
Nói đúng ra, thì một số văn sĩ, thi sĩ thời bấy giờ cũng đều bị lôi cuốn ít nhiều trong không khi say sưa Văn nghệ đang bồng bột, thịnh hành, nhưng tôi nhận thấy Lan-Khai là một trong số văn nhân chịu hy sinh cho lý tưởng nhiều hơn, và thích sống đời thanh-cao nho nhã hơn.
Tại vậy mà anh thay đổi chỗ luôn. Thuê một căn nhà nào đề ở, chừng năm ba tháng không vừa ý là dọn đi chỗ khác. Ở đường Đỗ-Hữu-Vị, rồi dọn đến chợ hàng Da, rồi dọn xuống ngoại ô Chợ Hôm, dọn về Bờ Hồ, ở trên một căn lầu rộng lớn, rồi dọn lên Hồ Trúc Bạch, làng Ngũ Xã... Tiền không có mà cứ dọn nhà hoài, và mỗi lần đổi chỗ là chở hằng năm sáu rương sách và một rương quần áo. Ngoài ra, không có gì nữa cả. Tôi đi tìm địa chỉ mới của anh có khi mất cả buổi. Và nhất là tốn tiền xe.
Có điều buồn cười nhất, và bí mật nhất mà lúc bấy giờ chỉ một số bạn rất thân với Lan Khai biết được mà thôi, là tác giả những truyện đường rừng lại thích đánh phấn thoa son như đàn bà. Vì Lan Khai hút thuốc phiện nặng, nên anh đánh phấn và bôi son để cho nét mặt có đôi chút hồng hào, che lấp những tàn phá của Phù dung tiên nữ. Nhưng anh điểm trang khéo tuyệt, còn khéo hơn chị Lan Khai nữa. Người ngoài nhìn vào mặt anh, không hề thấy có vết phấn son. Vì vậy nên nhiều bạn làng văn cứ bảo nhau: «Quải thật nhỉ! Lan Khai hút thuốc phiện thế mà gương mặt của nó không mốc meo chút nào!» Anh rất diện, lúc nào cũng đẹp đẽ bảnh bao, ai mới trông thấy anh cũng tưởng đâu là một chàng nho sĩ phong lưu, một loại Kim-Trọng tân thời ultrung không cỏ Thủy-Kiều, và trong túi thường không có một xu nhỏ.
Lan-Khai có một người bạn tâm phúc cũng lạ thường, là Đỗ-thúc-Trâm. Đỗ–thúc-Trâm người thấp nhưng mập, đỗ Tú Tài rồi ở nhà đọc sách, viết văn, chứ không thèm tiếp tục học trường Cao-Đẳng. Trâm viết Pháp văn thật hay. Có tư tưởng chống Pháp và kiêu căng, tự phụ, anh thường viết bài cho bảo «L'Annam Nouveau» của Nguyễn văn Vĩnh. Cụ Vĩnh quý mến Trâm lắm.
Lan-Khai đi đâu là Đỗ-thúc-Trâm đi theo, như bình với bóng. Mỗi lần dọn nhà, là cả hai đều đồng ý dọn, và cả hai cùng lặng lẽ đi theo sau cỗ xe chở mấy hôm sách, nặng nề, chậm rãi, y như đi đưa một đám ma. Tôi có theo một lần đảm dọn nhà kỳ quặc ấy, ôm giùm cho Lan-Khai cái bình tích đựng nước trà.
Lan-Khai và Đỗ-thúc-Trâm đều điện, và thích ở riêng biệt, không muốn có đàn bà bên cạnh. Đỗ-thúcTrâm không có vợ và rất đố kỵ phụ nữ. Anh không có một người tình nhân nào cả. Còn Lan-khai có hai vợ, nhưng anh cũng không thích ở với gia đình. Thỉnh thoảng chị Lan-Khai ở Tuyên-Quang xuống, với anh một vài tháng rồi lại về Tuyên Quang. Chị nầy là vợ hai, hiền lành lắm, và đẹp, rất yêu văn Lan-Khai và cũng bằng lòng để anh ở riêng tùy theo ý thích. Chị chiều anh lắm. Tôi sẽ kể các bạn nghe câu chuyện HỘT MẬN CỦA LAN-KHAI. Chuyện này đã xảy ra lúc Lan Khai ở căn nhà Ngũ-Xã, với chị Lan-Khai số 2. Anh là người rất đa tình, lại được rất đông độc giả bạn gái mến phục. Nhưng có lẽ anh không có duyên với phụ nữ nên đời anh không có cuộc tình duyên nào lâu dài và tha thiết, nên thơ, nên mộng. Cũng có lẽ tại anh thích sống cuộc đời lý tưởng quả, nên đa số bạn gái không ưa. (tôi nói: thiếu nữ lãng mạn hồi đó). Anh lại là người đa cảm, có những tình cảm rất tế nhị. Một đêm, tôi đang ngủ, Lan Khai đến đập cửa. Tôi chưa kịp mở, chỉ nghe tiếng anh:
– Vỹ ơi, Đỗ-thúc-Trâm chết rồi nhé!
“Tôi mở cửa ra, thì Lan Khai đã đi rồi. Tôi vội vàng mặc đồ đi đến nhà anh, người ta cho biết là Đỗ thúc-Trâm chết trong nhà thương, vì bệnh thương-hàn.
Đám ma của Đỗ-thúc-Trâm đi trong một buổi chiều rét buốt của mùa Đông, rất đìu-hiu thê thảm. Hân hạnh cho Trâm, là có ông Nguyễn-văn-Vĩnh đi theo sau quan tài. Ông Vĩnh bảo tôi: «Trâm, nó có tài lắm, nhưng đáng tiếc, nó không để lại được một tác phẩm nào cả vì chính nó lại coi rẻ cải tài của nó."
Ông Vĩnh nói rất đúng. Đỗ-thúc-Trâm có thể là một nhà triết học, hay là một nhà phê bình rất có giá trị. Học thức uyên thâm, văn bài rất điêu luyện, Trâm bị cải chứng bệnh lười biếng, chán nản, khinh đời, khinh cả mình. Hồi đó anh 25 tuổi, lởn hơn tôi vài tuổi.
Hôm nay, tôi nhắc đến Đỗ-thúc-Trâm mà lòng tôi rất bùi ngùi nhớ tiếc. Từ ngày anh chết, không có một bài báo nào, hay một chương sách nào, nhắc đến tên người tài hoa bạc phận ấy. Kề ra, những bài Pháp-văn anh đã viết trong L'Annam Nouveau của Nguyễn-văn Vĩnh, và bằng Việt-văn trong tuần báo Đông Phương của Lan Khai, có thể gom góp in lại thành một quyển sách rất có giá trị về tư tưởng. Nhưng tiếc thay, không ai làm việc đó. Lan-Khai và tôi muốn làm, lại không có tiền.
Đỗ thúc Tràm đã thành một kẻ lạc loài trong truyền tích, như CHATTERTON, một thi sĩ Anh xấu số. Lan Khai rất buồn chán sau khi Đỗ thúc Trâm chết.
Tác giả những truyện đường rừng cũng là bạn thân của VŨ TRỌNG PHỤNG, NGUYỄN TRIỆU LUẬT, LƯU TRỌNG LƯ. Anh không chơi với THẾ LỮ, NHẤT LINH, ĐOÀN PHÚ TỨ, nhưng thỉnh thoảng đến với KHÁI HƯNG. Anh thích NGUYỄN CÔNG HOAN, VŨ BẰNG, TCHYA, NGUYỄN TUÂN.
Một hôm được tin bằng dây thép cho hay bà vợ cả ở Tuyên Quang đau nặng gần chết, (chị này bị tật què chân). Anh đến nhà xuất bản hỏi mượn trước một món tiền đề về tỉnh nhà lo thuốc men cho vợ. Anh trao điện tín cho nhà xuất bản thấy sự thật đau đớn như thế. Nhưng nhà xuất bản, chủ một nhà in lớn ở Hà-Nội, trả lời không có sẵn tiền. Anh hết sức năn nỉ nhưng ông chủ nhà in, đã xuất bản ba bốn bộ sách của anh, quyển nào bán cũng rất chạy, vẫn một mực than thở: «không có sẵn tiền.»
Lan Khai rưng rưng nước mắt, ngó nhà xuất bản:
– Ông tàn nhẫn đến thế ư?
– Không phải tôi tàn nhẫn với ông, nhưng thật là vì tôi không có sẵn tiền.
Lan Khai rút trong túi ra một xấp bản-thảo viết chưa xong, đưa nhà xuất bản:
– Tôi đang viết quyền này cho ông, ông không thể cho tôi mượn tạm trước vài ba chục đồng ư? Vợ tôi đang hấp hối chờ tôi ở Tuyên Quang, sao ông nhẫn tâm đến thế được?
– Tôi chia buồn với ông, nhưng còn việc mượn tiền thì...
– Tôi chỉ mượn vài chục đồng đủ tiền xe thôi, ông ạ.
Do dự một lúc, nhà xuất bản vào nhà lấy ra đưa cho Lan Khai hai chục đồng:
– Ông viết quyển sách ấy nhanh nhanh lên nhé. Và xin chúc ông về Tuyên Quang lo lắng cho bà nhà ta chóng bình phục.
Lan Khai về nhà, gặp tôi vừa đến hỏi thăm tin tức của chị, anh đưa dây thép cho tôi xem và vứt xuống giường mấy tờ giấy bạc, nước mắt anh chảy tràn trề trên đôi má:
– «Toa» thấy không, Vỹ? Mẹ cha cải kiếp chúng mình...!
Hôm tòi bị người Pháp bắt và bị còng tay đưa lên ga xe lửa Hà-Nội, trong đám bạn bè quen thuộc hình như biết tin trước nên có lên chực sẵn ở cửa ga để tiễn tôi, tôi thấy có mặt anh Lan Khai. Hôm ấy anh ốm quá, mặt xanh xao gầy còm, không có đánh phấn như mọi khi. Tôi mỉm cười ngó anh. Anh đáp lại bằng một cái nhìn đăm chiêu tịch mịch.
Sau này, trong thời kỳ đồng bào Bắc di cư, tôi có tìm kiếm các bạn cũ Hà Thành. Một đôi bạn cho tôi biết là Lan Khai đã bị Việt Minh thủ tiêu ở Tuyên Quang. Tôi nghẹn ngào, không nói được. Tôi biết anh là người của Việt-Nam Quốc-Dân-Đảng, bạn đồng chí rất thân của Nhượng-Tống. Đó là nguyên do Việt-Minh thù ghét anh. Tôi không muốn tìm biết anh bị giết chết cách nào.
Lan Khai có giọng nói khàn khàn hấp dẫn đáo để, Một hôm anh hỏi tôi:
– Vỹ, hôm nọ toi (1) nói toi chưa đọc quyền «Ai Lên Phố Cát» của moi, toi nói thật hay nói bỡn đấy?
– Nói thật. Nhưng "chưa đọc" không có nghĩa là "không đọc".
– Thôi, cậu lười đọc bỏ mẹ! Bề mình kể chuyện «Ai Lên Phố Cát» cho cậu nghe đêm nay. Như thế cậu khỏi làm cái corvée đó nữa nhé!
– Cậu kể cho tớ nghe, thì có phải cái corvée cho cậu không?
– Ồ, trải lại. Chỉ sợ cậu không khoái nghe thôi.
– Khoải hay không, là do cái lối kể chuyện của cậu chứ.
– Cố nhiên là chuyện kể lại đâu bằng chuyện đã viết.
– Cậu cứ kể đi.
Thế là suốt đêm hôm đó, tôi nằm bàn đèn thuốc phiện với Lan Khai, nghe tác giả "Ai Lên Phố Cát" kể chuyện "Ai Lên Phố Cát". Lan Khai vừa tự tiêm thuốc hút vừa kể chuyện. Tôi, không biết hút thuốc phiện, không hút được một điều, nhưng nằm được bên cạnh bàn đèn, cũng như Vũ Trọng Phụng, để trò chuyện vui chơi với anh em, có khi suốt đến sáng.
Đêm ấy, có cả Đội Tứ, một cựu Đội Nhất Linh Khố Đỏ của Tây, bạn thân của Lan Khai và chuyên viết chuyện nhà binh cho các báo hằng ngày, để kiếm tiền nuôi vợ. Đội Tứ cũng không hút nha-phiến, nhưng đã đọc truyện Ai Lên Phố Cát rồi.
Lan Khai bắt đầu kể, tôi bắt đầu nghe, nhưng dần dần tôi bị anh ta thu hút với giọng kể chuyện hăng say, bay bướm, lúc thì trầm trầm, lúc lại sôi nổi, làm tôi rạo rực như chính mình đang say thuốc phiện vậy. Anh kể đến 5 giờ sáng thì hết chuyện, nhưng cuộc thưởng thức nhận xét của tôi và Đội Tứ, trao đổi với tác giả, kéo dài mãi đến 7 giờ sáng. Chúng tôi kéo nhau ra phố Hàng Buồm, ăn điểm tâm, uống nuột ly cà phê đậm rồi mới bắt tay từ giã.
Về nhà, một tuần lễ sau, tôi đọc Ai Lên Phố Cát. Cảm tưởng của tôi là Lan Khai kể chuyện còn hay hơn là anh viết - hay hơn nhiều. Trái lại với lời anh đã nói là viết thành văn hay hơn là kể bằng miệng.
Tôi có nói lại cuộc thi-nghiệm đó cho Lan Khai nghe, anh cười bảo:
Tại anh đã nghe tôi kể hết rồi, anh đọc lại còn gì là thích thú nữa?
- Không phải. Văn anh viết không tự nhiên bằng lời anh kể. Đọc văn, tôi không còn thấy cải nhiệt hứng dào dạt, làm tôi hồi hộp, xúc-động, kích thích, như lúc tôi nghe anh nói. Anh sửa câu văn, anh gò ép, anh chải chuốt, mất cả tinh chất man-rợ, rừng rú trong tiếng nói trực-nhiên, từ trong tim, trong máu, trong óc anh phát động ra.
– Anh nói cũng có lý. Có lẽ tại tôi viết Ai Lên Phố Cát không hăng say bằng mấy quyền sau này...
Nhưng đó chỉ là nhận xét chủ quan của tôi, có lẽ hoàn cảnh nghe chuyện ban đêm, trong không khí khói thuốc phiện mờ ảo lẫn lộn với sương-khỏi ảo-huyền của truyện Ai Lên Phố Cát của Lan Khai.
Thực ra, Lan Khai kể chuyện rất hấp dẫn, nhất là Truyện đường rừng, nơi cương-thở riêng biệt của Lan Khai. Không nhà văn nào viết truyện đường rừng kich thich bằng Lan Khai, kể cả TchyA. Điều đó không có gì lạ, vì Lan Khai sinh trưởng ở Mạn Ngược, quê hương của các giống dân Thổ, Mường, Mán, Thái, đầy dẫy huyền bí, ly kỳ, rùng ron...
Nhỏ, Lan Khai là con đẻ của Rừng Rủ Linh Thiêng. Trai tráng, Lan Khai là bạn của nguồn xanh hoa dại, của gió núi mây ngàn. Lớn lên, Lan Khai là văn sĩ, thi sĩ, họa sĩ của lâm tuyền thơ mộng, đầy huyền ảo, thâm u, phảng phất truyền tich xa mờ như những kho tàng bí ẩn.
Lan Khai có làm khá nhiều thơ, hầu hết là Thơ Rừng Núi, vang bóng của đồi sim quạnh quẽ, của dòng suối réo rắt bên khóm nhà sàn, của tiếng cười trong veo trên đôi môi cô gái Mán... Thơ Lan Khai nhẹ nhàng, êm ái, huyền mơ như mây gió biên thùy. Nhưng, rất tiếc, anh chú trọng về tiểu thuyết nhiều hơn, làm thơ chi đề bạn làng thơ ngâm chơi, ký tên là «Lâm Tuyền Khách» và không bao giờ in trên sách bảo.
Anh vẽ đẹp, nét bút tế nhị tinh vi, cũng toàn những cảnh núi rừng thơ mộng, nhưng không bao giờ triển lãm. Tôi thành thật vô tư nhận xét rằng những tranh thủy-mạc ngày nay thua những bức họa của Lan Khai nhiều lắm.
Phong trào cách mạng ngấm ngầm ở Bắc Kỳ từ khởi điểm chiến tranh Nhật-Hoa, rồi Tây Âu, làm nổi dậy dòng máu cách-mạng của Lan Khai, một đồng chí của V.N. Quốc Dân Đảng. Lan Khai viết tiểu thuyết cách mạng, rồi nhè nhẹ bước sang tình cảm, một địa hạt mà anh không bỏ rơi được, Lan Khai là một tâm hồn thuần túy thơ mộng, rất đa cảm, đa tình, nhưng luôn luôn có ý thức về số kiếp văn chương. Trên báo Đông Phương của anh, anh viết bài đăng đầy cả 8 cột trang đầu: "Tài hoa cái lụy nghìn đời".
Tôi nhớ mãi hôm tôi và Trương Tửu đến khen anh về bài ấy, tôi không ngờ gặp Vũ trọng Phụng cũng đến bắt tay anh: «Lan Khai, mầy viết bài ấy, tao phục mầy. Tao đọc thích thú lắm.»
Lan Khai rất cảm động. Anh gọi người ở pha trà tàu, mời chúng tôi.
Trong lúc uống trà, Lan Khai chỉ vào tôi, và nói với Vũ trọng Phụng:
– Cu Vỹ vừa bảo tao: đọc bài đó, nó khóc!
Nói xong Lan Khai cười ồ ồ lên. Phụng không cười, khẽ giọng:
– Tao cũng muốn ứa nước mắt. Chú mầy viết bài đó, cảm động lắm.
Văn của Lan Khai hấp dẫn như thế đó. Trương Tửu viết trong báo LOA một bài khen Lan Khai thật là xứng đáng. Đọc bài phê bình của Trương Tửu, Thế Lữ nói với Vũ Đình Liên:
– Văn Lan Khai có ra cái đếch gì mà Trương Tửu tâng bốc.
Chỉ có Thế Lữ là mạt sát Lan Khai như thế thôi.
Có điều lạ, là Lan Khai rất thích đọc các tiểu thuyết của Paul Bourget. Anh ta ca ngợi quyển Le Disciple lắm. Nhưng P. Bourget khô khan, quá nặng về tâm lý, không hiểu sao lại thích hợp với tâm hồn của Lan Khai được?
Lan Khai có một quyền Album mà anh đề trang đầu là «Sổ Vàng», trong đó anh lấy chữ ký của nhiều nhà văn mà anh mến, và yêu cầu mỗi người viết vài dòng thủ bút trên trang chữ ký. Tôi thấy trong đó có: Vũ trọng Phụng, TchyA, Nguyễn triệu Luật, Khái Hưng, Nguyễn Công Hoan, Lưu trọng Lư, Anh Thơ và vài người nữa. Tôi không nhớ mấy anh kia viết gì, vì chỉ xem sơ qua.
Lan Khai đưa bút máy cho tôi. Tôi viết :
Người ta ghét minh là ganh mình,
Chửi minh là đề cao minh,
Nói xấu minh là sợ mình,
Nhưng phớt tỉnh, là trả lời tất cả.
Anh Thơ sửa lại câu thơ trong «Bức Tranh Quê» của nàng, viết vào "Sổ Vàng" của Lan Khai:
Và đây đã có một đôi bươm bướm
Bay dập diu như muốn phải lòng nhau.
dưới ký: Tuyết Anh Anh Thơ.
Lan Khai khoái hai câu đó, vì Anh Thơ là người yêu cũ của anh, thường đăng thơ trong báo Đông-Phương ký bút hiệu là Tuyết Anh...
Chị Lan-Khai (thứ hai) bảo tôi:
– Cái ông Lan-Khai nhà tôi, anh phải biết!
– Biết thế nào? Lan-Khai cười hỏi lại vợ.
– Thế nào, thì cậu biết chứ! (2) (Chị Lan-Khai cầm quyền sách lên xem lại. Rồi chị lại bỏ sách xuống, ngỏ tôi và tủm tỉm cười:
– Nhà tôi thì khoái các cô ấy lắm, anh à.
Lan-Khai cười rú lên. Tiếng anh ấy cười khàn khàn mà rất lẳng. Đôi mắt anh lại còn cười nhiều hơn cải miệng nữa. Cười ra tận hai đuôi mắt, cười dài đến hai mang tai. Anh bảo tôi:
– Này, anh Vỹ à, tôi hỏi anh nhá: Mình viết truyện đường rừng cho Nữ độc giả xem. Họ xem rồi họ viết thư về khen mình, thì mình làm thế nào?
Tôi cười:
– Thì mình khen lại họ.
– Còn như họ yêu mình?
– Thì mình yêu lại họ.
Lan Khai cười hả hả, đứng dậy nghiêng mình chồm qua bàn, chìa bàn tay xương đến tôi:
– Tôi bắt tay anh một cái. Bravo!
Quay sang chị Lan Khai ngồi trên bục gỗ, nhà văn đường rừng đắc chí, bảo vợ:
– Đấy mợ nghe không? Anh Vỹ bảo thế đấy. (2)
Tôi phải định chảnh ngay:
– Tôi bảo cho anh, chứ không phải cho tôi. Tôi thì chẳng yêu ai cả.
Chị Lan-Khai cãi lại rất duyên dáng:
– Anh Vỹ thì chắc có nhiều người yêu, chứ cậu thì có ma nó yêu cậu!
Lan Khai cười rũ rượi:
Phải đấy, trước nhất đã có ma... femme yêu tớ, rồi đến ma chère X... ma chère Y... một tả «ma», chỉ vì họ mê tiểu thuyết đường rừng của tớ, nhất là quyền "Hột Mận".
Quay lại tôi, Lan Khai ngó tôi với đôi mắt cười ranh mảnh dưới cặp kiếng cận thị:
– Vỹ, toa đọc quyều «Hột Mận» của moa chưa?
– Chưa!
– Sao toa không đọc?
– Moa đợi cho tất cả các cô nữ độc-giả thân yêu của toa đọc hết, xong rồi moa mới đọc.
– Gớm! Anh nịnh-đầm vừa vừa chứ! Anh lười đọc rồi anh khéo bào chữa lắm. Tôi bảo anh hôm nay hãy đọc quyển ấy nhé. Đọc xong chính anh cũng sẽ mê tôi, chứ đừng nói là các cô ấy.
- Sao anh đặt tên sách là «Hột Mận»?
– Ấy thế mới hay! Thế mới có khối các cô mê Hột Mận của tớ đấy, cậu à. Hôm nay về cậu phải xem nhé?
Tôi cười, không hứa.
Mãi đến nay, nằm trên giường viết bài Hồi-Ký này, tôi vẫn chưa đọc quyền "Hột Mận" của anh bạn "Đường Rừng".
Ba hôm sau, Lan Khai gặp tôi. Anh không bắt tay tôi như mọi lần. Anh cười, thò tay vào túi áo, lấy ra một bao thư, đưa tôi:
– Toa đọc đi!
- Thư của anh mà...
– Toa cứ đọc đi. Moa chỉ xin toa một điều là giữ kín hộ moa nhé! Đừng bảo cho ma femme biết.
Tôi xem qua nét chữ ngoài phong bì: nét chữ của một cô gái. Bao thư xanh, đỏng díu nhà dây thép Hà-Nội.
Thưa ông Lan Khai,
Tác giả quyển «HỘT MẬN».
Em xin gửi lời thành thật hoan nghênh tất cả các quyền truyện đường rừng của ông. Riêng quyền Hột Mận, ông vừa xuất bản, thật là một kiệt tác. Em ao ước được hân hạnh gặp ông để tỏ lòng ái mộ của em. Vậy, nếu ông không bận gì, thì 8 giờ tối thứ Bảy tuần này, xin ông vui lòng quá bộ đến Hồ Trúc- Bạch, khỏi chùa Trấn Quốc một tý. Em sẽ chờ ông tại đấy.
Thưa ông, ông sẽ trông thấy một thiếu nữ 18 tuổi, đứng chờ ông bên gốc cây, mặc áo màu bordeaux, tay cầm quyền Hột Mận. Em đấy ông ạ. Em sẽ đến đấy đúng 8 giờ, là lúc vắng người. Nếu quá 8 giờ 30 ông không lại, thì chắc là ông bận việc, em sẽ đi về.
Trời! Em ước mong sao được gặp nhà văn tài hoa mà em thường mơ tưởng!
Em xin dừng bút nơi đây với tất cả hy vọng tốt đẹp ngập tràn-trề lòng em. - Bella Nhung.
Tôi trao thư lại Lan Khai. Anh ta cười khoải trá:
– Nàng có chữ ký đẹp quá nhỉ. Toa xem chữ ký giỏi lắm và xem tướng số được, toa hãy xem hộ moa chữ ký ấy đi. Rồi hôm nào moa giới thiệu nàng cho toa đề nhờ toa xem tướng hộ nhé.
– Chữ ký cô này... lãng mạn.
– Thế thôi à?
– Cô này 18 tuổi.
– Trong thư nàng có nói.
– Thế thôi, hết.
– Người tính tình thế nào chứ?
- Vui vẻ, trẻ trung. Người mập chứ không gầy, (vì nét chữ mập), đẹp chứ không xấu, nét chữ bay bướm...
– Cậu thật là...!
– Thật đấy mà. Nếu tối thứ Bảy anh gặp cô nào xấu chứ không đẹp, thì chắc là không phải cô Bella Nhung. Hoặc cô nào gầy chứ không mập, cũng không phải... Gặp gỡ như thế nào, rồi nói chuyện lại cho tớ nghe với nhé.
– Toa đừng cho ma femme biết, nghe chưa?
– Khỏi dặn.
Lan Khai chải tóc láng mướt. Chàng đã thắt cra-vát màu đỏ, mới tinh, vừa mua lúc chiều. Quen lệ, chải tóc xong là chàng đánh phấn. Chàng có tật đánh phấn như đàn bà, vì da mặt hơi ngăm ngăm đen, và đã có vết nhăn. Tôi nhớ năm ấy chàng đã lớn tuổi hơn tôi nhiều lắm, và lại chàng bị bịnh ghiền thuốc phiện, cho nên mau già. Người gầy còm, lại dong dỏng cao, môi thâm. Nói thật, người không đẹp. Chàng đánh phấn phớt qua một lớp mỏng thôi mà chỉ đánh ban đêm. Chàng rưới nước hoa, diện quần áo tây mới may, đi giày tây đen, bóng lộn. Xong ngó đồng hồ 8 giờ kém 5, chàng ra gọi xe kéo.
Chàng khấp khởi mừng vì chị Lan Khai đi vắng, càng khỏi phải nói dối vợ.
Đến trước cổng chùa Trấn Quốc, Lan Khai trả tiền xe, rồi đi bộ một quãng đường trên đê hồ Trúc-Bạch. Chàng hồi hộp mừng thầm, xa xa, dưới bóng cây chàng đã thấy bóng "nàng".
Chàng nghĩ thầm: «Ta sẽ nắm tay nàng, và nhoẻn một nụ cười duyên...» Nàng chưa thấy chàng, vì nàng quay lưng ra đường đê, đang đứng mơ màng ngó mặt nước hồ phẳng-lặng, phản chiếu một vòm trời lóng lánh muôn sao. Gió mát lạ!
Chàng cố ý đi mạnh, cho nàng nghe tiếng giày để nàng quay mặt ra. Chàng đã biết đích là nàng, vì dưới ánh điện lờ mờ chàng đã phân biệt màu áo bordeaux và lay nàng đang cầm quyển "Hột Mận", như đã dặn kỹ trong thư.
Chàng đi nhè nhẹ đến gần... Tuy chàng chưa thấy mặt, nhưng dưới ánh đèn điện lờ mờ, bóng nàng uyền chuyền thướt tha tuyệt đẹp.
Chàng đến sát bên cạnh, nghĩ rằng nàng mắc cỡ, nên chàng đánh bạo đặt bàn tay dịu dàng trên vai nàng, và giọng nói run run cảm động:
– Em Bella Nhung?
Nàng quay lại.
Lan Khai hoảng hốt, biển sắc mặt ngay, bỗng giận dữ hét lên.
- Mợ đứng chờ ai đây?
Nàng, chính là... vợ Lan Khai, mỉm cười ngạo nghễ:
- Thưa ông, em chờ ông Lan Khai, tác giả Hột-Mận ạ.
- Mợ đánh lừa tôi hả?
Lan Khai giận run cả người lên, nghẹt miệng nói không được nữa. Chàng bỏ vợ đấy, đi thật nhanh ra đường Quán Thánh gọi xe về nhà. Chị Lan Khai mỉm cười đắc-chí, đủng đỉnh theo sau.
– Ai viết hộ thư cho mợ? Chứ nét chữ đâu phải của mợ?
– Nét chữ của con Mão đấy.
– Con Mão nào?
– Cháu của cậu, con gái của chị Phán, cậu không biết à? Tôi đọc cho nó viết đấy. Tôi phải năn nỉ mãi nó mới chịu viết đấy.
– Mợ mặc áo màu bordeaux của ai?
– Áo cũng của con Mão chớ còn của ai nữa.
– Mợ chơi xỏ tôi làm gì thế?
– Để cho cậu một bài học về Hột Mận đấy, cậu à! Quả mận chua lắm phải không cậu?
Lan Khai làm thinh, mãi ba tháng không nói với vợ một tiếng.
(1) Lan khai chuyên môn nói toi, moi trong câu chuyện thân mật với anh em.
(2) Vợ chồng Lan Khai gọi nhau bằng câu mợ.
- Lan Khai Nguyễn Vỹ Hồi ức
- Lê Văn Trương Nguyễn Vỹ Hồi ức
- Vũ Trọng Phụng Nguyễn Vỹ Hồi ức
- TchyA Đái Đức Tuấn Nguyễn Vỹ Hồi ức
- Khái Hưng Nguyễn Vỹ Nhận định
- Sinh Khí Văn Nghệ Tiền Chiến Nguyễn Vỹ Biên Khảo
• Tâm Thức Phật Việt: Sức Mạnh Từ Tam Tạng Thánh Điển Đến Lịch Sử Dân Tộc (Nguyên Siêu)
• Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)
• Đi vào cõi thơ Tuệ Sỹ (Bùi Giáng)
• Bùi Giáng - Thi ca và Tư tưởng (Tuệ Sỹ)
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |