1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Lê Văn Trung... Ta Đau Lòng Nhận Ra Hắn Là Ai! (Nguyễn Lệ Uyên) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      08-05-2014 | VĂN HỌC

      Lê Văn Trung... Ta Đau Lòng Nhận Ra Hắn Là Ai!

        NGUYỄN LỆ UYÊN
      Share File.php Share File
          

       


           Nhà thơ Lê Văn Trung

      Ngày trước, nhiều người kêu lên "thơ Lê Văn Trung hiền, mượt mà". Tôi cũng đọc thơ anh, phần lớn trên Bách Khoa nhưng chưa khi nào tìm được chất hiền, mượt mà trong đó, ngược lại, ẩn dấu đằng sau là những u uất bất tận, nhũng u uất nhuốm mầm, những u uất tròn bóng, những cảm hoài về quá khứ xa xôi, và tâm cảm dằn xé đến nát lòng. Thơ anh như kẻ cô đơn trong tận cùng nỗi đau, như con thú hoang trong cánh rừng già không bóng thú, muôn năm là kẻ lữ hành cô độc trong cõi nhân sinh, trong chốn tình yêu không lối thoát, luôn là những tìm kiếm trên những con đường đi hoài không đến, phía trước là là mây bụi mịt mờ xa, thấp thoáng phận người heo hắt!


      Hơn nửa đời người, anh gom những bài thơ cũ mới trong suốt cuộc hành trình cô đơn để in thành tập. 62 bài thơ trong Cát bụi phận người (*) mỏng và gập ghềnh như cuộc đời anh có nhiều đoạn gãy khúc, xương xẩu từ căn hầm kín, từ những vòng xích, từ những tra vấn bổ xuống đòi như cơn lốc xoáy, khiến ngôn ngữ thơ, mỗi khi đọc, vang lên những tiếng nấc thầm.


      Anh cũng như nhiều người viết văn, làm thơ khác... luôn ngẩn ngơ tự hỏi "mình là ai", kiểu lật tung não cốt con người của các triết gia: Họ luôn tra hỏi chính mình, cái cách tra hỏi của Mounier, Camus, của Sartre, cái cách mà hầu hết trí thức miền Nam thời bấy giờ luôn tự vấn, tra khảo bản thân trước những nhiễu nhương cuộc sống.


      Nói theo cách nói của Alain Robbe Grillet thì chức năng của nghệ thuật là mang đến cho thế giới những tra vấn và trả lời. Đó cũng chính là chức năng của những người viết văn làm thơ. Và trong suốt cuộc hành trình dằng dặc "tra khảo" đó, Lê Văn Trung đã nhận ra Hắn là ai?


      Hắn là ai mà đau đáu một đời thơ

      Dù em nhẫn tâm quên mất nẻo về

      Hắn vẫn đứng nhìn dòng sông nước chảy

      Giọt nước mắt rơi buồn em có thấy

      Ta bỗng đau lòng nhận ra hắn là ai.


      Chân dung hắn được vẽ ra liên tục: Hắn ngồi giũa đất trời cười ứa lệ; hắn xác xơ cùng số phận, hắn muộn phiền trăn trở mấy mươi năm; hắn héo khô xơ xác đời tằm; hắn quanh quẩn trong nhũng vòng tìm kiếm; hắn băng qua sa mạc cuộc đời mình v.v. và v.v. Chân dung hắn hơi kỳ khôi, nhung coi lại, trên đời này cũng lắm kẻ kỳ khôi đồng hành với hắn, bởi hắn luôn cứ đuổi theo những điều không thật, nhũng cái thế gian cho là trật lất. Điều không thật để thế gian cho là trật lất kia chính là cái Đẹp mà chúng ta mãi kiếm tìm. Nó là hệ luỵ văn chương, hết thế hệ văn chương này qua thế hệ khác, mà chưa ai tìm ra nó hay tự hài lòng khi mới chỉ tìm thấy một phần từ những cảm nghiệm nhân sinh?


      Nhưng đó cũng chỉ là cách nói hơi quá, kiểu nói tròn chữ tròn câu; chứ hình như, và thật ra là hắn tự hành xác mình khi một bên kia là Em như một cuộc trốn tìm, để cuối cùng hắn luôn nhận phần thua thiệt, may mà anh chưa thốt lên những lời chua chát, cay đắng như Nguyễn Tất Nhiên: "Nghe nói em vừa thi rớt Luật/ Môi trâm anh tàn héo nụ xa vời/ Mắt công nương thầm khép mộng chân trời/ Xin tội nghiệp lần đầu em thất vọng!/ (Dù sự thật cũng đáng đời em lắm/ Rớt đi Duyên rớt để thương người!) Ta - thằng ôm hận Tú Tài đôi/ Không biết tìm ai mà kể lể? (Duyên tình con gái Bắc).


      Một bên, Em của Nguyễn Tất Nhiên có hình hài, có tên tuổi, địa chỉ, kiêu sa... Còn với Lê Văn Trung, Em là mẫu số chung của chàng thi sĩ nòi tình. Em khuất dạng biến lấp đâu đó. Em ở chân mây. Em ở cuối ghềnh. Em sau luỹ tre làng. Em xênh xang đường phố. Người tình thương nhớ trong mất mát không với chụp được của anh đưa đẩy qua lời thơ như những lời cam chịu được phô bày. Phơi bày để vơi đi nỗi buồn, u uất về mối tình lỡ, tình si?


      Tôi tìm em đứt mòn hơi

      Hai mươi năm dấu chân người mờ phai

      Tìm em suốt cuộc tình dài

      (...) còn gì sau cuộc phù vân

      Lệ tình em ướt đẫm phần mộ tôi

      (Phương trời hiu quạnh)


      Từ nhận biết Hắn đến mãi mê tìm Em, loay hoay trong vòng xoay không lối ra cuối cùng chính là thân phận làm người:


      Hắn đúng giữa một vòng tròn tưởng tượng

      Bước chân ra sợ hụt giữa vô cùng

      Hắn chăm chút ươm trồng mầm ảo vọng

      Có điều gì hiện hữu giữa hư không

      (Cát bụi phận người 1)


      Những Em kia hoá ra chỉ là cái cớ cho cuộc kiếm tìm phận Tôi. Cái Tôi của anh nhọc nhằn giữa cuộc phù sinh là những tràng dài dấu hỏi. Hết hỏi chính mình đến hỏi đời, hỏi mãi những câu hỏi bẹp nát trí não:


      Hai mươi năm mẹ chờ ai

      Chiều nay mưa ướt vườn xưa mẹ già

      (Mẹ chờ hai mươi năm)


      Này ta hỡi tên lính già thất trận

      Súng gươm đâu tơi tả cả hồn người?

      (Say tỉnh cùng em)


      Đi hoài, đi mãi, chạy lung tung, để cuối cùng hắn bắt gặp chính Hắn:


      Tôi gặp hắn trong khu nhà vĩnh biệt

      Đôi mắt trừng nhìn tận máu xương khô

      Hắn không thể tin vào ngày sau hết

      Sẽ thoát đi cho khỏi kiếp con người

      (Cát bụi phận người 2)


      Chấm hết Hắn. Chấm hết Em. Chấm hết thân phận con người.

      Và cũng chấm hết mấy dòng ngắn ngủi với thơ Lê Văn Trung.


      Nguyễn Lệ Uyên

      Trang Sách Và Những Giấc Mơ Bay, (Tập I)
      (Thư Ấn Quán 2010)

      (*) Lê Văn Trung - Cát bụi phận người, nxb Văn Nghệ, SG 12.2006.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Trần Thị NgH, viết: xạo ke , vẽ: cà rỡn Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Thơ Phương Tấn Là Đồng Vọng Những Đau Thương Của Dân Tộc Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Thơ Nhã Ca, một vài tư liệu nhỏ Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Cảnh Cửu Và Sự Cô Đơn Đến Tận Cùng Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Như Mới Hôm Qua Nguyễn Lệ Uyên Hồi ức

      - Gia Tài Của Võ Hồng Nguyễn Lệ Uyên Tham luận

      - Cát Bụi Mệt Mỏi, Bản Giao Hưởng Định Mệnh Của Nguyễn Đức Sơn Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Tình Muộn Nguyễn Lệ Uyên Truyện ngắn

      - Chinh Ba – Đi tìm tự do qua chiếc xương cụt? Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Bên Ngoài Hàng Rào Nguyễn Lệ Uyên Truyện ngắn

    3. Bài viết về nhà thơ Lê Văn Trung (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Lê Văn Trung

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Hai Câu Thơ Viết Trên Vách (viết về nhà thơ Lê Văn Trung) (Phạm Văn Nhàn)

      Lê Văn Trung... Ta Đau Lòng Nhận Ra Hắn Là Ai! (Nguyễn Lệ Uyên)

      Đọc: Cát Bụi Phận Người, Thi phẩm của Lê Văn Trung (Phan Xuân Sinh)

      Lê Văn Trung (Học Xá)

      Về Với Thiên Nhiên cùng Lê Văn Trung (Trần Văn Nam)

      Mênh Mông Một Cõi Đi Về... (Mang Viên Long)

      Trời thu Lê Văn Trung (Tô Thẩm Huy)

       

      Tác phẩm của Lê Văn Trung

       

      - Huế Của Phương, Một Phương Tình Viễn Mộng

      (Lê Văn Trung)

      - Những ngày tháng ngắn ngủi với Nguyễn Đức Sơn ở Blao (Lê Văn Trung)

      - Từ Thế Mộng: Thơ và Thơ (Lê Văn Trung)

      - Đời Có Nhiều Chuyện Đáng Buồn (Lê Nam Phương)

      - Trang Thơ Lê Văn Trung (Lê Văn Trung)

      - Ngồi "Quán" Với Trần Hoài Thư (Lê Văn Trung)

      - Gọi Tên Người Yêu Dấu (Lê Nam Phương)

       

         Tác phẩm trên mạng:

        • vantrungle  • khacminh 

        • vanchuongviet

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Trang Thơ (Phù Sa Lộc)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)