1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Đọc: Cát Bụi Phận Người, Thi phẩm của Lê Văn Trung (Phan Xuân Sinh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      05-05-2014 | VĂN HỌC

      Đọc: Cát Bụi Phận Người, Thi phẩm của Lê Văn Trung

        PHAN XUÂN SINH
      Share File.php Share File
          

       


           Nhà thơ Lê Văn Trung

      Tôi quen với Lê văn Trung khi còn ngồi ghế nhà trường của bậc trung học, Trung học ở trường Trần Quý Cáp Hội An, còn tôi thì học ở Đà Nẵng. Chuyện văn nghệ học trò của thời đi học có những buồn vui rất ư là lãng mạn. Trung học một lớp với Vũ Đức Sao Biển, Vương Trùng Dương, Kiều Uyên, Hạ Đình Thao, Anh Huy, Ngô Thi v. v... cái lớp học này sản sinh những người làm văn nghệ nỗi tiếng sau này, trong cũng như ngoài nước hiện thời.


      Tôi học ở Đà Nẵng, nhưng thỉnh thoảng cũng vào Hội An chơi với họ và thân thiết nhau từ đó. Lâu quá tôi không còn nhớ năm nào (vào khoản 1963 hay 1964 gì đó), nhóm học trò này bị ông Thiếu tá Nguyễn văn Giai (sau này là Chuẩn Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 3, ra Tòa án Quân Sự vì tội Sư Đoàn 3 chạy làng tại Quảng Trị). Ông Giai khi đó là Tiểu Khu Phó Tiểu Khu Quảng Nam bắt hết mấy ông thi sĩ học trò này vì tội.. làm thơ. Có lẽ lúc ấy ông được người ta tố cáo là nhóm này tụ họp làm thơ phản chiến. Chuyện bắt bớ này chấn động giới học sinh ở Hội An lúc ấy, trong những người bị bắt có Lê Văn Trung. Sau khi điều tra thì thấy bọn này không có gì nguy hiểm, không có bằng chứng để buộc tội, toàn là mấy bài thơ dụ gái nên ông Giai thương tình cho về. Chắc chắn cũng bị vài bạt lai, vài cái roi mây vào đít để thị uy, và cũng nhắc chừng đừng viết bậy bạ.


      Sau một thời gian, tôi được biết Lê Văn Trung vào Sư Phạm Qui Nhơn, Vũ Đức Sao Biển vào Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, Vương Trùng Dương vào Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt, còn lại bao nhiêu thì được lùa vào Trường Võ Khoa Thủ Đức. Trong thời gian đất nước Chinh Chiến không gặp được nhau, mỗi người trôi mỗi ngả. Chỉ biết nhau qua những bài thơ đăng trên những tờ báo ở Sài Gòn, và biết được bạn mình vẫn còn ngụp lặng với thơ, với văn chương chữ nghĩa. Đọc được bài thơ của bạn trong người thấy sướng ghê lắm và cảm thấy vui. Sau này nghe bạn bè cho biết Lê Văn Trung dạy học ở Huế và có vợ ngoài đó.


      Sau ngày 30.4.75, tôi và Ngô Thi vì bị thương nặng trong chiến trận nên không phải đi cải tạo nhiều, Vũ Đức Sao Biển thì đi dạy học nên cũng tránh được cải tạo. Còn bao nhiêu bạn bè .khác thì bị lùa vào lò cải tạo. Tôi và Thi làm chung với nhau mở mấy cơ sở làm ăn riêng ở Sài Gòn sống qua ngày. Thỉnh thoảng Vũ Đức Sao Biển ghé qua, hoặc Hạ Đình Thao từ Phương Lâm lên Sài Gòn ghé lại, anh em rủ nhau làm vài xị và báo cho cho nhau biết về bạn bè. Chính lúc này tôi mới biết Lê văn Trung đang bị cải tạo ngoài Huế.


      Vào khoảng năm 1987 , thì Lê Văn Trung lên Sài Gòn tìm tụi tôi, tôi mới được biết gia đình vợ con hiện giờ đang sống ở Long Khánh. Trung mỗi lần lên Sài Gòn thường ở lại nhà tôi. Một lần đang nằm ngủ thức giấc tôi nghe tiếng thút thít khóc, xoay qua tôi nghe rõ tiếng Trung đang khóc, tôi biết có lẽ bạn đang gặp một chuyện không may nên trong tiếng khóc có chứa sự ấm ức. Tôi không quấy rầy để Trung khóc, làm như tôi không hay biết chuyện này. Nghiệm lại mọi trường hợp, mình cũng chỉ là những nạn nhân đáng thương. Trung xưa nay là người ít nói, sau khi ở tù về Trung lại càng ít nói hơn, khuôn mặt khắc khổ hơn.



        TQBT số Chủ đề Nhà thơ
        Lê Văn Trung

      Năm 1990 tôi đi Mỹ, từ đó tôi không biết gì về Trung. Mấy năm gần đây anh Trần Hoài Thư hỏi tôi là ở ngoài Quảng Nam có quen với Lê Văn Trung không? Tôi bảo với anh, Trung là bạn của tôi. Anh nói với tôi là làm thế nào tìm cách liên lạc với Trung. Tôi nhờ Uyên Hà vì lúc đó Uyên Hà thường xuyên từ trong nước email cho tôi. Từ đó chúng tôi liên lạc được với Lê Văn Trung hơn 5 năm rồi.


      "Cát Bụi Phận Người" đúng ra đã in cách đây 5 năm, từ khi gặp chúng tôi thì Trung đã có ý định này. Thế nhưng trong nước không qua được khâu kiểm duyệt. Thật ra thì thơ của Lê Văn Trung không dính dấp gì đến chính trị , chỉ nói lên thân phận, tình yêu, nỗi lòng v.v... không thù hận, không mỉa mai, thế mà cho đến khi trong nước mở toan cửa chào đón WTO thì "Cát Bụi Phận Người", mới được ngọn gió này hôn lên nó. Thôi thì chậm còn hơn không. Thế là LVT có một tác phẩm đầu tay ra đời… hơn 40 năm làm thơ của đời mình. Ước mong của bạn tôi trở thành sự thật. Vì xa xôi cách trở tôi không về dự ngày ra mắt tập thơ nầy tại Sài Gòn cũng như tại Đà Nẵng. Nhưng bạn bè tôi email cho biết hai buổi ra mắt sách thành công một cách vượt bực.


      Trước khi ra mắt, Trung đã gửi cho tôi biết bao email để nói lời cám ơn các bạn ở hải ngoại, đã giúp Trung bằng tinh thần lẫn vật chất để "Cát Bụi Phận Người" mới được ra đời. Và cũng đã bao nhiêu lần tôi email trả lời là bạn không cần cám ơn ai cả, mà ngược lại anh em chúng tôi bên này cám ơn bạn đã cho chúng tôi có cơ hội đọc được những thầm kín trong lòng bạn, những u uất của bạn mà chỉ có thơ mới nói lên được.


      Và đúng vậy. "Cát Bụi Phận Người" đọc lên thấy nó ray rức thấm đau. Đọc lên thấy nó buồn. Không phải là buồn mang mác như ngọn gió thổi qua nhè nhẹ, mà tâm trạng của người đọc mang cái buồn cùng cực, như ngọn bão xoáy vào người:


      … ôi kim cổ qua muôn ngàn giông bão

      ta bạc đầu tơi tả áo thanh xuân.

      (sẽ có lúc)


      hoặc:


      này em hãy uống cùng tôi

      Chén oan nghiệt rót tận trời tang thương

      mười lăm năm chén đoạn trường…

      (Từ Hải Mời Rượu Thúy Kiều)


      Kiều, một nhân vật gắn liền với tang thương, với oan nghiệt. Người làm thơ nào khi gặp hoàn cảnh "đoạn trường" đều ví mình như Kiều, hoặc thỏ thẻ tâm sự với Kiều. Mỗi người mỗi vẻ, mô.tả cái gian truân khác nhau, cái chịu đựng khác nhau. Kiều chỉ có mười lăm năm thì được đoàn tụ, còn LVT cũng đoàn tụ, nhưng đoàn tụ trong bẽ bàng. Vì vậy trong thơ của LVT ta thấy mượn những hình ảnh của Kiều để tỏ lòng mình:


      hình như tô i đã trăm lần

      chết đi sống lại mà không gặp người

      bao giờ tàn cuộc rong chơi

      gởi câu sinh tử trong lời tử sinh

      (Từ Hải Mời Rượu Thúy Kiều)


      Chính những hoàn cảnh, những trắc trở mà LVT đã gặp, nó giống như tâm trạng của Kiều dở cười dở khóc. Vì vậy trong tập CBPN ta thấy bóng dáng Kiều phảng phất trong từng tình huống, từng sự việc mà LVT đã gặp ngoài đời. Thơ LVT có một cái hồn rất phong phú, trải dài trên những con chữ mà khi đọc ta có cảm tưởng như nó sống dậy, nó trăn trở nó làm cho ta phải nhức nhối theo nó.


      Trong một bài viết cho tôi, anh Luân Hoán có đề cập tới người Quảng Nam hay làm thơ tặng vợ hơi nhiều. Chính cái này đã nói lên cái bản chất của họ, chung tình và yêu thương vợ. Trong CBPN ta thấy LVT có làm nhiều bài cho vợ:


      em vì ta trọn một đời

      lao đao lận đận đầy vơi phận người

      dẫu xót xa dẫu ngậm ngùi

      trời cao bể rộng ghi lời tạ ơn

      (ơn người)


      Và cảm động nhất là hai vợ chồng nghèo mỗi ngày kéo xe ra chợ:


      ngày qua ngày lại ngày qua

      tôi cùng em đẩy xe ra chợ nghèo

      chở đầy xe nỗi gieo neo

      mua long đong bán bọt bèo quẩn quanh

      (chợ nghèo)


      Có một điều thú vị mà người đọc phát hiện, LVT làm thơ tặng vợ hơi nhiều hơn người khác (hơn tôi chẳng hạn, nhưng không qua được anh Luân Hoán đầu), một hai bài đề tên vợ rồi sợ người ta cho rằng như vậy nhiều, LVT lại đề tắt H chẳng hạn ai nghĩ sao thì nghĩ. Chúng ta cũng thông cảm, sống trong hoàn cảnh nghèo, nhìn thấy vợ cực khổ thương lắm, nhưng không biết làm sao hơn. Thôi thì làm thơ tặng vợ một phần an ủi, một phần tạ tội vì mình bất lực để vợ phải khổ.


      Khi mới tới Mỹ, hai vợ chồng tôi đi trong mưa gió nửa đêm để bỏ báo, nhìn vợ cực quá mình rơi nước mắt, làm sao đọc thơ khi đó, chỉ kéo vợ lại gần để hôn. Chỉ có những người làm thơ mới hiểu những hoàn cành ngặt nghèo như vậy và những câu thơ cho vợ rất trân trọng.


      thơ như chén rượu đời cay nghiệt

      uống mãi mà không cạn nỗi sầu

      ta đi trăm nẻo đường xuôi ngược

      trời đất chưa tàn cuộc bể dâu

      (tứ tuyệt)


      Một thời đã qua, nó như một cơn hồng thủy cuốn trôi tất cả, không ai đứng ngoài. Sau đó chỉ còn để lại đổ vỡ, tan nát. LVT cũng ở trong hoàn cảnh nghiệt ngã này, từ một thầy giáo, ở tù, làm rẩy trên vùng kinh tế mới, ngụp lặn trong nghèo khổ, trong cùng cực, đã gần cuối cuộc đòi vẫn không thoát được. Số phận như vậy mà LVT vẫn cắn răng chịu đựng, không hé một chút oán hận thì đúng là một thánh nhân trong đời thường.


      Trong thơ LVT không gắn bận một chút đua tranh, mà nó thanh thoát giống như người ung dung thong thả đi trên đường, không việc gì phải vội vàng, gấp rút. Không biết LVT có chịu ảnh hưởng của Trang Tử chăng? Mà trong lối sống, trong lối viết có dáng dấp thanh thoát như người đã đắc đạo:


      để mai này giữa hạnh phúc tai ương

      chẳng nỗi khổ đau chẳng niềm hoang lạc

      Chẳng có chẳng không chẳng còn chẳng mất

      ta tan hoang vô ảnh vô hình

      (tôi và em)


      Có viết nhiều về LVT tôi cũng chỉ thấy một nỗi buồn day dứt. Tuy LVT cũng đã cố ý che lấp, đã cố tẩy xóa, thế nhưng có đôi lúc cũng bật lên vài tiếng nấc:


      xương thịt dẫu tàn phai đời gỗ mục

      giọt lệ ngàn năm hằng đọng giữa tim người

      đá sỏi còn đau ứa tràn nước mắt

      em là ai mà không thấy ngậm ngùi

      (tôi và em)


      Đọc thơ hoàn toàn trong sự cảm nhận. Có thể cảm với người này, mà không thể cảm với người khác. Nó cũng còn tùy thuộc hoàn cảnh của người đọc, có hợp với ý mình không? Có trúng những hoàn cảnh của mình không? Và khi đọc ở trong trạng thái vui buồn v.v.., rất ít tập thơ không cần những điều kiện như vậy, lúc nào đọc ta cũng thấy hay. CBPN ở trong trường họp hiếm hoi này. Tôi mong rằng người đọc sẽ cảm thông những gì mà LVT thành khẩn viết ra, đã đắm chìm trong ngôn ngữ.


      Cám ơn bạn, cám ơn chị Hiệp. Người đã tạo cho bạn tôi những cảm xúc để những câu thơ của bạn mang những rung động tuyệt vời, đã tạo điều kiện cho bạn có thì giờ sống với văn chương chữ nghĩa mặc dù cuộc sống thực tế của bạn có những bức bách. Nhởn nha nhởn nhơ để làm thơ được là một điều hy sinh to lớn của gia đình.


      Phan Xuân Sinh

      (Thư Quán Bản Thảo tập 34, Tháng 12-2008)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam Hiện Đại của Huỳnh Hữu Uỷ Phan Xuân Sinh Giới thiệu

      - Ánh Sáng Cuối Đường Hầm Phan Xuân Sinh Truyện ngắn

      - Đọc: Cát Bụi Phận Người, Thi phẩm của Lê Văn Trung Phan Xuân Sinh Nhận định

    3. Bài viết về nhà thơ Lê Văn Trung (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Lê Văn Trung

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Hai Câu Thơ Viết Trên Vách (viết về nhà thơ Lê Văn Trung) (Phạm Văn Nhàn)

      Lê Văn Trung... Ta Đau Lòng Nhận Ra Hắn Là Ai! (Nguyễn Lệ Uyên)

      Đọc: Cát Bụi Phận Người, Thi phẩm của Lê Văn Trung (Phan Xuân Sinh)

      Lê Văn Trung (Học Xá)

      Về Với Thiên Nhiên cùng Lê Văn Trung (Trần Văn Nam)

      Mênh Mông Một Cõi Đi Về... (Mang Viên Long)

      Trời thu Lê Văn Trung (Tô Thẩm Huy)

       

      Tác phẩm của Lê Văn Trung

       

      - Huế Của Phương, Một Phương Tình Viễn Mộng

      (Lê Văn Trung)

      - Những ngày tháng ngắn ngủi với Nguyễn Đức Sơn ở Blao (Lê Văn Trung)

      - Từ Thế Mộng: Thơ và Thơ (Lê Văn Trung)

      - Đời Có Nhiều Chuyện Đáng Buồn (Lê Nam Phương)

      - Trang Thơ Lê Văn Trung (Lê Văn Trung)

      - Ngồi "Quán" Với Trần Hoài Thư (Lê Văn Trung)

      - Gọi Tên Người Yêu Dấu (Lê Nam Phương)

       

         Tác phẩm trên mạng:

        • vantrungle  • khacminh 

        • vanchuongviet

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)