1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Tản mạn về “Hạ đỏ có chàng tới hỏi” (NP Phan) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      25-7-2024 | VĂN HỌC

      Tản mạn về “Hạ đỏ có chàng tới hỏi”

        NP PHAN
      Share File.php Share File
          

       


      Nhà thơ Huyền Kiêu
      HS Phan Nguyên vẽ

      TÌNH SẦU là bài thơ nổi tiếng nhất và hay nhất của nhà thơ Huyền Kiêu.


      Ông tên thật là Bùi Lão Kiều (Có lẽ bút danh Huyền Kiêu xuất phát từ tên của ông là Kiều: Kiêu huyền thành Huyền Kiêu), sinh năm 1915, nguyên quán ở tỉnh Hà Đông (cũ). Ngoài viết văn, làm thơ ông còn cộng tác với nhiều báo ở Hà Nội. Ông công tác ở tạp chí Văn Nghệ (HNV), nhà xuất bản Văn học (HLHVHNTVN).


      Những tác phẩm của Huyền Kiêu: Sang xuân (1960), Mùa cây (1965), Bầu trời (1976).


      Sau 30 Tháng Tư năm 1975 ông vào Sài Gòn sinh sống. Ông mất ngày 8 tháng 1 năm 1995 (Ất Hợi), hưởng thọ 80 tuổi.


      Bài thơ “Tình sầu” đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc mang tên Ngày Xưa Một Chuyện Tình Sầu do ca sĩ Duy Quang trình bày. Nhạc sĩ Việt Dzũng cũng phổ bài thơ thành nhạc phẩm Thu Vàng Có Chàng Tới Hỏi.


      Đáng tiếc là bài thơ “Tình sầu” hiện nay có khá nhiều dị bản. Theo tôi tìm hiểu thì ít nhất có đến ba (bốn) dị bản.


      Thứ nhất là bản chép lại từ bản viết tay (Hình 1), được cho là thủ bút của nhà thơ Huyền Kiêu, có ghi địa điểm, thời gian sáng tác và chữ ký của tác giả (bằng mực đỏ), như trang mạng thica.net ghi nhận bản này. Tạm gọi là Bản 1.


      Tình sầu


      Xuân hồng có chàng tới hỏi:

      - Em thơ, chị đẹp em đâu?

      - Chị tôi hoa ngứt cài đầu

      Đi hái phù dung trong nội.


      Hè đỏ có chàng tới hỏi:

      - Em thơ, chỉ đẹp em đâu?

      - Chị tôi khăn thắm quàng đầu

      Đi giặt tơ vàng trong suối.


      Thu biếc có chàng tới hỏi:

      - Em thơ, chị đẹp em đâu?

      - Chị tôi khăn trắng ngang đầu

      Đi hát tình sầu trong núi.


      Đông xám có chàng tới hỏi:

      - Em thơ, chị đẹp em đâu?

      – Chị tôi hoa phủ đầy đầu

      Đã nghỉ trong lòng mộ lạnh.

      (Hà Nội mùa thu 1938)

      Bản thứ hai là bản do hoạ sĩ Suối Hoa, con gái của cố thi sĩ Huyền Kiêu công bố. Trang dutule.com dẫn lại trong mục Một bài thơ cũ. Tạm gọi là bản 2.

      Tình sầu


      Xuân hồng có chàng tới hỏi

      Em thơ, chị đẹp em đâu?

      Chị tôi hoa ngát cài đầu

      Đi hái phù dung trong nội


      Hè đỏ có chàng tới hỏi

      Em thơ, chị đẹp em đâu ?

      Chị tôi khăn thắm quàng đầu

      Đi giặt tơ vàng trong suối


      Thu biếc có chàng tới hỏi

      Em thơ, chị đẹp em đâu ?

      Chị tôi khăn trắng ngang đầu

      Đi hát tình sầu trong núi


      Đông xám có chàng tới hỏi

      Em thơ, chị đẹp em đâu?

      Chị tôi hoa phủ đầy đầu

      Đã ngủ trong hầm mộ lạnh

      (1940)

      Bản thứ ba, cũng là bản phổ biến nhất, có trên hầu hết các trang mạng. Tạm gọi là bản 3.

      Tình sầu


      Xuân hồng có chàng tới hỏi

      Em thơ, chị đẹp em đâu?

      Chị tôi tóc xõa ngang đầu

      Đi bắt bướm vàng ngoài nội


      Hạ đỏ vẫn chàng tới hỏi

      Em thơ, chị đẹp em đâu?

      Chị tôi hoa trắng cài đầu

      Đi giặt tơ vàng bên suối


      Thu xám cũng chàng tới hỏi

      Em thơ, chị đẹp em đâu?

      Chị tôi khăn trắng ngang đầu

      Đi hát tình sầu trong núi


      Đông xám lại chàng tới hỏi

      Em thơ, chị đẹp em đâu?

      Chị tôi hoa phủ đầy đầu

      Đã ngủ trong lòng mộ tối

      (1943)

      So sánh giữa bản 1 và bản 2 thì thấy không có sự khác biệt nhiều, ngoài mấy điểm sau đây:


      - Bản 1 có dấu (-) đánh dấu lời đối thoại, bản 2 thì không.

      - Bản 1: hoa ngứt; bản 2: hoa ngát.

      - Bản 1: Đã nghỉ trong lòng mộ lạnh

      - Bản 2: Đã ngủ trong hầm mộ lạnh

      - Bản 1: năm sáng tác 1938; bản 2: 1940


      Tôi tìm hiểu thử “hoa ngứt” là hoa gì thì không có kết quả mà chỉ có “hoa ngấy”, “ngấy hương”, họ hoa hồng, một vị thuốc nam.


      Bản thứ 3, bản phổ biến nhất thì có nhiều khác biệt so với bản 1 và 2:


      Từ "có" trong "có chàng tới hỏi” được thay bằng “vẫn”, “cũng”, “lại” ở câu đầu các khổ thơ sau.

      “Tóc xoã ngang đầu”, “bắt bướm vàng ngoài nội”

      “Hạ đỏ” chứ không phải “Hè đỏ” (?)

      “Đi giặt tơ vàng bên suối” thay vì “trong suối” .

      “Thu xám” thay vì “Thu biếc”

      “Đã ngủ trong lòng mộ tối”


      Tôi nghĩ rằng đã có một sự tam sao thất bản ở đây. Có thể người yêu thơ đã không được tiếp xúc với bản gốc (chính thức) nên đã tự ý đọc hoặc chép thơ theo cảm nhận của riêng mình, hoặc căn cứ vào một bản nào đó trên báo chí rồi truyền cho nhau. Khổ một nỗi là bản này lại là bản phổ biến nhất, nhiều người thuộc nhất.


      Nhưng mà...


      Tôi cứ băn khoăn điều này: “Hạ đỏ” hay “Hè đỏ”? Theo như bản gốc của tác giả thì rõ ràng là HÈ ĐỎ, chứ không phải HẠ ĐỎ.


      Lâu nay vẫn nghe “Hạ đỏ có chàng tới hỏi” giờ thử sửa thành “Hè đỏ có chàng tới hỏi” nghe hơi... sốc, nghe nó không hay, nó thể nào ấy. Vả lại, người ta thường nói Xuân Hạ Thu Đông (Mùa Xuân em đi chợ Hạ, mua cá Thu về chợ hãy còn Đông - Ca dao), chứ ít khi nói Xuân Hè Thu Đông. Thật không hiểu vì sao HÈ Đỏ hoá thành HẠ ĐỎ...


      Trước năm 1975, ở miền Nam, thật sự không có nhiều người biết đến Huyền Kiêu. Khi còn tại thế, nhà thơ Đinh Hùng (bạn thân của Huyền Kiêu) có giới thiệu hai bài thơ của Huyền Kiêu là “Tình sầu”“Tương biệt dạ” nhưng cũng không mấy người yêu thơ biết, không hẳn là vì ông là người của “phía bên kia”, mà thời gian ấy, nhiều tác giả tác phẩm ngoài Bắc, nhất là các nhà văn, nhà thơ tiền chiến vẫn được đưa vào chương trình học, các tác phẩm vẫn được in ấn, phổ biến; mà có lẽ Huyền Kiêu chưa phải là nhà thơ thật sự có tiếng tăm.



      Mãi cho đến khi nhà văn Viên Linh, một nhà văn có tiếng thời ấy lấy một câu thơ của Huyền Kiêu trong bài “Tình sầu” là câu “Hạ đỏ có chàng tới hỏi” làm nhan đề cho một cuốn truyện dài của ông thì bạn đọc mới tìm hiểu và biết được phần nào nguồn gốc của tên cuốn truyện.


      Viên Linh tên thật là Nguyễn Nam, sinh ngày 20-1-1938 tại Phủ Lý, Hà Nam. Từ năm 1950, ông sống tại Hà Nội. Tác phẩm đầu tiên ông được trả nhuận bút viết năm 14 tuổi, đăng trên Nhật báo Tiếng Dân ở Hà Nội. Ông di cư vào Nam năm 1954.


      Ông trưởng thành tại Sài Gòn, hoàn toàn sống bằng nghề cầm bút từ 1962, là Tổng thư ký Tòa soạn nhiều tuần báo chuyên về văn học nghệ thuật như Kịch Ảnh, Nghệ Thuật, Khởi Hành, Thời Tập... Là tác giả của hơn hai mươi cuốn sách trước 1975. Ông đạt giải nhất Giải Văn học Nghệ thuật toàn quốc của VNCH năm 1974 với tác phẩm “Gió thấp”.


      Nhà văn Viên Linh mất ngày 28 tháng 3 năm 2024 tại Virginia, Hoa Kỳ, thọ 86 tuổi.


      Tôi là một trong những người hâm mộ nhà văn Viên Linh (mặc dù lúc đó tôi chỉ mới khoảng 15, 16 tuổi). Tôi rất thích thơ ông trong tập “Hoá thân”, đặc biệt là thơ lục bát, đọc truyện ngắn của ông trên các tạp chí thời ấy, một số truyện dài. Năm 1973, tôi mua cuốn “Những mái nhà thấp” của ông, đọc hết mà không có ấn tượng gì (hic). Đến năm sau (1974) thấy công bố ông được giải thưởng Văn học Nghệ thuật toàn quốc với tác phẩm “Gió thấp”. Thì ra, “Những mái nhà thấp” được tái bản với tên “Gió thấp”. Đọc lại thì mới thấy... hay (hic).


      Năm 1973, nhà văn Viên Linh đã ký hợp đồng độc quyền với nhà xuất bản Khai Hoá và đã in bộ tác phẩm gồm ba truyện dài: “Hạ đỏ có chàng tới hỏi”, “Lòng gương ý lược”“Tới nơi em ở”. Tôi chỉ mới đọc được “Hạ đỏ có chàng tới hỏi”, thấy rất hay. Hình như cuốn này đã được tái bản ở Việt Nam vào năm 2017.


      Trong các ca khúc do Phạm Duy, Việt Dzũng phổ nhạc bài thơ này đều là “Hạ đỏ có chàng tới hỏi”.


      Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng có cuốn truyện dài “Hạ đỏ” xuất bản năm 1991.


      HÈ ĐỎ CÓ CHÀNG TỚI HỎI đã thành HẠ ĐỎ CÓ CHÀNG TỚI HỎI.


      Vẫn chưa có câu trả lời.


      NP Phan

      Nguồn: vanchuongviet.org

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tản mạn về “Hạ đỏ có chàng tới hỏi” NP Phan Tản mạn

    3. Bài viết về nhà thơ Huyền Kiêu (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Huyền Kiêu

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Tản mạn về “Hạ đỏ có chàng tới hỏi” (NP Phan)

      Khái Hưng và Nhất Linh trong thơ Huyền Kiêu (Quốc-Nam)

      - Huyền Kiêu (1916 - 1995)

           (phannguyenartist.blogspot.com/)

      - Huyền Kiêu (trieuxuan.vn)

      - Huyền Kiêu - Với Tình Sầu và Tương Biệt Dạ

           (Trần Hoàng Phước Hậu)

      - Huyền Kiêu với Tương Biệt Dạ (Bích Huyền)

       

      Tác phẩm của Huyền Kiêu

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      - Tình Sầu

      - Tương biệt dạ

      - Ý xuân

      - Thu vàng có chàng tới hỏi

         (Thơ Huyền Kiêu – Nhạc Việt Dzũng – Ca sĩ Anh Dũng)

       

         Bài trên mạng:

      - thivien.net

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Trang Thơ (Phù Sa Lộc)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)